Đề xuất nhập vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca
Nguồn tin từ Bộ Y tế vừa cho hay chiều qua 28-1, Hội đồng tư vấn cấp giấy phép đăng ký lưu hành vắc xin và sinh phẩm y tế đã họp xem xét hồ sơ và thống nhất đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép nhập khẩu vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca
Sản xuất vắc xin tại Công ty Vabiotech, một trong những đơn vị nghiên cứu sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, Hội đồng tư vấn cấp giấy phép đăng ký lưu hành vắc xin và sinh phẩm y tế đã họp và thống nhất đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép nhập khẩu vắc xin ngừa COVID-19 của Công ty dược AstraZeneca.
“Công ty nộp hồ sơ ngày 6-1, hội đồng đã giao các chuyên gia đánh giá và 29-1 hội đồng đã họp, Hội đồng đã căn cứ trên hồ sơ kỹ thuật và các bằng chứng, dữ liệu đã có về vắc xin này, từ đó đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép nhập khẩu vắc xin này theo điều 67, nghị định 54 của Chính phủ, tức nhập vắc xin có điều kiện cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch COVID-19″- một thành viên Hội đồng nói với Tuổi Trẻ Online .
Theo vị này, vắc xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca (theo hồ sơ) là tương đối an toàn với người dưới 60 tuổi, tỉ lệ sinh kháng thể bảo vệ để ngừa bệnh COVID-19 sau tiêm đạt yêu cầu.
Vắc xin này cũng đã được lưu hành (ở dạng lưu hành 1 năm hoặc nhập khẩu trong tình trạng khẩn cấp, nhập khẩu có điều kiện) tại khoảng 10 quốc gia, trong đó tại Anh từ 29-12-2020, Mexico 4-1, Thái Lan 20-1, Phiippines 28-1…
Nguồn tin kể trên cũng cho biết do Việt Nam đã ký một biên bản ghi nhớ với công ty này từ trước nên công ty đã dành một lượng vắc xin cho Việt Nam (có ý kiến cho biết số lượng này khoảng 30 triệu liều).
Nhưng theo thành viên hội đồng kể trên, lô đầu tiên sẽ về ngay trong giữa quý 1 này ngay sau khi đề nghị cho phép nhập khẩu được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, với số lượng 20.000 – 30.000 liều.
Vắc xin này có tên AZD1222, mỗi người sẽ tiêm chủng 2 mũi, trước mắt sẽ sử dụng cho những người có nguy cơ cao, y bác sĩ điều trị bệnh nhân COVID-19, những lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch… Hiện cũng có 4 công ty Việt Nam đang nghiên cứu, sản xuất vắc xin này, trong đó có 2 công ty đang ở giai đoạn thử nghiệm trên người.
Video đang HOT
“Vắc xin nhập khẩu sẽ sử dụng trước bằng nguồn ngân sách nhà nước và xã hội hóa trong thời gian chờ vắc xin trong nước ra mắt” – nguồn tin kể trên nói.
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19: khi nào mới đạt tới miễn dịch cộng đồng?
Việc triển khai các chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nhiều nước sẽ không thể tạo ra miễn dịch cộng đồng cho toàn thế giới trong năm nay.
Bà Sylvia Osarch - nữ nhân viên y tế - là người đầu tiên ở Palau được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 - Ảnh: AFP
Vắc xin rồi sẽ có cho mọi quốc gia nhưng trước mắt chúng ta đừng quên là vẫn có các biện pháp phòng dịch đang hữu hiệu.
Bà Soumya Swaminathan (nhà khoa học trưởng của WHO)
Việc vắc xin ngừa COVID-19 được nhanh chóng phê chuẩn ở nhiều quốc gia và đi vào đời sống y tế đã khiến không ít người cảm thấy lạc quan bởi dịch bệnh đã và đang hoành hành ở mức tàn phá cả thế giới.
Nhưng liệu sự lạc quan về khả năng phòng dịch nhờ vắc xin của con người có quá mơ mộng?
WHO liên tiếp cảnh báo
Nhiều chuyên gia y tế có chung nhận định "miễn dịch cộng đồng" sau tiêm vắc xin sẽ không đến quá sớm. Lý do của họ dựa trên thực tế là sự hạn chế trong việc tiếp cận vắc xin đối với các nước nghèo, sự hoài nghi của công chúng và khả năng biến đổi của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
"Chúng ta sẽ không thể nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường" là nhận định của ông Dale Fisher - chủ tịch Mạng lưới phản ứng và cảnh báo về sự bùng phát toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Ông thừa nhận sự cần thiết phải hình thành miễn dịch cộng đồng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới, song điều này sẽ không xảy ra trong năm 2021. Theo ông, một số quốc gia có thể đạt được miễn dịch cộng đồng song điều này cũng sẽ không tạo ra "sự bình thường", đặc biệt trong bối cảnh các nước đang áp đặt các kiểm soát biên giới.
Nhà dịch tễ học Pandu Riono thuộc Đại học Indonesia trong khi đó cho rằng sẽ rất nguy hiểm khi một số chính phủ phụ thuộc quá mức vào các loại vắc xin phòng COVID-19, bởi điều này đồng nghĩa miễn dịch cộng đồng không thể đạt được trong ngắn hạn.
Chủ quan cho rằng vắc xin là giải pháp tốt nhất để kiểm soát đại dịch COVID-19, các nước có thể không còn tập trung vào công tác giám sát như xét nghiệm, truyền thông, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch, vốn đóng vai trò quan trọng bởi bản thân vắc xin cũng cần thời gian để có thể tiếp cận với những đối tượng cần được tiêm chủng và phát huy hiệu quả phòng bệnh.
Bà Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của WHO, dù ngợi khen nỗ lực của cộng đồng khoa học - y tế trong việc bào chế được nhiều loại vắc xin phòng COVID-19 hiệu quả cao trong thời gian ngắn chưa đầy một năm, nhưng bà cũng cho rằng chớ kỳ vọng vào miễn dịch cộng đồng nhanh chóng.
"Cần có thời gian để sản xuất đủ liều vắc xin, nên nhớ đây không phải là con số hàng triệu mà là hàng tỉ. Vì vậy chúng ta nên kiên nhẫn" - bà nhắc nhở.
Những trở lực
Thế giới đã ghi nhận hơn 91 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 1,9 triệu người tử vong (tính đến chiều 12-1-2021) từ khi virus SARS-CoV-2 bùng phát tại Trung Quốc vào tháng 12-2019.
Một số quốc gia như Mỹ, Singapore, Anh và một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, trong đó có vắc xin của hai hãng dược Pfizer (Mỹ)-BioNTech (Đức) và vắc xin của Đại học Oxford/AstraZeneca (Anh). Indonesia và Ấn Độ đã lên kế hoạch bắt đầu tiêm chủng đại trà vào cuối tuần này.
Các nước giàu có hơn đang đứng đầu danh sách đặt hàng vắc xin, khiến WHO lại phải lên tiếng cảnh báo các nước thu nhập thấp và trung bình sẽ bị hạn chế trong việc tiếp cận và mua vắc xin phòng COVID-19.
Việc một bộ phận người dân thiếu niềm tin vào vắc xin cũng ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng, trong khi khả năng virus SARS-CoV-2 tiếp tục biến đổi có ảnh hưởng đến các loại thuốc đang sử dụng vẫn đang là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Gần nhất là tại hội thảo Reuters Next ngày 11-1, không ít nhà điều hành chính sách đã xem việc tiêm vắc xin là yêu cầu cần có trong ngành hàng không và với hành khách, như Hãng hàng không Qantas Airways của Úc cho biết họ có kế hoạch đưa ra yêu cầu như vậy.
Nhưng cũng có những người lên tiếng phản đối yêu cầu bắt buộc phải tiêm vắc xin với lập luận đó là sự phân biệt đối xử.
Bà Gloria Guevara - giám đốc điều hành của Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), người đại diện cho một lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và chiếm tới 10% việc làm toàn cầu, bình luận: "Chúng ta đừng nên yêu cầu tiêm vắc xin để kiếm việc làm hoặc đi du lịch. Nếu có yêu cầu tiêm phòng trước khi đi du lịch, chúng tôi cảm thấy bị phân biệt đối xử".
Ông Tony Fernandes - giám đốc điều hành Tập đoàn hàng không AirAsia - cũng ủng hộ việc không nhất thiết phải có "giấy chứng nhận đã tiêm phòng" và cho biết các xét nghiệm virus corona đang sử dụng hiện nay đủ để mở khóa du lịch.
Miễn dịch cộng đồng hình thành khi tỉ lệ lớn người trong cộng đồng đã trở nên miễn dịch với một bệnh, từ đó họ trở thành "lá chắn sống" bảo vệ những người chưa bị nhiễm và có thể ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh đó lây lan.
Những quốc gia sẽ về đích đầu tiên
Ông Nitin Patel, phó thủ hiến bang Gujarat, đập quả dừa khô như một trong các nghi lễ địa phương khi tiếp nhận lô vắc xin phòng COVID-19 tại sân bay vào ngày 12-1. Đây là lô vắc xin do Viện Serum của Ấn Độ sản xuất theo bản quyền của Hãng AstraZeneca - Ảnh: Reuters
* Cộng hòa Palau, quốc đảo ở Thái Bình Dương, không chỉ không có ca COVID-19 nào mà có thể trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm chủng xong. Quần đảo có khoảng 18.000 người dân sinh sống đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân từ ngày 3-1, chỉ hai ngày sau khi tiếp nhận vắc xin Moderna của Mỹ. Palau chọn vắc xin của Moderna vì có thể được bảo quản trong tủ lạnh thông thường.
* Tại Israel, đến nay đã có hơn 1,8 triệu người được tiêm xong đợt 1 vắc xin phòng COVID, chiếm hơn 20% dân số. Theo thỏa thuận giữa Israel và Hãng Pfizer, đều đặn mỗi tuần sẽ có một chuyến hàng vắc xin với số lượng vài chục ngàn liều được chuyển đến Israel, cho đến khi mọi người dân tại nước này được tiêm xong. Chủ tịch Hội đồng chống dịch COVID-19 Nachman Ash nói rằng Israel có thể phấn đấu nâng số người được tiêm lên 200.000 người/ngày, bao gồm cả tiêm lượt 1 và lượt 2 và dự tính tiêm phòng cho người dân cả ngày lẫn đêm.
* Ấn Độ đặt mục tiêu bắt đầu tiêm chủng cho 1,3 tỉ dân chống lại COVID-19 từ ngày 16-1. Khoảng 150.000 nhân viên tại 700 huyện đã được đào tạo đặc biệt và Ấn Độ đã tổ chức một số đợt chạy thử toàn quốc với việc vận chuyển vắc xin giả và tiêm giả. Trong đợt triển khai tiêm chủng lớn nhất thế giới này, quốc gia đông dân thứ hai thế giới hi vọng sẽ tiêm chủng cho 300 triệu người, tức gần bằng toàn bộ dân số Mỹ, vào tháng 7-2021. Đầu tiên sẽ ưu tiên 30 triệu nhân viên y tế và các nhân viên tuyến đầu khác, tiếp theo là khoảng 270 triệu người trên 50 tuổi hoặc được coi là có nguy cơ cao trên khắp đất nước rộng lớn này.
Y tá Mỹ dương tính với corona sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 Sau trường hợp một nam y tá có kết quả xét nghiệm dương tính dù đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19, Đài ABC của Mỹ nhắc nhở vắc xin không phải thần dược, và mọi người cần tiếp tục các biện pháp chống dịch. Vắc xin ngừa COVID-19 phát triển chung bởi hãng Pfizer/BioNTech được đưa tới hệ thống chăm sóc sức khỏe...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

2 người dân bị sét đánh tử vong trên cánh đồng

Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An

Phát hiện thi thể đang phân hủy dưới ghềnh đá ở bán đảo Sơn Trà

Vừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Xử phạt tài xế xe tải lấn làn, vượt ẩu trên đèo quốc lộ 1D

Công ty may chi 5,2 tỷ đồng mời công nhân dự tiệc ở nhà hàng hạng sang

3 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn

Sự cố khiến metro Nhổn - Cầu Giấy bất ngờ dừng đột ngột

Toàn cảnh vụ lùm xùm quảng cáo sữa Milo

Dừng xe tải nhiều nghi vấn, cảnh sát phát hiện 1.200 lọ kem dưỡng da không nguồn gốc

Vụ CSGT bám víu chới với sau yên xe máy: Lời trần tình khó chấp nhận của tài xế

Đề nghị xử phạt và tiêu hủy hai lô mỹ phẩm có ca sĩ Đoàn Di Băng quảng cáo
Có thể bạn quan tâm

Chơi tiền ảo thua, người đàn ông báo tin giả bị cướp
Chơi tiền ảo thua, anh P., trú tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã đến cơ quan công an trình báo tin giả việc mình bị cướp 31 triệu đồng.
Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da
Sức khỏe
11:16:35 24/05/2025
Hãy ăn nhiều món hấp này khi thời tiết nắng nóng: Làm nhanh mà mềm, dịu và ngon ngọt lại chống lão hóa tốt
Ẩm thực
11:13:09 24/05/2025
Lý Liên Kiệt trở lại đóng phim võ hiệp sau nhiều năm "ở ẩn" vì bệnh tật
Hậu trường phim
11:12:10 24/05/2025
Phụ nữ thuộc con giáp này sẽ là những người vợ vượng phu ích tử, giúp cho gia đạo luôn thuận hòa, yên ấm
Trắc nghiệm
11:11:27 24/05/2025
Vừa ly hôn thì phát hiện chồng trúng số 86 tỷ, vợ quay lại đòi tiền: Phán quyết của toà khiến tất cả bất ngờ
Netizen
11:11:25 24/05/2025
NSƯT Mai Châu phim "Chị Dậu" qua đời
Sao việt
11:08:24 24/05/2025
NTK Lê Thanh Hòa biến chai nhựa thành thiết kế thời trang lộng lẫy
Thời trang
11:05:30 24/05/2025
Ông Trump dọa áp thuế 25% nếu Apple không sản xuất iPhone tại Mỹ
Thế giới
11:04:02 24/05/2025
Dại dột làm 5 điều này trong phòng khách khiến nhiều gia chủ hối hận
Sáng tạo
11:01:02 24/05/2025