ĐH ngoài công lập muốn Bộ GD-ĐT bỏ điểm sàn

Theo dõi VGT trên

“Học sinh nào được nhà nước ưu đãi học phí thì điểm trúng tuyển ĐH, CĐ phải cao hơn những em không được ưu đãi”, một thành viên của Hiệp hội các trường ngoài công lập đề xuất.

Sáng qua (19/12), Hội nghị của Hiệp hội các trường ngoài công lập đã diễn ra với sự tham gia của nhiều lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập trên cả nước. Trong hội nghị, đa số các đại biểu đều cho rằng Bộ GD – ĐT nên bỏ điểm sàn.

Hiện nay, nước ta có khoảng 80 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập với gần 50.000 sinh viên theo học và khoảng 3.000 cán bộ giáo viên. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, các trường ngoài công lập rất khó khăn trong công tác tuyển sinh.

Phân tích nguyên nhân của thực trạng này, một đại biểu cho rằng: “Số trường ngày càng tăng, nhưng số lượng người học thì chỉ có thế, và vì các trường công lập khituyển sinh thì “vét đến con tép” nên các trường ngoài công lập mới khó khăn trong công tác này. Hơn nữa, xã hội hiện nay vẫ còn tồn tại tâm lý thích cho con vào trường công, và tâm lý này rất khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều”.

Bên cạnh đó, nhiều chính sách của Bộ GD – ĐT không được sự đồng thuận của các trường ngoài công lập. Trong đó việc quy định điểm sàn chung cho tất cả các trường trong kỳ tuyển sinh là vấn đề gây tranh cãi.

Một thành viên của Hiệp hội các trường ngoài công lập cho rằng: “Bộ GD – ĐT đưa ra quy định về điểm sàn điểm chuẩn là không hợp lý. Còn người muốn học đại học, tại sao Bộ lại không cho?”.

Theo quan điểm của ông, việc học sinh tốt nghiệp phổ thông là có đủ trình độ để học đại học, bởi đầu vào quan trọng nhưng không mang tính chất quyết định.

Lãnh đạo một trường dân lập lo ngại nếu kỳ thi tuyển sinh năm 2013 Bộ GD – ĐT vẫn giữ chính sách ba chung (chung đề, chung thời gian, chung điểm sàn) thì các trường ngoài công lập sẽ ngày càng gặp khó khăn.

Về vấn đề này, nhiều đại biểu cũng đồng tình và quyết liệt phản đối chính sách 3 chung của Bộ GD – ĐT, một đại biểu cho rằng: “Ba chung không nên có từ đầu, 10 năm qua thực hiện chính sách này là quá đủ rồi, và nên chấm dứt càng sớm càng tốt”.

Với thực trạng trên, thành viên của Hiệp hội đưa ra biện pháp Bộ GD-ĐT cần công khai phổ điểm để có được cái nhìn khái quát về điểm thi, trên cơ sở đó quyết định điểm sàn.

Video đang HOT

Một đại biểu cho rằng việc xác định điểm sàn của Bộ GD – ĐT hiện nay là không có cơ sở khoa học. Cụ thể, ông cho rằng kỳ thi tuyển sinhđại học, năm 2012 Bộ GD – ĐT đưa điểm sàn sai, bởi theo phổ điểm thì số lượng học sinh đạt tổng điểm 3 môn từ 7-8 điểm có tỷ lệ cao nhất, nhưng điểm sànđại học của Bộ GD – ĐT công bố lại từ 13-14,5 điểm. Với số điểm này, các trường đại học ngoài công lập rất khó có thể tuyển sinh được.

Ông khẳng định quan điểm: “Nếu Bộ GD – ĐT không đảm bảo đề thi khách quan thì cần bỏ điểm sàn”.

ĐH ngoài công lập muốn Bộ GD-ĐT bỏ điểm sàn - Hình 1

Hội nghị của Hiệp hội các trường ngoài công lập bàn về vấn đề tuyển sinh ĐH, CĐ.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng việc kiến nghị Bộ GD – ĐT bỏ điểm sàn là hết sức khó khăn và trước mắt sẽ không thực hiện được, vì thế một phương án được đưa ra đó là quy định các mức điểm sàn khác nhau cho từng loại trường.

Một vị hiệu trưởng trường dân lập bày tỏ: “Chúng ta không nên đánh đồng các loại trường với nhau. Bởi có những trường chủ yếu đào tạo người ra làm việc sẽ khác những trường đào tạo nhân tài cho đất nước”.

Theo quan điểm của ông, đối với các trường đại học tinh hoa, Bộ GD – ĐT nên cho các trường tự tuyển sinh, đối với các trường công lập có nhu cầu đào tạo các cán bộ cho nhà nước, nhà nghiên cứu, nhà khoa học thì cũng có thể cho tổ chức thi và nên có chính sách ưu đãi cho các trường này. Còn các trường chỉ đào tạo người ra làm việc thì cần phải có một quy chế tuyển sinh riêng.

Đại biểu khác cũng khẳng định: “Bộ GD – ĐT cần quyết định vùng tuyển, thời gian,điểm sàntuyển sinh cho từng loại trường, trường nào đăng ký loại nào thì theo quy định đó”.

Ngoài ra, có ý kiến còn cho rằng Bộ GD – ĐT chỉ nên quy định điểm sàn đối với các trường công lập do Bộ quản lý, hưởng ngân sách từ nhà nước. Còn các trường ngoài công lập thì cần được tự chủ.

Hoặc một ý kiến khác lại đề nghị Bộ GD – ĐT đưa ra hai mức điểm sàn, những học sinh nào được nhà nước ưu đãi học phí thì điểm cao hơn những học sinh không được ưu đãi.

Cũng trong cuộc hội thảo, lãnh đạo các trường ngoài công lập còn đưa ra ý kiến nên bỏ kỳ thi đại học và giao cho các trường tự tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Thậm chí, có đại diện cho rằng việc thi tuyển đại học là không cần thiết. Bởi những học sinh tốt nghiệp THPT là đã đủ điều kiện để học đại học, nếu lấy điểm đầu vào quá cao thì cơ hội học tập cho học sinh sẽ bị thu hẹp, hoặc đối với những học sinh chưa đủ điều kiện học đại học có thể đào tạo dự bị, bổ túc một thời gian và cho các em thi.

Để có thể thay đổi thực trạng khó khăn trong công tác tuyển sinh ở các trường ngoài công lập, một đại biểu nêu lên ý kiến cho rằng các trường ngoài công lập cần mạnh dạn đăng ký kiểm định chất lượng, và công khai chất lượng với xã hội.

Hiệp hội các trường ngoài công lập cũng nhận thấy nhiều ý kiến đệ trình lên Bộ GD – ĐT còn chưa được chấp nhập và không thay đổi. Vì vậy, các thành viên trong Hiệp hội cho rằng cần phải có nhiều kênh để phản ánh kiến nghị hơn như Ban Tuyên giáo, Chính phủ hay Bộ Chính trị.

AN HOÀNG

Theo infonet

'Biệt thự đắp chiếu, trường mầm non thì thiếu'

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, Việt Nam đang có những căn biệt thự, nhà ở đắp chiếu, trong khi nhiều nơi đang thiếu trường mầm non cho trẻ, thiếu các tòa nhà đào tạo tài năng và nguồn nhân lực...

Sáng 18/12, các đại biểu tham dự hội thảo về "xã hội hóa giáo dục" khẳng định, cần phải để cho toàn xã hội làm giáo dục, tất cả cho giáo dục và giáo dục cho mọi người. Xã hội hóa giáo dục bao hàm cả xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người đối với lĩnh vực trồng người.

Đại biểu Thái Xuân Đào cho rằng, cộng đồng phải coi việc nâng cao dân trí là trách nhiệm của địa phương chứ không phải của riêng ngành giáo dục. Cần phải xã hội hóa để tạo cơ hội cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, suốt đời, khuyến khích và tạo điều kiện để cả xã hội tham gia phát triển giáo dục.

Để làm được điều này, PGS Lê Hồng Sơn (Hội Khuyến học Việt Nam) đề xuất, Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa loại hình trường, lớp và các hình thức giáo dục. Một giải pháp hữu hiệu và quan trọng để thực hiện xã hội hóa giáo dục là tổ chức đại hội giáo dục.

"Đây là hội nghị dân chủ của cộng đồng dân cư bàn về giáo dục, tổ chức ở từng cấp chính quyền, với sự tham gia của người dân", PGS Sơn nói và cho rằng, đại hội sẽ đánh giá tình hình phát triển giáo dục địa phương, xây dựng kế hoạch và phát triển giáo dục. Ngoài ra, đại hội cần bầu ra Hội đồng giáo dục địa phương, gồm đại diện người dân, tổ chức đoàn thể, lãnh đạo ban ngành...

Biệt thự đắp chiếu, trường mầm non thì thiếu - Hình 1

Cả xã hội cần quan tâm đến giáo dục bởi đó là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi. Ảnh minh họa: AT.

Theo ông Sơn, đại hội giáo dục huy động được sự tham gia dân chủ và của toàn dân vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo mang đặc thù địa phương và phát huy được sự đóng góp của nhân dân vào phát triển, xây dựng xã hội học tập. "Có thể xem đạo hội giáo dục như một hội nghị Diên Hồng của địa phương bàn về giáo dục", PGS Sơn nói.

Còn PGS Đặng Quốc Bảo thông tin, xã hội hóa giáo dục đã huy động nguồn tài chính trong và ngoài nước để phát triển giáo dục như thành lập các quỹ học bổng, trợ giúp học sinh, sinh viên nghèo vượt khó. Xã hội hóa giáo dục làm tăng ngân sách của giáo dục ước tính 25 - 30% tổng số ngân sách Nhà nước. Nhờ xã hội hóa mà 76 - 80% số cháu nhà trẻ, 60% mẫu giáo, 0,4% tiểu học, hơn 2% THCS, 30% THPT, 21% sinh viên được học trong các trường ngoài công lập.

Theo PGS Bảo, giáo dục được cho là quốc sách hàng đầu nhưng thực tế thì chưa được như thế. Ông Lý Quang Diệu từng tâm sự với các nhà lãnh đạo Việt Nam "có thắng trong giáo dục mới thắng trong kinh tế". Thế nhưng, Việt Nam đang có những căn biệt thự, nhà ở đắp chiếu, một nguồn vốn rất lớn đang trong tình trạng "vốn chôn" trong khi nhiều nơi đang thiếu trường mầm non cho trẻ, thiếu các tòa nhà đào tạo tài năng và nguồn nhân lực...

"Không thể coi việc tiếp tục mở thêm trường ngoài công lập, có thêm các hình thức thu từ người học, phụ huynh là việc làm bình thường của xã hội hóa giáo dục. Cách làm này chỉ phù hợp với những năm cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu thế kỷ 21", PGS Bảo nói.

Theo vị giáo già, trong bất cứ trường hợp nào, mở thêm một trường học là bớt đi một nhà tù, trừ các nhà trường đội lốt, trá hình cho âm mưu trục lợi bất chính. Vì vậy, cần lập quỹ hỗ trợ phát triển trường ngoài công lập để bất cứ học sinh, sinh viên nào học trường ngoài công lập đều được thụ hưởng một khoản kinh phí nhất định từ nhà nước, bởi nhà nước có trách nhiệm cung ứng dịch vụ giáo dục cho họ. Khi nhà nước không có khả năng lo chỗ học cho học sinh hoặc họ không chọn dịch vụ cung ứng từ nhà nước thì họ vẫn phải được hưởng quyền lợi trên.

"Khi nào tạo nên sự cộng hưởng ba trạng tháng: Tổ chức nhà nước, cơ chế thị trường và sự hoạt động của các mạng lưới đoàn thể xã hội phục vụ cho mục tiêu xã hội hóa giáo dục, lúc đó xã hội hóa giáo dục sẽ phát triển bền vững chứ không ăn đong như hiện nay", PGS Bảo nhận xét.

Hoàng Thùy

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Con gái Triệu Vy bị tung 1 lượt 10 clip, diện mạo khó tin, mẹ xấu hổ vì điều nàyCon gái Triệu Vy bị tung 1 lượt 10 clip, diện mạo khó tin, mẹ xấu hổ vì điều này
14:52:38 08/05/2025
Nữ MC từng quay clip ăn lòng xe điếu: "Tôi không bao giờ muốn thử lần nữa"Nữ MC từng quay clip ăn lòng xe điếu: "Tôi không bao giờ muốn thử lần nữa"
14:25:00 08/05/2025
Ngô Thanh Vân xác nhận mang thai ở tuổi 46, khoe cận bụng bầu, chồng thái độ?Ngô Thanh Vân xác nhận mang thai ở tuổi 46, khoe cận bụng bầu, chồng thái độ?
16:51:26 08/05/2025
Bức ảnh chụp MC Thảo Vân và Mỹ Tâm 24 năm trước gây sốt mạng xã hộiBức ảnh chụp MC Thảo Vân và Mỹ Tâm 24 năm trước gây sốt mạng xã hội
14:27:14 08/05/2025
Dừng đèn đỏ, bé trai 10 tuổi bị nhánh cây khô rơi trúng đầu, vỡ hộp sọDừng đèn đỏ, bé trai 10 tuổi bị nhánh cây khô rơi trúng đầu, vỡ hộp sọ
13:52:03 08/05/2025
Clip MC Anh Thơ review lòng se điếu hot rần rần, dai như cao su, bị quán mắng?Clip MC Anh Thơ review lòng se điếu hot rần rần, dai như cao su, bị quán mắng?
14:55:16 08/05/2025
Bóc trần bẫy đầu tư tiền tỷ của Phó Đức Nam cùng 1.000 nhân viênBóc trần bẫy đầu tư tiền tỷ của Phó Đức Nam cùng 1.000 nhân viên
13:54:25 08/05/2025
Đinh Ngọc Diệp bị so sánh với Minh Hà, nói một câu "xịt keo" cộng đồng mạngĐinh Ngọc Diệp bị so sánh với Minh Hà, nói một câu "xịt keo" cộng đồng mạng
16:53:55 08/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hỷ sự Vbiz: 1 Hoa hậu đã âm thầm tổ chức lễ dạm ngõ, danh tính đàng trai "không phải dạng vừa"

Hỷ sự Vbiz: 1 Hoa hậu đã âm thầm tổ chức lễ dạm ngõ, danh tính đàng trai "không phải dạng vừa"

Sao việt

19:55:08 08/05/2025
Sáng 8/5, Hoa hậu Nông Thuý Hằng hé lộ những hình ảnh chuẩn bị cho lễ dạm ngõ tổ chức riêng tư, kín đáo tại quê nhà ở Hà Giang.
Cuộc sống của những đứa trẻ từng gây chấn động thế giới trong ca sinh 9 hiếm gặp

Cuộc sống của những đứa trẻ từng gây chấn động thế giới trong ca sinh 9 hiếm gặp

Lạ vui

19:54:05 08/05/2025
Việc chăm sóc, nuôi dạy 9 đứa trẻ cùng lúc không hề dễ dàng nhưng cặp vợ chồng không nề hà bởi họ coi các con là món quà đặc biệt.
Chồng cũ Từ Hy Viên ê chề sau vụ vợ hot girl lộ 3.000 tấm ảnh nóng bỏng gây sốc

Chồng cũ Từ Hy Viên ê chề sau vụ vợ hot girl lộ 3.000 tấm ảnh nóng bỏng gây sốc

Sao châu á

19:47:48 08/05/2025
Tai tiếng đang bủa vây Uông Tiểu Phi và hot girl Mandy. Trên MXH hiện rầm rộ tin đám cưới của chồng cũ Từ Hy Viên đã bị hủy.
Hot: Timothée Chalamet - Kylie Jenner "công khai danh phận" sau 2 năm yêu, dự báo "đám cưới thế kỷ"?

Hot: Timothée Chalamet - Kylie Jenner "công khai danh phận" sau 2 năm yêu, dự báo "đám cưới thế kỷ"?

Sao âu mỹ

19:44:25 08/05/2025
Dù Timothée Chalamet - Kylie Jenner đã đồng hành ở nhiều sự kiện, nhưng đây mới là lần đầu tiên họ công khai đi thảm đỏ cùng nhau.
Chỉ huy Hamas thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Liban

Chỉ huy Hamas thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Liban

Thế giới

19:42:39 08/05/2025
Vụ không kích này diễn ra trong bối cảnh Israel đang gia tăng đáng kể các cuộc tấn công vào lãnh thổ phía Nam Liban, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết vào tháng 11/2024.
Giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Cần Thơ nhận hối lộ gần 1 tỷ đồng

Giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Cần Thơ nhận hối lộ gần 1 tỷ đồng

Pháp luật

18:41:09 08/05/2025
Ngày 8/5, TAND TP Cần Thơ mở phiên tòa xét xử vụ án Nhận hối lộ , Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và Sử dụng tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 6502D.
Chuyện tình 'chị ơi anh yêu em' của nữ thần cầu lông lai 7 dòng máu

Chuyện tình 'chị ơi anh yêu em' của nữ thần cầu lông lai 7 dòng máu

Netizen

18:33:35 08/05/2025
Richy Oranate (sinh năm 1994) nổi tiếng với danh xưng ngọc nữ làng cầu lông Thái Lan hay người đẹp lai 7 dòng máu . Cha của Oranate mang 6 dòng máu là Thái Lan, Philippines, Australia, Thụy Sĩ, Anh và Tây Ban Nha
Đường 34 tỷ đồng "vô dụng", thành chỗ phơi lúa

Đường 34 tỷ đồng "vô dụng", thành chỗ phơi lúa

Tin nổi bật

18:32:46 08/05/2025
Tuyến đường Huyện Đội - Hóc Cam được xây dựng khá hiện đại với tổng vốn hơn 34 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là con đường cụt chạy thẳng ra cánh đồng không có phương tiện giao thông qua lại.
5 trang phục đi biển mùa hè 2025 hợp thời trang mà không sợ bị nhăn

5 trang phục đi biển mùa hè 2025 hợp thời trang mà không sợ bị nhăn

Thời trang

18:06:25 08/05/2025
Với phom rộng, chất liệu mỏng nhẹ như linen, cotton hay voan, áo sơ mi oversized giúp làn da bạn thở giữa cái nắng biển oi ả, mang lại cảm giác dễ chịu và mát mẻ cả ngày dài.
Nữ idol được gọi là vũ thần thế hệ mới: Nhảy slay đến mức làm netizen quên việc nhạc dở

Nữ idol được gọi là vũ thần thế hệ mới: Nhảy slay đến mức làm netizen quên việc nhạc dở

Nhạc quốc tế

18:02:33 08/05/2025
Ngày 30/4, nhóm nữ toàn cầu KATSEYE, được thành lập bởi HYBE và Geffen Records, chính thức trở lại đường đua âm nhạc với MV Gnarly.
Cha đẻ bản hit 3 tỷ view nổi đình đám ở "concert quốc gia" nói gì về lời bài hát khó hiểu, gây tranh luận?

Cha đẻ bản hit 3 tỷ view nổi đình đám ở "concert quốc gia" nói gì về lời bài hát khó hiểu, gây tranh luận?

Nhạc việt

17:05:52 08/05/2025
Nguyễn Văn Chung bày tỏ anh viết bài hát với tâm thế một người đang đứng trước tượng đài anh hùng liệt sĩ với mong muốn gắn kết quá khứ và hiện tại.