Đề xuất cùng khai thác Biển Đông nhiều nghi vấn của Trung Quốc
Trung Quốc tỏ ra nhượng bộ khi đề xuất thỏa thuận tạm thời cùng khai thác tài nguyên Biển Đông với Philippines, nhưng giới chuyên gia đặt ra nhiều nghi ngờ về sự thay đổi này.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và người đồng nhiệm Philippines Perfecto Yasay . Ảnh: AP
Theo AP, sau khi Tòa Trọng tài ngày 12/7 ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, Bắc Kinh đã thực hiện chiến vận động để hạ uy tín của tòa, đồng thời đưa ra những lời lẽ giận dữ và chỉ trích kịch liệt. Tuy nhiên, khi vấp phản phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã nêu lên lập trường mới về hợp tác với Philippines và các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, trong việc khai thác chung nguồn cá dồi dào và tài nguyên thiên nhiên khác.
“Trung Quốc sẵn sàng thảo luận với các nước có liên quan về các thỏa thuận tạm thời trong khi chờ đợi biện pháp xử lý tranh chấp cuối cùng”, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì nói hai tuần trước. Ông Dương không mô tả chi tiết cụ thể về thỏa thuận, nhưng nói rằng chúng sẽ bao gồm các hoạt động cùng khai thác vì “lợi ích chung”.
Các tuyên bố chính thức khác cũng cho biết Trung Quốc sẵn sàng tham gia vào các “thỏa thuận tạm thời có tính thực tế”, cụm từ khá giống ngôn ngữ được sử dụng trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển ( UNCLOS ). Theo UNCLOS, những “thỏa thuận tạm thời” được thực hiện nhằm gác vấn đề chủ quyền sang một bên và thúc đẩy hoạt động khai thác chung, với nhận thức rằng sự hợp tác này sẽ không thúc đẩy và cũng không làm suy yếu tuyên bố chủ quyền của một quốc gia.
Một số nhà phân tích Trung Quốc cho rằng sự thay đổi trong giọng điệu đó đánh dấu một cách tiếp cận mới của Trung Quốc.
“Đây là lần đầu tiên ý tưởng về thỏa thuận tạm thời được đề xuất như một chính sách”, Zhu Feng, giám đốc điều hành của Trung tâm Trung Quốc về Hợp tác Nghiên cứu Biển Đông của Đại học Nam Kinh, cho biết.
Ông Zhu cho biết theo UNCLOS, những thoả thuận tạm thời đó có thể mở rộng phạm vi hợp tác giữa Trung Quốc và các bên tranh chấp khác, không chỉ trong khai thác dầu mà còn trong phát triển ngành thủy sản, du lịch và các nguồn tài nguyên khác.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã công khai “chào hàng” ý tưởng cùng khai thác Biển Đông với các nước tuyên bố chủ quyền chồng lấn khác, nhưng việc họ khăng khăng rằng bên kia phải công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đã đặt ra trở ngại lớn, giới quan sát nhận định.
Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc thay đổi giọng điệu, chấp nhận “các thỏa thuận tạm thời trong khi chờ đợi biện pháp xử lý tranh chấp cuối cùng” có thể là một nỗ lực nhằm ngăn chặn ý định của các nước tranh chấp khác cũng muốn kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế giống như Philippines.
Video đang HOT
Thách thức chính của Trung Quốc là phán quyết hôm 12/7 cho các bên khác ít động lực để đối thoại.
“Vấn đề là theo phán quyết, Trung Quốc chỉ hưởng một phần rất nhỏ lãnh hải, do đó các bên tranh chấp khác có cơ sở để không muốn phát triển chung với Trung Quốc”, Chen Xiangmiao, một nhà phân tích tại Viện Quốc gia Nghiên cứu Biển Đông tại Trung Quốc, nhận định.
Chiếc bẫy tiềm ẩn
Các nhà phân tích tại Mỹ cho biết sự thay đổi rõ ràng trong chiến lược đàm phán của Trung Quốc là đáng chú ý, nhưng Bắc Kinh cần phải xây dựng lòng tin với các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
“Việc Bắc Kinh thể hiện rằng họ sẵn sàng mở cửa đón các thỏa thuận tạm thời là đầy hứa hẹn”, tiến sĩ Lynn Kuok, một chuyên gia tại Viện Brookings, là một trong số vài học giả đã lập luận rằng Trung Quốc nên chấp nhận các thỏa thuận như vậy.
Kuok cho biết rất khó xác định khu vực để khai thác chung, nhưng một trong những nơi rõ ràng nhất sẽ là vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough, nơi mà Tòa Trọng tài cho là ngư trường truyền thống của cả Philippines và Trung Quốc.
“Tuy nhiên, niềm tin đặt vào Trung Quốc là rất thấp và Bắc Kinh sẽ phải chứng tỏ thật nhanh sự chân thành trong ý định của mình”, ông Kuok nói.
Các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp với Trung Quốc cho biết họ nghĩ rằng lời kêu gọi đàm phán của Bắc Kinh là chiến thuật trì hoãn, khi Bắc Kinh tiếp tục xây dựng đường băng và cơ sở hạ tầng khác trên những đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp ở Biển Đông, mở rộng kiểm soát của họ với vùng biển rộng lớn.
“Tôi tự hỏi liệu có tiềm ẩn một cái bẫy giăng ra cho Philippines trong lời đề nghị hấp dẫn này hay không”, Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington, nói.
Bà Glaser cho rằng nếu Philippines chấp nhận thỏa thuận tạm thời, họ có thể đã ngầm thừa nhận rằng Trung Quốc có quyền khai thác đối với tài nguyên trên Biển Đông, dù phán quyết của Tòa Trọng tài hoàn toàn bác bỏ điều đó. “Về bản chất, thỏa thuận tạm thời này là lời yêu cầu Manila bỏ qua phán quyết”, bà nói.
Trung Quốc nhấn mạnh rằng phán quyết của tòa không thể được coi là cơ sở cho bất kỳ cuộc đàm phán nào về tranh chấp Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tuần trước cho biết Manila đã từ chối đề nghị đàm phán của Bắc Kinh với điều kiện đó, nói rằng nó không phù hợp với hiến pháp và lợi ích quốc gia của Philippines.
Hôm 21/7, báo Trung Quốc chính thức China Daily đưa tin về phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước lời từ chối của Ngoại trưởng Philippines Yasay. Họ thúc giục Philippines vạch ra một hướng đi mới. “Vẫn còn thời gian nếu biện pháp khắc phục được thực hiện”.
Phương Vũ
Theo VNE
'Cây gậy' phán quyết Biển Đông sẽ được dùng thế nào tại hội nghị ASEAN
Trong khi Hiệp hội ASEAN tỏ ra thận trọng với phán quyết của Tòa trọng tài bác bỏ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, các nước đối tác có thể tận dụng tối đa "cây gậy" này.
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay, người mới nhậm chức được vài tháng, đại diện cho chính quyền mới của Tổng thống Duterte tại hội nghị ASEAN ở Lào 23-26/7 . Ảnh: AP
"Với vai trò là nước chiến thắng sau phán quyết của Tòa trọng tài, nhưng phản ứng của Philippines tại Hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN lần thứ 49 và các hội nghị liên quan cuối tuần này là điều không dễ đoán, khi nước này có tổng thống mới", Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, Viện phó Viện Luật so sánh, Đại học luật Hà Nội, trao đổi với VnExpress.
Hội nghị của các ngoại trưởng ASEAN (AMM-49), Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 23 (ARF 23) và Hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á lần thứ 6 (EAS FMM - 6) sẽ diễn ra tại Vientiane, Lào, từ ngày 23 đến 26/7.
Theo Tiến sĩ Thắng, khác với cựu tổng thống Philippines Benigno Aquino, người khởi xướng vụ kiện Trung Quốc về "đường lưỡi bò", tân Tổng thống Rodrigo Duterte đã tỏ thái độ muốn "giảng hòa" với Trung Quốc. Ông Duterte muốn sử dụng phán quyết của Tòa trọng tài để đàm phán với Bắc Kinh. Tuy nhiên cách tiếp cận của Manila tại AMM 49 và các hội nghị liên quan lần này có thể chịu ảnh hưởng của các nước liên quan, mặc dù không đẩy vấn đề tới mức quá căng thẳng.
Đánh giá về việc ASEAN không ra tuyên bố chung sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines hôm 12/7, ông Thắng cho rằng điều bị coi là "chia rẽ" này cũng có khía cạnh tích cực.
"ASEAN không ngay lập tức phất cao ngọn cờ, đẩy Trung Quốc vào thế phải tuân thủ phán quyết, để Bắc Kinh có thời gian điều chỉnh. Đây có thể xem là thái độ tích cực chứ không hẳn thụ động nhằm làm dịu tình hình", ông Thắng nói.
Chuyên gia của Đại học Luật nhắc lại trong chiến lược của Trung Quốc Biển Đông được coi là lợi ích cốt lõi, Bắc Kinh muốn xây dựng lại trật tự khu vực theo cách họ muốn. Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiến ở mức nào thì họ sẽ phải "nhìn ngó" phản ứng của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, để không đến mức dẫn tới đối đầu. Nếu Trung Quốc đẩy mạnh kế hoạch quân sự hóa ở Biển Đông, Mỹ sẽ can thiệp mạnh hơn, có nhiều chuyến tàu và máy bay tuần tra, điều đó có thể dẫn tới khủng hoảng an ninh trong khu vực.
"Tại các hội nghị này của ASEAN, các cường quốc chắc chắn sẽ gây sức ép lớn với Bắc Kinh, bởi trước đây Mỹ, Nhật chưa có cơ sở pháp lý để can thiệp vào tình hình Biển Đông", ông Thắng nói.
Với góc nhìn thận trọng hơn, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an, lưu ý Philippines có thể tận dụng phán quyết của Tòa trọng tài để thảo luận với Trung Quốc nhằm mang lại các lợi ích của riêng Manila. ASEAN vẫn ra được Tuyên bố chung nhưng chưa chắc đã nhắc tới việc thúc giục thực thi phán quyết của Tòa trọng tài.
Theo ông Cương, Mỹ, Nhật Bản và các nước khác quan tâm đến hòa bình ở khu vực sẽ đề nghị các bên liên quan tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài, tôn trọng tự do hàng hải.
"Hoạt động của Trung Quốc ngày càng phức tạp, tuy nhiên mức độ Bắc Kinh dấn lên ở mức nào, thì họ vẫn phải dò xét phản ứng của Mỹ và các nước lớn", ông Cương nói.
Đánh giá về ý nghĩa của phán quyết ngày 12/7, thiếu tướng Cương cho rằng phán quyết đã tạo ra cơ sở pháp lý để Việt Nam, Philippines và các nước thuộc ASEAN cùng có tranh chấp "có thêm chiếc gậy" để đấu tranh với Trung Quốc. Quyết định này của Tòa mang ý chí, nguyện vọng của cả cộng động quốc tế, dù có phản đối nhưng Bắc Kinh cũng phải tính đến "liều lượng", không thể quay lưng lại với cộng đồng quốc tế để "muốn làm gì thì làm".
Nói về vai trò của ASEAN, Tiến sĩ Thắng nhận định mặc dù có những thời điểm Hiệp hội chưa tạo ra được những bước chuyển lớn nhưng thực tế các nước vẫn phải vận dụng biện pháp ngoại giao là chính hậu phán quyết của Tòa trọng tài.
"Nhiều người cho rằng ASEAN không làm được gì, phủ nhận vai trò của ASEAN nhưng tôi nghĩ tiếng nói khu vực có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam nên thúc đẩy các biện pháp ngoại giao trong khuôn khổ ASEAN, tham vấn để cùng các nước xây dựng tiếng nói chung", ông Thắng nhận định.
Việt Anh
Theo VNE
Philippines kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết 'đường lưỡi bò' Philippines kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết từ Tòa Trọng tài về "đường lưỡi bò", cho biết Manila sẽ nêu vấn đề này tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay. Ảnh: Reuters. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cùng tham dự hội nghị thượng đỉnh Á - Âu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thẩm phán liên bang Mỹ bảo toàn quy chế pháp lý cho các sinh viên quốc tế

Boeing tiếp tục tốn tiền vì máy bay 737 MAX

One UI 7 'đổ bộ' lên 4 thiết bị Galaxy tầm trung

Ông Trump dọa áp thuế 25% nếu Apple không sản xuất iPhone tại Mỹ

Quân đội Thái Lan và Trung Quốc đạt 'đồng thuận quan trọng' về chiến lược

Iran dọa đáp trả quyết liệt các cuộc tấn công quân sự từ Israel

Rộ tin Philippines lên lịch luận tội Phó tổng thống Sara Duterte

Triều Tiên điều tra toàn diện về vụ tai nạn hạ thủy tàu chiến

Quan chức Mỹ - Trung cam kết duy trì các kênh liên lạc mở

Thủ tướng Israel bổ nhiệm lãnh đạo tình báo mới, phớt lờ quy định tòa án

G7 đối mặt thử thách sinh tồn

Hai thẩm phán liên tiếp chặn các chính sách quan trọng của ông Trump
Có thể bạn quan tâm

Hồ Lệ Thu: ôm con trốn khỏi 'địa ngục', chịu nỗi đau sau 3 cuộc hôn nhân đổ vỡ
Sao việt
18:54:17 24/05/2025
Ancelotti chia tay Real Madrid: Người cha và di sản khổng lồ
Sao thể thao
18:19:27 24/05/2025
Đang tìm kiếm bé gái 10 tuổi bị nước cuốn trôi, nhiều nơi ở TP Biên Hòa ngập nặng
Tin nổi bật
18:17:53 24/05/2025
Royal Enfield Flying Flea C6: Mô tô điện cổ điển có giá từ 130 triệu đồng
Xe máy
18:12:23 24/05/2025
Chống nắng cực chất với mũ rộng vành
Thời trang
18:01:22 24/05/2025
Kim Kardashian và 'trải nghiệm kinh hoàng' nhất cuộc đời
Sao âu mỹ
17:55:48 24/05/2025
Bí mật dưới Kim tự tháp Ai Cập bị phơi bày khi quét radar
Netizen
17:43:40 24/05/2025
Biểu diễn bản phối mới của ca khúc 4 tỷ view, Võ Hạ Trâm bị chê lên "gân cốt", kém thần thái
Nhạc việt
17:36:29 24/05/2025
AI gây sốc với thủ đoạn 'trả thù' công ty chủ quản
Thế giới số
17:21:19 24/05/2025
Honda sẽ cắt giảm 30% ngân sách đầu tư cho xe điện
Ôtô
17:18:21 24/05/2025