Đến lúc trường phải ‘lùng’ thí sinh
Mùa tuyển sinh bây giờ các thí sinh là ‘người hưởng lợi’ khi chỉ cần ngồi tại chỗ mà vẫn có hàng chục trường lớn nhỏ, công tư đủ loại tìm đến tiếp cận, mời gọi với nhiều lời rao rất hấp dẫn.
Đưa học sinh tham quan trường đại học là một trong nhiều hoạt động các trường thực hiện thu hút học sinh
Trường tốp cũng chạy đua
Những năm gần đây, “cuộc đua” này không còn chỉ là của riêng khối trường ngoài công lập mà ngay cả những trường công lập tốp trên cũng phải “thoát khỏi tháp ngà” để vào cuộc.
Trước tình trạng tuyển sinh ngày càng khó, ngay sau khi những tân sinh viên cuối cùng vừa nhập học vào tháng 9 – 10 mỗi năm, bộ phận tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ lại bắt đầu “sục sôi” với kế hoạch tuyển sinh cho năm tiếp theo. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiếp cận thí sinh (TS).
Tất cả các trường ĐH, từ công lập tới ngoài công lập, từ tốp trên cho tới các trường khó tuyển, đều có phòng ban chuyên trách về tuyển sinh, chia thành các nhóm tỏa đi đến từng trường THPT. Thậm chí ngay cả những trường ở quận, huyện xa xôi của các tỉnh thành đều có “dấu chân” của nhân viên tuyển sinh đến từ các trường ĐH, CĐ. Chưa kể, ngày càng nhiều trường ĐH dành kinh phí, tổ chức đưa học sinh lớp 12 về trường mình tham quan, tìm hiểu, có hoạt động trải nghiệm như một sinh viên thực thụ. Từ đó, tạo ấn tượng, thu hút học sinh vào học.
Vài năm trước, chỉ có các trường ngoài công lập mới lên kế hoạch thu hút TS vào trường mình. Còn giờ đây, kể cả những trường công có tên tuổi vẫn phải tìm cách tiếp cận học sinh.
Tiến sĩ Trần Đình Khôi Quốc, Trưởng ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng, lý giải: “Công tác tuyển sinh ngày càng khó, các trường ĐH ngoài công lập ngày càng mạnh do có những chính sách tốt thu hút TS. Vì vậy, những trường ĐH công lập có thương hiệu không thể ngồi yên một chỗ chờ đợi TS”.
Video đang HOT
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng nguyên nhân đầu tiên là do 10 năm qua, TS hằng năm giảm liên tục nên nguồn tuyển cho các trường giảm. “Hơn nữa, quy chế tuyển sinh ngày nay đã thay đổi nhiều so với trước, có nhiều phương thức xét tuyển, cơ hội vào ĐH của TS tăng lên. Vì thế, các trường công lập dù là tốp trên bắt buộc phải tiếp cận với TS, không phải chỉ để đủ chỉ tiêu, mà còn là để thu hút được học sinh giỏi”, tiến sĩ Nghĩa nêu quan điểm.
Thưởng tiền , học bổng …
Một trong những cách thu hút TS, đặc biệt TS giỏi, là đưa ra chính sách học bổng tương đối “sốc”, điều mà trước đây chỉ trường ngoài công lập mới thực hiện.
Chẳng hạn trong năm 2017, TS đạt 27 điểm đăng ký vào các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng như: Sư phạm, Bách khoa, sẽ được thưởng 27 triệu đồng, 28 điểm thưởng 28 triệu đồng… Tiến sĩ Trần Đình Khôi Quốc : “Mục tiêu khi trường đưa ra các chính sách đó là để thu hút TS giỏi, nâng cao chất lượng, tiếp tục tạo thương hiệu tốt”.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cũng thông tin mỗi năm trường cấp hàng trăm suất học bổng dành cho TS đạt điểm cao nhất các khối, trị giá 17 triệu đồng (học phí năm đầu) và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trị giá 50% học phí năm đầu. Thạc sĩ Đương cho biết: “Mặc dù nguồn tuyển giảm nhưng những trường tốp đầu vẫn không ngại thiếu TS. Tuy nhiên, để có nhiều TS giỏi đăng ký giúp đầu vào chất lượng, thì việc các trường phải có chính sách học bổng thu hút là chuyện cần phải làm”.
Rõ ràng nguồn tuyển đối tượng học sinh giỏi đã bị . Không chỉ học sinh giỏi mà thí sinh nói chung ngày nay đều có quá nhiều lựa chọn. Các trường không lo thiếu, nhưng cũng không thể ngồi yên”
Tiến sĩ Lê Chí Thông (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội còn tung “chiêu” miễn phí toàn bộ khóa học cho thủ khoa vào trường có điểm thi môn ngoại ngữ đạt điểm tuyệt đối 10/10 trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Không chỉ vậy, trường còn tặng TS này một chuyến tham quan tại Nhật Bản.
Mong tuyển được học sinh giỏi
Có một thực tế là việc thu hút học sinh giỏi bằng nhiều cách của các trường lớn, có vẻ như cũng không hề dễ dàng. Từ năm 2016 đến nay, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng có chính sách tuyển thẳng đối với những TS đạt giải quốc gia, quốc tế và ưu tiên xét tuyển đối với học sinh trường chuyên, học sinh trường nằm trong tốp 100 trường có điểm THPT cao nhất nước theo thống kê 3 năm gần nhất. Trung bình chỉ tiêu dành cho đối tượng này là từ 10 – 15%, nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa thì không bao giờ các trường đạt được chỉ tiêu này.
“Số lượng học sinh giỏi đạt giải nhất, nhì, ba các cuộc thi hằng năm chỉ khoảng 3.000, trong đó có nhiều em chọn đi du học. Những em ở lại trong nước có cơ hội trúng tuyển vào rất nhiều trường nhưng lại chỉ tập trung vào một số ngành hấp dẫn như y dược, ngoại thương. Nên dù có những chính sách thu hút, thì không phải lúc nào cũng nhận được hồ sơ của các em”, tiến sĩ Nghĩa phân tích.
Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết năm 2017, khi công bố danh sách TS được ưu tiên xét tuyển, trường yêu cầu TS nộp phiếu xác nhận thì một số TS trúng tuyển lại không nộp, sau đó bỏ. “Rõ ràng nguồn tuyển đối tượng học sinh giỏi đã bị . Không chỉ học sinh giỏi mà TS nói chung ngày nay đều có quá nhiều lựa chọn. Các trường không lo thiếu, nhưng cũng không thể ngồi yên”, tiến sĩ Thông nhìn nhận.
Có ngày 2 – 3 trường tới liên hệ Ông Nguyễn Văn Chương, Phó hiệu trưởng Trường THPT Di Linh (Lâm Đồng), cho biết: “Ngay từ thời điểm trước tết đã có một số trường ĐH, CĐ liên hệ với trường để gửi tài liệu cho học sinh lớp 12. Thời điểm này các trường đến nhiều nhất. Đều đặn ngày nào cũng có nhân viên tuyển sinh tới nhờ trường kết nối với học sinh, có ngày 2 – 3 trường ĐH tới. Thông thường chúng tôi nhận tài liệu và phát giùm, chỉ trường nào có công văn của Sở GD-ĐT tỉnh thì mới sắp xếp để các thầy cô vào lớp tư vấn cho học sinh”.
Còn ông Lê Quang Phương, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi (Phan Thiết, Bình Thuận), cũng cho hay: “Cao điểm là thời gian trước khi TS nộp hồ sơ, trung bình mỗi ngày một trường ĐH-CĐ tới liên hệ, chủ yếu là các trường đến từ khu vực TP.HCM. Trong tình hình hiện nay, các trường buộc phải đi đến tận nơi để cung cấp thông tin để học sinh biết đến trường mình, biết phương thức xét tuyển. Từ đó các em cũng có nhiều lựa chọn hơn”.
Theo TNO
Bỏ miễn học phí sư phạm: Còn ai "dũng cảm" vào sư phạm?
Hàng loạt những thay đổi, dự kiến áp dụng trong tuyển sinh đối với sinh viên sư phạm trong thời gian tới như: Bỏ quy định miễn học phí, giữ điểm sàn sư phạm, siết chặt giao chỉ tiêu đào tạo sư phạm... khiến nhiều thí sinh, sinh viên và các chuyên gia giáo dục lo lắng sức hút của các trường sư phạm sẽ giảm mạnh. Tình trạng dư thừa giáo viên cũng là một trở ngại nguy cơ học xong ra trường thất nghiệp nhưng vẫn phải tìm cách trả nợ ngân hàng.
Năm 2018, tuyển sinh vào các trường sư phạm có nhiều thay đổi. Ảnh minh họa: Q.Anh
Mất "trợ giúp" vì bỏ miễn học phí?
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được thảo luận, xem xét một cách kỹ lưỡng ở rất nhiều nội dung, trong đó đáng chú ý nhất là chính sách học phí của sinh viên các trường sư phạm. Theo đó, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, học phí sư phạm theo hướng thực hiện việc đóng học phí như sinh viên các ngành khác. Lý do bởi, hiện nay số sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành, có tình trạng đi làm trái ngành, nghề gây lãng phí rất lớn nguồn nhân lực sư phạm... Cần bỏ quy định miễn học phí đối với đào tạo sư phạm mà thay bằng chính sách vay tín dụng sư phạm.
Khá đồng tình trước dự kiến bỏ quy định miễn học phí cho sinh viên sư phạm, PGS.TS Lê Kim Long, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho biết, chính sách này kéo dài quá lâu, được bắt đầu từ năm 1996 - thời điểm các trường đào tạo giáo viên rất khó tuyển sinh. Thế nhưng, kéo dài một chính sách tới 22 năm không còn phù hợp với đổi mới giáo dục. Đổi mới giáo dục làm cho sinh viên tự chủ, chủ động, tự trọng, tự giác trong học tập. Nhiều sinh viên con nhà nghèo phải lăn lộn trong cuộc sống nhưng biết bố trí thời gian hợp lý vừa đi làm mà học rất tốt. Vì thế, câu chuyện bỏ miễn học phí cho sinh viên sư phạm cần được làm ngay để khuyến khích người học chủ động trong học tập.
Bên cạnh đó, PGS.TS Lê Kim Long phân tích thêm: "Chính sách cho sinh viên vay tiền ngân hàng lãi suất thấp để đóng học phí đã được thực hiện từ lâu, nhưng giờ người ta không tha thiết vì không chắc chắn tốt nghiệp có tìm được việc làm để trả nợ. Bên cạnh đó, làm giáo viên lương thấp lại bị ngân hàng trừ tiền học phí đã vay trước đây thì họ càng không muốn. Tôi nghĩ, chính sách cho vay tín dụng được áp dụng giống nhau với mọi đối tượng và không có sự phân biệt giữa sinh viên sư phạm và các ngành khác; chỉ nên quy định mức vay tối thiểu và tối đa. Cần có những chính sách bổ trợ cho sinh viên sư phạm khi ra trường có việc làm, ưu tiên về lương".
Đối với các sinh viên sư phạm, thí sinh đang có ý định thi vào sư phạm năm nay cũng cảm thấy "chùn chân" vì chính sách miễn học phí nhiều khả năng sẽ không còn. "Năm nay em định đăng ký xét tuyển vào các trường sư phạm, nhưng thấy nhiều người khuyên can quá. Ngay cả các anh chị sinh viên đang học sư phạm hiện nay cũng khá lo lắng bởi nếu không được miễn học phí sẽ rất tốn kém, mà nếu vay ngân hàng để trả học phí sau này ra trường lương thấp, khả năng xin việc cũng khó cũng biết bao giờ mới trả hết nợ nần. Em thấy, nếu không có chính sách thu hút sẽ khó mà có nhiều thí sinh giỏi đăng ký vào sư phạm, vì cùng mức điểm nhưng ngành, nghề khác có triển vọng nhiều hơn về việc làm, mức lương", thí sinh Minh Hằng (Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội).
Sức hút sẽ giảm mạnh?
Không chỉ có dự kiến bỏ miễn học phí sư phạm, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 cũng có rất nhiều sự thay đổi trong đào tạo sư phạm với những tiêu chí cao hơn trước. Cụ thể, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên như sau: Đối với trình độ ĐH xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên. Đối với trình độ CĐ, Trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên. Còn đối với xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2018 chỉ xác định điểm sàn đối với ngành Sư phạm, những ngành khác do trường tự xác định.
Như vậy, dù xét tuyển theo phương thức nào ở kỳ tuyển sinh năm nay cũng sẽ rất chặt chẽ đối với các trường sư phạm. Để đảm bảo chất lượng, cơ chế xét tuyển theo học lực THPT hoặc điểm sàn sư phạm cũng khiến các trường đào tạo sư phạm nhiều khả năng sẽ có những thí sinh chất lượng hơn so với năm 2017. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, những thay đổi nói trên có "làm khó" các trường hay không khi mà sức hút vào các trường này đang mất dần vị thế trong tuyển sinh, các trường sư phạm đã không còn "hot" và ngày càng ít thí sinh giỏi lựa chọn.
Trong những năm gần đây, nhiều sinh viên sư phạm dù muốn gắn bó với nghề nhưng ra trường nhiều năm vẫn không tìm được công việc đúng ngành, vì hiện nay tình trạng dư thừa giáo viên ở mức lớn. "Nếu giờ để bỏ khoản tiền lớn nộp học phí mà ra trường bấp bênh xin việc sẽ khó thu hút sinh viên, đặc biệt là những thí sinh giỏi. Ngay cả đội ngũ giáo viên hiện nay cũng rất "bấp bênh", lương thấp nhiều thầy, cô phải tăng cường dạy thêm để "trụ" với nghề. Giáo viên bây giờ đều có lời khuyên con cái, người thân đừng thi vào sư phạm vì khó xin việc, lương thấp", một giáo viên phổ thông ở Hà Nội tâm sự.
Kiến nghị một số giải pháp để tăng sức hút đối với sinh viên giỏi vào sư phạm, GS.TS Phạm Tất Dong, Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam: "Chọn vào các ngành "hot", công an, quân sự là ưu tiên của nhiều học sinh giỏi hiện nay cũng là điều dễ hiểu vì không phải vất vả xin việc, công việc lương cao... Muốn thu hút thí sinh giỏi không phải đặt yêu cầu cao hơn, mà cần phải công bố các chính sách ưu tiên cho đào tạo sư phạm như: Tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm; cho sinh viên vay tiền đi học; có việc làm khi ra trường, lương giáo viên phải tương xứng để yên tâm công tác... Chứ lương không tăng, dư thừa và thất nghiệp nhiều thì khó có thể thu hút được thí sinh".
Trước những băn khoăn về mối lo các trường sư phạm khó tuyển sinh trong năm 2018, lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Năm nay, việc có ngưỡng điểm xét tuyển riêng sư phạm có thể số lượng trúng tuyển hoặc đăng ký xét tuyển sẽ ít đi nhưng chúng tôi không sợ thiếu nhân lực vì trong thời gian vừa qua nhân lực đào tạo đã khá dồi dào. Chúng tôi sẽ cân đối chỉ tiêu trong ngành sư phạm trên cơ sở sử dụng giáo viên ở các địa phương trong những năm tới. Khi chỉ tiêu tuyển sinh giáo viên đã dựa vào nhu cầu sử dụng lao động thì tỷ lệ việc làm sau đại học sẽ được đảm bảo hơn. Đó là yếu tố thu hút các em học sinh giỏi vào trường sư phạm.
Theo Giadinh.net
Phải làm cả hai bài tổ hợp thi THPT quốc gia nếu đã đăng ký Đăng ký dự thi cả 5 bài, thí sinh không được bỏ bất kỳ bài nào nếu muốn xét tốt nghiệp. Thời gian đăng ký dự thi từ 1/4 đến 20/4. Sau thời gian này, thí sinh không thể thay đổi thông tin về bài thi, môn thi. Ảnh minh họa: Ngọc Thành Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Cô dâu Thu Sao" live ăn uống, diện mạo hiện tại sốc nặng, hết tiền căng da?
Netizen
13:19:22 23/05/2025
Hồng Đào sau thông tin kết hôn ở tuổi 63 chiếm sóng MXH: Ngôi sao chưa từng "hết thời" của showbiz Việt
Sao việt
13:17:02 23/05/2025
Galaxy Z Flip7 được xác nhận dùng chip Exynos 2500
Đồ 2-tek
13:12:33 23/05/2025
Hồ Văn Cường công khai ảnh cưới
Sao thể thao
13:05:21 23/05/2025
Vì sao ông Putin bất ngờ đến Kursk khi Ukraine quyết không đầu hàng?
Thế giới
12:57:32 23/05/2025
Khẩn trương điều tra, xử lý vụ phá rừng cách trụ sở UBND huyện 2km
Pháp luật
12:55:02 23/05/2025
Trần Nghĩa tuổi 32: "Tôi vẫn ở nhà thuê, không còn mù quáng khi yêu"
Hậu trường phim
12:52:29 23/05/2025
Vương Phi và Tạ Đình Phong đi "hâm nóng" tình cảm tại Nhật Bản
Sao châu á
12:49:04 23/05/2025
Mỹ nhân Hà thành đóng vai bà mẹ phim 'Mặt trời lạnh' ở đời thực có sắc vóc 'hack' tuổi
Làm đẹp
12:46:23 23/05/2025
Mẹ biển - Tập 45: Biển sắp trở về?
Phim việt
12:43:45 23/05/2025