Đề nghị đặc biệt của Thủ tướng Anh đối với Ukraine
Văn phòng Thủ tướng Anh ngày 17/6 cho biết, Thủ tướng Boris Johnson đã đề nghị triển khai một chiến dịch huấn luyện cho các quân nhân Ukraine.
“Chuyến thăm của tôi hôm nay là để gửi một thông điệp rõ ràng và đơn giản đến người dân Ukraine: Vương quốc Anh ủng hộ các bạn, và chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ cho đến khi Ukraine giành chiến thắng. Đó là lý do tại sao tôi đã đề nghị với Tổng thống Zelensky một chương trình huấn luyện quân sự mới và quan trọng, để giúp Ukraine thay đổi cục diện hiện nay”, Thủ tướng Anh Johnson nói.
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Reuters
Theo Văn phòng Thủ tướng Anh, ông Johnson đã đề nghị khởi động một chương trình huấn luyện quy mô lớn cho các lực lượng Ukraine, với khả năng đào tạo lên tới 10.000 binh sĩ trong vòng 120 ngày.
Chương trình huấn luyện kéo dài 3 tuần của Anh sẽ giúp đẩy nhanh việc triển khai và tăng cường sức kháng cự của quân đội Ukraine. Ngoài ra, các binh sĩ Ukraine sẽ được đào tạo về y tế, an ninh mạng và các chiến thuật chống chất nổ. Các đối tác quốc tế sẽ được mời tổ chức chương trình nếu đề nghị của Thủ tướng Johnson được Ukraine chấp nhận.
Thủ tướng Anh Boris Johnson có chuyến thăm bất ngờ đến Ukraine ngày 17/6 và gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Đây là chuyến thăm thứ 2 của ông Johnson tới Kiev kể từ khi xung đột Nga Ukraine bùng phát từ cuối tháng 2. Chuyến thăm diễn ra chỉ 1 ngày sau khi 3 nhà lãnh đạo hàng đầu EU gồm Tổng thống Pháp Macron, Thủ tướng Đức Scholz và Thủ tướng Italy Draghi tới Kiev.
Video đang HOT
Chưa qua cơn bĩ cực
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thành công trong việc giữ vai trò lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền sau khi vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ngày 6/6.
Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu tại một phiên họp Quốc hội ở London, ngày 25/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Với tỷ lệ ủng hộ 59%, ông Johnson sẽ tiếp tục giữ chức Thủ tướng Anh, đồng thời không phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong vòng 12 tháng tới theo quy định hiện tại của đảng Bảo thủ.
Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Johnson cho biết đây là kết quả thuyết phục, đồng thời nhấn mạnh chính phủ và đảng Bảo thủ sẽ tiếp tục tập trung vào các vấn đề mà người dân thực sự quan tâm.
Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak viết trên Twitter: "Thủ tướng đã giành được tín nhiệm và giờ là lúc tiến lên phía trước. Ngày mai, chúng ta trở lại làm việc để phát triển kinh tế và cung cấp các dịch vụ công tốt hơn". Ngoại trưởng Liz Truss và Bộ trưởng Nhà ở Michael Gove và nhiều bộ trưởng khác cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Thủ tướng Johnson, cho rằng đã đến lúc tập trung vào các vấn đề ưu tiên của người dân.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định với tỷ lệ ủng hộ 59%, vị trí thủ tướng của ông Johnson đối mặt với nhiều bấp bênh. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ 63% mà người tiền nhiệm của ông, bà Theresa May, giành được trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào tháng 12/2018. Bà May đã phải từ chức chưa đầy 6 tháng sau cuộc bỏ phiếu này. Các thủ tướng thuộc đảng Bảo thủ trước đó, bà Margaret Thatcher và ông John Major, cũng lần lượt ra đi chỉ một thời gian ngắn sau khi vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.
Uy tín của ông Johnson trong đảng cũng xuống thấp, đặc biệt sau khi công chức cấp cao Sue Gray cuối tháng trước công bố báo cáo chi tiết về các cuộc tiệc tùng tại Văn phòng thủ tướng vào năm ngoái, thời điểm Anh đang áp lệnh phong tỏa phòng dịch COVID-19, trong đó nhận định "đã có những thất bại về lãnh đạo" tại Văn phòng thủ tướng và Văn phòng nội các liên quan tới các cuộc tiệc tùng này. Trước đó, vào tháng 4, Thủ tướng Boris Johnson và phu nhân Carrie Johnson cùng Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak nằm trong số hơn 120 người bị cảnh sát phạt tiền do vi phạm quy định phòng dịch.
Ngay trước cuộc bỏ phiếu, chỉ có 169 nghị sĩ công khai tuyên bố ủng hộ ông Johnson, trong khi nhiều nhân vật cấp cao rút lại sự ủng hộ dành cho thủ tướng, trong đó có cựu Ngoại trưởng Jeremy Hunt, người từng tranh cử vị trí lãnh đạo đảng với ông Johnson, và thủ lĩnh đảng Bảo thủ ở Scotland, Douglas Ross.
Tỷ lệ tín nhiệm cá nhân của ông Johnson trong đảng cũng xuống mức - 42 điểm. Theo một khảo sát thực hiện trên website của đảng Bảo thủ, trong số các thành viên đảng, ông Johnson là người có tín nhiệm thấp nhất trong nội các với hầu hết trong số trên 1.000 người trả lời đều chống lại ông. Theo cuộc khảo sát, 55% sẽ ủng hộ để ông Johnson rời khỏi vị trí lãnh đạo đảng trong khi 41% phản đối. Một cuộc thăm dò riêng trong đảng Bảo thủ do YouGov tiến hành trước khi các nghị sĩ của đảng bỏ phiếu, cho thấy 42% muốn ông Johnson ra đi.
Với quy định hiện tại, ông Johnson vẫn an toàn khi không phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ít nhất trong 12 tháng tới. Tuy nhiên, các quy định có thể thay đổi và áp lực đang gia tăng khi hai cuộc bầu cử địa phương sẽ được tổ chức vào ngày 23/6 tại Tiverton và Honiton, Tây Nam nước Anh, và Wakefield ở Yorkshire, sau khi hai nghị sĩ đảng Bảo thủ phải từ chức do liên quan tới các bê bối tình dục. Các cuộc thăm dò đều cho thấy đảng Bảo thủ có khả năng mất cả hai khu vực bầu cử này.
Trong khi đó, Ủy ban đặc quyền của Hạ viện vẫn đang điều tra xem liệu có phải ông Johnson cố tình lừa dối Quốc hội khi nói rằng không có tiệc tùng ở phố Downing trong thời gian phong tỏa phòng dịch COVID-19. Nếu bị phát hiện lừa dối Hạ viện, ông Johnson sẽ đối mặt với những lời kêu gọi từ chức mới và có khả năng Ủy ban 1922 của đảng Bảo thủ có thể thay đổi quy định để cho phép một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm khác.
Chiến thắng của Thủ tướng Johnson trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cũng không đồng nghĩa rằng một danh sách dài các vấn đề của ông đã chấm dứt.
Đứng đầu danh sách này là sự chia rẽ trong đảng Bảo thủ. Với 148 phiếu phản đối, giờ đây Thủ tướng Johnson phải đối mặt với sự chống đối nội bộ có thể dẫn đến nhiều "cuộc nổi loạn" trong đảng. Tuy nhiên, vấn đề đau đầu hơn là quyền lực của ông Johnson hiện đang suy giảm nghiêm trọng, khiến ông có thể phải chật vật để thông qua các nội dung chương trình nghị sự của mình khi vấp phải sự phản đối từ nội các.
Trong khi đó, việc cải tổ nội các tiềm ẩn nhiều vấn đề rắc rối, bởi để có thể thăng chức cho những người đã ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu lần này, ông John sẽ phải lựa chọn sa thải những người đang làm việc trong chính phủ, hành động được đánh giá sẽ "gây thù chuốc oán".
Ngoài những vấn đề trong nội bộ đảng, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tiếp tục là thách thức lớn về chính sách mà ông Johnson sẽ phải đương đầu. Cách xử lý của chính phủ với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc đảng Bảo thủ cầm quyền chịu thất bại đáng kể trong cuộc bầu cử địa phương diễn ra ngày 5/5 vừa qua, khi mất ghế vào tay Công đảng đối lập tại nhiều khu vực truyền thống ở London.
Trong ngắn hạn, lạm phát được cho sẽ tiếp tục tăng và Bộ Tài chính Anh nhiều khả năng sẽ phải đưa ra hỗ trợ cần thiết trong mùa Đông, khi kịch bản xấu nhất có thể gồm việc cắt điện đối với hàng triệu ngôi nhà. Về dài hạn, chính phủ của ông Johnson tiếp tục đối mặt với khó khăn do năng suất kém và tăng trưởng kinh tế đình trệ.
Thêm vào đó là thách thức phục hồi sau dịch COVID-19 và giải quyết những vấn đề tồn đọng do tác động của đại dịch. Danh sách chờ khám chữa bệnh của Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) tiếp tục tăng lên với khoảng 6,4 triệu người chỉ tính riêng ở vùng England, trong khi khoảng 14.700 vụ án hình sự phải chờ hơn một năm để được giải quyết. Cũng có nhiều việc phải làm để giúp trẻ em theo kịp chương trình giáo dục bị bỏ lỡ trong thời gian đại dịch. Cuộc xung đột ở Ukraine và những căng thẳng với Liên minh châu Âu (EU) xung quanh nghị định thư Bắc Ireland là những vấn đề đối ngoại khác.
Với hàng loạt thách thức, ông Johnson hiện phải đối mặt với một cuộc chiến đầy khó khăn để duy trì quyền lực và vị trí thủ tướng, trong đó không loại trừ khả năng ông có thể phải rời ghế sớm hơn dự kiến.
Thủ tướng Anh Boris Johnson vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Hạ viện Tối 6/6 theo giờ London (rạng sáng 7/6 giờ Việt Nam), Thủ tướng Anh Boris Johnson đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với ông tại Hạ viện nước này, qua đó tiếp lãnh đạo Số 10 phố Downing thêm 12 tháng nữa. Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Washington Post Hãng tin Reuters và các phương tiện truyền thông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc dùng mô hình AI của DeepSeek thiết kế chiến đấu cơ tiên tiến

Hacker nhận tội trộm 1,1 TB dữ liệu nội bộ của Disney qua Slack

EU công bố gói ưu đãi 500 triệu euro thu hút giới nghiên cứu toàn cầu

Sự phát triển bất ngờ của ngành dầu khí Nga giữa hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây

UAV Ukraine làm lộ lỗ hổng của hệ thống phòng không S-300V ở Crimea

Tại sao cocaine lại tràn ngập nước Đức?

Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh

Nhân viên tiệm bánh và cảnh sát - Những công việc mơ ước với trẻ em Nhật Bản

Mỹ không kích các mục tiêu của Houthi

Nội các Israel thông qua kế hoạch quân sự mới tại Dải Gaza

Cảnh báo gia tăng tình trạng 'hạn hán tuyết'

Quân đội Campuchia vinh dự và tự hào tham gia diễu binh ở Việt Nam
Có thể bạn quan tâm

Váy áo cách tân được Đinh Ngọc Diệp tích cực lăng xê
Phong cách sao
10:31:26 06/05/2025
Khả Như lộ video sắp lên xe hoa, Huỳnh Phương vội làm 1 việc đánh dấu chủ quyền
Sao việt
10:21:38 06/05/2025
Chợ Nà Si Nét đặc sắc của vùng cao Tây Bắc
Du lịch
10:17:13 06/05/2025
Khởi tố vụ án xả dầu thải gây ô nhiễm ở Hà Nội
Pháp luật
10:11:51 06/05/2025
Đi làm, xuống phố đều đẹp với 5 gợi ý váy dáng dài
Thời trang
10:01:14 06/05/2025
Các mẹo giảm mồ hôi hiệu quả trong những ngày nóng nực
Sức khỏe
09:56:55 06/05/2025
Vụ quảng cáo sữa lố: Vân Hugo đăng status sốc khi bị xử phạt, nghi 'bất phục'?
Netizen
09:56:07 06/05/2025
Vì sao pin smartphone Android kém hơn sau khi cập nhật phần mềm
Thế giới số
09:55:33 06/05/2025
Yamal 'vượt trội' Ronaldo và Messi' ở tuổi 17
Sao thể thao
09:53:32 06/05/2025
Cập nhật bảng giá xe ô tô Isuzu mới nhất tháng 5/2025
Ôtô
09:44:39 06/05/2025