Di cư: Thách thức chung cần giải pháp chung

Sau những cuộc thảo luận không mấy dễ dàng trong thời gian dài, Liên minh châu Âu (EU) đã tìm được hướng đi “đoàn kết và trách nhiệm ” để tháo gỡ bài toán khó di cư, một vấn đề nan giải lâu nay khi hàng triệu người, từ Trung Đông, châu Phi và châu Á tìm về nơi mà họ cho là “miền đất hứa” để tránh bạo lực, xung đột, bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế và nghèo đói, bất chấp chặng đường rủi ro, và thậm chí là cả nguy cơ không được tiếp nhận.

“Đoàn kết và trách nhiệm”

Tinh thần toát lên trong Hiệp ước mới về Tị nạn và Di trú là điều được dư luận đánh giá cao, bởi dù ít dù nhiều, khu vực cũng đã có nhận thức và nền tảng quan trọng nhằm chia sẻ gánh nặng trong vấn đề tiếp nhận người di cư. Hiệp ước mới, thay thế chính sách tị nạn chung hiện nay của châu Âu (được gọi là Quy chế Dublin – luôn bị xem là gánh nặng cho các nước tuyến đầu như Italy , Tây Ban Nha Hy Lạp ) gồm 4 nhóm giải pháp chính là đẩy nhanh quá trình sàng lọc, kiểm tra những người nhập cư trái phép; thành lập các trung tâm giam giữ ở biên giới EU; tăng tốc quy trình trục xuất những người bị từ chối quy chế tị nạn; và thiết lập cơ chế đoàn kết để giảm áp lực đối với các quốc gia “tuyến đầu” phía Nam Âu.

Di cư: Thách thức chung cần giải pháp chung - Hình 1
Người di cư, gánh nặng hay nguồn lao động mới.

Trong hiệp ước, một số quy định mới đặc biệt đáng chú ý như yêu cầu rõ ràng về sàng lọc trước khi nhập cảnh, công nhận tình trạng người tị nạn hoặc tình trạng cần được bảo vệ bổ sung; đồng thời làm mới các tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề nhà ở, giáo dục và chăm sóc sức khỏe của người xin tị nạn. Sau sàng lọc, các đơn xin tị nạn sẽ phải trải qua quá trình xét duyệt được rút ngắn xuống còn tối đa 6 tháng, và người xin tị nạn buộc phải hồi hương hoặc quay lại điểm trung chuyển trong thời gian ngắn nhất nếu bị từ chối. Bên cạnh đó còn là các quy định về cập nhật cơ sở dữ liệu quy mô lớn về lưu trữ sinh trắc học được thu thập trong quá trình sàng lọc, căn cứ thông tin cá nhân thay vì số đầu đơn để tránh tình trạng trùng lặp người gửi đơn. Theo các quy định mới, sẽ có 2 hướng thủ tục tị nạn – truyền thống và biên giới nhanh, áp dụng đối với những người di cư có nguy cơ gây rủi ro cho an ninh quốc gia và những người đến từ các quốc gia có tỷ lệ công nhận thấp.

Với một hệ thống theo kiểu “đoàn kết bắt buộc”, các quốc gia thành viên có 3 lựa chọn để quản lý dòng người di cư: Tiếp nhận và tái phân bổ một số lượng người xin tị nạn nhất định; Hỗ trợ bồi hoàn cho mỗi trường hợp mà họ từ chối di dời hoặc cung cấp nguồn lực phục vụ hoạt động di trú. 30.000 đơn xin tị nạn mỗi năm cho các thành viên còn lại là cách để liên minh chia sẻ trách nhiệm với các nước tuyến đầu.

Hiệp ước mới còn bao gồm cả những dự trù và phương án dự phòng cho những tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như sự xuất hiện đột ngột và ồ ạt của những người tị nạn, điều từng thấy trong cơn “sóng thần tị nạn” năm 2015 – 2016, hoặc những tình huống bất khả kháng như đại dịch COVID-19. Tất nhiên, trong những hoàn cảnh đặc biệt, các quốc gia được phép áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, bao gồm cả gia hạn thời gian giam giữ.

Điều chỉnh để thích nghi

Video đang HOT

Luật Darmanin (Luật Nhập cư mới được Pháp thông qua cuối tháng 12/2023) có hiệu lực đầu năm nay. Luật Darmanin, được chính phủ ban hành vì mục đích đảm bảo sự hội nhập tốt hơn của người nước ngoài nhờ những quy định chặt chẽ hơn, ngăn chặn hành vi lạm dụng người nhập cư và tăng cường kiểm soát biên giới, đơn giản hóa các thủ tục tố tụng liên quan đến việc nhập cảnh, lưu trú, trục xuất người nước ngoài. Luật cũng bổ sung các điều khoản như thiết lập hạn ngạch di cư; thắt chặt các điều kiện đoàn tụ gia đình, các điều kiện tiếp cận giấy phép cư trú vì lý do gia đình; cho phép từ chối cấp hoặc thu hồi giấy phép cư trú, đặc biệt trong các trường hợp gian lận giấy tờ hoặc tội phạm và hành vi phạm tội đối với các nghị sỹ, người thi hành công vụ và người nhà nước.

Các quy định về giấy phép ngắn hạn, dài hạn, nhập quốc tịch, hai quốc tịch… đều được bổ sung, tăng cường hoặc siết chặt. Ngược lại, các thủ tục khiếu nại, kiện tụng, tranh chấp liên quan đến nhập cảnh, lưu trú và trục xuất được đơn giản hóa, cho phép giải quyết nhanh các trường hợp vi phạm vốn tồn đọng rất nhiều tại Pháp trong những năm qua.

Di cư: Thách thức chung cần giải pháp chung - Hình 2
Châu Âu không muốn tái diễn cuộc khủng hoảng năm 2015.

Tất nhiên, điều gì cũng có giá của nó. “Bước ngoặt trong nhiệm kỳ 5 năm” của Tổng thống Emmanuel Macron không tránh khỏi sự phản đối của một số bộ phận trong xã hội Pháp, trong đó có giới chủ, người lao động không hợp pháp, các trường đại học, ngành tòa án, ngành y tế và nhiều hiệp hội, lo ngại rằng một số quy định cứng nhắc sẽ gây khó cho việc tuyển dụng lao động trong ngắn hạn và ảnh hưởng tới lực lượng lao động của đất nước trong lâu dài. Trong khi đó, dư luận đang đề cập việc Đức sẽ đối mặt với áp lực phải thi hành những biện pháp cứng rắn hơn, đặc biệt là liên quan những điều khoản giúp giảm bớt gánh nặng cho các quốc gia trên tuyến đầu ứng phó với dòng người di cư khi hiệp ước mới có hiệu lực.

Theo ước tính, Đức sẽ phải tiếp nhận khoảng 6.600 người tị nạn/ năm, tuy nhiên có thể được khấu trừ số lượt đến của năm trước. Đức vẫn chưa hoàn thành những điều chỉnh về mặt pháp lý, thực tiễn, kỹ thuật và các điều chỉnh khác. Một phần nguyên nhân này là bởi những điều chỉnh pháp lý có thể sẽ ảnh hưởng đến Đạo luật Tị nạn và Đạo luật Cư trú, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, và các bang.

Thực tế Đức là một quốc gia phụ thuộc vào lượng nhập cư, ước tính khoảng 400.000 người/ năm, để duy trì sự phồn vinh của nền kinh tế. Các ước đoán cho rằng khi thế hệ người Đức sinh ra sau chiến tranh nghỉ hưu ồ ạt vào đầu những năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 700.000 người/ năm.

Theo số liệu của Chính phủ Đức, hiện nay cứ 4 người lớn và 2 trẻ em dưới 10 tuổi thì có một người có nguồn gốc nhập cư, và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng. Trong số hơn 640.000 việc làm có đóng góp an sinh xã hội trong năm 2023, gần 70% là thuộc về các lao động có nguồn gốc nhập cư. Thực tế, người nhập cư đã trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội Đức từ nhiều thập kỷ qua. Thị trường lao động Đức sẽ có những khoảng trống lớn nếu không có nguồn lao động này. Xét cho cùng việc thực hiện các chính sách đúng cách, hợp lý và tính đến các lợi ích của các nhóm xã hội, nhập cư có thể trở thành động lực tăng trưởng của xã hội Đức trong tương lai. Đã đến lúc nước Đức cần một khế ước xã hội mới, đảm bảo cơ hội và đối thoại trên cơ sở bình đẳng và hiệu quả.

Quyết liệt và đồng bộ

Ở tuyến đầu, Italy đã có những sáng kiến và nỗ lực để cùng EU giải quyết tình hình dù khó khăn đặt ra là không ít. Dòng người di cư đổ về Italy vẫn đang là vấn đề nhức nhối đối với chính phủ của Thủ tướng Giorgia Meloni. Theo các số liệu chính thức, khoảng 157.600 người di cư bằng thuyền đã đến Italy trong năm 2023, gấp đôi so với năm 2022 và là mức cao nhất kể từ năm 2016.

Ý thức rõ ràng rằng vấn đề di cư không phải là bài toán một nước có thể tự giải quyết, Thủ tướng Meloni là một trong những nhà lãnh đạo mạnh mẽ kêu gọi EU có động thái đồng bộ để ngăn người di cư vượt Địa Trung Hải từ Bắc Phi, đề nghị các nước châu Âu khác tiếp nhận và phân loại để hồi hương những người không đủ điều kiện tị nạn. Chính phủ Italy kỳ vọng có thể giải quyết từ gốc vấn đề di cư bằng các thỏa thuận hỗ trợ các nước xuất phát di cư, thông qua việc cải thiện đời sống người dân bản địa, ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp và hỗ trợ lực lượng tuần duyên địa phương ngăn cản tàu thuyền chở người tị nạn ra khơi, cùng các biện pháp đồng bộ trong EU.

Một trong những cam kết bầu cử của Thủ tướng Giorgia Meloni là ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp đến Italy. Để hiện thực hóa các cam kết và thể hiện tầm nhìn đoàn kết với EU trong việc ngăn chặn cũng như xử lý bài toán di cư, chính phủ Itala đã có những biện pháp quyết liệt.

Thứ nhất, Italy thể hiện đường lối cứng rắn đối với các tổ chức vướng cáo buộc hợp tác với những kẻ buôn người và khuyến khích người di cư. Nhiều điều luật mới được ban hành để quản trị dòng người tị nạn được tàu cứu hộ đưa vào từ Địa Trung Hải. Thứ hai, Chính phủ Italy kéo dài thời gian giam giữ người di cư chờ hồi hương lên 18 tháng, từ mức chỉ 3 tháng trước đây, song song với việc xây thêm các trung tâm giam giữ ở các khu vực cách ly.

Thứ ba, không xoay xở một mình, Italy đã tìm đến các nước thứ ba để giảm tải việc xử lý dòng người di cư được giải cứu ở Địa Trung Hải. Phải kể đến thỏa thuận với Albania nhằm xây dựng 2 trung tâm do Italy điều hành trên lãnh thổ Albania để tiếp nhận và xử lý tới 3.000 trường hợp người di cư và người tị nạn mỗi tháng. Đây cũng là kết quả đánh dấu lần đầu tiên một quốc gia không phải thành viên EU thay mặt cho quốc gia nội khối tiếp nhận người di cư. Nỗ lực này được kỳ vọng có thể sớm trở thành mô hình học tập và nhân rộng trong tương lai.

Thứ tư, Chính phủ Italy đã thông qua “Kế hoạch Mattei”, với cam kết đầu tư lên tới 5,5 tỷ euro cho châu Phi, một trong những nguồn di cư lớn nhất thế giới . Đây cũng là nhận thức xác đáng khi châu Âu cần xác định rõ mục tiêu và kế hoạch để giải quyết vấn đề người di cư từ gốc bằng việc giúp các nước châu Phi và cả Trung Đông trở nên ổn định và an toàn hơn. Xung đột và bất ổn tràn lan vẫn sẽ là ngòi châm những làn sóng di cư, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sinh mạng của con người trong hành trình lênh đênh trên biển và đe dọa hàng loạt vấn đề lâu dài cho các quốc gia đích đến.

Châu Âu tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng người di cư

Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận quan trọng nhằm chia sẻ gánh nặng trong vấn đề tiếp nhận người di cư, động thái được kì vọng có thể giúp các quốc gia thành viên chấm dứt các cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm qua.

Sau hơn 3 năm đàm phán căng thẳng với một loạt thỏa hiệp, các nước thành viên EU ngày 20/12 đã kí kết Hiệp ước mới về di cư và tị nạn của EU nhằm cải tổ chính sách tiếp nhận người di cư, trong bối cảnh số lượng những "vị khách không mời" đến từ Trung Đông và châu Phi đổ biên giới EU đang gia tăng nhanh chóng. Theo Reuters, thỏa thuận mới gồm 4 nhóm giải pháp chính là: đẩy nhanh quá trình sàng lọc, kiểm tra những người di cư trái phép; thành lập các trung tâm giam giữ ở biên giới EU; tăng tốc quy trình trục xuất những người bị từ chối quy chế tị nạn; và thiết lập cơ chế đoàn kết để giảm áp lực lên các quốc gia "tuyến đầu" phía Nam Âu.

Châu Âu tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng người di cư - Hình 1

Các điều khoản nêu trên được thống nhất dựa trên đề xuất cơ bản do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra, theo đó giữ nguyên nguyên tắc hiện hành là quốc gia EU đầu tiên mà người xin tị nạn nhập cảnh sẽ chịu trách nhiệm về việc có cho phép họ vào EU hay không. Để hỗ trợ các quốc gia "tuyến đầu" ở Nam Âu phải đối mặt với lượng lớn người di cư tiếp cận biên giới qua Địa Trung Hải (Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Cộng hòa Síp và Malta), các nước EU còn lại có nghĩa vụ tiếp nhận một lượng nhất định người di cư hoặc đóng góp tài chính nếu họ không muốn tiếp nhận.

Tuy nhiên, theo New York Times, thỏa thuận mới của EU chưa nêu được chi tiết về việc họ sẽ trục xuất người không đủ điều kiện xin tị nạn ra sao. EU thiếu các thỏa thuận trao trả người tị nạn với nhiều quốc gia và từng rất vất vả để thuyết phục một số quốc gia ở Trung Đông, châu Phi tiếp nhận người tị nạn bị trục xuất.

Vấn đề di cư từ lâu là nguồn gốc của các cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các quốc gia EU. Các nước Nam Âu ven Địa Trung Hải lâu nay phàn nàn họ phải chịu gánh nặng lớn về chi phí và ổn định xã hội do họ là đích đến của làn sóng người di cư đến từ các nước Trung Đông, châu Phi bất ổn. Từ năm ngoái, EU đối mặt với số lượng người di cư trái phép và xin tị nạn ngày càng tăng. Từ đầu năm 2023, cơ quan biên giới Frontex của EU đã ghi nhận hơn 355.000 trường hợp vượt biên trái phép vào khối, tăng 17% so với cùng kỳ. Chỉ riêng Italia, theo Reuters, hơn 152.000 người di cư đã tiến qua biên giới nước này trong 11 tháng đầu năm 2023, tăng mạnh so với con số 94.000 người cùng kỳ năm 2022, bất chấp việc chính phủ của Thủ tướng Giorgia Meloni nhiều lần tuyên bố áp dụng biện pháp mạnh tay ngăn người di cư.

Sau khi thỏa thuận mới được thông qua, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nhấn mạnh: "Di cư là một thách thức chung của châu Âu và quyết định ngày hôm nay sẽ cho phép chúng ta cùng nhau giải quyết vấn đề đó". Bộ trưởng Nội vụ Italy, ông Matteo Piantedosi đánh giá, "việc hiệp ước ra đời là một thành công lớn đối với Châu Âu và Italy, quốc gia luôn nỗ lực tìm một giải pháp cân bằng để các nước biên giới EU, đặc biệt phải chịu áp lực di cư, không còn cảm thấy cô đơn". Đức cũng hoan nghênh thỏa thuận mới, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đánh giá văn kiện "sẽ giảm bớt gánh nặng cho các quốc gia bị ảnh hưởng đặc biệt, bao gồm cả Đức".

Tuy nhiên, vẫn có nước tỏ ra không hài lòng với văn kiện. Theo Euronews, Hungary một lần nữa phản đối việc họ buộc phải tiếp nhận người di cư theo định mức mà EU đưa ra. "Chúng tôi từ chối hiệp ước di cư này theo những điều kiện mạnh mẽ nhất có thể", Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto phát biểu. "Chúng tôi sẽ không tiếp nhận bất cứ ai trái với ý muốn của mình. Không ai từ Brussels hay bất cứ nơi nào khác có quyền yêu cầu chúng tôi rằng chúng tôi phải chào đón người nào đó".

Để chính thức có hiệu lực, thỏa thuận sẽ cần được phê duyệt bởi Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu. Các nhà đàm phán trông đợi văn kiện sẽ được chấp thuận trước khi nhiệm kỳ của Nghị viện châu Âu kết thúc tháng 6/2024.

Giới chuyên gia đánh giá, bên cạnh các gói biện pháp từ bên trong đường biên giới EU, các nước châu Âu cũng cần tính toán đến việc tăng cường hợp tác với các quốc gia bên ngoài khối để kiểm soát dòng người di cư.

Cách đây vài tuần, quan chức phụ trách đối ngoại của EU Josep Borrell khẳng định, các nước EU cần đóng vai trò lớn hơn trong nỗ lực trợ giúp khu vực châu Phi và Trung Đông phát triển kinh tế-xã hội ổn định, khôi phục niềm tin vào cuộc sống ở quê nhà. Chừng nào xung đột và bất ổn còn tràn lan, hàng trăm ngàn người sẽ vẫn cố gắng vượt Địa Trung Hải để đến châu Âu với hi vọng có tương lai tốt hơn. Bên cạnh nguy cơ không được tiếp nhận, người di cư còn đối mặt khả năng thiệt mạng bất cứ lúc nào trong hành trình lênh đênh trên biển. Dữ liệu từ Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) chỉ ra rằng có 2.511 người đã được báo cáo mất tích ở Địa Trung Hải trong năm nay, hầu hết là người di cư

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chếtTrợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chết
19:31:42 22/05/2025
Ukraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa NgaUkraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa Nga
23:46:37 21/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi RamaphosaÔng Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
22:44:14 22/05/2025
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025
06:09:21 22/05/2025
Nhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lầnNhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lần
13:38:39 22/05/2025
Tác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị MỹTác động từ việc tỷ phú Elon Musk tuyên bố sẽ chi 'ít hơn rất nhiều' cho chính trị Mỹ
12:57:11 21/05/2025
Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung ÁEurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á
05:37:37 22/05/2025
Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ UkraineLính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine
07:10:29 22/05/2025

Tin đang nóng

Gil Lê mê Xoài Non ra mặt, "đánh dấu chủ quyền" rõ rành rành thế này đây!Gil Lê mê Xoài Non ra mặt, "đánh dấu chủ quyền" rõ rành rành thế này đây!
06:19:43 23/05/2025
Mỹ nhân có đôi mắt buồn nhất Việt Nam: Trầm cảm suốt 13 năm, U50 mà body bén như thiếu nữMỹ nhân có đôi mắt buồn nhất Việt Nam: Trầm cảm suốt 13 năm, U50 mà body bén như thiếu nữ
07:27:27 23/05/2025
Thầy ông nội khai nhận bùa phép với Diễm My, thay tên đổi họ gây xôn xaoThầy ông nội khai nhận bùa phép với Diễm My, thay tên đổi họ gây xôn xao
06:54:30 23/05/2025
Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷToàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ
06:19:45 23/05/2025
Quỳnh Lương bị nói làm xấu mặt con trai vì phốt chồng cũ, lên tiếng đáp trả gắtQuỳnh Lương bị nói làm xấu mặt con trai vì phốt chồng cũ, lên tiếng đáp trả gắt
07:05:34 23/05/2025
Nữ thần cổ trang bị bạn trai tung ảnh nóng chấn động, nay có cái kết bất ngờ bên "hồng hài nhi"Nữ thần cổ trang bị bạn trai tung ảnh nóng chấn động, nay có cái kết bất ngờ bên "hồng hài nhi"
06:12:50 23/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?
06:26:48 23/05/2025
Lãnh án giết người do... chém thông giaLãnh án giết người do... chém thông gia
07:47:54 23/05/2025

Tin mới nhất

Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết

Cụ ông 78 tuổi lái xe vượt đèn đỏ, gây tai nạn liên hoàn khiến 3 người chết

07:54:57 23/05/2025
Một cụ ông lái ô tô vượt đèn đỏ đã cướp đi sinh mạng của 3 người và khiến gần 20 người khác bị thương tại một ngã tư đông người qua lại ở Tân Bắc (Đài Loan, Trung Quốc).
Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

05:39:59 23/05/2025
Với AI Mode, Google không đơn thuần cung cấp kết quả tìm kiếm truyền thống mà hướng đến trải nghiệm đối thoại tự nhiên hơn với người dùng. Các câu trả lời sẽ có thể ở dạng video, âm thanh, biểu đồ - thay vì chỉ là danh sách đường link.
Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

Dư luận Indonesia dậy sóng với những phát ngôn 'vạ miệng' của bộ trưởng y tế

05:26:26 23/05/2025
Bộ trưởng Budi không phải là thành viên Nội các duy nhất đưa ra những tuyên bố gây tranh cãi. Ông ấy thậm chí không phải là bộ trưởng y tế đầu tiên ở Indonesia đưa ra những tuyên bố và chính sách gây tranh cãi.
Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

Trung Quốc: Mưa lớn tại Hồ Nam khiến người dân phải sơ tán

05:21:57 23/05/2025
Hệ thống cảnh báo thời tiết của Trung Quốc gồm 4 cấp độ theo màu sắc, với đỏ là mức nghiêm trọng nhất, tiếp theo là cam, vàng và xanh.
Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

Tranh cãi phí hành lý: Người tiêu dùng kêu gọi EU vào cuộc

05:15:56 23/05/2025
Các tổ chức từ 12 quốc gia thành viên EU này đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) và những cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quốc gia tại các quốc gia EU tiến hành điều tra và đưa ra những biện pháp trừng phạt đối với các hành vi bất hợp pháp nà...
Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Liên hợp quốc cảnh báo Syria vẫn đối mặt với nhiều thách thức

04:45:10 23/05/2025
Tuy nhiên, ông Pederson cho biết người dân Syria phần nào đã lấy lại tinh thần sau các quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt vào tuần trước, mang lại cho họ cơ hội thành công tốt hơn trước những khó khăn to lớn hiện nay.
Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

Phát hiện phù điêu nữ thần La Mã gần Bức tường Hadrian tại miền Bắc nước Anh

04:31:42 23/05/2025
Bức chạm khắc cao 47cm được xác định là hình tượng Victory - nữ thần chiến thắng trong thần thoại La Mã, thường được tôn vinh trong thời chiến như biểu tượng của thành công trên chiến trường.
AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

AP: Căn cứ không quân Nga tại Syria bị tập kích

04:26:14 23/05/2025
Bộ Quốc phòng Nga chưa phản hồi câu hỏi của truyền thông liên quan đến vụ việc. Trong khi đó, chính quyền chuyển tiếp Syria cũng chưa có tuyên bố chính thức.
Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo

22:40:54 22/05/2025
Một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra tại lễ hạ thủy tàu khu trục mới của CHDCND Triều Tiên, theo Hãng thông tấn KCNA hôm nay 22.5...
Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

Chính quyền Trump, các tiểu bang tranh cãi nảy lửa về thuế quan 'Ngày giải phóng'

22:38:07 22/05/2025
Mười hai tiểu bang Mỹ đã yêu cầu tòa án liên bang dừng áp dụng thuế quan 'Ngày giải phóng' của Tổng thống Mỹ Donald Trump với lý do rằng ông đã vượt quá...
Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius

22:10:17 22/05/2025
Phản hồi trước sự việc, người phát ngôn Chính phủ Anh cho biết không đưa ra bình luận về các vụ kiện đang diễn ra, đồng thời khẳng định thỏa thuận này là hành động cần thiết để bảo vệ...
Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt

Lở đất tại Trung Quốc làm ít nhất 14 người mắc kẹt

21:47:21 22/05/2025
Bộ Xử lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc nhanh chóng kích hoạt phản ứng khẩn cấp cấp độ IV về thảm họa địa chất và phái một nhóm công tác đến hiện trường hướng dẫn hoạt động cứu hộ...

Có thể bạn quan tâm

Siêu phẩm thế giới mở hay nhất mọi thời đại giảm giá 90% trên Steam, khó có cơ hội thứ hai cho game thủ

Siêu phẩm thế giới mở hay nhất mọi thời đại giảm giá 90% trên Steam, khó có cơ hội thứ hai cho game thủ

Mọt game

09:10:57 23/05/2025
Đây chắc chắn là thời điểm không thể thích hợp hơn để trải nghiệm tựa game này. Dù đã phát hành từ năm 2015, The Witcher 3 vẫn là tượng đài mà rất nhiều game nhập vai hiện đại chưa thể chạm tới.
Sedan Nhật Bản thắng thế trước Hàn Quốc trên đường đua doanh số

Sedan Nhật Bản thắng thế trước Hàn Quốc trên đường đua doanh số

Ôtô

09:09:34 23/05/2025
Như đã đề cập bên trên, một mẫu xe Hàn Quốc khác là Kia Soluto lại đang trên đường trở thành sedan cỡ B bán chậm nhất Việt Nam. Doanh số Kia Soluto từ đầu năm đang là 120 xe, tương đương sức bán trung bình 30 xe/tháng.
Computex 2025: Tin vui cho người dùng chuẩn bị nâng cấp laptop AI

Computex 2025: Tin vui cho người dùng chuẩn bị nâng cấp laptop AI

Thế giới số

09:08:27 23/05/2025
Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu Counterpoint Research, doanh số máy tính trên toàn cầu đã đạt mức 253 triệu thiết bị trong năm 2024, tăng 2,6% so với năm 2023.
5 MV đạt 200 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Hoà Minzy được "quốc dân độ" vươn lên Top 1, Sơn Tùng xếp sau nhân tố tranh cãi

5 MV đạt 200 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Hoà Minzy được "quốc dân độ" vươn lên Top 1, Sơn Tùng xếp sau nhân tố tranh cãi

Nhạc việt

09:04:38 23/05/2025
Chỉ sau 81 ngày kể từ ngày phát hành, MV Bắc Bling của Hòa Minzy đã trở thành MV cán mốc 200 triệu view nhanh nhất lịch sử Vpop, vượt mặt những tượng đài view như Sóng Gió, Bạc Phận hay Hãy Trao Cho Anh .
Sao Việt 23/5: Diệp Lâm Anh đi chơi cùng bạn trai kém 11 tuổi

Sao Việt 23/5: Diệp Lâm Anh đi chơi cùng bạn trai kém 11 tuổi

Sao việt

08:54:27 23/05/2025
Diệp Lâm Anh cùng bạn trai Phạm Kiên đi xem phim. Cô diện áo crop-top tôn vòng eo thon còn Phạm Kiên tiếp tục khoe cơ bắp với áo ba lỗ hở sườn.
Cuối cùng "kẻ thù số 1" đã xả ảnh Han So Hee tại Cannes, sao lại trông thế này?

Cuối cùng "kẻ thù số 1" đã xả ảnh Han So Hee tại Cannes, sao lại trông thế này?

Sao châu á

08:49:15 23/05/2025
Getty Images đã xả ảnh Han So Hee tại thảm đỏ. Tuy vậy, tổng cộng chỉ có 7 tấm ảnh và những tấm ảnh này cũng không hề hoàn hảo.
Giá xe điện JVC tại đại lý cuối tháng 5/2025, giảm cả vài triệu đồng

Giá xe điện JVC tại đại lý cuối tháng 5/2025, giảm cả vài triệu đồng

Xe máy

08:46:48 23/05/2025
Dòng xe điện JVC có thể di chuyển quãng đường tương đối xa sau mỗi lần sạc, phù hợp cho nhiều nhu cầu như đi làm, đi học, đi chơi hay du lịch, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian nhờ không cần sạc pin thường xuyên hay đổ xăng.
Những chặng đường bụi bặm - Tập 27: Nguyên và Linh Đan mở lòng với nhau

Những chặng đường bụi bặm - Tập 27: Nguyên và Linh Đan mở lòng với nhau

Phim việt

08:36:15 23/05/2025
Những trải nghiệm tại điểm trường Xím Tủa vô tình giúp Nguyên và Linh Đan hiểu về nhau nhiều hơn, chia sẻ với nhau nhiều hơn...
Phát hiện hơn 2.500 đôi giày, áo thun giả nhãn hiệu MLB, North Face...

Phát hiện hơn 2.500 đôi giày, áo thun giả nhãn hiệu MLB, North Face...

Tin nổi bật

08:33:40 23/05/2025
1.026 đôi giày thể thao nam, nữ và 1.511 chiếc áo thun giả mạo các nhãn hiệu MLB, HUGO, ARMANI EXCHANGE, Vant, North Face vừa bị lực lượng hải quan phát hiện.
Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

Sức khỏe

08:33:22 23/05/2025
Theo chuyên gia này, trường hợp song thai trong đó một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp, hiện y văn thế giới chưa có số liệu thống kê. Thai bất thường có thể ảnh hưởng đến môi trường trong tử cung, tác động đến sự phát triển của thai nhi...
BXH 10 phim Hàn "lành mạnh" nhất dành cho người yếu tim: Cày cả ngày không mệt, cái tên đầu bảng là tuyệt tác!

BXH 10 phim Hàn "lành mạnh" nhất dành cho người yếu tim: Cày cả ngày không mệt, cái tên đầu bảng là tuyệt tác!

Phim châu á

08:29:51 23/05/2025
Những bộ phim Hàn Quốc này gần như nói không với drama, các tình tiết đều nhẹ nhàng, ngọt ngào mà chạm tới trái tim.