Đề xuất xưng “tôi” trong công sở
Tại cơ quan, công sở nên xưng “tôi” với người xung quanh để thể hiện sự bình đẳng, ngang hàng nhau trong công việc.
Xưng hô thân mật như trong gia đình theo kiểu “bác bác – cháu cháu”… là chuyện thường tại công sở. Nhiều ý kiến cho rằng, cách xưng hô “gia đình hóa” giúp đồng nghiệp nhanh chóng gần gũi nhau hơn. Nhưng cũng có người cho rằng, “chú chú – cháu cháu” nơi công sở tiêu diệt tính độc lập của con người khi nêu ý kiến, triệt tiêu sự tranh luận, đối thoại. Nhân chuyện này, chúng tôi xin gửi tới độc giả những ý kiến về cách xưng hô nơi công sở.
Xưng “tôi” để tự tin hơn
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội dẫn chứng, có nhiều người dân lớn tuổi đến cơ quan công quyền gặp cán bộ tiếp dân rất trẻ. Theo Giáo sư, dù là người dân nhiều tuổi hơn, cán bộ tiếp dân cũng không thể gọi người ta là cụ xưng con hoặc gọi bác xưng cháu… Như thế không đúng tư thế của cán bộ Nhà nước. Lẽ ra, người cán bộ nên xưng “tôi” với người dân đến làm việc: “Thưa bác, tôi có thể giúp gì…”.
Ngược lại, người dân đến cơ quan, dù nhiều tuổi hơn cũng không được xưng “bác”, “chú”, hoặc ít tuổi hơn cán bộ thì cũng không nên xưng “cháu, em”… Thay vào đó nên xưng là “tôi”.
GS Thuyết đề xuất, khi đi ăn, chơi thì gọi thế nào cũng được, đó là việc riêng. Còn trong công việc, có thể gọi theo tuổi tác, giới tính của người ta như “chú”, “bác” và xưng là “tôi”.
“Nên chấp nhận sự phân biệt đối với người được hô về địa vị xã hội, tuổi tác nhưng xưng ‘tôi’ để thể hiện sự bình đẳng, ngang hàng nhau trong công việc”, GS Thuyết nói.
Cũng theo ông Thuyết, đã có tiền lệ thay đổi trong cách xưng hô, điển hình như trong quan hệ nam nữ. Khi hai người nam nữ mới quen thì gọi nhau là “chú – cháu”, khi yêu nhau chuyển là “anh – em”. Kể con rể có lớn tuổi hơn bố vợ thì vẫn phải gọi “bố” xưng con. Chồng lớn tuổi hơn vợ baonhiêu thì vẫn là “anh – em”.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, nên xưng “tôi” để thể hiện sự bình đẳng, ngang hàng nhau trong công việc.
Nhà Xã hội học Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cũng ủng hộ xưng “tôi” nơi công sở. Tuy nhiên, theo ông, xưng tôi thì không thể gọi người trên là “cô”, “chú”, “bác”. Bởi như vậy vẫn có sự xác lập thứ bậc trên dưới như trong gia đình. Mà điều này có thể làm tiêu diệt tính cá nhân, độc lập của mỗi người khi nêu ý kiến tranh luận.
Ông Trịnh Hòa Bình đề xuất, gọi đồng nghiệp theo chức vụ và xưng là tôi. Ví dụ: “Thưa giám đốc, thưa trưởng phòng, tôi có ý kiến thế này…”.
Video đang HOT
TS Ngô Thành Can (Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia HCM)
Còn TS Ngô Thành Can (Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia HCM) đề xuất hai cách xưng hô nơi công sở. Đó là gọi theo chức danh giám đốc, trưởng phòng và xưng “tôi”. Hoặc có thể gọi “anh”, “chị” (nếu lớn tuổi gọi “ông”, “bà”) xưng “tôi”.
Cách gọi như vậy tạo ra sự nghiêm túc của công sở, vẫn có trên có dưới nhưng không tạo ra ranh giới quá mức mang tính chất gia đình. Đồng thời, giải quyết được rất nhiều băn khoăn nơi công sở “không biết xưng hô thế nào cho đúng”.
Ví dụ, một nhân viên mới đến, không biết gọi ông sếp hơn tuổi mình là “chú” hay “bác”, “anh”… Hoặc hai người bạn thân chơi với nhau, nhưng giờ anh ta là sếp to, ông chủ… không thể gọi mày tao được nữa, gọi là “anh – em” cũng không được. Hoặc nhân viên nhiều tuổi hơn sếp, thậm chí có nhân viên là bạn của bố sếp thì sẽ rất khó xưng hô với sếp. Gọi sếp là “cháu” thì không dám, gọi sếp là “anh/chị” thì sợ nịnh quá lố, nghe khó coi vì bố sếp là bạn mình.
Do vậy, nếu có quy định xưng “tôi” và hô theo chức danh thì sẽ giảm đi nhiều sự khó xử trên.
Xưng “tôi” thể hiện sự ngang hàng, lịch sự
Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức – tác giả cuốn sách “Ngàn năm áo mũ” phân tích, từ “tôi” vốn có nghĩa là phận tôi tớ, thuộc hạ, sau được dùng làm đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, tỏ ý khiêm nhường, hạ thấp mình trước đối phương.
Tài liệu của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức có ghi chép lại như sau:
Giáo sĩ Marini ở tại Đàng Ngoài năm 1646 – 1658, người ghi lại hình thức chào của người Việt, cho biết, khi gặp vua người Việt thưa: “Tôi tâu đúc Bua” (Tôi tâu Đức vua), gặp chúa thì thưa: “Tôi đọ Ciúa” (Tôi dộng Chúa), với hoàng tử và các quan đại thần thì thưa “Tôi thân đúc ô” (Tôi thân Đức ông), và với những người có địa vị cao hơn mình thì thưa rằng: “Tôi Cièng” (Tôi chiềng).
ỗ Thế Giai (1709 – 1766), vị quan võ thời Lê Trịnh, trong các tờ khải điều trần của mình, dâng lên vua Lê chúa Trịnh bao giờ cũng mở đầu bằng câu: “Tôi cẩn khải vâng lạy ức bề trên”.
Lê Chất (1769 – 1826), võ quan triều Tây Sơn, sau theo nhà Nguyễn, trong tờ tấu chữ Nôm gửi lên vua Gia Long, thưa rằng: “Tấu vái Đức Hoàng thượng muôn muôn năm cao minh ngự lãm”, cuối tờ tấu viết: “Chúng tôi thật lo thật sợ cúi vái. Đức Hoàng thượng muôn muôn năm”.
Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, đại từ “tôi” về sau dần thay đổi ngữ nghĩa, chuyển từ thái độ khiêm hạ sang ngang hàng, được sử dụng trong những trường hợp lịch sự.
Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức nói rằng: “Tôi cho rằng sự thay đổi này chỉ diễn ra vào quãng bốn năm chục năm trở lại đây mà thôi. Bởi bạn tôi (tầm 40 tuổi) theo đạo Thiên chúa giáo nói, họ luôn băn khoăn không hiểu sao ngày bé khi vào nhà thờ, họ lại xưng là “tôi” trước chúa, còn giờ thì nhất loạt đổi dùng từ “con”.
Thông tư quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân (10/4/2012) quy định xưng hô khi giao tiếp: 1. Xưng hô khi giao tiếp trong lực lượng Công an nhân dân a) Khi làm việc, hội họp, học tập, sinh hoạt tập thể, cán bộ, chiến sĩ xưng hô với nhau bằng “đồng chí” và “tôi”, sau tiếng “đồng chí” có thể gọi cấp bậc, họ tên, chức vụ của người mình tiếp xúc; đối với cấp trên có thể gọi là “thủ trưởng”. Trong các học viện, nhà trường Công an nhân dân, ngoài việc xưng hô như trên, giáo viên, học sinh, sinh viên có thể xưng hô bằng “thầy”, “cô” và “em”; b) Ngoài giờ làm việc, hội họp, học tập, sinh hoạt tập thể, cán bộ, chiến sĩ xưng hô với nhau sao cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam; 2. Xưng hô khi giao tiếp với người ngoài lực lượng Công an nhân dân a) Khi làm việc và quan hệ công tác với cán bộ và nhân dân: Tùy từng trường hợp cụ thể để gọi bằng “đồng chí” và xưng “tôi”; hoặc tùy theo lứa tuổi để xưng hô sao cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam. b) Khi giao tiếp với người nước ngoài: Tùy theo quan hệ ngoại giao của Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế khách đến thăm để gọi là “đồng chí” hoặc “ngài”, “ông”, “bà”, “vương hiệu”, “tước hiệu” và xưng “tôi” cho phù hợp. c) Khi giao tiếp với người vi phạm pháp luật: – Đối với phạm nhân, trại viên gọi là “anh”, “chị” và xưng “tôi”; – Các trường hợp khác, tùy theo lứa tuổi, xưng hô sao cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
Theo Khampha
Bỏ xưng hô "chú cháu" nơi công sở?
"Xưng hô chú - cháu, bác - cháu nơi công sở làm cho người dưới thu mình lại, dẹp như con gián...".
Xưng hô thân mật như trong gia đình theo kiểu "bác bác - cháu cháu"... là chuyện thường tại công sở. Nhiều ý kiến cho rằng, cách xưng hô "gia đình hóa" giúp đồng nghiệp nhanh chóng gần gũi nhau hơn. Nhưng cũng có người cho rằng, "chú chú - cháu cháu" nơi công sở tiêu diệt tính độc lập của con người khi nêu ý kiến, triệt tiêu sự tranh luận, đối thoại. Nhân chuyện này, chúng tôi xin gửi tới độc giả những ý kiến về cách xưng hô nơi công sở.
Công sở mang dáng dấp gia đình
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, Trưởng Bộ môn Văn hóa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, cho rằng, người Việt có lối giao tiếp thân mật hóa cao. Với cách xưng hô này, tất cả mọi người trong cộng đồng đều trở thành bà con họ hàng trong một gia đình.
Giáo sư lý giải, người Việt cổ sống bằng nghề trồng lúa nước, có tính thời vụ cao, khi bắt đầu vào việc cần rất đông người, vì vậy cần liên kết với nhau. Đơn vị liên kết là làng xã - vừa đủ để làm ruộng. Quan hệ giữa những người trong làng không quá ràng buộc nhau như gia đình, nhưng cũng đủ để mọi người biết nhau.
Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm, cách xưng hô "gia đình hóa" tại công sở dễ làm người ta có cảm giác việc chung trở thành việc riêng
Để làm việc cùng nhau, con người trong làng ấy phải thân mật. Do vậy, tự giác tạo mối quan hệ thân thiết để hỗ trợ nhau trong công việc. Từ đó, người Việt cứ gặp nhau là phải tìm hiểu xem hoàn cảnh thế nào, tuổi tác ra sao để xưng hô, tạo sự thân mật. Ai nhiều tuổi hơn là chú, bác, anh chị; ít tuổi hơn là em, cháu... coi nhau như một gia đình.
Từ đó, mở rộng ra các cấp độ quan hệ xã hội, hành chính... khởi đầu chưa quen biết, sau thời gian ngắn tìm cách gần gũi nhau. Khi mới quen, người ta hay gọi nhau theo theo chức vụ như: giám đốc, bác sỹ, giáo sư... Sau thời gian ngắn chuyển sang cách xưng hô theo quan hệ gia đình, "gia đình hóa quan hệ xã hội".
Cách xưng hô "gia đình hóa" giúp con người ta nhanh chóng gần gũi nhau hơn, có cảm giác như người thân của nhau, giúp nhau hỗ trợ trong công việc. Tuy vậy, cách gọi này có thể làm mất đi khoảng cách cần thiết.
Theo Giáo sư "gia đình hóa" dễ làm người ta có cảm giác việc chung trở thành việc riêng, giải quyết công việc "trên cơ sở tình cảm". Như vậy, khi hai người chênh lệch tuổi tác làm việc với nhau, người ít tuổi có cảm giác như đi xin, người nhiều tuổi như đi ban ơn cho người dưới.
GS Nguyễn Hữu Khiển - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM) - nhận định: "Gia đình chủ nghĩa" làm văn hóa công sở bị sai lệch sẽ dẫn đến biểu hiện mục đích cá nhân có tính thái quá. Chẳng hạn xưng hô "bác - cháu"... muốn thể hiện cho người khác biết mình là ngoan, là người nhà của sếp. Cách xưng hô "bác - cháu" cũng làm mất đi sự nghiêm túc nơi công quyền.
Theo TS Ngô Thành Can, Phó khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HCM), xưng hô "gia đình hóa" làm công sở có dáng dấp như gia đình, dòng tộc.
Triệt tiêu tranh luận
TS Ngô Thành Can cho rằng, "chú - cháu" tạo cho lớp trẻ thấy công sở như gia đình, họ là thế hệ sau, nhỏ bé thấp kém không dám đề đạt ý kiến, ý tưởng hay. Nguy hiểm hơn, người thế hệ trên có thể năng lực chưa tốt nhưng lúc nào cũng được đồng nghiệp trẻ "thưa gửi" nên cứ nghĩ mình làm tốt.
Theo TS Ngô Thành Can, hệ lụy lớn nhất từ cách xưng hô "gia đình hóa" là gây tác động xấu đến suy nghĩ công chúng. "Người dân thấy công sở gọi nhau thế thì đừng có cãi hay kiện tụng làm gì, đằng nào cũng thua thôi, vì họ toàn là người nhà cả".
Nhà Xã hội học Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học), nhận định, xưng hô "chú - cháu" nơi công sở làm cho người dưới "thu mình lại, dẹp như con gián".
Tư tưởng "trứng mà đòi khôn hơn rận" làm cho người ít tuổi hơn không được trao đổi một cách thẳng thắn, đàng hoàng. "Bác bác - cháu cháu" làm tiêu diệt tính độc lập của con người khi nêu ý kiến, triệt tiêu sự tranh luận, đối thoại. Trong khi đó, có thể nói, mọi sự việc đều cần đối thoại để có được chân lý.
Có ý kiến cho rằng, cách xưng hô "chú - cháu" nơi công sở làm cho người dưới "thu mình lại, dẹp như con gián". (Ảnh minh họa)
Tiến sĩ Mai Anh - người đang chủ trì đề án xây dựng một bộ quy tắc ứng xử cho người Hà Nội cũng cho rằng, người trẻ tuổi có tâm lý họ cần phải được tôn trọng, khẳng định bản thân và thể hiện công việc họ làm được ghi nhận. Nhưng người trẻ tuổi hay bị định kiến là thiếu kinh nghiệm, khi đề xuất vấn đề gì đó ta thường sợ những người trên. Nếu ta thay đổi cách xưng hô "chú chú - cháu cháu" người trẻ tuổi sẽ có được nhiều lợi thế và quay trở lại chính mình hơn, tự tin hơn.
Ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, xưng hô "gia đình hóa" dễ dẫn đến cách ứng xử của người nhiều tuổi hơn coi đồng nghiệp là con cháu trong nhà. Còn người ít tuổi hơn coi người trên như là cha chú mình. Từ đó, không tạo ra môi trường làm việc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Ví dụ như khi người "chú" làm việc có sai sót, nhưng "cháu" không dám góp ý, bởi tâm lý: "Người ta đáng bậc cha chú, mình là bậc con cháu nói ra sợ bị đánh giá là hỗn". Người nhiều tuổi hơn cũng dễ có tâm lý: "Chúng nó là bậc con cháu, dám chê cha chú, thế là láo".
Trong khi đó, quan hệ đồng nghiệp là bình đẳng, không nên có sự phân biệt. Bởi người lớn tuổi có kinh nghiệm, nhưng người trẻ có nhiều thông tin, năng động được đào tạo bài bản... có khi làm việc hiệu quả hơn người có kinh nghiệm.
Theo Khampha
Chuyện bí ẩn về làng "góa phụ" ở Nghệ An Nhiều người đàn ông đang khỏe mạnh bỗng nhiên đổ bệnh rồi tử vong. Sự việc bí ẩn khiến người dân nơi đây vô cùng lo lắng. Trong khoảng hơn 15 năm trở lại đây, nhiều đàn ông đang sống khỏe mạnh ở vùng quê nghèo ở xóm Thọ Thành, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bỗng nhiên đổ bệnh, sau...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông bị sét đánh tử vong ngay trước nhà

Thu hồi lô dầu gội đầu do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối

Hà Nội: Đề nghị kiểm tra cơ sở khoe lòng xe điếu dài 40m

Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện

Nữ tài xế ở Hà Nội 'tố' bị người đi ô tô dùng dùi cui vụt vào đầu

Vụ nữ sinh tử vong do tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Hội Bảo vệ quyền trẻ em kiến nghị xử lý nghiêm

Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Rà phá bom, mìn, vật nổ để làm sạch khu vực hạ lưu Thủy điện Hòa Bình

Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?
Sao việt
23:37:40 07/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
23:24:34 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Sử dụng lòng lợn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không đúng cách
Sức khỏe
23:01:31 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025