Đi bơi coi chừng hỏng răng
Đi hồ bơi mùa hè là thú khoái khẩu của nhiều người. Nhưng đổi lại, bạn có thể bị khô da, đổi màu tóc và theo một nghiên cứu mới nhất, là mất men răng.
Ảnh: ABC.
Các nha sĩ từ lâu đã biết rằng bơi có thể phá hủy men răng, đặc biệt nếu nước hồ không được xử lý hợp lý.
Thực tế, từ năm 1986, một khảo sát trên 747 vận động viên bơi lội công bố trên tạp chí Bệnh dịch học Mỹ đã tìm thấy 39% trong số họ bị hỏng men răng.
Trong một báo cáo gần đây, các nha sĩ từ Trường nha khoa, Đại học New York đã phân tích trường hợp của một người đàn ông 52 tuổi, phàn nàn rằng răng nhạy cảm, xỉn màu và mất men nhanh chóng, chỉ trong vòng 5 tháng qua.
Lý giải logic duy nhất cho những thay đổi đột ngột này, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng đó là vì ông mới đi bơi, đều đặn 90 phút mỗi ngày.
Sự mất men răng xảy ra khi pH trong nước hồ bơi xuống quá thấp, nghĩa là có tính axit cao. Nếu bạn từng đi bơi và mắt bạn bắt đầu chảy nước hoặc mũi nóng rực khi mới ngửi thấy nước hồ, đó là do pH thấp (chứ không nhất thiết là do quá nhiều chất khử trùng clo). Khi pH quá thấp, nước trở nên có tính ăn mòn và có thể phá hủy các bề mặt như răng, và kích thích da.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu năm 1986, pH của nước hồ được phát hiện chỉ là 2,7, thấp hơn nhiều so với yêu cầu là từ 7,2 đến 7,8.
Còn người đàn ông trong nghiên cứu của Trường nha khoa, Đại học New York thừa nhận rằng ông không bao giờ xử lý nước hồ bơi phù hợp, và không biết độ pH của nó.
Một lý do khác cần quan tâm về độ pH không phù hợp của hồ bơi là nó có thể ảnh hưởng đến tác dụng của nước khử trùng clo. Khi pH trở nên quá thấp hoặc quá cao, clo hoặc là bị phân tán quá nhanh hoặc khả năng khử khuẩn của nó giảm xuống. Kết quả là, các vi khuẩn gây bệnh có thể sinh sôi.
Để bảo vệ mình, bạn có thể mua các test thử pH, tối ưu là từ 7,2 đến 7,8. Hãy thử cả ở hồ bơi lẫn các khu nghịch nước của trẻ, chúng cũng cần độ pH tương đương như hồ bơi.
Theo VNE
Bệnh do răng mà ra
Nha sĩ không chỉ chữa răng, nếu bạn biết 45-65% của tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, dù nằm rất xa hàm răng, là hậu quả của viêm nha chu.
Hư răng tuy khó chịu, nhưng không quá khó chữa! Chính vì vậy mà đa số bệnh nhân kẹt lắm mới đành ngồi vào ghế làm răng. Khỏi nói thêm cũng hiểu mấy người chịu đến phòng răng để ngừa bệnh... khác!
Nhiều người chắc chắn sẽ thay đổi định kiến nha sĩ chỉ chữa răng nếu biết 45-65% của tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, dù nằm rất xa hàm răng, là hậu quả của viêm nha chu! Nhờ kết quả của nhiều công trình nghiên cứu dài hạn, hiện không còn ai nghi ngờ về mối liên hệ chặt chẽ giữa nguồn bội nhiễm trong vùng răng miệng và nhiều bệnh chứng nghiêm trọng.
Đau tim vì nướu răng không khỏe
Bên cạnh bệnh cao huyết áp, viêm nha chu là yếu tố rủi ro đáng gờm cho người chẳng may thiếu máu trong mạch vành. Bằng chứng là tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim với tiền căn viêm nướu răng rất cao. Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện trong nhiều tụ điểm xơ vữa mạch máu dấu ấn của các loại vi khuẩn vốn chỉ có mặt ở nướu răng. Nói cách khác, bệnh viện chuyên khoa tim mạch hoành tráng uy nghi mà thiếu phòng răng thì vẫn còn thiếu rất nhiều.
Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng: 45-65% của tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, dù nằm rất xa hàm răng, là hậu quả của viêm nha chu! (ảnh minh họa)
Theo nhiều chuyên gia trong ngành phụ sản, sinh non hay xảy thai là chuyện không lạ nếu thai phụ có vấn đề với nướu, với răng. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh: Ổ viêm tấy trên răng miệng là nguyên nhân dẫn đến phản ứng sai lầm của cơ thể dưới dạng co thắt tử cung một cách đột ngột.
Bài liên quan:
Bệnh răng miệng và những cảnh báo
Thơi điêm "nhay cam" vê răng miêng cua chi em
Thầy thuốc ở Hoa Kỳ cũng đã phát hiện tỷ lệ người bị sảy thai đồng thời bị viêm nha chu cao gấp 7 lần nếu so với nhóm đối chứng có nướu, có răng khỏe mạnh. Thai phụ vì thế cần khám răng định kỳ, thay vì chỉ tập trung khám siêu âm để chụp hình trẻ đang cười trong bụng mẹ. Nụ cười không đau răng của người sắp làm mẹ cũng quan trọng không kém.
Với người hay bị viêm nhiễm đường hô hấp cũng thế. Đường hô hấp không vô cớ cứ nay viêm mai nhiễm! Viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản... là dấu hiệu cho thấy sức kháng bệnh không còn đủ mạnh để cầm chân thành phần vi khuẩn, siêu vi hay nấm mốc khu trú ngay ngã ba cổ họng và được hỗ trợ bởi ổ viêm trên nướu, trên chân răng. Theo thống kê ở Hoa Kỳ, đa số người bị viêm phế quản mãn là đối tượng hoặc thiếu vệ sinh răng miệng, hoặc bị sâu răng, hoặc thừa đá răng nhưng tránh né nha sĩ!
Răng chưa đau cũng nên đi khám
Bên cạnh các biện pháp vệ sinh như đánh răng đúng cách, thói quen dùng chỉ chải khe răng, cạo đá vôi... khám răng định kỳ là biện pháp tích cực phòng ngừa nhiều bệnh chứng nằm rất xa vùng răng miệng.
Nguy cơ bội nhiễm bao giờ cũng cao ở người bị tiểu đường. Do ảnh hưởng của lượng đường huyết cao hơn mong muốn, lớp sợi keo trong mô liên kết bị thoái hóa nhanh hơn bình thường. Hậu quả là người bệnh tiểu đường dễ bị viêm nướu răng.
Ngược lại, tình trạng viêm tấy chân răng, bội nhiễm nướu răng là một trong các nguyên nhân khiến lượng đường trong máu khó ổn định. Do đó, bên cạnh chuyện khám mắt, khám bàn chân, tầm soát và điều trị ráo riết bệnh nha chu là một trong các biện pháp thiết yếu để ngăn chặn biến chứng của bệnh tiểu đường.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày và khám răng định kỳ là việc làm cần thiết (ảnh minh họa)
Nếu bệnh răng miệng là lý do dẫn đến loãng xương hàm, thì ngược lại, bệnh loãng xương cũng là một trong các yếu tố thuận lợi cho bội nhiễm trong vùng răng miệng. Cũng vì thế mà khám bệnh cho người vào tuổi mãn kinh nhưng quên khám răng là một thiếu sót đáng trách. Mặt khác, đối tượng mãn kinh cần chủ động gõ cửa nha sĩ cho dù răng chưa đau nếu muốn tránh cảnh không té mà vẫn gãy xương!
Viêm nha chu không hình thành một sớm một chiều. Nói cách khác, người bệnh có đủ thời giờ để phòng bệnh. Đừng quên không dưới 80% trường hợp viêm nha chu nếu phát hiện bệnh cho sớm, càng sớm càng tốt. Rất mong độc giả đừng nhìn phòng răng như nơi "phục hồi ảnh cũ". Chữa răng để phòng bệnh khác, còn gì khéo hơn!
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
(Theo Dân Việt)
Thời điểm 'nhạy cảm' về răng miệng của chị em Do ảnh hưởng của hormone giới tính nữ, sức khỏe răng miệng ở một số giai đoạn trong cuộc đời người phụ nữ sẽ "xuống cấp" nghiêm trọng. Thời kỳ nguyệt san Trước hoặc trong giai đoạn nguyệt san, một số chị em thấy nướu lợi sưng nề và chảy máu, số khác lại có hiện tượng loét và đau nhức đến thấu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bệnh nhân 79 tuổi bị xương cá 4cm đâm thủng dạ dày

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Một cuộc họp dòng họ định đoạt số phận ca mổ ung thư

Người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?

5 loại đồ uống gây hại cho thận

Nguy cơ đột quỵ, đột tử từ sai lầm khi tắm trong ngày nắng nóng

7 nhóm đối tượng được khuyến cáo không nên uống bổ sung collagen

Top 9 'siêu thực phẩm' tốt nhất dành cho người cao tuổi

Một loại gia vị tốt cho tim, người Việt sử dụng nhiều

Trẻ sơ sinh nôn ói, sút cân vì mắc bệnh hiếm gặp

Những thói quen hàng ngày khiến ung thư gan âm thầm phát triển

Cô gái thay đổi thói quen khi ăn cơm gây ra cú sốc đường huyết
Có thể bạn quan tâm

Hôm nay nấu gì: Bữa chiều mát lành với 5 món tươi ngon
Ẩm thực
16:59:09 12/05/2025
Hai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hình
Pháp luật
16:55:29 12/05/2025
Hit diễu binh VTV bị đánh bản quyền, cha đẻ bức xúc vì bị nghi là thủ phạm
Netizen
16:55:05 12/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi xuất hiện trên truyền hình quốc tế, nói gì mà khiến fan Việt phát sốt?
Sao việt
16:52:47 12/05/2025
Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh
Tin nổi bật
16:42:46 12/05/2025
Ấn Độ tuyên bố bắn hạ một số máy bay Pakistan
Thế giới
16:38:49 12/05/2025
Lê Tuấn Khang từ "chăn vịt" lột xác ngoạn mục nhờ Lý Hải, cú bẻ lái khó tin!
Hậu trường phim
16:25:56 12/05/2025
Thấy cô hàng xóm bị đánh ghen, chồng tôi bỗng có một hành động không ngờ
Góc tâm tình
15:58:04 12/05/2025
Tình thế đảo ngược với Casemiro
Sao thể thao
15:57:13 12/05/2025
YG hồi sinh ngoạn mục nhờ BABYMONSTER, TREASURE, lộ âm mưu "xóa sổ" BLACKPINK?
Sao châu á
15:48:01 12/05/2025