Đến lớp ở vùng ‘chảo lửa’

Theo dõi VGT trên

Mới 7 giờ sáng, cái nắng gắt đã quét lên nền nhiệt một bầu không khí hầm hập.

Đến lớp ở vùng 'chảo lửa' - Hình 1

Lớp học ghép học sinh lớp 4 – 5 ở điểm trường bản Kè. Ảnh: T.Phùng.

Trong lớp học ở bản Kè (xã Lâm Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Bình), không khí bị cô lại tưởng như nắm được trong lòng bàn tay.

Cu Hồ Bôm ngồi trong lớp, bên cửa sổ nhưng cũng chẳng bớt nóng chút nào. Em cúi đầu chăm chú viết vào trang vở. Mồ hôi rịn trên đầu, lăn thành giọt rơi bộp xuống trang vở…

Đi học như kiểu… làm ca

Trong các bản tin thời tiết, các địa danh luôn được nhắc đến về nền nhiệt cao nhất trong cả nước là Quỳ Hợp ( Nghệ An), Đồng Lê (Tuyên Hoá, Quảng Bình)…

Thông lệ, đến cuối tháng 5 là kết thúc năm học và học sinh nghỉ hè. Lúc nắng về như dội lửa chỉ làm cho những cây phượng “học trò” khoe sắc hoa đỏ. Nhưng bây giờ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên năm học phải kéo dài đến giữa tháng 7. Vì vậy, những tháng có nắng gắt nhất là thời điểm các cô cậu học trò đang phải chịu cái nóng hầm hập để… “dùi mài kinh sử”.

Thầy giáo Nguyễn Hữu Tâm, Hiệu trưởng trường Tiểu học và Trung học bán trú Lâm Hóa, cho biết, trường có gần 230 học sinh học bán trú ở trường trung tâm với các khối từ tiểu học đến trung học phổ thông. Ngoài ra còn có gần 80 học sinh tại 3 điểm trường lẻ ở các bản Kè, Cáo và bản Chuối.

“Đây là trường nội trú duy nhất của huyện và có trên 60% học sinh là người dân tộc Mã Liềng sinh sống tại xã Lâm Hóa. Chính vì vậy, việc động viên con em đồng bào đến lớp là vấn đề được nhà trường ưu tiên hàng đầu”, thầy Tâm cho hay.

Sau dịch Covid-19, trường trở lại học bình thường thì cũng là lúc những ngày nắng lớn đổ về. Vốn được mệnh danh nằm trên tọa độ “chảo lửa” nên học sinh đến lớp trong cái nóng hầm hập từ sáng đến lúc mặt trời lặn.

Đến lớp ở vùng 'chảo lửa' - Hình 2

Trong cái nóng hầm hập, các em vẫn miệt mài học. Ảnh: T.Phùng.

Để tránh nắng cao điểm vào khoảng trưa, nhà trường chuyển dịch lịch học theo hướng “sớm – muộn”. Buổi sáng, thay vì học ở thời gian 7 giờ 15 phút thì chuyển lên sớm hơn 30 phút. Buổi chiều đến 15 giờ mới vào học và đến 17 giờ 15 phút là tan học.

“Có nghĩa là chúng tôi linh động thời gian, cho học sinh vào lớp sớm hơn nửa giờ đồng hồ và buổi chiều thì chậm hơn 1 giờ đồng hồ. Như vậy cũng để đảm bảo sức khỏe cho thầy và trò. Nếu không thì cái nóng bức này ảnh hưởng lắm”, thầy Tâm chia sẻ.

Video đang HOT

Chúng tôi về điểm trường ở bản Kè, nằm cách biệt khá xa với trường trung tâm. Dù mới vào đầu giờ sáng nhưng nắng nóng đã “quét” ràn rạt trước sân trường, trên mái tôn.

Trong lớp học linh hoạt (ghép các em lớp 4 và 5 cùng chung lớp) có 10 em đang học môn Tiếng Việt. Lớp học rộng khoảng 25m2 được gắn 3 chiếc quạt chạy hết tốc lực mà cái nóng vẫn cứ như đọng lại trong bốn bức tường.

Em Hồ Bôm (học lớp 5) ngồi với bạn ở bàn đầu chăm chú đọc từng con chữ trong tập sách. Ngồi cạnh cửa sổ nên cái nắng như chụp xuống bàn học. Dù có quạt nhưng mồ hôi vẫn tứa ra trên mặt. Mồ hôi chạy vào mắt cay xè, cu Bôm dùng ống tay áo quệt ngang cho đỡ xót. Nhân lúc thầy giáo đi ra phía cửa, cu Bôm quay sang nói với bạn: “Chừ mà chạy về nhà rồi chạy ra suối trốn thì mát lắm mày hè”.

Lớp học bên cạnh cũng có sĩ số 10 em lớp 3. Trong lớp, học sinh ngồi hai em chung bàn và được dồn hết lên gần bục giáo viên để cuối lớp là khoảng trống rộng.

Cô giáo Đinh Thị Phương, chủ nhiệm lớp giải thích: “Buổi sáng nắng chiếu vào hướng đó nên nóng lắm. Em cho xếp bàn dồn lên để phần nào tránh cái nóng cho các em”. Các cửa chính, cửa sổ lớp học phải mở toang để lớp học đỡ ngột ngạt. Nhưng hơi nóng từ ngoài sân cứ như thốc vào ở lỳ trong lớp học.

Đến lớp ở vùng 'chảo lửa' - Hình 3

Lớp mầm non ở điểm trường bản Kè. Ảnh: T.Phùng.

Việc “dỗ” trước việc dạy…

Thầy giáo Nguyễn Hữu Tâm bảo, nói về giáo dục người ta hay dùng từ “dạy dỗ”. Nhưng ở đây phải thay ngược lại là “dỗ” trước mới đến dạy.

Thầy giáo Đinh Thanh Hải kể: “Nhiều bữa đến bản, đến nhà thì được bố mẹ trả lời không biết. Vậy phải phán đoán và tìm về con suối ở xa bản một quãng thì thấy học trò ở đó. Lại vận động, thuyết phục để đưa các em lên xe về trường. Cũng có em học sinh lớp 9 cá biệt cứ vài bữa là bỏ học đi vào rừng tự ở trong đó vài hôm mới về”.

Đồng bào dân tộc Mã Liềng ở ba bản đều giống nhau là dù giáo viên có vận động đến mấy thì việc đưa con đến trường là điều hiếm gặp. Sau mấy tháng nghỉ học, các giáo viên phải đi đến tận nhà từng học sinh để vận động.

“Khi đến các thầy cô phải mang nhiều quà như sách vở, bút, quần áo, bánh kẹo để dỗ dành học sinh của mình đến lớp.

Đặc tính bà con dân bản là nhà nào có cái xe đạp, xe máy thì cứ dựng ở sân, ở hàng rào… để ai cần thì cứ lấy mà đi xem như là của chung.

Đầu năm học, các em được tặng xe đạp để đến lớp mỗi ngày. Sau kỳ nghỉ, xe đạp cũng không còn. Phần thì người lớn lấy đi rồi bạ đâu bỏ đó; phần thì cha chú mang đi đổi rượu để uống.

Vậy là trừ các em nội trú, còn lại mỗi sáng khi thấy các em chưa đến lớp thì các thầy cô nháo nhào lên xe máy chạy đến các bản để tìm học sinh chở về trường.

Cũng có nhóm học sinh bản Chuối xa trường trung tâm gần 7 cây số. Vậy là việc đưa, đón các em gần như được “giao khoán” cho giáo viên của trường. Các thầy cô tổ chức “tua” đưa đón học sinh đến lớp. Nhà trường cũng gặp khó nên chi phí xăng xe đều do giáo viên tự bỏ tiền lương ra chi trả.

“Không ai phàn nàn điều gì. Chỉ mong học sinh có ở nhà để đến đón thôi. Không đưa, đón, chắc chắn các em bỏ học giữa chừng luôn. Giữ được sĩ số của lớp là điều quá mừng rồi”, thầy Tâm chia sẻ thêm.

Đến lớp ở vùng 'chảo lửa' - Hình 4

Thầy, cô giáo cắt tóc và tắm, rửa cho học sinh. Ảnh T.Phùng.

Cô giáo Cao Thị Kim Dung lại có cách “dỗ” khác. Học trò của cô lớp 1 nên còn nhỏ dại. Mùa hè nóng nực nên cứ mỗi ngày đến lớp là cô đưa các em đi tắm một lần và thay quần áo. Không biết cắt tóc thì cô nhờ các thầy trong trường đến cắt cho các em.

“Trời nắng nực, ngồi học một lúc là mồ hôi ướt áo nên phải cho các em tắm rửa thường xuyên. Vả lại, khi về nhà, bố mẹ cũng ít quan tâm đến con cái nên các em cũng toàn mùi mồ hôi khi đến lớp. Vậy là các thầy cô phải làm luôn nhiệm vụ đó ngoài việc dạy”, cô Dung bộc bạch.

Trước tình trạng nắng nóng kéo dài, ảnh hưởng lớn đến việc dạy học, huyện Tuyên Hóa trích từ ngân sách hỗ trợ cho các trường, điểm trường tại xã Lân Hóa 42 cái quạt và làm mái hiên che nắng tại điểm trường mầm non bản Kè.

Cô giáo Cao Thị Vân, phụ trách lớp mầm non bản Kè cho hay: “Trước đây, sáng hay chiều gì nắng cũng chiếu vào lớp học nóng lắm. Từ hôm có mái hiên che nắng cũng đỡ được phần nào”.

Đến lớp ở vùng 'chảo lửa' - Hình 5

Bữa trưa tại trường trung tâm xã Lâm Hóa. Ảnh: T.Phùng.

Bữa trưa, khi tiếng trống vang lên báo tan học, các em nhanh chóng rời lớp và về khu vực nhà ăn. Bữa ăn hôm nay có canh rau ngót, thịt gà kho và đậu phụ sốt… Khẩu phần ăn được chia trong khay inox sạch bóng.

Cậu bé Cao Văn Tư tự tin ngồi vào bàn ăn với bạn và ăn hết khẩu phần ăn của mình. “Cháu ăn no rồi. Thức ăn ngon lắm. Ở nhà chưa bao giờ cháu được ăn như vầy đâu. Thôi cháu về phòng nghỉ trưa để chiều lên lớp. Cháu đang phấn đấu học đứng đầu lớp mà”, Tư cười tươi nói.

Ông Hoàng Văn Phúc, Trường phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Tuyên Hóa cho hay: “Lãnh đạo các trường trên địa bàn cũng đã phối hợp với Hội Cha mẹ học sinh kêu gọi hỗ trợ cho việc học của các em. Một số phụ huynh quan tâm cho mượn hoặc ủng hộ quạt điện, nước uống. Nhiều địa phương hỗ trợ làm rèm che chắn nắng. Các trường chú trọng công tác y tế học đường để chủ động chống cảm nắng, say nắng cho học sinh…”.

Mô hình trường học du lịch: "Áo mới" cho giáo dục vùng cao

Áp dụng mô hình trường học du lịch đã giúp Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà - Lào Cai) khoác lên mình "chiếc áo" mới.

Mô hình trường học du lịch: Áo mới cho giáo dục vùng cao - Hình 1


Các lớp học của Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố đều sạch đẹp. Ảnh: T.G

Học sinh vừa nắm bắt nhanh kiến thức, vừa thành thạo múa hát dân tộc, tự tin giao tiếp. Hành lang, sân trường, lớp học luôn sạch đẹp. Thành quả từ mô hình mở ra hướng đi mới cho các trường vùng khó trong việc nâng chất giáo dục.

Trường học thành điểm du lịch

Bước chân tới Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố (Bắc Hà - Lào Cai), người ta không khỏi ngỡ ngàng bởi khung cảnh sạch đẹp, thân thiện như công viên thu nhỏ. Hoa phong lữ kép nở đỏ thắm khắp các tầng, khu tiểu cảnh được trang trí ấn tượng, những bồn rau xanh mướt mát vừa để HS học tập trải nghiệm, góp phần cải thiện bữa ăn bán trú.

Thầy Nguyễn Văn Lục - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố hồ hởi chia sẻ: Từ năm học 2017 - 2018, CB, GV, NV của trường bắt tay vào xây dựng mô hình trường học du lịch. Mục tiêu trước tiên được đặt ra là lấy khung cảnh sư phạm, trường lớp sạch đẹp để thu hút HS tới trường. "Chỉ khi nào duy trì được tỷ lệ chuyên cần cao, HS thích tới trường và chủ động với học tập... khi ấy nhà trường mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện" - thầy Lục nói.

Đầu tiên, trường cải tạo lại khuôn viên sạch đẹp cho tất cả điểm trường, đặc biệt ở điểm trường chính. Các thầy cô và phụ huynh cùng nhau làm lại tường rào, đặt hàng trăm chậu hoa tại hành lang lớp học. Cùng đó, thay cho các tấm áp phích cũ mờ là hòn non bộ; chòi thư viện thân thiện cho HS đọc sách trong giờ nghỉ; trang trí lớp học với góc văn hóa dân tộc độc đáo...

Để phát triển theo mô hình "trường học du lịch" đón nhiều đoàn khách tới tham quan, học tập, chia sẻ..., các hoạt động giáo dục trong nhà trường cũng đòi hỏi những thay đổi nhất định. Nhà trường đã chủ động cho HS tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa với nội dung liên quan đến phát triển du lịch địa phương qua câu lạc bộ: Hướng dẫn viên du lịch, văn nghệ dân gian, thổ cẩm. HS đăng ký tham gia theo sở thích cá nhân, GV tập trung hướng dẫn kỹ năng thực hành, phát huy sự sáng tạo của HS, mời nghệ nhân dân gian về hướng dẫn.

Em Vàng Văn Dung, lớp 4A1 hồ hởi nói: Trước đây, em luôn e ngại khi nói chuyện với khách đến thăm trường. Nhưng khi được học múa hát, thầy cô dạy kỹ năng giao tiếp, cách giới thiệu về bản thân, nhà trường... giờ em không ngại tiếp xúc nữa. Em thấy rất vui và tự hào mỗi khi biểu diễn tiết mục văn hóa dân tộc để khách tham quan xem, chụp ảnh, ghi hình...

Không dừng lại ở đó, giờ ra chơi các ngày trong tuần, trường tổ chức cho HS tham gia vào hoạt động ngoại khóa theo từng chủ đề, chủ điểm. Trò được làm quen với kỹ năng của hướng dẫn viên du lịch, giao tiếp hướng dẫn bằng tiếng Anh, tìm hiểu địa danh du lịch của địa phương...

Mũi tên hướng nhiều đích

Việc triển khai mô hình trường học du lịch đã giúp Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố thu hút HS tới lớp, nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm gần đây. Chỉ tính riêng năm học 2018 - 2019, trường huy động được 100% HS lớp 3 ở các điểm trường lẻ về học tập sinh hoạt tại điểm trường chính. Đây là bước chuyển động ấn tượng của một trường học còn nhiều khó khăn, trở thành điểm sáng giáo dục của Bắc Hà với những thành quả giáo dục tích cực.

Ông Bùi Văn Tiến - Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Hà

Thầy Nguyễn Văn Lục cho biết: Được học tập trong môi trường giáo dục sạch đẹp, thân thiện, các em sẽ gắn bó với trường lớp, thầy cô, bạn bè hơn. Tới nay GV của trường gần như thoát cảnh phải tới tận nhà vận động HS tới trường, quay trở lại lớp học sau những dịp lễ tết. HS và cả gia đình đều mong được tới trường nên tình trạng bỏ, trốn học cơ bản không còn. Điển hình như đợt nghỉ dài vì dịch Covid-19 vừa qua, chỉ sau vài ngày thông báo, 100% HS đến lớp. Các em nhớ trường lớp và hào hứng ngay từ buổi học đầu tiên.

Mặt khác, khi việc học tập gắn với mô hình trường học du lịch, HS bên cạnh được trang bị kiến thức còn được tăng cường nhiều kỹ năng sống, giao tiếp. Chính vì vậy, mỗi khi thấy người lạ, HS Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố sẽ chủ động tiến lại và chào hỏi lễ phép chứ không "né" tránh như trước.

GV cũng có những chuyển động tích cực. Đội ngũ tự tin và năng động hơn trong việc giảng dạy và hoạt động ngoài giờ. Các thầy cô không chỉ chăm chăm soạn giáo án lên lớp mà chủ động tìm kiếm, khám phá kiến thức trên mọi lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu hướng dẫn HS kiến thức, kỹ năng khi hòa nhập, giao tiếp với khách tham quan du lịch khi tới trường.

Mô hình trên càng trở nên ý nghĩa khi phụ huynh thấy được hiệu quả, chia sẻ và gắn kết chặt chẽ hơn với các hoạt động giáo dục trường lớp và thầy cô. Không chỉ chủ động đóng góp ngày công lao động trong việc tu sửa, chỉnh trang trường lớp, nhiều người còn hỗ trợ vật chất để nhà trường có điều kiện hoàn thiện hơn. Bất kỳ công việc gì cần đến sự hỗ trợ của phụ huynh, nhà trường đều dễ dàng huy động. Ai cũng hiểu rằng sự chung tay của họ là phục vụ cho việc học tập và phát triển của con em mình.

Theo thầy Nguyễn Văn Lục, nhiều đoàn khách du lịch đến tham quan trường lớp, thấy được tâm huyết, sự cố gắng của thầy trò đã hỗ trợ nhất định về vật chất. Nhà trường lại có thêm điều kiện để hỗ trợ HS có hoàn cảnh khó khăn, động viên và tặng quà cho nhiều gia đình HS nghèo trong dịp lễ tết. Dẫu không nhiều nhưng những phần quà ý nghĩa cũng giúp các em vượt lên hoàn cảnh và học tập tốt.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tài xế vụ nữ sinh Vĩnh Long sắp tỉnh, mẹ ruột đưa ra yêu cầu, Luật sư tung đònTài xế vụ nữ sinh Vĩnh Long sắp tỉnh, mẹ ruột đưa ra yêu cầu, Luật sư tung đòn
16:44:38 07/05/2025
Trương Đình 'Trà xanh' lươn lẹo nhất Cbiz, cướp chồng đàn chị nhận kết phong sátTrương Đình 'Trà xanh' lươn lẹo nhất Cbiz, cướp chồng đàn chị nhận kết phong sát
16:43:59 07/05/2025
Đám tang mẹ MC Đại Nghĩa: Trường Giang - Nhã Phương và dàn sao đến viếng trong đêm, 1 nữ diễn viên gây xúc độngĐám tang mẹ MC Đại Nghĩa: Trường Giang - Nhã Phương và dàn sao đến viếng trong đêm, 1 nữ diễn viên gây xúc động
13:55:49 07/05/2025
Hoa hậu Việt bị nghi ngờ mang thai giảHoa hậu Việt bị nghi ngờ mang thai giả
14:19:22 07/05/2025
Ý Nhi thi MW, ai cũng ra tiễn chỉ bạn trai vắng mặt, bật khóc nức nở vì tủi thânÝ Nhi thi MW, ai cũng ra tiễn chỉ bạn trai vắng mặt, bật khóc nức nở vì tủi thân
13:57:07 07/05/2025
Vương Hỷ: Ảnh đế xuất thân cảnh sát, kết buồn với tình đồng giới, giờ bệnh nặngVương Hỷ: Ảnh đế xuất thân cảnh sát, kết buồn với tình đồng giới, giờ bệnh nặng
16:52:16 07/05/2025
Nhặt được 14kg vàng trong hộp giấy ở sân bayNhặt được 14kg vàng trong hộp giấy ở sân bay
15:34:21 07/05/2025
Bí mật về bê bối 1300 ảnh nóng của Trần Quán Hy khiến loạt mỹ nhân lao đao: Có âm mưu phía sau!Bí mật về bê bối 1300 ảnh nóng của Trần Quán Hy khiến loạt mỹ nhân lao đao: Có âm mưu phía sau!
12:37:30 07/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhiều ngân hàng Trung Quốc nâng ngưỡng kinh doanh tích trữ vàng

Nhiều ngân hàng Trung Quốc nâng ngưỡng kinh doanh tích trữ vàng

Thế giới

18:35:02 07/05/2025
Khi giá vàng tăng nhanh, ngày càng nhiều ngân hàng điều chỉnh mức tiền tối thiểu để đáp ứng yêu cầu quản lý. Theo "Quy định tạm thời về quản lý dịch vụ tích trữ vàng", đơn vị kinh doanh tối thiểu của sản phẩm tích trữ vàng là 1 gram.
2,5 tấn thực phẩm không có nguồn gốc trong kho đông lạnh ở Đà Lạt

2,5 tấn thực phẩm không có nguồn gốc trong kho đông lạnh ở Đà Lạt

Pháp luật

18:32:26 07/05/2025
Ngày 7/5, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đang điều tra vụ chủ mộtdoanh nghiệpbuôn bán 2,5 tấn thực phẩm đông lạnh không có nguồn gốc, xuất xứ.
Tình trạng hiện tại của chồng Từ Hy Viên, tới lui quanh mộ sau gần 100 ngày vợ qua đời

Tình trạng hiện tại của chồng Từ Hy Viên, tới lui quanh mộ sau gần 100 ngày vợ qua đời

Sao châu á

18:03:20 07/05/2025
Theo chia sẻ mới nhất từ bạn bè thân thiết với Từ Hy Viên, tình trạng tinh thần của Koo Jun Yup đến nay vẫn chưa có dấu hiệu khá lên.
"Cô gái nhiều lông nhất" sau 15 năm nổi tiếng: 1 đời chồng, hạnh phúc bên bồ mới

"Cô gái nhiều lông nhất" sau 15 năm nổi tiếng: 1 đời chồng, hạnh phúc bên bồ mới

Netizen

17:59:53 07/05/2025
Cô gái nổi tiếng sau khi đạt Kỷ lục Guiness Thế giới - người nhiều lông nhất. Nàng này mắc Hội chứng Người sói hiếm gặp nên từ khi sinh ra đã có lôn, thậm chí nhiều đến mức bất thường.
Phim Hàn dở nhất hiện tại với rating 0%, cặp chính yêu đương nhạt nhẽo hại nhà đài thê thảm chưa từng thấy

Phim Hàn dở nhất hiện tại với rating 0%, cặp chính yêu đương nhạt nhẽo hại nhà đài thê thảm chưa từng thấy

Phim châu á

17:59:27 07/05/2025
Bảo Hiểm Ly Hôn (The Divorce Insurance) góp phần nối dài bi kịch của đài tvN khi dù sở hữu dàn cast trong mơ nhưng rating lại chạm đáy.
Lãnh Thanh từng là "nam thần" màn ảnh trước khi liệt dây thần kinh số 7

Lãnh Thanh từng là "nam thần" màn ảnh trước khi liệt dây thần kinh số 7

Sao việt

17:47:57 07/05/2025
Diễn viên Lãnh Thanh gây xôn xao khi chia sẻ hình ảnh châm cứu mặt vào khuya 2/5. Anh buồn bã cho biết bản thân bị liệt dây thần kinh số 7 sau khi từ Đà Lạt trở về TP.HCM.
Ai từng ăn lòng se điếu kiểu này đều nhớ mãi: Cách chọn chuẩn và 3 công thức chế biến ngon mê ly

Ai từng ăn lòng se điếu kiểu này đều nhớ mãi: Cách chọn chuẩn và 3 công thức chế biến ngon mê ly

Ẩm thực

17:44:21 07/05/2025
Nếu bạn từng thắc mắc lòng se điếu là gì, nấu thế nào cho ngon mà không tanh? , thì bài viết này sẽ là cuốn cẩm nang đầy đủ, dễ hiểu và cực kỳ hữu dụng.
Phim điện ảnh Việt quy tụ toàn diễn viên 'trăm tỷ' gây chú ý

Phim điện ảnh Việt quy tụ toàn diễn viên 'trăm tỷ' gây chú ý

Hậu trường phim

17:20:33 07/05/2025
Bốn nam chính trong phim Phòng 4.13 đều tham gia các dự án phim trăm tỷ của điện ảnh Việt gồm Mạc Văn Khoa, Huỳnh Phương, Đoàn Thế Vinh và Trần Nghĩa.
Nữ diễn viên 59 tuổi bị chỉ trích vì mặc váy hở hang trước cả triệu người

Nữ diễn viên 59 tuổi bị chỉ trích vì mặc váy hở hang trước cả triệu người

Sao âu mỹ

16:48:19 07/05/2025
Bond girl 59 tuổi Halle Berry gây bàn tán, thậm chí bị chỉ trích vì chọn chiếc đầm hở hang tới sự kiện Met Gala 2025 hôm 6/5.
Yến Xuân dẫn đầu đường đua bikini mùa hè: Body nóng bỏng, không chút mỡ thừa dù 2 tháng trước còn bụng bầu vượt mặt

Yến Xuân dẫn đầu đường đua bikini mùa hè: Body nóng bỏng, không chút mỡ thừa dù 2 tháng trước còn bụng bầu vượt mặt

Sao thể thao

16:32:30 07/05/2025
Hơn hai tháng sau khi sinh con trai đầu lòng cho Đặng Văn Lâm, Yến Xuân xuất hiện đầy tự tin trong những bộ hai mảnh tôn dáng triệt để.
Video sốc: Robot nổi loạn, lao vào tấn công kỹ sư vận hành để "đòi tự do"

Video sốc: Robot nổi loạn, lao vào tấn công kỹ sư vận hành để "đòi tự do"

Lạ vui

16:22:55 07/05/2025
Vừa qua, cộng đồng mạng xôn xao trước hình ảnh về một con robot nổi loạn. Trong đoạn video được cho ghi lại tại một nhà máy ở Trung Quốc, con robot hình người khi được kỹ sư vận hành bất ngờ mất kiểm soát.