ĐH Kinh doanh Công nghệ phản hồi vụ chi 3 triệu để lấy bằng
Trước thông tin sinh viên hệ liên thông phải mất 3 triệu đồng qua “cò” mới có thể nhận bằng tốt nghiệp, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, điều này “không đúng với thực tiễn”.
Trao đổi với Zing.vn chiều 15/6, ông Vũ Văn Hóa – Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết: Trường có hai hệ thống phân cấp bằng là chính quy và liên thông. Bằng chính quy do ông phụ trách, bằng liên thông từ hệ trung cấp và cao đẳng do thầy Hiệu phó Hà Đức Trụ đảm nhiệm.
Ông Hóa khẳng định, không có đường dây “chạy” lấy bằng tốt nghiệp, mà cụ thể “cò” nhận 3 triệu đồng để lấy bằng cho sinh viên.
Vị Phó hiệu trưởng cho biết, sau khi nhận được thông tin phản hồi từ báo chí, Ban giám hiệu nhà trường đã họp và khẳng định không có việc trường nợ bằng hai năm và sinh viên phải chi 3 triệu đồng để có bằng đại học.
“Trường hợp sinh viên không nhận được bằng là do họ chưa hoàn thiện hồ sơ, môn học và mải đi làm quên không lấy. Trường không có đường dây tiền triệu đó”, ông Hóa nói.
Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông tin thêm, sinh viên thắc mắc về chuyện trả chậm bằng, có thể phản hồi trực tiếp, nhà trường sẽ xử lý. Thông thường, phòng giáo vụ mất 2-3 ngày để trả bằng cho sinh viên nếu đủ thủ tục, vì phải tập hợp hồ sơ, bảng điểm để lấy chữ ký của hiệu trưởng.
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ảnh : Anh Tuấn.
Video đang HOT
Trước đó, báo Gia đình và Xã hội thông tin, dù dã hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo hệ liên thông, làm đơn xin cấp bằng từ cuối năm 2014, nhưng đến nay sinh viên chưa được nhận bằng đại học.
Cụ thể, anh Nguyễn Đình Lễ (SN 1981, quê Nghệ An) phản ánh: “Tôi không nhớ đã bao nhiêu lần tìm tới trường để hỏi về tấm bằng tốt nghiệp, nhưng kết quả nhận được chỉ là những lời hứa. Hơn 2 năm sau khi ra trường, tôi vẫn chưa có bằng tốt nghiệp”.
Cũng theo báo này, một đường dây “cò” sẵn sàng lấy bằng cho sinh viên với giá 3-3,5 triệu đồng, trong đó có phụ nữ tên Nhung. Sau khi phóng viên giao đủ số tiền 3 triệu đồng, bà Nhung đưa lại tấm bằng tốt nghiệp đại học mang tên Nguyễn Đình Lễ có chữ ký của Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Sinh viên Nguyễn Đình Lễ đến trường hỏi về tấm bằng tốt nghiệp, được cán bộ nhà trường trả lời: “Đã có người lấy hộ bằng tốt nghiệp cho anh”.
Theo Zing
Giáo sư từ chối dạy Y tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ
GS.TS Lê Gia Vinh, Phó chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, từ chối giảng dạy tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Theo ông, trường dân lập mở ngành Y lo nhất là thiếu thực hành.
GS Vinh cho hay, trước đây, GS Lê Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, mời ông về trường làm. "Tôi mới chỉ cam kết nhưng chưa ký hợp đồng, chưa giảng, chưa nhận lương, chưa làm gì hết và do bị huyết áp cao nên tôi đã báo anh Tuấn vừa xin rút rồi", ông Vinh nói.
GS.TS Lê Gia Vinh, Phó chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam.
- Nhiều người lo ngại về cơ sở vật chất, điều kiện để mở ngành đào tạo Y, Dược tại các trường dân lập. Ông đánh giá gì về điều này?
- Hiện nay, một số các trường tư thục đã thành lập ngành Yhọc. Về cơ sở vật chất, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã có họp báo rồi. Đầu tiên nhìn về những tiêu chuẩn, tiêu chí, giảng viên cũng có gần 50 người đăng ký cơ hữu, đang ký hợp đồng, tôi nghĩ khó có thể nói được là trường này có thành công hay không.
Tuy nhiên, đào tạo Y học thì đầu tiên phải có hệ thống bệnh viện và phải có truyền thống, điều đó thì ai cũng biết. Nhưng bây giờ cũng có nhiều trường đào tạo và nó như trào lưu. Tôi cũng không có căn cứ gì để bảo người ta có thể thành công hay không. Hai Bộ Giáo dục và Y tế cũng đã có thẩm định.
- Cơ sở thực hành, bệnh viện quan trọng ra sao với đào tạo ngành Y, thưa ông?
- Đấy là điều khó khăn. Tôi thấy một số trường đã được thành lập ngành Y, Dược, đã bắt đầu đào tạo thì hệ thống bệnh viện cũng chẳng đâu vào đâu. Tôi học trường Y nên thấy đúng là hệ thống bệnh viện rất quan trọng. Sau này, tôi làm trong quân y cũng thấy thế. Các bệnh viện trong Học viện Quân y to lắm, nhiều khoa lắm, truyền thống bao nhiêu năm rồi!
Nhưng mà nếu chỉ những trường đó đào tạo mãi thì cũng chưa chắc đã mở mang được, nhu cầu thực tế ở xã hội bây giờ là có. Đúng là tôi băn khoăn, phải nói là ai cũng băn khoăn về yêu cầu thực hành cho sinh viên ngành y.
Vấn đề đặt ra là khi thẩm định, hai bộ phải siết chặt ngay từ đầu, phải xem xét nếu được thì bảo được nếu không được thì cũng phải kiểm tra các trường xem ra làm sao.
Các trường khác cũng phải siết chặt đầy đủ toàn diện, chứ không thể thời điểm này siết chặt thời điểm khác lại không, chỗ này siết chặt chỗ kia thì không...
Hầu hết giảng viên là cán bộ nghỉ hưu
Trong số 47 giảng viên được ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội công bố thuộc khoa Y đa khoa của trường có 6 trưởng bộ môn là GS, PGS y học cơ sở ngành, nội khoa, sản khoa, ngoại khoa...
Trong đó, Trưởng khoa Y đa khoa là GS Lê Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, sinh năm 1951, chuyên ngành Y học dự phòng và Y tế công cộng. Phó Chủ nhiệm khoa là PGS.TS Nguyễn Văn Tường, sinh năm 1943, chuyên ngành Sinh lý học.
Giảng viên cao tuổi nhất của khoa Y là PGS Nguyễn Quang Bài, sinh năm 1938, chuyên khoa ngoại khoa. Trẻ nhất là thạc sĩ Trần Huy Bình, chuyên ngành Y tế công cộng.
Nhìn vào danh sách khoa Y đa khoa của ĐH Kinh doanh và Công nghệ có thể thấy, đa số các giảng viên đều đã nghỉ công tác tại các bệnh viện, các trường hoặc các viện của Bộ Y tế. Chỉ có 1 người sinh năm 1986, 1 người sinh năm 1973, 1 người sinh năm 1977 và 1 người sinh năm 1979, một hai người sinh những năm 1960.
Còn lại, các giảng viên đều đã về hưu hoặc cận kề tuổi về hưu. Tuy nhiên, trong kết luận của đoàn thẩm định liên bộ ký ngày 5/10/2015, trong số 47 giảng viên chỉ có 17 giảng viên có đầy đủ hồ sơ chứng minh cơ hữu.
Theo Hoa Ban/Tiền Phong
ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được mở ngành Y, Dược Bộ GD&ĐT vừa có quyết định cho phép ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo hệ chính quy ngành Y đa khoa và Dược học. Theo quyết định ngày 19/11/2015 do Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga ký, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được phép đào tạo trình độ đại học hệ chính quy, ngành Y đa...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

HOT 1000 độ: G-Dragon hẹn fan Việt ngày 21/6, siêu concert VPBank K-Star Spark sẽ diễn ra tại SVĐ Mỹ Đình!
Nhạc quốc tế
09:06:26 13/05/2025
Chàng trai đặt hình mẫu giống Song Hye Kyo, chinh phục gái xinh trên show hẹn hò
Tv show
09:04:27 13/05/2025
Quang Lê bị tống khỏi Anh, giam 12 tiếng, Minh Tuyết thoát nạn nhờ khai gian?
Sao việt
09:04:07 13/05/2025
Một hãng xe Nhật chiếm hơn 9% tổng số ôtô đang lăn bánh trên toàn cầu
Ôtô
09:02:13 13/05/2025
Hai việc người dùng Galaxy cần làm ngay sau khi cập nhật One UI 7
Đồ 2-tek
08:58:05 13/05/2025
Đột phá với tấm pin năng lượng mặt trời làm từ vật liệu không ngờ
Thế giới số
08:56:00 13/05/2025
Độc đáo cồn cát hình trái tim, loài chim tung cánh trên dòng sông Trà Khúc
Du lịch
08:40:33 13/05/2025
Rau muống đầy chợ, mua xong vẫn băn khoăn "nấu thế nào mới lạ": Làm ngay theo công thức này, vị cực ngon
Ẩm thực
08:37:34 13/05/2025
Mẹo làm đẹp da từ mướp đắng
Làm đẹp
08:23:20 13/05/2025
Con trai của Đổng Khiết ở tuổi 16: Được ví như "phiên bản nhí" của mỹ nam đẹp nhất Trung Quốc nhưng phải đối diện áp lực cực lớn này
Sao châu á
08:20:05 13/05/2025