Đề nghị đưa môn sử ra khỏi thi ĐH ‘ba chung’
Đưa môn Lịch sử ra khỏi môn thi bắt buộc của kỳ thi ĐH “ba chung” không phải là sự rút lui của môn sử ra khỏi kỳ các thi đại học, mà là đưa môn sử trở lại đúng vị trí cần thiết của nó là khoa học chuyên ngành và liên ngành.
Đây là đề xuất của PGS. TS Hà Minh Hồng, Trưởng khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc ĐHQG TP.HCM xung quanh sự kiện “điểm thi môn Lịch sử thấp” đang gây ồn ào dư luận hiện nay.
Thí sinh dự thi khối C kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2011. Đề thi ĐH năm nay được các giảng viên lịch sử nhận xét là “hay và đắt, học sinh học vẹt khó có thể làm bài với mức điểm trung bình”. Ảnh: Lê Anh Dũng
Thi đại học: Đã đến lúc bất cập
Theo tư liệu báo chí, năm 2011, cả nước có gần 2 triệu hồ sơ đăng kí dự thi vào ĐH, CĐ trong đó, khoảng 1,5 triệu hồ sơ đăng kí thi ĐH (chiếm 74,9%), gần 500.000 hồ sơ thi CĐ (chiếm 25,10%).
Hồ sơ đăng kí dự thi khối A gần 1,1 triệu (chiếm 55,2%), khối B với 381.503 (chiếm 19,4%), khối D có 304.480 (chiếm 15,5%), khối C có 125.264 (chiếm 6,40%), các khối khác 68.768 (chiếm 3,50%).
Các khối thi với tỷ lệ không cân đối như thế cho thấy xu hướng tập trung phần lớn sự lựa chọn ngành nghề vào các khối ngành KHTN, KHKT (75%), KHXH chỉ hơn 6%.
Tỷ lệ này và xu hướng này là tất yếu đối với một đất nước đang phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, phản ánh đúng nhu cầu của phát triển của nền kinh tế-xã hội đang rất cần phát triển những ngành nghề kinh tế, ứng dụng KHKT, công nghệ…
Nó là cơ sở của tương lai đất nước phát triển trở nên giàu mạnh. Và trong xu thế tất yếu có tính quy luật như thế, khối ngành KHXH phải hiểu đúng nghĩa là cần “kén chọn” chứ không phải là nơi “chuột chạy cùng sào”.
Trong một đất nước đang phát triển, để học tốt ở bậc đại học bất kỳ ngành học nào, kể cả tự nhiên và xã hội, cũng cần người học là thí sinh giỏi, có tư duy tốt, biết cảm thụ, giàu lòng nhân ái, biết suy nghĩ đúng và hành động đúng, có kỹ năng và khả năng làm việc. Chính trong điều kiện đó, quá trình đó, nền đại học sẽ sản sinh ra hiền tài làm “nguyên khí” của quốc gia.
Như thế, thật là cần thiết và phù hợp với lịch sử khi nhà nước nắm lấy giáo dục và thực hiện đúng vai trò chức năng nhà nước để tổ chức nền giáo dục quốc gia, lấy đào tạo đại học làm căn bản để sản sinh ra hiền tài làm “nguyên khí”.
Việc tổ chức thi đại học ở Việt Nam ngày nay nếu so với yêu cầu mục đích của tư tưởng căn cơ ấy của lịch sử nền giáo dục nước nhà, thì có thể yên tâm để kiên định với “ba chung”.
Bởi “ba chung” không chỉ là thể diện quốc gia mà còn là cách thể hiện vai trò chức năng của cơ quan nhà nước trong tổ chức quản lý đào tạo bậc đại học bởi thực tế “ba chung” đã tạo ra mặt bằng sàn như là chuẩn mực chung, bậc thềm chung, nấc thang chung đầu tiên để mọi người bước đến khi tham gia quá trình đào tạo bậc đại học bởi trên cơ sở “ba chung”, các đại học đã sử dụng để tự nhận biết được đầu vào của mình như thế nào khi thực hiện quá trình đào tạo.
Nhưng “ba chung” ấy đã đến lúc phải thể hiện đúng nội dung và bản chất đích thực của nó, chứ không thể chỉ là hình thức thể hiện bề ngoài như bấy nay.
Video đang HOT
Chung đề thi nhưng nhiều khối thi và do đó cũng nhiều đề thi thì khó có kết quả sàn chung. Chung đợt thi nhưng thực chất 3 đợt, từ chỗ gây tốn kém và mệt mỏi, đưa đến sự suy giảm ngày càng nhiều ý chí đồng tình chung của xã hội.
Chung kết quả thi nhưng không thể chung chỉ tiêu và tiêu chí tuyển sinh của tất cả các đại học trong lúc hệ thống đại học Việt Nam ngày càng phình to và đa dạng.
Đã đến lúc phải chỉnh lại “ba chung” như thế thành một kỳ thi quốc gia với chỉ 1 đợt thi (cố định hàng năm), chỉ 1 khối thi (Toán-Văn-Anh), cộng 1 môn thi chuyên ngành (tùy theo từng loại trường, tự chủ theo yêu cầu của từng trường, thậm chí xét tuyển từ kết quả học phổ thông). Có thể hiểu, kỳ thi quốc gia ấy là “Thi đại học khối D “, trong đó phần tổ chức quản lý của nhà nước chung (Bộ) là phần khối D (75%), phần của từng trường là phần (25%).
Môn Lịch sử chỉ nên là môn chuyên ngành trong thi tuyển sinh đại học
Báo Tuổi Trẻ ngày 26-7-2011 chạy trên trang nhất dòng tin: Điểm thi môn sử thấp không ngờ, rằng chưa năm nào điểm thi môn sử lại thấp như thế, rằng đáng báo động về bài thi môn sử điểm quá thấp…
Một số báo còn cung cấp những thống kê số liệu
ĐH Tôn Đức Thắng có 1/288 bài thi môn sử đạt điểm 5, hơn 99,6% số bài thi có điểm dưới trung bình.
ĐH Đà Nẵng có đến 477 bài thi 0 điểm và tổng số bài thi môn sử dưới 5 điểm là 2.448 bài, chiếm đến 99,23% tổng số bài thi môn sử chỉ 1 bài thi được 7,75 điểm
ĐH Quảng Nam, có đến 99% thí sinh có điểm thi môn sử dưới trung bình. Có 9/900 bài thi môn sử đạt điểm 5 trở lên
ĐH Tiền Giang, hơn 98% thí sinh có điểm thi môn sử dưới trung bình, chỉ có 5/ 253 bài thi môn sử đạt điểm từ 5 trở lên, chiếm 1,97%, điểm cao nhất là 5,25 điểm
ĐH Đà Lạt có 34/1.564 bài thi môn sử đạt từ 5 điểm trở lên, gần 98% thí sinh có điểm dưới trung bình
ĐH Văn hóa TP.HCM có 3,6% thí sinh đạt điểm môn sử từ 5 trở lên
ĐH Quy Nhơn, điểm thi môn lịch sử có 4,1% trong tổng số 2.547 thí sinh đạt điểm trung bình trở lên
ĐH Sài Gòn có 116 bài thi môn sử đạt điểm 5 trở lên chiếm 5% trong tổng số gần 2.300 thí sinh dự thi
ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP. HCM số bài thi môn sử đạt từ 4,5 điểm trở lên chiếm khoảng hơn 10%, trong đó có 18/3207 bài đạt điểm 8-9 (có 1 bài đạt điểm 9,25)
Kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay, hồ sơ đăng kí dự thi khối A gần 1,1 triệu (chiếm 55,2%), khối B với 381.503 (chiếm 19,4%), khối D có 304.480 (chiếm 15,5%), khối C có 125.264 (chiếm 6,40%).
Đâu là nguyên nhân?
Điểm thấp một phần do đề thi năm nay tương đối khó: Các câu hỏi không tập trung vào một bài cụ thể nên thí sinh phải nắm vấn đề mới có thể làm tốt.
Nhiều bài thi, thí sinh làm hết các câu nhưng mỗi câu chỉ làm được một ít chứng tỏ các em học vẹt, không hiểu vấn đề nên làm bài không được. Trong khi đó, cũng có những bài đạt 8, 9 điểm chứng tỏ học sinh có khả năng học sử rất tốt. Đề sử đòi hỏi học sinh phải nắm kiến thức một cách có hệ thống, không có cơ hội cho những học sinh học vẹt, học tủ, phải hiểu bài mới chọn được những sự kiện để trả lời đúng theo yêu cầu câu hỏi thuộc bài chỉ đáp ứng 40% yêu cầu đề thi.
Thực tế là năm nào không thi tốt nghiệp môn lịch sử tất yếu kết quả thi ĐH môn sử năm đó sẽ thấp các môn khác trong tình trạng ấy cũng vậy.
Suy cho cùng, đó là một trong những hậu quả của bệnh thành tích. Môn sử là môn khó trong các môn xã hội do phải nhớ nhiều sự kiện, mốc thời gian.
Thí sinh không được trang bị có hệ thống ngay từ đầu năm học thì thời gian ngắn ngủi còn lại từ sau khi thi tốt nghiệp đến khi thi đại học (khoảng gần 2 tháng) học sinh giỏi và học thuộc lòng không sót từ nào cũng khó mà có một bài thi môn sử đúng chất lượng, đúng yêu cầu.
Thi tuyển sinh vào đại học để chọn người có khả năng học-hiểu, nghiên cứu-giảng giải, nắm lý thuyết-thực hành một ngành khoa học, thậm chí một chuyên ngành khoa học (ngành hẹp)
Như thế, không nhất thiết tất cả các ngành KHXH&NV như bấy lâu nay phải thi môn sử trong khối C truyền thống, chỉ một số ngành thi theo khối D1 sử là thích hợp với quá trình đào tạo bậc đại học. Môn sử có thể trở thành 1 môn thi cho một số ngành cần thiết phải có kiến thức nền tảng là khoa học lịch sử, chẳng hạn như văn, sử, triết, chính trị, văn hóa…
Thi môn sử như thế phải có yêu cầu cao hơn chứ không chỉ như bây giờ đã coi là đề thi “khó” hoặc “tương đối khó”.
Thực tế đề thi năm nay chỉ mới khó ở 1 điểm: phải suy luận từng câu chữ chặt chẽ của đề bài để có câu trả lời đúng nhất.
Đáp án của các câu trong đề thi đều rất dễ, thậm chí rất đơn giản, hoàn toàn có trong sách giáo khoa, vẫn giữ nguyên yêu cầu như trong sách giáo khoa là trả lời sự kiện thuần túy, không hề đòi hỏi suy luận.
Đáp án như thế chỉ thuần túy học thuộc, chưa khó bằng những năm 70-80. Những bài điểm 8-9 năm nay chưa thể đạt được mức độ hay như bài điểm 6-7 thời kỳ ấy, lúc điểm chuẩn vào tổng hợp sử cao nhất trong các điểm chuẩn khối KHXH và không thấp hơn bất cứ điểm chuẩn nào của các đại học Việt Nam.
Đề thi môn sử chuyên ngành vào đại học phải khó hơn hiện nay, là điều kiện đầu tiên để vào đại học chuyên ngành, đòi hỏi tư duy học hiểu đúng chứ không phải học thuộc nhớ.
Như thế, không phải là sự rút lui của môn sử ra khỏi kỳ các thi đại học, mà là đưa môn sử trở lại đúng vị trí cần thiết của nó là khoa học chuyên ngành và liên ngành. Đó là sự tiếp tục trên cơ sở nền kiến thức về lịch sử bậc phổ thông đã đạt mức cơ bản.
Thế nào là cơ bản? Từ năm 1942 mở đầu “Lịch sử nước ta”, Bác Hồ đã viết: “Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Làm sao để tường?
Môn lịch sử trước đây được học ở cả 3 cấp (I, II, III), về sau (từ sau giải phóng đến nay) chỉ dạy từ trung học cơ sở (lớp 6) trở lên. Có thể chấp nhận như vậy, nhưng sẽ có một số câu chuyện dài về 3 vấn đề nhận thức và hành động:
- Chương trình phải bố trí lại
- Sách giáo khoa phải điều chỉnh lại
- Phải coi quốc văn – quốc sử – quốc đồ là 3 trong 9 môn học chính thức trong chương trình phổ thông.
Cuối cùng là một quan niệm vừa cũ, vừa mới: Đã học là phải thi (kể cả thi hết môn và thi cuối cấp) không bỏ môn nào không nên chọn môn thi tốt nghiệp phổ thông như hiện nay và tốt nhất chỉ nên coi kỳ thi này là kỳ thi cuối cấp, trong đó môn sử là 1 trong 9 môn thi bắt buộc, cố định.
TP.HCM, ngày cuối Tháng Bảy năm 2011
PGS.TS Hà Minh Hồng, Trưởng khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc ĐHQG TP.HCM
Theo VNN
Chàng thủ khoa giỏi tự lập
Biết tự lập từ khi còn nhỏ nên khi học xong lớp 9, Lê Anh Vũ (quê Tây Ninh) xin phép bố mẹ dự thi vào trường chuyên Lê Hồng Phong và xuống Sài Gòn trọ học. Kỳ thi ĐH vừa qua, cậu bạn đã trở thành thủ khoa ĐH Bách khoa TPHCM với 28,5 điểm.
Tới phòng 6, khoa chấn thương - chỉnh hình, bệnh viện Quân y 175 (TPHCM), không quá khó để nhận ra chàng thủ khoa đang lúi húi bên giường bệnh chăm sóc bà ngoại. Nhận lời cho cuộc phỏng vấn, Lê Anh Vũ cúi người xin phép bà ngoại rồi cùng chúng tôi ra ngoài ghế đá nói chuyện.
Bà ngoại bị té phải nằm viện điều trị, Lê Anh Vũ luôn túc trực bên cạnh chăm sóc bà.
Chia sẻ về cảm giác khi biết mình đậu thủ khoa, cậu học trò đến từ Tây Ninh nở nụ cười tươi: "Em rất vui, gọi điện về cho ba mẹ ngay. Mẹ em mừng lắm nhưng vẫn sợ nhìn nhầm nên bắt em phải kiểm tra lại".
Xuất phát từ ý thích của bản thân và cũng được gia đình định hướng, kỳ thi ĐH năm nay, Vũ chọn thi ngành Điện - điện tử của ĐH Bách khoa TPHCM. Ba mẹ Vũ không bao giờ "treo" giải thưởng để khuyến khích con cái học tập mà Vũ được ba mẹ tin tưởng cho em tự do chọn trường học. Và kết quả thi của Vũ thật xứng đáng với những nỗ lực của Vũ khi cả 3 môn Toán, Lý, Hóa em đều được 9,5 điểm.
Được biết, ngay từ khi còn học cấp 2, Vũ đã chứng tỏ được sức học vượt trội của mình. Bộ sưu tập giải thưởng của Lê Anh Vũ khiến cho nhiều bạn bè nể phục. Năm học lớp 8, em tham gia giải toán trên máy tính (Casio), xếp vị trí thứ 3 toàn tỉnh Tây Ninh. Năm lớp 9, Vũ đạt giải nhì Casio khu vực miền Nam, giải ba học sinh giỏi toán tỉnh Tây Ninh. Tự tin vào sức học của mình, thay vì thi vào trường chuyên của tỉnh Tây Ninh, Vũ nộp đơn dự thi vào trường chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) và đã giành suất vào học ngôi trường này.
Đi học xa nhà, cuộc sống hối hả của Sài Gòn khiến Vũ nhiều lúc nhớ nhà. Có những khi ngồi trong lớp nghe cô giáo giảng bài, em bỗng nhớ ba mẹ da diết. "Năm lớp 11, cô giáo dạy văn có kể về tác phẩm rừng xà nu. Em rất ấn tượng về nhân vật Mai, em thấy thương ba mẹ vô cùng".
Vượt lên nỗi nhớ bố mẹ, Vũ dồn sức vào việc học. Năm lớp 11, Vũ đạt giải nhì kì thi học sinh giỏi toán TPHCM, giải nhất Casio toàn TPHCM. Năm cuối cấp, dù bận rộn với kế hoạch ôn tập và thi đại học nhưng Vũ vẫn tham gia kì thi học sinh giỏi của TPHCM. Là dân khối A nhưng Vũ khiến bạn bè nể phục khi rinh về giải ba học sinh giỏi môn Địa lý cấp thành phố cùng với giải nhất môn Toán và giải nhì môn Hóa. "Môn Vật lý thi trùng với môn Hóa, em thích Hóa hơn nên em bỏ môn Lý", Vũ cho biết.
Học lực luôn thuộc vào hàng tốp 10 của lớp chuyên toán trường Lê Hồng Phong và gần đây nhất là thủ khoa của trường ĐH Bách khoa TPHCM nhưng Vũ không bao giờ ép buộc mình phải cặm cụi học và học. Ngoài thời gian học tập trên trường, Vũ dành khoảng 2 tiếng buổi tối (từ 19h đến 21h) để tập trung ôn bài ở nhà.
"Chỉ khi nào cảm thấy mình chưa tiếp thu đủ kiến thức thì em mới học thêm 1 tiếng nữa rồi đi ngủ. Em không thức khuya" - chàng tân thủ khoa chia sẻ.
Trước kì thi ĐH, ba mẹ Vũ thấy cậu học trò vô tư quá nên khuyên cậu ôn tập. Vũ quả quyết với gia đình là biết tự sắp xếp kiến thức của mình. "3 ngày trước khi đi thi, em không ôn luyện gì hết, để tinh thần thoải mái. Em chủ trương không học thuộc lòng, tự giác học tập".
Không chỉ học tốt, Vũ thường tổ chức những hoạt động ngoài trời cho cả lớp vui chơi, tham gia các hoạt động xã hội. Những lúc rảnh, cậu rất thích tìm một cuốn sách khoa học rồi ngồi mày mò nghiên cứu, nghe nhạc. Ngoài ra, Lê Anh Vũ còn là tay chơi cờ tướng rất cừ.
Bà Nguyễn Thị Nga (bà ngoại Vũ, 73 tuổi) cho biết: "Em Vũ ngoan và lễ phép nên gia đình yên tâm cho xuống Sài Gòn học. Nó rất hiếu thảo, hai lần bà đi viện đều do nó đi nuôi. Biết bà khó tính nên luôn cố hết sức chiều theo ý bà. Chỉ cần gọi một tiếng là đi làm ngay, không để bà phải giận bao giờ".
Lê Anh Vũ đang giúp bà ngoại mặc áo.
Năm học mới sắp bắt đầu, chúc cho chàng thủ khoa hiếu thảo, "vui tính, hơi ẩu và lâu lâu nói nhiều" thành công hơn nữa.
Theo Dân Trí
Đại học Ngoại thương có 10 thủ khoa Sáng 20/7, trao đổi với VietNamNet - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hoàng Văn Châu cho biết, trường đã chấm xong các môn thi ĐH và đang kiểm dò để ngày mai (21/7) sẽ công bố. Kết quả điểm thi cho thấy, cả cơ sở 1 và 2 có 10 thủ khoa khối A, D1, D3. Ảnh Lê Anh Dũng Theo Hiệu...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nhóm nữ "cướp hit" của BLACKPINK, đến câu khẩu hiệu cũng mất?
Nhạc quốc tế
15:17:37 21/05/2025
Diễn viên gợi tình nhất thế giới khoe hình xăm và thân hình sexy tuổi 41
Sao âu mỹ
15:03:10 21/05/2025
Ngắm vẻ đẹp của dàn hoa khôi bóng chuyền U21 Việt Nam
Sao thể thao
14:57:47 21/05/2025
Phương Mỹ Chi lén xuất ngoại vẫn gây sốt, 1 Em xinh vô tình gặp hoạ, được ưu ái?
Sao việt
14:54:45 21/05/2025
Loạt xe SUV hạng C đua nhau giảm giá tại Việt Nam, cao nhất 230 triệu đồng
Ôtô
14:10:12 21/05/2025
Diễn viên Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51
Sao châu á
14:08:37 21/05/2025
Phim vận vào đời Thuỳ Tiên, lời tiên tri của nàng hậu đã linh ứng?
Phim việt
14:07:44 21/05/2025
Ali Hoàng Dương kết hợp với Pháp Kiều, Nhật Hoàng
Nhạc việt
14:00:47 21/05/2025
Con trai 'thầy ông nội' khui bí mật 'bẩn bựa' của cha, kết quả xét xử kín sốc?
Tin nổi bật
13:54:27 21/05/2025
"Alpha" bộ phim tái hiện kinh hoàng thời đại AIDS qua góc nhìn đậm chất nghệ thuật
Phim âu mỹ
13:52:13 21/05/2025