Để không ‘đánh vật’ với con khi dạy Tiếng Việt lớp 1
Là người mẹ có con học lớp 1, tôi cho rằng kiến thức nặng hay nhẹ quan trọng ở tâm thế đón nhận của phụ huynh và cách trẻ được tiếp cận.
Tôi không ủng hộ việc học thêm trước khi vào lớp 1, dưới bất kỳ hình thức nào. Thế nên, ngoài thời gian học ở mầm non, tôi không cho con đi học thêm đọc, học viết. Thay vào đó, tôi dành thời gian cho con trải nghiệm thiên nhiên, hoặc tìm hiểu các môn năng khiếu.
Thật may mắn, vì duy trì thói quen đọc sách từ bé nên trước khi vào lớp 1, con đã biết đọc. Khi nghe con đọc, chính tôi cũng ngạc nhiên con có thể đọc sớm. Nhờ đó, vào năm học lớp 1, việc đọc của con thuận lợi và dễ dàng hơn các bạn. Tuy nhiên, chữ viết của con lại chưa tốt.
Kiến thức nặng hay nhẹ quan trọng là cách tiếp cận của trẻ. Ảnh: N.S.
Sau một tháng, con vẫn bị cô nhận xét là viết nhanh, ẩu, chưa đúng ly, chưa tròn vành rõ chữ. Khi viết sai, con cũng chưa biết cách tẩy sao cho đúng để viết lại. Nhưng gia đình tôi không đặt nặng vấn đề đó.
Thay vì bắt con luyện viết theo vở bài tập, tôi và con cùng thảo luận và soạn thời khóa biểu những việc cần làm vào buổi tối. Tôi rất vui vì con tự viết lịch học bài, viết thư, nhật ký bên cạnh việc vẽ truyện tranh, đọc sách. Khi có lịch, con yêu cầu mẹ cũng phải tuân theo. Hai mẹ con cùng làm trong vui vẻ.
Mới đầu, con viết chưa tốt, một chữ trên trời, một chữ dưới đất, nhưng tôi vẫn để con tự làm. Tôi đưa ra những bài thơ được viết tay rất đẹp để con thêm hứng thú.
Dần dần, con tự giác luyện viết mà không cần mẹ thúc ép. Con tự vẽ truyện tranh, viết chữ minh họa. Mặc dù chữ chưa đẹp nhưng con không còn sợ việc học và chăm chỉ hơn. Điều này với tôi quan trọng hơn việc kết quả học tập của con ra sao.
Nhiều phụ huynh than phiền rằng chương trình lớp 1 năm nay nặng hơn cũ. Câu chuyện của hàng xóm nhà tôi là ví dụ.
Video đang HOT
Chị có cậu con đang học trường công lập. Chị nói tối nào, hai mẹ con cũng như “đánh vật” với vở luyện viết, luyện đọc. Cứ đến giờ, chị lại “hò” con vào bàn luyện viết. Có hôm, đến 23h vẫn chưa hết bài.
Mới đầu, đứa trẻ tập trung nhưng chỉ được khoảng 30 phút, con bắt đầu bồn chồn, bứt rứt. Con hết kêu đau bụng buồn vệ sinh, rồi đòi uống nước, hết xin gọt bút chì, lại bảo ăn bánh.
Thương con, người phụ huynh trao đổi với giáo viên mong trẻ ít bài tập về nhà. Nhưng giáo viên nói vì trên lớp các con không tập trung, mải chơi nên cần thiết có thêm bài.
Đi làm cả ngày về mệt mỏi, dù không hề muốn căng thẳng với con, nhưng chị cũng không biết làm thế nào. Tâm lý của phụ huynh lo sợ con đuối so với các bạn.
Tôi nghĩ, vấn đề không phải kiến thức thức nặng hay nhẹ, giao bài tập nhiều hay ít, mà quan trọng đứa trẻ được hướng dẫn ra sao.
Tạo hứng thú cho trẻ
Với Tiếng Việt, trẻ cần rèn thành thạo 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Tiếng Việt lợi thế hơn khi đứa trẻ được nghe nói hàng ngày. Vậy tại sao trẻ lại gặp nhiều mệt mỏi khi luyện viết, đọc?
Theo tôi, một là do phương pháp tiếp cận, hai là tâm thế của phụ huynh. Trẻ đang được tiếp cận Tiếng Việt với phương pháp cứng nhắc, khô khan.
Cô giáo lớp con tôi hàng ngày chỉ phát phiếu luyện đọc rồi yêu cầu học sinh đọc theo. Bạn nào trên lớp đọc chưa tốt thì cô nhắn bố mẹ nhắc con đọc thêm, chứ không bắt buộc.
Nên tạo hứng thú cho trẻ khi học. Ảnh: N.S.
Về nhà, tôi bảo con đọc theo phiếu đó, con nói không thích. Con lại say sưa đọc những cuốn truyện khác. Nhiều từ con còn đọc sai và tôi uốn nắn dần dần.
Thay vì “ép” trẻ luyện đọc những bài trong sách Tiếng Việt, giáo viên có thể đưa ra những trò chơi.
Ví dụ, giáo viên quay video trẻ đọc truyện, tổ chức cho trẻ viết thư, viết nhật ký theo cách của trẻ… Nếu khơi gợi được niềm yêu thích của trẻ, tôi tin việc đọc, viết không còn là gánh nặng cho cả trẻ lẫn gia đình.
Tại sao các bố mẹ ủng hộ việc thầy cô ra nhiều bài tập Tiếng Anh về nhà? Bố mẹ sẵn sàng hỗ trợ quay video trẻ thuyết trình, kể chuyện bằng Tiếng Anh, nhưng lại không hào hứng dạy Tiếng Việt?
Trong khi đó, kiến thức Tiếng Anh không hề nhẹ. Ngay từ những bài đầu, trẻ phải nhớ từ vựng, cấu trúc ngữ pháp. Tại sao các bố mẹ không kêu ca, phàn nàn?
Khi bố mẹ, thầy cô tìm cách giúp trẻ yêu Tiếng Việt như yêu Tiếng Anh thì việc bài tập nhiều hay ít không còn là vấn đề.
Chẳng bố mẹ nào không thích con đọc tốt, viết đẹp. Vì thế, cha mẹ hãy đồng hành với nhà trường giúp các con yêu Tiếng Việt thay vì chối bỏ.
Cho học sinh nghỉ hè trọn 3 tháng có phù hợp?
Năm học 2020 - 2021, nhiều khả năng học sinh phổ thông sẽ được nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng.
Bộ GD&ĐT đang xây dựng dự thảo khung năm học 2020 - 2021, dự kiến sẽ áp dụng từ kỳ nghỉ hè năm sau, thông tin học sinh sẽ được nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng. Thời gian kết thúc năm học là ngày 31/5. Thời gian bắt đầu năm học mới là từ 1/9.
Cũng theo Bộ GD&ĐT, năm học 2020 - 2021, Bộ tiếp tục rà soát để tinh giản nội dung dạy học, giảm tải chương trình, vì vậy, thời gian thực học cho cấp THCS, THPT sẽ được điều chỉnh còn 35 tuần (so với 37 tuần hiện nay) và bằng với thời gian học của bậc Tiểu học. Qua đó tăng thời gian tổ chức các hoạt động trải nghiệm và tăng thời gian nghỉ hè cho giáo viên và học sinh.
Thông tin học sinh từ năm học tới sẽ được nghỉ trọn hè 3 tháng được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Có khá nhiều phụ huynh đồng tình cho rằng học sinh cần có kỳ nghỉ hè theo đúng nghĩa, được tăng cường học các môn năng khiếu, kỹ năng sống, trải nghiệm thiên nhiên...
Năm học 2020 - 2021, dự kiến học sinh phổ thông được nghỉ hè 3 tháng.
Bởi từ trước đến nay, nhiều trường học đã triển khai học hè ngay từ đầu tháng 8, khiến kỳ nghỉ hè của học sinh tại nhiều nơi chỉ diễn ra trong 1 - 2 tháng. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận phụ huynh cũng lo lắng thời gian nghỉ hè kéo dài, con quên kiến thức, cha mẹ cũng vất vả trong trông nom con cái.
Những năm gần đây, học sinh của trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) học sinh đều được nghỉ trọn hè gần 3 tháng, chỉ trở lại trường học cách ngày khai giảng trong khoảng 1 tuần. Theo nhà trường, việc học sinh nghỉ hè dài về cơ bản không gây nhiều khó khăn, bất cập gì đối với nhà trường, học sinh mặc dù giáo viên vất vả hơn trong thời gian đầu năm học.
Bà Đỗ Thị Thủy - Phó Hiệu trưởng phụ trách khối tiểu học Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) cho biết: " Trường không tổ chức học hè cho học sinh từ nhiều năm nay, học sinh chỉ tựu trường vào khoảng ngày 25/8, tức khoảng 1 tuần trước khai giảng để chuẩn bị cho năm học mới. Học sinh tiểu học nghỉ hè trọn 3 tháng sẽ dễ bị quên kiến thức, cô trò vất vả thời gian đầu năm học. Tuy nhiên, học sinh cần được nghỉ hè tăng cường vui chơi, giải trí mới là quan trọng. Việc ôn lại kiến thức có vất vả chút, nhưng giáo viên vẫn thực hiện tốt công việc này".
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội, những năm gần đây học sinh thường bị cắt ngắn thời gian nghỉ do phải học ở thời gian hè. Thường thì đó là học thêm. Nhiều phụ huynh tranh thủ dịp hè bắt con học thêm các môn văn hóa, gây áp lực, quá tải đối với học sinh. Học hè ở một số nơi bị biến tướng thành học kỳ 3, học sinh căng mình học tập, ôn thi.
" Dịp hè, dù vất vả trong chăm sóc, quản lý con cái vào dịp hè, song phụ huynh nên cho con tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, tìm hiểu văn hóa, khám phá thiên nhiên. Không nên cho con đi học thêm, ép phải tham gia các hoạt động dạy kiến thức" - TS Nguyễn Tùng Lầm chia sẻ thêm.
Còn PGS.TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, không phải ngẫu nhiên mà có kỳ nghỉ hè, đây là dịp nắng nóng, cũng là dịp học sinh cần được nghỉ ngơi sau một năm học tập vất vả. Tuy nhiên, thực tế rất ít nơi cho học sinh nghỉ hè theo đúng nghĩa. Các em đều phải đi học hè, mà chất lượng của học hè chắc nhiều người cũng biết, không có nhiều hiệu quả.
Nên dạy thử nghiệm sách giáo khoa trước khi xuất bản Các sách giáo khoa được xuất bản chỉ khi đã được dạy học trong một vài nhà trường. Điều này hoàn toàn có thể làm được vì chúng ta có hệ thống trường thực hành sẵn sàng đón nhận các cải cách giáo dục. Thanh Hùng Việc học chữ để biết đọc, biết viết với các học sinh 6 tuổi, đã nói một...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Điều tra vụ "Giết người" do ghen tuông phóng hỏa khiến 3 người tử vong
Pháp luật
21:41:46 11/05/2025
Chị dâu thất nghiệp nhưng vẫn đi làm bộ lông mày 12 triệu, con đói khát chẳng có hộp sữa nào
Góc tâm tình
21:37:06 11/05/2025
MC Đại Nghĩa chuẩn bị thất đầu tiên cho mẹ, thần sắc gây chú ý
Sao việt
21:34:09 11/05/2025
Những khoảnh khắc ấn tượng trong đêm nhạc "Anh trai say hi" ở Hà Nội
Nhạc việt
21:28:29 11/05/2025
Căn hộ bốc mùi nhiều năm, hàng xóm sững sờ phát hiện gần 50 con chó bị nhốt
Tin nổi bật
21:26:21 11/05/2025
Đảng cầm quyền PPP khôi phục tư cách ứng cử viên tổng thống cho ông Kim Moon Soo
Thế giới
21:25:35 11/05/2025
Nhà Becks 'mỗi người mỗi ngả'
Sao thể thao
20:36:43 11/05/2025
Xôn xao clip cặp sao lệch 23 tuổi thân mật khác thường ở sự kiện, nhà trai là mỹ nam tai tiếng nhất showbiz
Sao châu á
20:16:27 11/05/2025
Bà mẹ ở Vĩnh Long tiết lộ chiêu "thao túng tâm lý" giúp con mê học: Con trai 10 tuổi đạt loạt thành tích đáng ngưỡng mộ
Netizen
20:14:51 11/05/2025
So sắc vóc em gái Đặng Văn Lâm và Nguyễn Văn Toàn
Phong cách sao
20:07:01 11/05/2025