Để doanh nghiệp Nhà nước chủ động hơn
Ngày 5/4, tại Hà Nội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm “Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo”.
Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) Nguyễn Hùng Dũng là một trong 5 khách mời tham dự tọa đàm.
Cùng tham dự tọa đàm có ông Hồ Sỹ Hùng – Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; ông Đặng Hoàng An – Thứ trưởng Bộ Công Thương; ông Phan Đức Hiếu – Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; ông Nguyễn Hữu Tú – Thành viên HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam.
Các đại biểu tham gia tọa đàm “Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo”.
Kế thừa kết quả của nhiệm kỳ trước, đặc biệt từ năm 2021, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số dự án trì trệ đã có bước chuyển biến tích cực, có dự án đã hoạt động và kinh doanh có lợi nhuận. Tiêu biểu là Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sau 11 năm “đóng băng” đã tổ chức đốt lửa lần đầu Tổ máy số 1 vào ngày 23/3 vừa qua, hướng tới mục tiêu hòa lưới điện quốc gia vào ngày 30/4 và đốt than lần đầu Tổ máy số 1 vào ngày 16/6 tới đây.
Tuy nhiên, chặng đường phía trước còn rất nhiều thách thức trong xử lý các dự án yếu kém gắn với điều kiện phát triển thị trường, hướng dẫn doanh nghiệp về pháp lý trong việc xử lý tranh chấp hợp đồng EPC, hay giải quyết khó khăn về tài chính.
Phát biểu tại tọa đàm, Thành viên HĐTV Petrovietnam Nguyễn Hùng Dũng đã chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn về cơ chế chính sách cũng như đề xuất thêm một số hướng giải quyết trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Hùng Dũng nhấn mạnh, đối với doanh nghiệp cần sự chủ động hơn. Bởi thực chất, doanh nghiệp Nhà nước luôn thực hiện đúng quy định về chế độ, chính sách, hệ thống luật pháp. Chính vì thế, quá trình xử lý kéo dài, thủ tục nhiều, cần phải có thời gian.
Thành viên HĐTV Petrovietnam Nguyễn Hùng Dũng chia sẻ kinh nghiệm xử lý các dự án khó khăn.
Đối với Petrovietnam, mỗi dự án có một đặc thù và khó khăn riêng. Đơn cử như Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, dự án có nhiều khó khăn, vướng mắc do có sai phạm trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng.
Video đang HOT
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo tại dự án, công tác triển khai đã được đẩy nhanh, chuyển biến tích cực. Các cấp lãnh đạo nắm chi tiết từng mốc tiến độ, thời gian, hỗ trợ, bảo vệ cho những người trực tiếp tham gia làm việc tại công trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia ký kết và triển khai hợp đồng. Nếu không có sự quan tâm từ các cấp, từ Chính phủ đến các bộ, ngành và HĐTV Tập đoàn, chắc chắn dự án khó triển khai được.
Có thể thấy, từ một dự án “đắp chiếu”, đến giờ chúng ta đã nhìn thấy sự hồi sinh và cả tương lai. Từ chỗ mọi người còn băn khoăn không hiểu dự án có thể chạy được không và tại thời điểm đó, không nghĩ có thể thành công, nhưng sau khi kiểm tra rà soát đốt lửa lần đầu, dự án đã thành công. Đây là nỗ lực rất lớn không chỉ của Petrovietnam, của cán bộ nhân viên trực tiếp làm việc tại công trường mà có sự quan tâm, hậu thuẫn, hỗ trợ, tạo niềm tin cho Petrovietnam có thể thực hiện thành công dự án này.
Ông Nguyễn Hùng Dũng trao đổi cùng các khách mời về việc giao quyền chủ động cho doanh nghiệp.
Sau khi các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đưa ra các phân tích, nhận định về tình hình xử lý khó khăn cho các dự án, ông Nguyễn Hùng Dũng nhấn mạnh, đối với các dự án khó khăn còn lại, vai trò chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của các bộ, ngành là rất quan trọng.
Ông Nguyễn Hùng Dũng chia sẻ: “Với 5 dự án yếu kém, tôi muốn làm rõ hơn, thực chất 5 dự án này không hoàn toàn của Petrovietnam. Ví dụ Dự án Nhiên liệu sinh học Bình Phước, Tập đoàn chỉ chiếm 29%, phía nước ngoài nắm cổ phần chi phối. Thứ hai là Dự án Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Tập đoàn nắm 35%, 65% là các doanh nghiệp bên ngoài. Nên việc tham gia chỉ đạo, điều hành hoặc có can thiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp này cực kỳ khó, nói cách khác là bất khả thi. Thứ ba là Dự án Nhiên liệu sinh học miền Trung, các công ty con của Tập đoàn chi phối. Khi triển khai dự án này, giá dầu là 120-130 USD/thùng. Nhưng khi hoàn thành, do khủng hoảng năng lượng, giá dầu xuống thấp và dự án không hiệu quả. Tuy nhiên, Petrovietnam cũng rất nỗ lực có những chỉ đạo điều hành, báo cáo các cấp có thẩm quyền, trước đây là Bộ Công Thương và sau này là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có sự quan tâm, hỗ trợ Petrovietnam xử lý các vấn đề tồn tại”.
Về cơ bản, Nhà máy Nhiên liệu sinh học miền Trung trước đây đã vận hành thương mại 1,5 năm. Tại thời điểm vận hành thương mại đầu tiên chỉ lỗ lũy kế theo kế hoạch nhưng giai đoạn sau khi giá dầu xuống thấp, dự án bắt đầu lâm vào khó khăn. Khi đầu tư xây dựng lãi suất rất cao, chi phí tài chính ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này.
Tới thời điểm hiện nay, về cơ bản các hạng mục công việc, các vấn đề liên quan đến hợp đồng đã được xử lý và được Petrovietnam báo cáo Ủy ban QLVNN và Chính phủ đưa dự án ra khỏi danh mục các dự án khó khăn, yếu kém để Petrovietnam chủ động đưa ra những quyết sách, cơ chế xử lý dứt điểm tồn tại của dự án này.
Các đại biểu tại tọa đàm thống nhất quan điểm về việc cần có những cơ chế đặc biệt trong xử lý dự án khó khăn.
Thứ tư là Dự án Xơ sợi Đình Vũ. Dự án này trước đây Petrovietnam tham gia đầu tư với mong muốn góp phần bảo đảm nguồn sợi cho các doanh nghiệp may mặc trong nước. Qua thời gian đầu tư gặp một số khó khăn do thị trường, chúng ta hoàn toàn không chủ động được nguyên liệu nên dự án gặp khó khăn. Dự án này được sự quan tâm rất lớn của Bộ Công Thương và sau này là Ủy ban QLVN, Petrovietnam đã rất nỗ lực xử lý các vấn đề tồn đọng liên quan. Tới thời điểm này, cơ bản hợp đồng giữa nhà thầu chính và chủ đầu tư đã được xử lý. Petrovietnam cũng đã tìm kiếm các đối tác để cùng xử lý các vấn đề tài chính bảo đảm nguyên liệu đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Đến thời điểm hiện nay, nhà máy hoạt động cơ bản ổn định, các phân xưởng đưa vào vận hành toàn bộ dây chuyền. Doanh nghiệp bắt đầu có lãi, hoạt động sản xuất bù đắp được biến phí.
Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban QLVNN và Bộ Công Thương cần khoảng thời gian nhất định. Quan điểm của Petrovietnam là chủ động xử lý các vấn đề liên quan đến nhà máy, làm sao sau khi có lãi bắt đầu cổ phần hóa hoặc bán, chuyển nhượng cổ phần của Petrovietnam tại dự án này, bởi dự án không nằm trong cơ cấu các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của Petrovietnam.
Thứ năm là Dự án Đóng tàu Dung Quất. Khi tiếp nhận dự án từ Vinashin, dự án trong giai đoạn đầu tư dở dang. Với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, đặc biệt là của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Petrovietnam đã nỗ lực chỉ đạo làm việc và hỗ trợ đơn vị ký kết các hợp đồng, tổ chức triển khai hoàn thiện các hạng mục đầu tư dở dang.
Tới thời điểm hiện nay, nhà máy đã đóng một số tàu siêu trường, siêu trọng, thực hiện một số hoạt động sửa chữa, đóng mới các phương tiện cho các chủ tàu trong và ngoài nước. Với phần tài sản đã hoàn thành, đã đưa vào sử dụng, nếu chỉ tính riêng phần tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh, Nhà máy đóng tàu Dung Quất hoàn toàn tự chủ về tài chính và có lãi. Chúng tôi hy vọng sẽ có chuyển biến tích cực trong thời gian tới, khi chúng tôi tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, có cơ chế xử lý hạng mục công việc đang dở dang, dự án sẽ có những bước chuyển mình và có thể hoàn toàn tự chủ về tài chính.
Có thể thấy rằng, cùng nhìn lại cả quá trình xử lý, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và thảo luận các giải pháp, đề xuất các cơ chế mới trong việc xử lý dự án kém hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất về vốn và tài sản của Nhà nước và các chủ thể liên quan, xa hơn nữa là tạo ra “sức sống mới”, nguồn lực mới, động lực mới để hồi sinh các dự án, đóng góp tích cực cho thị trường và nền kinh tế là vấn đề cực kỳ quan trọng trong thời điểm này.
Việc xây dựng cơ chế cho các dự án khó khăn không phải là tạo ra các tiền lệ, ưu tiên hay ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước mà đó là việc bổ sung, kiện toàn cơ chế chính sách, tạo động lực cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục các dự án, nhà máy trong thời gian sớm nhất, hiệu quả nhất.
Xử lý các dự án yếu kém: Đã có những kết quả tích cực
Chia sẻ tại Tọa đàm "Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo", ngày 5/4, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng trong quá trình xử lý các dự án yếu kém, đã có những kết quả tích cực.
Chính phủ và các bộ ngành đã xử lý tích cực và đã có kết quả
Các ý kiến tại Tọa đàm "Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp tổ chức đều cho rằng kế thừa kết quả của nhiệm kỳ trước, đặc biệt từ năm 2021, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số dự án trì trệ đã có bước chuyển biến tích cực, có dự án đã hoạt động và kinh doanh có lợi nhuận.
Tiêu biểu là nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sau 11 năm "đóng băng" đã vận hành tổ máy số 1 ngày 23/3 vừa qua, hướng tới mục tiêu hòa lưới điện vào ngày 30/4 và đốt than lần đầu tổ máy 1 vào ngày 16/6 tới đây.
Cùng với đó, sau hơn 3 năm triển khai Quyết định số 1468/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ kém hiệu quả thuộc ngành công thương (Đề án 1468), ngày 4/11/2021, Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của các dự án trên thống nhất đưa 5 dự án ra khỏi danh sách 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả.
Đây là kết quả khởi sắc có được từ nhiều nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan trong việc tháo gỡ khó khăn về cơ chế và tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Đánh giá về kết quả này, ông Phan Đức Hiếu- Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh: Bước sang năm 2022, mặc dù khối lượng việc đầu nhiệm kỳ mới là nhiều, Chính phủ và các bộ ngành đã nỗ lực rất cao trong xử lý các dự án yếu kém trên.
"Chính phủ và các bộ ngành đã nỗ lực rất cao. Và rõ ràng là với nỗ lực làm việc như vậy, phải có kết quả. Có những dự án gọi là hồi sinh, tạo ra sản phẩm về mặt kinh tế. Cá nhân tôi đánh giá cao 2 điểm, đó là xử lý tích cực và xử lý có kết quả", ông Hiếu nói.
Ông Phan Đức Hiếu- Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ tại Tọa đàm.
Với tư cách là đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, ông Hiếu bày tỏ tin tưởng cử tri Thái Bình rất hoan nghênh việc đưa vào vận hành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Sự hồi sinh của nhà máy này cho thấy logic giữa sự chỉ đạo rất quyết liệt cộng với việc hồi sinh các dự án khác.
Kinh nghiệm đặt ra từ dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là không có phương án chung tuyệt đối tốt, chỉ có phương án tối ưu. Có những dự án giải quyết được càng sớm thì thiệt hại của Nhà nước càng giảm. Ngược lại, có những dự án cần đưa vào vận hành, ví dụ nhà máy nhiệt điện và bài toán ở đây chúng ta phải tính về yêu cầu năng lượng hiện nay trong bối cảnh quốc gia, thì dự án lại là cần sớm đưa vào hoạt động.
Phải nói ngược để tính phương án phá sản, thu hồi tài sản
Tuy nhiên, cũng theo ông Hiếu, trong quá trình xử lý các dự án yếu kém, đã có những dự án hồi sinh nhưng có dự án nếu chậm xử lý sẽ dẫn đến mất vốn của Nhà nước.
"Đôi khi phải nói ngược, cũng có những dự án có thể không có thị trường, không có khả năng, chúng ta phải tính đến những phương án như phá sản, thu hồi tài sản... Với tư duy của một nhà đầu tư tôi thấy cách tiếp cận này rất hợp lý. Nghe các trao đổi thì tôi thấy chúng ta đã thống nhất một vài phương án đang đi đúng hướng. Chúng ta đều nói về từng dự án, như vậy chúng ta đang cá thể hoá từng dự án, đánh giá kỹ từng dự án. Từ đó chúng ta phải có phương án tối ưu cho từng dự án. Theo tôi đây cũng là điểm rất tốt", ông Hiếu nói.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đốt lửa lần đầu tổ máy số 1.
Qua việc nghe các trao đổi của doanh nghiệp hôm nay, ông Hiếu cho rằng cách cách tiếp cận tối ưu hoá lợi ích theo cả chiều xuôi và chiều ngược, tính đến từng lợi ích cụ thể, giao trách nhiệm cho từng bên có liên quan chủ động khi xử lý các dự án yếu kém theo nguyên tắc "thị trường", là phù hợp.
Chúng ta không thể phá vỡ được các nguyên tắc chung của pháp luật, như của quản trị doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp hay Luật Đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi xử lý các dự án thì tính toán các lợi ích, cơ cấu lại chính bản thân dự án, tiết giảm các chi phí để nâng cao hiệu quả.
Thậm chí tính đến cả phương án cơ cấu lại sản phẩm phù hợp, phục hồi đúng sản phẩm ban đầu nếu không có thị trường. Tính đến cả dài hạn. Ngay cả sau khi khôi phục ở một giai đoạn nhất định thì chúng ta có thể tạo điều kiện thoái vốn hoàn toàn ra khỏi các dự án.
Ông Hiếu khuyến nghị cần có sự quyết liệt đến từng dự án, phải chọn phương án xử lý cho các tranh chấp hợp đồng (EPC) nhanh chóng nếu không có lựa chọn khác.
"Chúng ta buộc phải đưa ra để dứt điểm. Cùng với đó, về tư duy, phải hiểu lợi ích tốt nhất có tính thời điểm. Không thể nói 3 năm sau thì thế nào. Phải thống nhất về nguyên tắc, phân định quyền, trách nhiệm của các bên liên quan. Giai đoạn trước 1 người làm, giai đoạn này lại người khác phải chịu trách nhiệm cả quá trình. Việc này phải bảo đảm về mặt pháp luật", ông Hiếu nhấn mạnh.
'Đòn bẩy mới' cổ phần hóa Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phê duyệt cùng với nhiều cơ chế chính sách được Chính phủ cũng như Bộ Tài chính ban hành được kỳ vọng tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn sẽ được đẩy nhanh. Cổ phần hóa, thoái vốn các...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Nữ sinh Quảng Bình mất tích được tìm thấy ở Hà Nội

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Nhóm học sinh tắm suối ở Quảng Ninh bị lũ cuốn, tìm thấy 2 thi thể

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng

Tài xế taxi bị đánh giữa giao lộ ở TPHCM

Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'

Cha cõng con trai bị tai nạn tổn thương cơ thể 90% đến tòa tìm công lý

Đang nhậu nổi hứng ra ruộng bắt rắn, bị điện giật chết

Cuộc gọi tiếp thị bán hàng: Cục A05 sẽ thu hồi giấy phép nếu vi phạm
Có thể bạn quan tâm

5 thói quen âm thầm gây lão hóa da, thâm quầng mắt
Làm đẹp
19:58:22 22/05/2025
Người ăn mày bại não 16 tuổi học lớp 1, đến 25 tuổi vào trường y
Netizen
19:48:12 22/05/2025
Mạnh Tử Nghĩa bị phản đối khi tham gia 'Keep Running'
Sao châu á
19:46:55 22/05/2025
Bất ngờ với Thái Vũ: Từ chuyên Địa lý đến vai chính đầy cảm xúc trong 'Cha tôi, người ở lại'
Hậu trường phim
19:43:40 22/05/2025
'The Haunted Palace' chứng tỏ sức hút, lập thêm kỷ lục mới
Phim châu á
19:37:15 22/05/2025
Trung Quốc quan ngại dự án lá chắn tên lửa Vòm Vàng của Mỹ
Thế giới
19:35:26 22/05/2025
Bắt tạm giam "đại ca xã đảo" về hành vi cưỡng đoạt tài sản
Pháp luật
19:28:48 22/05/2025
Clip cận thái độ lạ của Thuỳ Tiên trong lần cuối cùng công khai lộ diện bên Quang Linh Vlogs trước khi bị bắt
Sao việt
18:59:56 22/05/2025
HLV Kim Sang-sik 'quay xe', triệu tập Công Phượng lên tuyển Việt Nam
Sao thể thao
17:43:10 22/05/2025
Kiểu váy 2 dây được bạn gái Hiệp Gà tích cực lăng xê
Phong cách sao
17:04:28 22/05/2025