Đề xuất thu phí cao, phạt nặng hơn ở HN
Trong phiên làm việc sáng 26/10, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô. Tuy nhiên, còn có ý kiến khác nhau về 4 vấn đề, trong đó có việc HĐND TP Hà Nội được “Quy định mức thu phí ở nội thành cao hơn”.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, dự án Luật Thủ đô trình Quốc hội khoá XII đã được chuẩn bị từ năm 2009 theo đúng trình tự, thủ tục và yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đã được Ủy ban pháp luật của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội tán thành trình Quốc hội xem xét, thông qua. Tuy nhiên, dự án luật đã không được Quốc hội khóa XII thông qua.
Cũng theo ông Cường, trong quá trình xây dựng dự án Luật Thủ đô (mới) để trình kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIII lần này, các ý kiến của Hội đồng thẩm định, thành viên Chính phủ ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban pháp luật và các cơ quan của Quốc hội cơ bản nhất trí về các nội dung của dự án luật.
Bên cạnh nhóm ý kiến thứ nhất đồng ý quy định mức thu phí ở nội thành cao hơn, có nhóm ý kiến thứ hai đề nghị không nên quy định thu phí cao hơn ở nội thành trong lĩnh vực giao thông vận tải vì tăng phí chưa phải là giải pháp tối ưu để hạn chế việc sử dụng xe cộ cá nhân.
Cho biết dự thảo Luật quy định theo tinh thần nhóm ý kiến thứ nhất, ông Cường nói: “Trước mắt, khi chưa có đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, cần tiếp tục có giải pháp để giải quyết vấn nạn ùn tắc. Dự thảo Luật cũng chỉ giao thẩm quyền cho HĐND xem xét, cần thiết mới quy định. Việc thu phí cao hơn không vì mục đích thu, mà để giảm ùn tắc trước hết là vào giờ cao điểm người dân sẽ lựa chọn sử dụng loại phương tiện giao thông và thời gian lưu thông trong khu vực nội thành”.
Video đang HOT
Người nhập cư mưu sinh ở Hà Nội – Ảnh: Châu Anh
Dự thảo Luật Thủ đô cũng quy định mức xử phạt vi phạm hành chính ở nội thành cao hơn. Cụ thể, luật xử lý vi phạm hành chính đã cho phép HĐND các thành phố trực thuộc Trung ương được quy định mức tiền phạt cao hơn trong 3 lĩnh vực là an ninh, trật tự, an toàn xã hội môi trường giao thông. Nay Chính phủ đề nghị tiếp 3 lĩnh vực còn lại là văn hóa đất đai xây dựng để áp dụng ở nội thành thủ đô.
“Ngoài việc tăng cường các biện pháp thi hành pháp luật, một trong những giải pháp cần phải có là các quy định pháp lý với mức phạt hành chính cao hơn để đủ sức răn đe. Chẳng hạn, nếu vi phạm lấn chiếm đất công mà chỉ phạt khoảng 2 triệu, 10 triệu ở một nơi giá đất vài trăm triệu đồng 1m2 là không đủ mức để ngăn ngừa những người cố tình vi phạm. Tương tự như vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng, nếu xử phạt 50 – 100 triệu đồng đối với mỗi công trình vi phạm, trong đó có công trình xây sai phép, vượt tới 4 – 5 tầng, vượt hàng nghìn m2 xây dựng, trong khi giá trị giao dịch mỗi m2 xây dựng đã là gần một trăm triệu đồng, thì việc cố ý xây thêm tầng, cơi nới trái phép là khó ngăn chặn hết” – ông Cường nói.
Siết nhập cư vào thủ đô
Về quản lý dân cư, dự thảo Luật Thủ đô được thể hiện theo hướng áp dụng một số biện pháp hành chính về đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội chặt chẽ hơn so với Luật cư trú hiện hành, và đưa ra hai phương án trong đó phương án 1 ít hạn chế hơn và phương án 2 đưa ra điều kiện cao hơn.
Cụ thể, phương án 1 quy định công dân không thuộc các trường hợp như vợ về ở với chồng, con về ở với cha mẹ,… thì được đăng ký thường trú ở nội thành, nếu có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ đủ 3 năm trở lên nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
Phương án 2 bổ sung thêm nội dung “trường hợp nhà ở do thuê thì phải bảo đảm diện tích mặt sàn tối thiểu là 5m2/người”. Chính phủ cho biết sơ bộ tính toán cho thấy nếu theo phương án 1 thì khi Luật Thủ đô có hiệu lực, mỗi năm số người đăng ký thường trú vào nội thành sẽ giảm khoảng 28% (14.000/50.000 người) còn theo phương án 2 thì giảm khoảng 38% (19.100/50.000 người).
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho biết nhiều ý kiến thành viên Ủy ban pháp luật tán thành với phương án 1. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải có các giải pháp tổng thể, đồng bộ về kinh tế – xã hội, quy hoạch, như chuyển một số cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan, tổ chức ra khỏi nội thành hạn chế việc xây dựng các chung cư cao tầng trong nội thành, xây dựng tuyến đường giao thông thuận lợi kết nối nội thành với ngoại thành và các vùng phụ cận… mới có thể giải quyết được tận gốc vấn đề này.
Theo 24h
Tạm trú một chỗ 3 năm mới được nhập khẩu HN
Để đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội, người dân phải có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và tạm trú liên tục ở đó ít nhất 3 năm, đồng thời nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
Đề xuất của Chính phủ trong dự thảo luật Thủ đô trình Ủy ban Thường vụ QH chiều 6/10 là điểm mới so với dự thảo luật cũ (đã từng bị Thường vụ bác).
Điều kiện nhập hộ khẩu được "siết" chặt hơn, chẳng hạn, thời gian tạm trú liên tục được nâng từ 2 lên thành 3 năm. Nơi đăng ký nhập hộ khẩu cũng phải là nơi đang tạm trú.
Trong bài phát biểu chi tiết tại phiên họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định, việc siết nhập cư nội thành cũng xuất phát từ thách thức mật độ dân cư đang tăng quá nhanh. Những nhu cầu tối thiểu về chỗ ở, giường bệnh, trường học, hạ tầng không đáp ứng. Hơn nữa, Hà Nội đang triển khai chủ trương giãn dân phố cổ vô cùng tốn kém.
Mật độ dân cư tăng quá nhanh, hạ tầng không đáp ứng nổi khiến Hà Nội phải siết điều kiện nhập cư
"Tôi cũng băn khoăn quy định này liệu có bị xem là làm hạn chế quyền công dân. Nhưng đây là việc làm cần thiết, xuất phát từ yêu cầu khách quan của đời sống xã hội", Bí thư Hà Nội bày tỏ.
Cũng theo ông Nghị, các điều kiện được đưa ra là biện pháp hợp lý để quản lý dân cư một cách khoa học và chủ động. Quy định này cũng nhằm đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người dân Thủ đô. "Vì kéo theo một người dân nhập cư là cả gia đình của họ", Bí thư Hà Nội nói.
Cũng theo dự án luật, chính quyền sẽ có biện pháp hỗ trợ về tài chính, nhà ở đối với các trường hợp tự nguyện chuyển nơi thường trú từ nội thành ra ngoại thành.
Tán thành việc "siết" nhập cư, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho hay, gia tăng dân số cơ học ở Thủ đô hiện nay là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải đối với hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, tạo nên những áp lực về giao thông, trường học, chỗ ở, y tế, việc làm... Việc bổ sung các điều kiện đăng ký nhập hộ khẩu vào nội thành Hà Nội đối với một số đối tượng chặt chẽ hơn tuy chưa phải là giải pháp tối ưu để quản lý dân cư nhưng cũng là một trong nhưng giải pháp cần thiết kết hợp với các giải pháp khác nhằm giãn bớt số lượng dân cư cư trú trong nội thành.
Tuy nhiên, về lâu dài cần phải có các giải pháp tổng thể, đồng bộ về kinh tế - xã hội, quy hoạch, như chuyển các cơ sở sản xuất, kinh doạnh, dịch vụ ra khỏi nội thành, hạn chế việc xây dựng các chung cư cao tầng trong nội thành, xây dựng tuyến đường giao thông thuận lợi kết nối nội thành với ngoại thành và các vùng phụ cận... thì mới giải quyết được gốc rễ vấn đề.
Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cũng đồng tình với các biện pháp hạn chế tăng dân số Thủ đô. "Còn như quê tôi (Sơn La - PV), có tới 60 người sống trên một diện tích rộng cả cây số vuông nhưng có khuyến khích dân lên đó sống thì người ta cũng chả lên", bà Phóng nói vui.
Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng đồng tình với các biện pháp hạn chế tăng dân số Thủ đô
Cho rằng các quy định như trên hoàn toàn phù hợp Hiến pháp và không hạn chế quyền tự do công dân, song Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa cũng lưu ý nên xem xét kỹ các điều kiện để đảm bảo tính khả thi. Đặc biệt điều kiện phải nhập hộ khẩu tại chính nơi đang tạm trú liệu có quá cứng nhắc?
"Giả sử một người đang tạm trú ở phố cổ, mà họ muốn đăng ký ở ngoại thành thì liệu có cho họ đăng ký hộ khẩu ở ngoài không? Hay cứ nhất nhất bắt họ phải nhập hộ khẩu ở phố cổ?", ông Khoa nói.
Nhiều ý kiến khác cũng tán thành các điều kiện siết nhập cư với lý do "các thủ đô lớn trên thế giới cũng làm như vậy".
Kết luận phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh, luật cần đưa ra cơ chế quản lý dân cư để hạn chế tăng dân số vượt quá nhu cầu đáp ứng của khu vực nội thành.
Ngoài ra, dự án luật cũng có một số nội dung mới, như Hà Nội được quy định mức xử phạt vi phạm hành chính khu vực nội thành cao hơn nơi khác, nhưng không quá hai lần mức tối đa do Chính phủ quy định với các vi phạm về đất đai, xây dựng, văn hóa. Tương tự, mức thu phí giao thông khu vực nội thành cũng không được cao hơn quá hai lần mức tối đa chung.
Dự thảo luật sẽ được trình tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.
Theo 24h
Bí thư Hà Nội thuyết phục Thường vụ về Luật Thủ đô Tại lần thảo luận cuối trước khi trình dự Luật Thủ đô ra Quốc hội vào kỳ họp tới, đích thân Bí thư Phạm Quang Nghị đã bày tỏ quan điểm của Hà Nội về sự cần thiết của những quy định mang tính đặc thù. Chiều 6/10, có mặt tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thảo luận về dự Luật...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm

Ba mẹ con tử vong trong căn nhà khóa cửa

Em bé trong vụ "nộp đủ tiền mới cấp cứu" đã tự thở, tri giác tốt

Tìm thấy thi thể bé trai 12 tuổi mất tích hơn 2 ngày

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Phẫn nộ trước clip 1 phụ nữ xúc phạm thậm tệ shipper giao hàng

Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công
Có thể bạn quan tâm

'Lạc lối' trong thế giới mùa hạ với những chiếc váy bí
Thời trang
18:26:12 05/05/2025
Bắt giữ khẩn cấp người đàn ông tát cảnh sát giao thông ở Thái Bình
Pháp luật
18:25:19 05/05/2025
Mourinho thua Solskjaer, chỉ trích Giải Thổ Nhĩ Kỳ thiếu công bằng
Sao thể thao
18:24:44 05/05/2025
Siêu thảm đỏ Baeksang 2025: Song Hye Kyo xuống tóc lên đồ "chặt chém" lấn át cả IU - Suzy, Hyun Bin - Byeon Woo Seok hóa hoàng tử dẫn đầu dàn nam thần
Sao châu á
18:03:43 05/05/2025
Hòa Minzy nói gì khi Võ Hạ Trâm hát ở đại lễ diễu binh 30/4?
Sao việt
17:58:47 05/05/2025
Truy tìm Võ Thị Diễm My - cô gái liên quan vụ án "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn suốt 5 năm
Netizen
17:42:40 05/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm chiều chuẩn mùa hè, đơn giản mà ngon
Ẩm thực
17:06:10 05/05/2025
Con gái NSƯT Võ Hoài Nam gây ấn tượng ở tập 1 Điểm hẹn tài năng
Tv show
17:02:45 05/05/2025
Đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất của Beaksang 2025 - Cuộc đụng độ của các vị thần diễn xuất
Hậu trường phim
16:51:24 05/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 34: Đại công khai chia tay An
Phim việt
16:48:10 05/05/2025