Delta đang thay đổi cuộc chiến chống đại dịch của thế giới

Sự xuất hiện của biến chủng Delta khiến thế giới đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới mạnh nhất từ trước đến nay, buộc các nước phải điều chỉnh chiến lược ứng phó.

Delta đang thay đổi cuộc chiến chống đại dịch của thế giới - Hình 1

Sự xuất hiện của Delta gây sức ép lên hệ thống y tế của nhiều quốc gia (Ảnh minh họa: Getty).

“Cuộc chiến đã thay đổi”

Theo một tài liệu nội bộ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ được tiết lộ tuần trước, cơ quan này nói rằng, cộng đồng nên thừa nhận “cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã thay đổi vì biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh chóng”.

CDC Mỹ đánh giá Delta dễ lây lan như bệnh thủy đậu, mỗi người nhiễm bệnh trung bình có thể truyền bệnh cho 8-9 người. Biến chủng này có thể truyền từ những người đã tiêm phòng và có khả năng gây bệnh thể nặng hơn so với những biến chủng trước.

“Hãy thừa nhận rằng cuộc chiến đã thay đổi. Hãy tăng cường tuyên truyền về rủi ro cả ở những người đã tiêm vắc xin”, tài liệu của CDC nhấn mạnh.

Biến chủng Delta được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ vào đầu năm nay và nhanh chóng đẩy Ấn Độ vào cuộc khủng hoảng chưa từng có với hàng trăm ca nhiễm mới, hàng nghìn người tử vong mỗi ngày ở giai đoạn đỉnh dịch tháng 4 và tháng 5. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Delta đã lây lan ra 132 quốc gia, vùng lãnh thổ và tiếp tục biến đổi. Tính đến ngày 3/8, thế giới đã ghi nhận hơn 200 triệu ca Covid-19, tăng gấp đôi so với hồi cuối tháng 1.

Thậm chí những nơi từng được coi là hình mẫu chống dịch như các quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á đến nay cũng phải chật vật đối phó làn sóng lây nhiễm mới, gây sức ép lớn cho hệ thống y tế.

Một số nước như Singapore, Israel hay các nước châu Âu có kế hoạch mở cửa, trở lại cuộc sống bình thường sau khi về cơ bản kiểm soát được làn sóng Covid-19 đầu tiên nhờ chương trình tiêm chủng nhanh chóng và các biện pháp hạn chế hiệu quả. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Delta đã ít nhiều làm thay đổi kế hoạch này, buộc các nước áp đặt trở lại các biện pháp hạn chế và điều chỉnh chiến lược ứng phó.

“Dập dịch mềm” và sống chung với Covid-19

Delta đang thay đổi cuộc chiến chống đại dịch của thế giới - Hình 2

Nhiều nước đã thay đổi chiến lược ứng phó để sống chung với Covid-19 (Ảnh minh họa: Tân Hoa Xã).

Chỉ 4 tuần sau khi Israel xóa bỏ mọi quy định về giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, chính phủ nước này tháng trước tiếp tục yêu cầu người dân đeo khẩu trang trở lại vì số ca nhiễm tăng trở lại với sự xuất hiện của Delta. Tuy nhiên, chiến dịch ứng phó Covid-19 của Israel đã có sự thay đổi.

Theo chính sách mới được gọi là “dập dịch mềm”, chính phủ Israel muốn người dân học cách sống chung với virus – áp đặt các biện pháp ít hạn chế nhất có thể, đồng thời tránh phong tỏa toàn quốc lần 4 để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.

Vì hầu hết công dân thuộc các nhóm nguy cơ đều đã tiêm vắc xin, Thủ tướng Naftali Bennett đánh giá sẽ có ít người nhiễm ở mức nghiêm trọng khi dịch bệnh gia tăng trở lại. Tất nhiên, việc thực thi chiến lược này sẽ bao gồm theo dõi sự lây lan, khuyến khích tiêm vắc xin, xét nghiệm nhanh, kết hợp với các chiến dịch tuyên truyền về khẩu trang.

“Chiến lược này sẽ kéo theo những rủi ro nhất định, nhưng xét về tổng thể, bao gồm cả các yếu tố kinh tế, đây là sự cân bằng cần thiết”, Reuters dẫn lời ông Bennett hồi tháng 7.

“Sống chung với Covid-19″ cũng là quan điểm của chính phủ Anh khi quyết định dỡ bỏ gần như toàn bộ các biện pháp hạn chế, cho phép người dân trở lại cuộc sống bình thường từ ngày 19/7. Bất chấp việc vẫn ghi nhận hàng chục nghìn ca nhiễm mỗi ngày do biến chủng Delta, nhưng tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở Anh hiện tương đối thấp, chỉ khoảng hơn 100 ca/ngày.

Video đang HOT

Khi đưa ra quyết định gây nhiều tranh cãi, Thủ tướng Boris Johnson thừa nhận số ca nhiễm, nhập viện và tử vong có thể tăng trong thời gian ngắn nhưng ông hy vọng rằng việc tiêm chủng nhiều hơn sẽ giúp Anh vẫn có thể kiểm soát được đại dịch đồng thời mở cửa kinh tế. Đến nay, Anh đã tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 đầy đủ cho khoảng 70% dân số, trong khi gần 90% dân số đã được tiêm ít nhất một liều.

Giống như Israel hay Anh, giới chức Singapore cũng bắt đầu có sự điều chỉnh chiến lược ứng phó Covid-19 theo hướng tập trung hạn chế tối đa số ca bệnh nặng và tử vong thay vì khống chế số ca nhiễm trước sự lây lan của Delta.

Kế hoạch của giới chức Singapore là nới dần các biện pháp hạn chế. Dữ liệu ca nhiễm hàng ngày sẽ không còn là yếu tố hàng đầu chi phối các quyết định ứng phó, thay vào đó, tập trung vào các dữ liệu về số ca nhập viện, số ca bệnh nặng và số ca tử vong để hạn chế những điều này.

Vắc xin được coi là công cụ hữu hiệu cho chiến lược trên cùng với sự hỗ trợ của các biện pháp hạn chế không quá khắt khe. Ước tính, Singapore đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 50% dân số, nước này sẽ tiếp tục tăng tốc chương trình tiêm chủng bằng nhiều biện pháp như cung cấp dịch vụ tiêm tận nhà cho người cao tuổi hoặc người cao tuổi có thể đến bất cứ trung tâm tiêm chủng nào mà không cần đăng ký trước.

Xét nghiệm diện rộng và tiêm vắc xin mũi 3

Delta đang thay đổi cuộc chiến chống đại dịch của thế giới - Hình 3

Israel là quốc gia đầu tiên triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 3 cho người trên 60 tuổi (Ảnh: Reuters).

Một trong những biện pháp mà Trung Quốc dùng để đối phó với Delta – biến chủng đang gây ra một đợt bùng phát rộng nhất ở nước này kể từ sau đợt bùng phát ở Vũ Hán cuối năm 2019.

Hàng loạt thành phố ở Trung Quốc đã tiến hành xét nghiệm toàn dân sau khi phát hiện các ca bệnh liên quan đến ổ dịch ở sân bay Nam Kinh hồi giữa tháng 7. Đặc biệt, Nam Kinh, vùng dịch lớn nhất hiện nay ở Trung Quốc, đã bắt đầu đợt xét nghiệm lần thứ 4 cho hơn 9 triệu dân. Giới chức Vũ Hán đầu tuần này cũng thông báo xét nghiệm toàn bộ hơn 11 triệu dân sau khi ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng sau hơn một năm.

Cùng với xét nghiệm diện rộng, các địa phương ở Trung Quốc cũng siết các biện pháp phòng dịch như yêu cầu người dân không ra khỏi thành phố nếu không có lý do cần thiết, áp dụng quy định nghiêm ngặt với những người đến từ vùng dịch.
Ngoài các biện pháp trên, để đối phó với biến chủng Delta, một số nước đã cân nhắc việc tiêm vắc xin mũi thứ 3 để tăng cường miễn dịch. Từ 1/8, Israel trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm mũi tăng cường cho người trên 60 tuổi.

Theo Thủ tướng Israel Bennett, nghiên cứu cho thấy, khả năng miễn dịch của vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian, việc tiêm mũi thứ 3 sẽ góp phần cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ lây nhiễm và giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong vì Covid-19.

Hãng dược Pfizer của Mỹ cho biết, họ đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng để xác định hiệu quả của hai loại vắc xin tăng cường gồm mũi thứ 3 của Pfizer hiện tại và liều vắc xin thứ 3 phiên bản mới. Pfizer tin rằng, mức độ bảo vệ của hai liều vắc xin Pfizer sẽ giảm dần theo thời gian, nên có thể phải tiêm liều thứ ba sau 6-12 tháng. Hãng Moderna cũng cho biết đang nghiên cứu có cần thiết tiêm mũi thứ 3 hay không.

Trong khi đó, CDC Mỹ và Cục Quản lý Thực và Dược phẩm Mỹ nói rằng, hiện chưa có đủ dữ liệu cho thấy việc tiêm liều thứ 3 là cần thiết. Theo hai cơ quan này, những người tiêm đủ vắc xin đã được bảo vệ khỏi bệnh nặng và tử vong, bao gồm cả các biến chủng đang lưu hành như Delta.

Giải mã những 'vũ khí' đột biến khiến biến thể Delta lây nhiễm nguy hiểm nhất

Làm thế nào các đột biến đã khiến virus SARS-CoV-2 trở nên dễ lây lan nhất với biến thể Delta? Các nhà khoa học đã nỗ lực giải mã từng đột biến làm nên "sức mạnh" của biến chủng virus này.

Giải mã những vũ khí đột biến khiến biến thể Delta lây nhiễm nguy hiểm nhất - Hình 1
Biến thể Delta đang đứng sau làn sóng lây nhiễm mạnh ở cả những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao. Ảnh: Reuter

Mới đầu, những đột biến trong biến thể Delta không có vẻ đáng ngại. Ở những người mới phát hiện, Delta có ít thay đổi di truyền hơn so với các phiên bản trước đó của SARS-CoV-2.

Trevor Bedford, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson (Mỹ), cho biết: "Ban đầu, khi mọi người nhận thấy làn sóng dịch ở Ấn Độ được thúc đẩy bởi biến thể Delta, họ không nghĩ rằng nó sẽ tồi tệ đến vậy hoặc nó sẽ lấn lướt các biến thể khác".

Nhưng những kỳ vọng đó đã sai.

Theo tờ USA Today, Delta đã giữ lại một số đột biến thành công nhất được tìm thấy trong các biến thể trước đó trong khi còn chứa những thay đổi di truyền mới cho phép nó lây lan nhanh gấp đôi.

Delta nguy hiểm hơn về nhiều mặt

Delta nguy hiểm hơn virus gốc và các biến thể khác về nhiều mặt. Nó có thời gian ủ bệnh là 4 ngày, thay vì 6 ngày, khiến cho người mắc bệnh nhanh hơn. Ở giai đoạn đầu của đại dịch, mỗi người nhiễm virus lây lan cho trung bình 2-3 người. Nhưng hiện tại, trung bình mỗi người nhiễm Delta lây cho 6 người khác.

Theo covariants.org, một công ty nghiên cứu ở Bern, Thụy Sĩ, tính đến tuần trước, biến thể Delta đã gây ra ít nhất 92% ca nhiễm mới ở Mỹ và là thủ phạm của các làn sóng dịch nguy hiểm bùng khắp hầu khắp các khu vực trên thế giới.

Giải mã những vũ khí đột biến khiến biến thể Delta lây nhiễm nguy hiểm nhất - Hình 2
Nhân viên y tế tại một khu cấp cứu bệnh nhân COVID-19 ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Getty

Các nhà khoa học đã xác định trình tự các đột biến của Delta nhưng vẫn đang cố gắng tìm hiểu tầm quan trọng của chúng. Bà Angela Rasmussen, nhà virus học tại Tổ chức Vaccine và Bệnh truyền nhiễm của Đại học Saskatchewan (Canada) cho biết: Các nhà khoa học có hiểu biết tốt nhất về các đột biến trên cái gọi là protein gai - thứ nhô ra khỏi bề mặt của virus giống như một chiếc gậy, và được nghiên cứu nhiều nhất vì sự phân chia ghê gớm của nó. Virus SARS-CoV-2 sử dụng protein gai để xâm nhập vào các tế bào của con người, và những thay đổi trong gai có thể giúp virus tránh được các kháng thể.

Theo ông Vaughn Cooper, Giáo sư vi sinh và di truyền học phân tử tại Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho biết: Các nhà khoa học tin rằng một trong những khu vực quan trọng nhất của gai là vùng liên kết thụ thể - một phần của protein cho phép virus bám vào thụ thể trên bề mặt tế bào của chúng ta.

Thụ thể giống như các ổ cắm hoặc dock nối cho phép các protein tương tác với tế bào. Một khi virus xâm nhập vào thế bào, nó có thể gây ra sự tàn phá, chiếm đoạt bộ máy di truyền của tế bào và biến chính nó thành một nhà máy sản xuất virus.

Giải mã những vũ khí đột biến khiến biến thể Delta lây nhiễm nguy hiểm nhất - Hình 3
Các loại vaccine hiện tại vẫn có tác dụng cao trong ngăn ngừa biến thể Delta gây các triệu chứng nặng.

Sự kết hợp các "vũ khí" đáng ngại

Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đặc biệt đáng ngạc nhiên vì nó thiếu 2 đột biến khiến các biến thể trước đó trở nên đáng sợ.

Delta không có đột biến gai N501Y được tìm thấy trong các biến thể Alpha, Beta và Gamma, vốn cho phép chúng xâm nhập tế bào thành công hơn virurs gốc. Đột biến đó đã thay đổi một axit amin - một khối cấu tạo của protein - trong vùng liên kết thụ thể.

Delta cũng thiếu đột biến E484K, vốn đã tạo ra biến thể Gamma đáng lo ngại. Sự thay đổi di truyền này, còn được gọi là "Eek", cho phép virus lây nhiễm cho cả những người đã được tiêm chủng.

"Chữ D' trong Delta là viết tắt của 'Different (khác biệt) và Detour (đường vòng) dẫn đến một con đường đột biến gien khác", Eric Topol, Giám đốc và là người sáng lập Viện Nghiên cứu Scripps, nói và nhận xét: "Nhưng nó không có nghĩa là 'diệt vong'", đồng thời lưu ý rằng "các vaccine COVID-19 hiện có hầu như vẫn có hiệu quả bảo vệ đối với biến thể Delta".

Vaccine bảo vệ con người khỏi COVID-19 bằng cách cung cấp cho họ các kháng thể tự gắn vào protein gai, ngăn không cho virus xâm nhập vào tế bào. Bằng cách giảm đáng kể số lượng virus xâm nhập vào tế bào, vaccine có thể ngăn người nhiễm phát triển các triệu chứng nặng và giúp họ ít khả năng lây nhiễm sang người khác.

Giải mã những vũ khí đột biến khiến biến thể Delta lây nhiễm nguy hiểm nhất - Hình 4
Người dân lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày 31/7. Ảnh: Xinhua

Trên thực tế, Delta cũng có chung các đột biến với các biến thể "thành công" khác. Giống như tất cả các biến thể đã được xác định, biến thể Delta chứa một đột biến gai là D614G , còn được gọi là "Doug".

Các nhà khoa học tin rằng Doug làm tăng mật độ của protein gai trên bề mặt của các phần tử virus và giúp virus xâm nhập vào tế bào dễ dàng hơn.

Delta cũng có một đột biến gai được gọi là P681R , gần giống với đột biến trong biến thể Alpha dường như gây ra tải lượng virus cao hơn ở bệnh nhân. Những người nhiễm biến thể Delta có lượng virus trong đường hô hấp cao gấp 1.000 lần, điều này khiến họ có khả năng rất cao lây lan virus khi hắt hơi, ho hoặc nói chuyện.

Giáo sư Cooper cho biết, đột biến P681R, cũng có ở biến thể Kappa, được tìm thấy ở đầu một phần của bộ gien được gọi là vị trí phân cắt furin. Furin là một enzym tự nhiên của con người bị virus SARS-CoV-2 chiếm quyền điều khiển, sử dụng nó để cắt protein gai tạo ra hình dạng tối ưu để xâm nhập vào tế bào. Đột biến mới làm cho việc "tạo hình" đó hiệu quả hơn.

Một đột biến khác ở Delta - cũng được tìm thấy ở biến thể Kappa và Epsilon - được gọi là L452R . Các thí nghiệm cho thấy đột biến này, cũng ảnh hưởng đến vùng liên kết thụ thể, có tác dụng ngăn cản kháng thể vô hiệu hóa virus.

Giải mã những vũ khí đột biến khiến biến thể Delta lây nhiễm nguy hiểm nhất - Hình 5
Minh hoạ các vị trí đột biến chính ở biến thể Delta. Ảnh: Science

Những đột biến nói trên dường như trở nên đáng sợ hơn khi tồn tại cùng một nhóm thay vì một mình.

Những thay đổi về gien "chắc chắn đang tạo ra điều gì đó, nhưng tại sao sự kết hợp đó lại làm cho biến thể Delta đáng sợ hơn thì không hoàn toàn rõ ràng. Đặt chúng lại với nhau thì mọi chuyện mới đáng ngại", ông Bedford nói.

Những "vũ khí" của riêng Delta

Biến thể Delta cũng đã phát triển những đột biến di truyền không thấy ở các biến thể khác. Một đột biến như vậy được gọi là D950N . "Đột biến này có thể là duy nhất. Chúng tôi không thấy điều đó ở bất kỳ nơi nào khác", ông Cooper cho biết.

Theo chuyên gia này, đột biến D950N khác với các đột biến khác vì nó nằm bên ngoài vùng liên kết thụ thể trong một khu vực của bộ gien SARS-CoV-2, giúp virus kết hợp với tế bào người. Việc hợp nhất với các tế bào của con người cho phép SARS-CoV-2 đưa vật liệu di truyền của nó vào các tế bào đó.

Đột biến này có thể ảnh hưởng đến loại tế bào mà virus lây nhiễm, có khả năng gây hại cho các cơ quan và mô khác nhau. Ngoài ra, các đột biến ở vùng này cũng có liên quan đến lượng virus cao hơn.

Chưa hết, biến thể Delta cũng chứa các đột biến trong một phần của protein gai được gọi là vùng cổng-N, vốn cung cấp một "siêu vị trí" cho các kháng thể bám vào virus và ngăn chặn nó xâm nhập vào tế bào - Tiến sĩ Hana Akselrod, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y khoa & Khoa học Sức khỏe - Đại học George Washington (Mỹ), giải thích.

Những đột biến này làm cho các kháng thể đơn dòng kém hiệu quả hơn trong việc xử lý COVID-19 và làm tăng khả năng giúp biến thể Delta để thoát khỏi các kháng thể do vaccine tạo ra. Điều đó có thể giải thích tại sao những người đã được tiêm chủng vẫn có nhiều khả năng bị nhiễm biến thể Delta cao hơn biến thể khác, dù đa số chỉ gây ra bệnh nhẹ nhưng vẫn cho phép họ lan truyền virus.

Đường đi tương lai của biến thể Delta

Các nhà khoa học cho biết không thể dự đoán chính xác Delta sẽ hoạt động như thế nào trong tương lai, mặc dù ông Eric Topol nói "nó sẽ trở nên tồi tệ hơn". Ông lưu ý rằng các đợt bùng phát dịch do biến thể Delta có xu hướng kéo dài từ 10 đến 12 tuần khi virus "càn quét" các cộng đồng dân cư nhạy cảm.

Nếu Mỹ tiếp tục theo mô hình đã thấy ở Anh và Hà Lan, các ca lây nhiễm có thể tăng từ mức trung bình 7 ngày hiện tại là 42.000 ca lên 250.000 ca /ngày. Tuy nhiên, ôn Topol cho biết Mỹ không có khả năng chịu tỷ lệ tử vong cao như ở Ấn Độ, Tunisia và Indonesia vì một nửa dân số của họ đã được tiêm chủng đầy đủ.

Giải mã những vũ khí đột biến khiến biến thể Delta lây nhiễm nguy hiểm nhất - Hình 6

Mặc dù một số nghiên cứu đã kết luận rằng vaccine Johnson & Johnson (tiêm 1 mũi duy nhất) kích thích các kháng thể mạnh mẽ và bền bỉ chống lại biến thể Delta, một báo cáo mới cho thấy các kháng thể tạo ra bởi một mũi tiêm có thể không đủ để vô hiệu hóa biến thể này. Các tác giả của nghiên cứu đó - từ Trường Y khoa Grossman, Đại học New York, cho rằng có thể cần dùng liều thứ hai.

Trong khi đó, hai liều vaccine Pfizer-BioNTech bảo vệ 94% người khỏi bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào do biến thể Alpha, và 88% đối với biến thể Delta, theo một nghiên cứu mới trên Tạp chí Y học New England. Hai liều vaccine AstraZeneca bảo vệ 75% người khỏi bệnh Alpha và 67% trước Delta.

Giáo sư vi sinh vật tiến hoá Bedford cho biết, cách tốt nhất để làm chậm sự tiến hóa của các biến thể là chia sẻ vaccine với thế giới, tiêm chủng cho càng nhiều người càng tốt. Bởi vì virus chỉ trải qua những thay đổi di truyền khi chúng lây lan từ vật chủ này sang vật chủ khác, việc ngừng truyền nhiễm sẽ khiến chúng không có cơ hội đột biến.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông TrumpÔng Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump
23:42:02 20/05/2025
Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà HarrisÔng Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris
16:31:07 20/05/2025
Ukraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa NgaUkraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa Nga
23:46:37 21/05/2025
Ukraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổUkraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổ
10:41:12 20/05/2025
Tổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với NgaTổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với Nga
06:52:44 20/05/2025
Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOABloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA
05:29:23 20/05/2025
Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi MỹNhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ
16:25:43 20/05/2025
Nasa từng xém 'tan tành' trong chuyến du hành Mặt Trăng 55 năm trước, lý do sốcNasa từng xém 'tan tành' trong chuyến du hành Mặt Trăng 55 năm trước, lý do sốc
21:15:44 21/05/2025

Tin đang nóng

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trầnNguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
21:18:30 21/05/2025
Lễ ăn hỏi đẫm nước mắt trước đám tang của cặp đôi đuối nước ở Cửa LòLễ ăn hỏi đẫm nước mắt trước đám tang của cặp đôi đuối nước ở Cửa Lò
20:36:41 21/05/2025
Nóng nhất MXH hôm nay: Ngô Kỳ Long - Lưu Thi Thi ly hôn, đã đạt được thỏa thuận phân chia 2.800 tỷ đồng?Nóng nhất MXH hôm nay: Ngô Kỳ Long - Lưu Thi Thi ly hôn, đã đạt được thỏa thuận phân chia 2.800 tỷ đồng?
21:17:01 21/05/2025
Vụ Tịnh Thất Bồng Lai: Bí ẩn danh xưng thầy ông nội, mạnh thường quân hé lộ sốcVụ Tịnh Thất Bồng Lai: Bí ẩn danh xưng thầy ông nội, mạnh thường quân hé lộ sốc
21:24:03 21/05/2025
Ý Nhi vừa nắm chắc ngồi Á Hậu liền bị đàn chị 'hại', đối thủ Nawat liền cứu giúpÝ Nhi vừa nắm chắc ngồi Á Hậu liền bị đàn chị 'hại', đối thủ Nawat liền cứu giúp
21:36:16 21/05/2025
Giận hàng xóm, người đàn ông thả 2 con rắn dài 3m vào chung cư để "trả đũa"Giận hàng xóm, người đàn ông thả 2 con rắn dài 3m vào chung cư để "trả đũa"
20:43:10 21/05/2025
Vụ 2 bố con dưới giếng sâu 30m gần 2 giờ: Phép màu từ tình phụ tửVụ 2 bố con dưới giếng sâu 30m gần 2 giờ: Phép màu từ tình phụ tử
19:20:37 21/05/2025
Ca sĩ Lệ Hải - vợ nghệ sĩ Vũ Thanh qua đời đột ngộtCa sĩ Lệ Hải - vợ nghệ sĩ Vũ Thanh qua đời đột ngột
23:15:45 21/05/2025

Tin mới nhất

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên

23:43:45 21/05/2025
Nga ngày 21/5 xác nhận đang phối hợp với phía Triều Tiên để thu xếp chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới nước này theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.
Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

22:32:49 21/05/2025
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nêu lý do mà chính quyền nước này chưa muốn áp thêm lệnh trừng phạt Nga dù các đồng minh phương Tây đã thực hiện điều này.
Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican

Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican

22:31:02 21/05/2025
Giáo hoàng Leo XIV mong muốn tổ chức vòng đàm phán tiếp theo tại Vatican để đưa xung đột Nga - Ukraine đến gần hơn với hồi kết.
Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga

Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga

21:36:07 21/05/2025
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh biên giới Kursk trong bối cảnh Ukraine tìm cách đột kích trở lại khu vực này của Nga.
Căn cứ quân sự Nga ở Syria bị tấn công?

Căn cứ quân sự Nga ở Syria bị tấn công?

21:34:30 21/05/2025
Một nhóm vũ trang nghi có liên hệ với chính quyền mới của Syria dường như đã tấn công vào căn cứ không quân Hmeimim của Nga ở miền tây Syria vào ngày 20/5, theo một tổ chức giám sát chiến tranh và một nhân chứng.
Tỷ phú Elon Musk chính thức rút khỏi chính trường, dồn toàn tâm cho Tesla?

Tỷ phú Elon Musk chính thức rút khỏi chính trường, dồn toàn tâm cho Tesla?

21:30:35 21/05/2025
Để qua mắt lực lượng chức năng, các đối tượng bố trí hệ thống tường rào và cổng sắt kiên cố quanh nhà xưởng sản xuất hàng cấm. Khi có người dân hỏi, chúng viện đủ lý do để tránh bị lộ lọt thông tin.
Tên lửa Iskander Nga tập kích căn cứ, 70 lính đặc nhiệm Ukraine thiệt mạng

Tên lửa Iskander Nga tập kích căn cứ, 70 lính đặc nhiệm Ukraine thiệt mạng

21:27:27 21/05/2025
Quân đội Nga đã tiến hành đòn tập kích bằng tên lửa đạn đạo Iskander, san phẳng căn cứ huấn luyện của Ukraine ở Sumy, khiến 70 binh sĩ đặc nhiệm thiệt mạng.
Điện đàm Trump-Putin: Ukraine như "ngồi trên đống lửa"

Điện đàm Trump-Putin: Ukraine như "ngồi trên đống lửa"

21:23:38 21/05/2025
Ukraine và các đồng minh lo ngại về nỗ lực của Mỹ trong việc chấm dứt xung đột khi Tổng thống Donald Trump điện đàm với người đồng cấp Nga.
Tàu ngầm Astute của Anh: 'Bóng ma' tàng hình tối tân thế giới dưới lòng đại dương

Tàu ngầm Astute của Anh: 'Bóng ma' tàng hình tối tân thế giới dưới lòng đại dương

21:14:35 21/05/2025
Trong bối cảnh chiến tranh hải quân hiện đại, nơi khả năng tàng hình quyết định sự thành bại, tàu ngầm lớp Astute của Hải quân Hoàng gia Anh nổi lên như một biểu tượng của khả năng tàng hình và uy lực chết người.
Nga sẽ lập danh sách các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine

Nga sẽ lập danh sách các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine

21:14:01 21/05/2025
Ông Peskov nói ý trên khi được hỏi về việc liệu có kế hoạch ngừng bắn cụ thể nào được soạn thảo riêng hay không, hay sẽ được tích hợp trong bản ghi nhớ chung về một thỏa thuận hòa bình trong tương lai.
Từ hòa đàm sang 'bình thường hóa': Ông Trump xoay trục chính sách với Nga như thế nào

Từ hòa đàm sang 'bình thường hóa': Ông Trump xoay trục chính sách với Nga như thế nào

21:08:46 21/05/2025
Đối với nhiều người, quyết định của ông Trump đã được báo trước, đầu tiên là từ cuộc gặp nảy lửa giữa ông với ông Zelensky tại Phòng Bầu dục, sau đó là việc đại sứ Mỹ tại Kiev từ chức.
Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ

Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ

21:03:15 21/05/2025
Trưởng Phái đoàn Việt Nam khẳng định các nước thành viên cần đóng vai trò trung tâm trong thảo luận và thúc đẩy thực hiện Sáng kiến UN80, qua đó bảo đảm tính bền vững, minh bạch, phù hợp với lợi ích của cộng đồng quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Dàn nhân vật hoạt hình Conan hóa người thật: Haibara xinh không tưởng, sao Ran lại kém sắc thế này

Dàn nhân vật hoạt hình Conan hóa người thật: Haibara xinh không tưởng, sao Ran lại kém sắc thế này

Hậu trường phim

23:48:46 21/05/2025
Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nếu các nhân vật trong Conan bước ra ngoài đời thật, liệu họ sẽ trông như thế nào? Và dưới sự trở giúp của AI, chúng tôi đã có câu trả lời cho sự tò mò của bạn.
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người

11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người

Pháp luật

23:48:09 21/05/2025
Mặc dù không có mâu thuẫn từ trước với nạn nhân, nhưng Tẩn Xuân Hương đã rủ 10 đối tượng khác cầm hung khí, đi xe máy rượt đuổi và tấn công khiến 2 người thương vong.
10 phim ngôn tình Hàn Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 đau thấu tâm can, ai xem cũng xót xa

10 phim ngôn tình Hàn Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 đau thấu tâm can, ai xem cũng xót xa

Phim châu á

23:45:40 21/05/2025
Trong suốt thập kỷ qua, nhiều tác phẩm đã trở thành biểu tượng của dòng phim lãng mạn, khiến người xem không thể nào quên.
Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM

Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM

Tin nổi bật

23:41:38 21/05/2025
Chiếc taxi điện chạy ngược chiều trên đường song hành Võ Nguyên Giáp (TP Thủ Đức, TPHCM) đã va chạm với xe máy khiến nam thanh niên tử vong.
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở

Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở

Sức khỏe

23:32:29 21/05/2025
Gia đình phát hiện bé gái 19 tháng tuổi ngã vào xô đựng nước thải điều hòa ở ngay đầu nhà. Khi phát hiện, bé tím tái, ngưng thở. May mắn khi được sơ cứu ban đầu, bé có nhịp thở trở lại dù vẫn hôn mê.
Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ

Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ

Ôtô

23:26:13 21/05/2025
Camera phía sau hiển thị không chính xác trên có thể gia tăng nguy cơ va chạm cho những chiếc Ford Explorer thuộc diện triệu hồi, khi lùi xe.
Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối

Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối

Sao việt

23:24:13 21/05/2025
Ca sĩ Thanh Lam khoe đi xem show Lady Gaga với chồng bác sĩ. Nhạc trưởng Trần Nhật Minh hôn siêu mẫu Thanh Hằng đắm đuối.
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"

Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"

Tv show

23:11:17 21/05/2025
Đến giờ tôi lớn tuổi rồi nhưng chưa bao giờ tôi biết đàn áp một ai. Bản tính của tôi luôn muốn nâng đỡ người diễn chung, luôn tìm cách nâng bạn diễn lên.
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'

Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'

Sao âu mỹ

23:07:22 21/05/2025
Tom Cruise trả lời ngượng ngùng khi được hỏi về kế hoạch mừng Ngày của cha trong cuộc phỏng vấn trên thảm đỏ ra mắt phim hôm 19.5.
Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc

Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc

Nhạc việt

23:00:34 21/05/2025
Các nghệ sĩ lâu năm như Tùng Dương, Võ Hạ Trâm và Hòa Minzy bất ngờ thống trị Top âm nhạc thịnh hành trên các nền tảng số là một hiện tượng đáng chú ý.
Bạn trai đòi tôi hàng tháng chuyển lương vào tài khoản để... anh giữ hộ

Bạn trai đòi tôi hàng tháng chuyển lương vào tài khoản để... anh giữ hộ

Góc tâm tình

22:40:41 21/05/2025
Anh bảo, mỗi tháng, tôi được quyền giữ lại một khoản cố định để chi tiêu những việc cá nhân. Số còn lại, anh muốn tôi chuyển vào tài khoản của anh, gọi là khoản đầu tư, tích cóp dành cho tương lai.