Để đạt điểm cao chứng chỉ GMAT
Muốn học thạc sĩ các ngành như quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán tại Mỹ, Anh, Singapore…, yêu cầu đầu tiên mà các ứng viên cần phải có là chứng chỉ GMAT.
Theo thông tin từ Học viện EQuest, hiện nay có khoảng 1.800 chương trình quản lý và kinh doanh sau ĐH dùng GMAT (Graduate Management Admission Test) để tuyển sinh.
Kết cấu bài thi
GMAT không phải là 1 bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh thông thường như TOEFL hay IELTS mà đó là một kỳ kiểm tra khả năng ngôn ngữ, toán học và viết luận phân tích. Trung bình đạt khoảng 500/800 điểm GMAT trở lên là bạn đã có thể vào học một trường ĐH tốt ở nước ngoài. Những trường có tiếng yêu cầu điểm GMAT cao hơn, có thể từ 730/800 điểm trở lên.
GMAT là một trong những giấy thông hành cho các chương trình cao học ngành quản lý và kinh doanh ở các trường ĐH nước ngoài – Ảnh: atalanta.edu.vn
Bài thi GMAT thích ứng trên máy vi tính có thời gian 210 phút. Viết luận là phần thi đầu tiên, thí sinh được yêu cầu viết 2 bài luận với 2 dạng khác nhau bao gồm phân tích vấn đề (Analysis of an issue) và phân tích phê bình (Analysis of an argument). Thời gian quy định cho mỗi bài luận là 30 phút. Phần thi toán định lượng có 2 dạng là tính toán con số (Data sufficiency) và giải quyết vấn đề (Problem solving). Phần này bao gồm 37 câu hỏi và thời gian quy định là 75 phút. Phần thi hóc búa nhất của GMAT là ngôn ngữ, bao gồm 3 dạng: đọc hiểu (Reading comprehension), suy luận (Critical reasoning) và sửa lỗi câu (Sentence correction). Phần thi này bao gồm 41 câu hỏi trong vòng 75 phút.
Không nên dựa vào may mắn
Video đang HOT
Để đạt điểm cao trong kỳ thi GMAT cũng cần phải có mẹo, các học viên phải nắm rõ cấu trúc, chỉ dẫn và hiểu được ý của người ra đề thi. GMAT là bài kiểm tra có áp lực về thời gian, thí sinh có thời gian chưa tới 2 phút cho mỗi câu hỏi, vì thế phải sử dụng chiến lược giải quyết các câu hỏi. Thí sinh không cần làm theo khuôn khổ mà nên thực hiện linh hoạt để tiết kiệm thời gian. Đặc biệt, đối với GMAT, xác suất chọn lựa câu trả lời đúng một cách may mắn cực kỳ thấp vì ngoài việc có đến 5 lựa chọn câu trả lời cho mỗi câu hỏi thì việc bạn may mắn 78 lần trong tổng cộng 78 câu hỏi là điều không thể xảy ra.
Nhiều người đã thi GMAT đều nhận định GMAT không dễ chút nào nhưng rất hay bởi nó thật sự là một kỳ thi của ngành kinh doanh. GMAT kiểm tra được một phần nào đó những kỹ năng cần thiết của một nhà kinh doanh tương lai. Ví dụ ở phần thi suy luận, đề bài có thể là một lập luận và công việc của bạn là tìm ra một lý do chính xác nhất (trong những lý do gài bẫy tưởng chừng rất hợp lý) chỉ ra vì sao lập luận đó sai. Điều này cực kỳ lợi hại trong kinh doanh khi bạn nhận ra những điểm yếu của đối phương trong các cuộc thương lượng, đàm phán. Vì vậy, để đạt kết quả tốt nhất, thí sinh phải ôn luyện ít nhất 6 tháng trước ngày thi.
Chia sẻ kinh nghiệm
Theo Hồng Mây đang theo học tại Trường ĐH Missouri (Mỹ): “Hãy dành khoảng 2 ngày để làm quen và tìm kiếm tài liệu ở website www.mba.com xem GMAT có cấu trúc tổng thể như thế nào. Sau đó, tùy vào khả năng của mình, chia thời gian để ôn từng nội dung lý thuyết và bài tập sao cho thật hợp lý”. Bạn Trâm Lê cũng chia sẻ trên diễn đàn rằng: “Quản lý thời gian là điều cần thiết trong quá trình ôn thi GMAT, lập bảng theo dõi thời gian cho từng phần. Đặc biệt ưu thế của người châu Á là nắm vững kiến thức về toán, vì vậy hãy cải thiện khả năng toán để đạt điểm cao nhất của phần này. Ngoài ra, đây không là bài thi tiếng Anh học thuật mà còn có nhiều kiến thức thực tế, nên hãy tổ chức ôn thi theo nhóm để trao đổi kinh nghiệm, suy luận cùng nhau”.
Về tài liệu tham khảo, Hạnh Nguyên có địa chỉ email hanhnguyen.vu@us-guide.org thông tin cho những ứng viên chuẩn bị dự thi GMAT nên tìm những cuốn sách như: Manhattan GMAT Sentence Correction Guide, Princeton Review’s Cracking the GMAT, Kaplan GMAT Premier Program, Kaplan GMAT 800… Ngoài ra, theo Hạnh Nguyên, các ứng viên có thể tìm mua sách ở trang www.amazon.com.
Là một chứng chỉ được công nhận trình độ qua từng mức điểm nên kết quả của GMAT không có khái niệm đỗ và trượt. Mỗi trường thường quy định một mức điểm GMAT tối thiểu riêng nên điểm GMAT càng cao thì cơ hội trúng tuyển, được nhận học bổng càng lớn.
Thi ở đâu? GMAT là chứng chỉ của Tổ chức khảo thí quốc tế Pearson VUE có giá trị trong 5 năm. Tại Việt Nam, Pearson VUE đã chọn Trung tâm đào tạo công nghệ mạng Trí Việt – VnPro làm Trung tâm Khảo thí tuyển chọn. Theo nhân viên tư vấn của VnPro, thí sinh chỉ được thi GMAT 1 lần trong vòng 31 ngày và 5 lần trong 1 năm. Ứng viên có thể lên trang www.mba.com -> REGISTER để đăng ký lịch thi và địa điểm thi. Chia sẻ kinh nghiệm học Người học quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm học và thi GMAT xem tại địa chỉ http://usguide.org.vn/forum/showthread.php?t=1608; http://www.urch.com/forums/gmat/; http://gmatclub.com/forum/…
Theo TNO
Xử lý các trung tâm liên kết đào tạo trái phép: Đúng nhưng chưa đủ
Dư luận ủng hộ việc Bộ GD-ĐT xử lý nghiêm các đơn vị liên kết đào tạo với nước ngoài không phép. Tuy nhiên, qua sự việc này lại thấy còn nhiều vấn đề bất cập trong quản lý.
Người học chịu thiệt
Học phí các chương trình liên kết ERC Việt Nam: 24.000 USD/khóa. Trung tâm Raffles: 20.000 USD/khóa Chương trình Martin College tại ILA: 7.500 USD/55 tuần
Theo kết luận thanh tra của Bộ GD-ĐT, hầu hết các chương trình liên kết đào tạo không phép với nước ngoài của các trung tâm như ERC Việt Nam, Raffles, ILA, Viện Kế toán quản trị doanh nghiệp (IABM) đều diễn ra từ nhiều năm nay, gần đây nhất cũng bắt đầu từ năm 2008. Thế nhưng, tại sao đến những tháng cuối năm 2011 Bộ GD-ĐT mới tiến hành kiểm tra? Trong khi đó, nhiều chương trình đã có sinh viên tốt nghiệp. Hằng năm, những trung tâm này vẫn quảng cáo rầm rộ với quy mô lớn trên rất nhiều kênh thông tin, chẳng lẽ trong thời gian này những người có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT không hề hay biết? Đó là chưa kể một số trung tâm, chẳng hạn như Raffles, luôn tự hào với danh sách ban cố vấn là những người đã từng làm công tác quản lý cấp cao của Bộ và Sở GD-ĐT TP.HCM. Với lực lượng cố vấn có thừa kinh nghiệm này, chẳng lẽ những trung tâm như Raffles lại dễ dàng qua mặt được Bộ trong nhiều năm? Vấn đề cho thấy Bộ đã buông lỏng quản lý ngay từ trước nên sự vụ mới dẫn đến tình hình phức tạp, học viên phải lao đao.
Thực tế là có gần 1.700 học viên từ CĐ, ĐH đến sau ĐH đã và đang theo học các chương trình liên kết với nước ngoài ở những trung tâm vừa nêu. Đây cũng là một bằng chứng cho thấy những chương trình này đã được nhiều người biết đến. Ấy vậy mà tại sao Bộ GD-ĐT không tiến hành xử phạt ngay từ những ngày đầu các trung tâm này thực hiện liên kết sai quy định?
Mặc dù trong quyết định xử phạt các trung tâm này, lãnh đạo Bộ GD-ĐT yêu cầu trả lại kinh phí cho người học, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người học, giải quyết hậu quả (nếu có). Thế nhưng, với học viên và gia đình đơn giản không chỉ là vấn đề trả lại kinh phí. Họ đã dành thời gian, công sức để đeo đuổi chương trình học do các trung tâm có giấy phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam quảng cáo công khai thì đến giờ, nói cho công bằng, họ không đáng nhận một kết quả như vậy. Thêm nữa, họ cũng không có tội khi không biết rằng những chương trình họ đang theo học là chưa được cấp phép. Vì thế, việc không công nhận trên lãnh thổ Việt Nam bằng cấp của những người đã tốt nghiệp cũng như việc các trung tâm đang tìm phương án đưa học viên những chương trình này ra nước ngoài học tập không làm cho học viên thoải mái, yên tâm.
Phụ huynh làm việc với đại diện của Trung tâm Raffles đòi hỏi quyền lợi cho học viên trong ngày 9.1 - Ảnh: Đ.Nguyên
Nên giải quyết từ gốc
Trên thực tế, không chỉ có 4 trung tâm vừa nêu vi phạm quy định. Trong thời gian qua, báo chí đã phản ảnh hàng loạt trường hợp liên kết đào tạo với nước ngoài không phép, trong đó có cả các trường ĐH lớn. Vì thế, dư luận mong nhân thời điểm này Bộ GD-ĐT cần làm một cuộc "truy quét" tận gốc các đơn vị khác có sai phạm tương tự, thông tin công khai để người dân được biết đâu là những chương trình hợp pháp.
Thêm nữa, vấn đề còn lại là những quy định của nhà nước cũng cần điều chỉnh để theo kịp với nhu cầu của thực tế. Hiện nay, ở các thành phố như Hà Nội và TP.HCM, theo học các chương trình nước ngoài, nhận bằng cấp quốc tế ngay tại Việt Nam là một nhu cầu rất lớn. Thế nhưng nhu cầu này chưa được đáp ứng tốt.
Theo ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, có nhiều đơn vị trực thuộc tập đoàn giáo dục nước ngoài đã có giấy phép hoạt động như một trung tâm đào tạo các khóa học dưới 12 tháng, muốn trở thành trường trung cấp hoặc CĐ nghề. Tuy nhiên, quy định hiện hành lại chưa cho phép các trung tâm thực hiện điều này. Vì vậy, những đơn vị này đã lách bằng cách chia một chương trình chính quy dài hạn thành các chương trình ngắn hơn, tạm chấp nhận mang danh nghĩa trình độ sơ cấp nghề và cấp chứng chỉ (cho phù hợp với giấy phép hoạt động mà trung tâm được cấp). Sau đó, tích hợp các chứng chỉ theo hệ thống để công nhận hoàn thành chương trình chính quy, cấp bằng tương ứng. Như thế, theo quy định hiện hành, các trung tâm này đã vi phạm vì giấy phép là đào tạo ngắn hạn nhưng lại liên kết để cấp bằng CĐ, ĐH.
Nhiều tập đoàn giáo dục nước ngoài cũng mong muốn được hợp thức hóa điều này. Ngày 6.1, trả lời Báo Thanh Niên, ông Hwong Kee Hong, Tổng giám đốc Trung tâm Raffles, cho biết nơi này rất mong muốn được cấp phép thành lập trường CĐ để hoạt động lâu dài tại Việt Nam. "Nên giải quyết vấn đề từ gốc. Các đơn vị này sai, phải xử lý, chấn chỉnh. Nhưng họ có nhu cầu hoạt động lâu dài tại Việt Nam, trong khi học viên cũng có nhu cầu lớn để học tập. Vậy sao không tạo điều kiện cho họ hoạt động đúng theo luật pháp? Tôi cũng có văn bản gửi Tổng cục Dạy nghề đề nghị tìm một hướng ra tạm thời cho những nơi này hoạt động nhưng vẫn chưa có câu trả lời", ông Hiệp cho biết.
Nếu không có sự cởi mở trong cơ chế, học sinh Việt Nam sẽ có nguy cơ mất cơ hội du học tại chỗ vì các tập đoàn giáo dục quốc tế e dè khi đến Việt Nam.
Ý kiến: "Sao Bộ GD-ĐT không thông báo sớm để đến nay bao nhiêu người mắc lừa, thật oan uổng cho mồ hôi, công sức. Khi đến những đơn vị đó đăng ký, là người dân làm sao chúng tôi biết là họ có phép đến mức độ nào và làm sao mà họ dám nói là không được phép đào tạo để lừa chúng tôi, con em chúng tôi". Ông Thanh Xuân
(Phụ huynh của học viên Trung tâm Raffles) "Ngoài danh mục các chương trình liên kết đào tạo của các trường ĐH Việt Nam với nước ngoài, Bộ GD-ĐT cũng nên có thêm danh mục các tập đoàn giáo dục nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam để phụ huynh tham khảo khi đăng ký cho con mình học tập. Khi tìm hiểu về nơi cho con mình học, tôi cũng không biết tìm ở đâu để biết việc cấp phép đào tạo của Raffles như thế nào. Chúng tôi chỉ nghĩ nơi này được hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có cơ sở lớn, dễ nhận biết là đã được hoạt động rồi". Một phụ huynh gửi thư đến Báo Thanh Niên
Theo TNO
Đắng lòng nhìn học sinh ăn bữa cơm chưa đến 3 ngàn đồng Ở cái thời giá cả tăng cao, 3.000 đồng chưa đủ mua một bó rau, vậy mà lâu nay hơn 60 học sinh nội trú Trường THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, Gia Lai) đã và đang sống chỉ với chưa đầy 3.000 đồng/bữa ăn. Lơ Pang là một xã nghèo vùng 3 của huyện Mang Yang với hầu hết...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Quán cà phê tặng nước miễn phí cho người trả lại drone
Netizen
13:00:51 02/05/2025
Bắt giữ ba đối tượng vận chuyển 50 bánh hồng phiến
Pháp luật
13:00:50 02/05/2025
"Hoa hậu đóng phim nóng" thông báo ly thân chồng doanh nhân, sống cô độc trong biệt thự bạc tỷ
Sao châu á
12:56:26 02/05/2025
Madonna, Diana Ross, Stevie Wonder sẽ tham dự Met Gala
Sao âu mỹ
12:40:49 02/05/2025
Vụ giáo viên bị tát, đẩy ra đứng giữa trời mưa: Bài học đau xót!
Tin nổi bật
12:35:18 02/05/2025
Nga cảm ơn Mỹ vì hỗ trợ quân sự trong Thế chiến II
Thế giới
12:30:33 02/05/2025
Du khách Tây Nguyên đổ về Phú Yên 'giải nhiệt' dịp lễ 30/4 và 1/5
Du lịch
11:21:44 02/05/2025
Xiaomi chính thức 'bỏ rơi' 7 mẫu điện thoại phổ biến
Đồ 2-tek
11:18:47 02/05/2025
Chỉ thay đổi một thói quen nhỏ khi đi chợ, tôi tiết kiệm gần 500.000 đồng mỗi tháng mà bữa ăn vẫn đủ món ngon
Sáng tạo
11:09:52 02/05/2025
Hình ảnh lạ xuất hiện giữa đại dương khiến các nhà khoa học đau đầu: Bí mật là gì?
Lạ vui
11:06:52 02/05/2025