Di dời 4 vạn dân Bắc Trà My đi đâu?
Nếu di dời dân thì coi như thành lập một huyện mới rồi. Ngoài ra, điều mà chúng tôi quan tâm nhất là đất ở đâu để di dân đến, đó mới là điều quan trọng” – lời Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My.
Ngày 24/9, ông Lê Văn Tuấn – Chánh Văn phòng UBND huyện Bắc Trà My, Quảng Nam cho biết, vào 4 giờ sáng và 5 giờ 15 cùng ngày, trên địa bàn lại tiếp tục xảy ra 2 trận động đất với cường độ nhẹ.
Hai trận động đất trong ngày không lớn nhưng người dân Bắc Trà My vẫn đầy lo sợ. “Đã bị những trận động đất kinh hoàng của ngày 23/9 rồi thì có diễn ra động đất nhẹ chúng tôi cũng giật mình” – ông Trần Văn Hạnh (43 tuổi, trú thôn Tân Hiệp, xã Trà Sơn) nói.
Thầy Trần Đình Sửu – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, xã Trà Sơn chỉ vết nứt do động đất gây ra
Ông Sơn chia sẻ tiếp: “Trận động đất vào trưa ngày 23/9, tôi cho là mạnh nhất từ trước đến nay. Chúng tôi thật sự hỗn loạn, không biết tránh trú làm sao. Kiểu này chưa chết vì nhà sập, chúng tôi đã phải chết vì sợ”.
Ông Hạnh chỉ cho chúng tôi những vết nứt khắp nơi trong nhà ông sau trận động đất hôm 23/9, từ trong phòng ngủ xuống đến nhà dưới, những đường chẻ dài từ trên xuống dưới rất nguy hiểm. “Bây giờ, chúng tôi không còn ai ngủ ngon giấc vào ban đêm, kể cả trẻ nhỏ cũng nơm nớp lo sợ”.
Thầy Trần Đình Sửu – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, xã Trà Sơn, cho biết: “Động đất vào ngày 23/9 đã làm nhiều mảng tường ở trường bị chẻ dài rất nguy hiểm. Chúng tôi đang báo cáo sự việc này với lãnh đạo xã và Phòng GDĐT huyện để có hướng giải quyết”.
Theo ông Lê Đình Trung – Bí thư xã Trà Sơn, mặc dù xã Trà Sơn nằm cách Thủy điện Sông Tranh 2 tận 7km nhưng vẫn bị thiệt hại nặng nề do trận động đất ngày 23/9 gây ra. Toàn xã có đến 57 ngôi nhà bị nứt do động đất. Ông Hồ Văn Lợi – Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, cũng cho biết, xã ông có thêm 55 ngôi nhà bị nứt do động đất.
Ông Đặng Phong – Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho biết mấy ngày qua, huyện tổ chức 3 lớp tập huấn về động đất cho nhân dân, đồng thời yêu cầu Ban Quản lý dự án Thủy điện 3 in tờ rơi về phòng tránh động đất dán các trường học và phát về tận tay cho người dân trong vùng.
Video đang HOT
Khi PV đặt câu hỏi huyện Bắc Trà My đã có phương án gì để bảo đảm tính mạng, tài sản của người dân trong tình huống Thủy điện Sông Tranh 2 xảy ra sự cố, ông Đặng Phong trả lời là chưa. Theo ông Phong, phương án sơ tán dân khi xảy ra sự cố Thủy điện Sông Tranh 2 là không khả thi vì số lượng dân cần sơ tán quá lớn – đến 4 vạn người, “nếu di dời dân thì coi như thành lập một huyện mới rồi. Ngoài ra, điều mà chúng tôi quan tâm nhất là đất ở đâu để di dân đến, đó mới là điều quan trọng” – lời ông Phong.
Ông Phong cũng cho biết, hiện giờ mực nước Thủy điện Sông Tranh 2 đã về mực nước chết và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chưa cho phép tích nước đập Sông Tranh 2 nên huyện chưa thể có phương án nào cho tình huống rủi ro đó. “Chừng nào các nhà khoa học có kết luận độ an toàn của đập Sông Tranh 2 thì lúc đó huyện mới tính đến phương án tiếp theo” – lời ông Phong. Theo ông Phong, hiện nay, huyện chỉ giao Ban chỉ huy quân sự huyện lập phương án di dời dân ở vùng ngập lũ trên địa bàn khi xảy ra mưa lũ mà thôi.
Theo 24h
Quảng Nam: "Cô độc" giữa miền động đất
Chúng tôi trở lại vùng tâm chấn động đất huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) sau khi 7 đợt rung chấn xảy ra chỉ trong vòng chưa đầy 10 tiếng đồng hồ. Mọi thứ đều đảo lộn, nhất là tâm lý hoang mang, lo ngại của người dân và cấp chính quyền tại đây.
Không còn nước miếng để... kêu gào
Tiếp xúc với người dân tại vùng tâm chấn xã Trà Bui, Trà Đốc, Trà Tân, thị trấn Trà My (Quảng Nam)... có thể cảm nhận một tâm lý hoang mang, lo lắng bao trùm. Một khi động đất xảy ra ngày càng nhiều, càng tăng về cường độ, thì những bất an về "số phận" con đập Sông Tranh 2 với túi nước khổng lồ treo lơ lửng trên đầu... vẫn còn ám ảnh người dân.
"Mấy trận động đất trước nhỏ, nhưng bà con tui thấy đỡ lo vì có đoàn công tác của Trung ương, của tỉnh vào kiểm tra. Còn bây chừ, động đất mạnh hơn, nhà cửa thì nứt, chẳng thấy ai ra vào để bà con tui còn có chỗ dựa tinh thần.
Mấy ngày ni chỉ thấy mấy đoàn công tác của huyện lên kiểm tra rồi về, chẳng thấy nói năng chi. Bà con tui thấy cô độc quá chú à..." - cụ Hồ Văn Tuấn, nhà ở thôn 3, xã Trà Đốc kể trong lo lắng.
Nhiều nhà tái định cư ở thôn 3 Trà Bui bỏ hoang vì chủ nhà lo sợ động đất đã vào rừng dựng lều sinh sống
Còn bà Hồ Thị Liên, nhà ở thôn 2, xã Trà Bui bày tỏ: "Bà con tui ở đây hoang mang và cô độc lắm chú ơi! Nói có chính quyền ở bên dân, nhưng cũng chẳng làm được chi ngoài việc động viên tinh thần là bảo không sao đâu. Cứ yên tâm rồi động đất sẽ hết. Nhưng đâu có hết mà ngày càng dồn dập...".
"Suốt cả năm động đất liên miên, bà con tui ở đây có làm ăn chi được mô. Ngủ cũng không yên. Bởi nhà xây không kiên cố cứ sợ động đất sập nên không dám ngủ trong nhà. Mùa mưa lạnh đến rồi, động đất liên tục kiểu ni, không biết rúc chỗ mô để trú thân..." - Ông Hồ Văn Hùng nhà ở thôn 8, xã Trà Tân trăn trở.
Các em học sinh mẫu giáo ở trường thôn 3 Trà Bui vẫn chưa hết hoảng sợ vì động đất trưa ngày 23/9
Nhiều câu chuyện kể của người dân nghe mà xót xa lòng. Họ bảo trước khi triển khai thủy điện Sông Tranh 2, cán bộ dưới tỉnh và ban Quản lý thủy điện 3 lên họp dân tuyên bố hùng hồn: "Xong thủy điện Sông Tranh 2 bà con ở Trà My không còn nước miếng đếm tiền"(?).
Còn bây giờ thủy điện đã xong, xảy ra động đất liên tục, bà con Trà My lại bảo họ rằng: "Tụi tôi đúng là không còn nước miếng thật, do phải kêu gào suốt hơn 1 năm nay, khô cả họng rồi...".
Chưa tích nước thủy điện: giảm nỗi lo cho dân
Ngay tại cuộc họp khẩn sáng nay (24/9), Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Đặng Phong nhắc tới việc "cần làm ngay" là cán bộ, đảng viên phải xuống cùng ăn, cũng ở và chia sẻ với người dân vùng động đất.
"Có như vậy, chúng ta mới cùng người dân vượt qua nỗi hoang mang lo lắng lúc này" - vị chủ tịch chỉ đạo.
Người dân bỏ nhà vì sợ động đất
Ông Phong nói, với trách nhiệm của mình, chính quyền địa phương không bao giờ bỏ mặc người dân cô độc giữa vùng động đất.
"Thẩm quyền và sức người của chúng tôi chỉ đến vậy. Chúng tôi đã có hàng trăm văn bản báo cáo, đơn kiến nghị trong hơn 1 năm từ khi trận động đất đầu tiên xảy ra gửi các cơ quan chức năng ở tỉnh. Nhưng khổ nỗi, tỉnh cũng phải tiếp tục kêu lên TW. Chúng tôi chẳng làm được gì hơn ngoài việc tuyên truyền, vận động nhân dân bình tĩnh chờ giúp" - ông Phong thẳng thắn.
Ông Phong cho biết, chuyện hồ chứa Sông Tranh 2 phun trào nước, rồi khắc phục xong, huyện cũng kiên quyết xin chưa cho tích nước để kiểm tra động đất và xác định đập Sông Tranh 2 có tuyệt đối an toàn hay không. Cuối cùng tiếng kêu của bà con cũng thấu được trên và Chính phủ chưa cho tích nước.
Nhiều vết nứt xuất hiện sau động đất ở các trường học và nhà dân
"Chuyện người dân hoang mang lo lắng sau động đất là có thật. Bởi cảnh trên ti vi động đất xảy ra là chết chóc, là nhà sập. Nhưng các trận động đất liên tiếp xảy ra trong thời gian qua chưa xảy ra cảnh đó, vì vậy bà con đã quen dần với động đất... Ngay việc chưa cho phép đập thủy điện tích nước phần nào làm người dân yên tâm hơn" - ông Phong nhận định.
Về việc này, ông Nguyễn Xuân Hóa, ngụ tại thôn 6, xã Trà Tân nhận xét: "Cũng may chưa cho tích nước hồ chứa Sông Tranh 2, nên bà con mừng và đỡ lo. Trưa hôm qua xảy ra các trận động đất liên tiếp, nhà lại rung nhưng cứ nhìn lên cái đập to đùng "treo" trên đầu, thấy chưa tích nước nên yên tâm đập sẽ không bị vỡ vì dư chấn...".
Còn theo ông Huỳnh Tấn Sâm, nguyên Bí thư Huyện ủy Bắc Trà My, việc Chính phủ chưa cho tích nước là hợp lòng dân. Ông Sâm cho rằng, công trình này có quá nhiều vấn đề và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra thảm họa khôn lường và sẽ không có cơ hội khắc phục, sửa sai.
"Tôi tin là trong thời gian tới Chính phủ sẽ tiếp tục có những quyết định đúng đắn, sáng suốt về công trình thủy điện này cũng như tìm nguyên nhân động đất và có biện pháp khắc phục để yên dân" - ông Sâm mong mỏi.
Theo 24h
Quảng Nam: 1 buổi sáng, 3 trận động đất Khu vực nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN) Rạng sáng 18/9, ba trận động đất liên tiếp xuất hiện trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, quanh vùng thủy điện Sông Tranh 2. Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết trận động đất đầu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu

Phẫn nộ trước clip 1 phụ nữ xúc phạm thậm tệ shipper giao hàng

Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công

TP HCM: Sà lan mất lái tông tàu biển, một người mất tích

Thanh Hóa xử phạt 845 trường hợp vi phạm giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?
Có thể bạn quan tâm

Cặp vợ chồng hát hay, tình và cuốn hút mới xuất hiện showbiz Việt là ai?
Nhạc việt
22:24:31 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
Thế giới
22:22:03 04/05/2025
Tạ Đình Phong chuyển nhượng khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng cho con
Sao châu á
21:55:31 04/05/2025
Võ Hạ Trâm: Viên mãn bên chồng Ấn Độ, gây sốt khi hát ca khúc 3 tỷ lượt xem
Sao việt
21:52:24 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025
Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay
Sao âu mỹ
21:21:28 04/05/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 5/5 11/5: Thiên Bình quý nhân phù trợ, Ma Kết làm đâu thắng đó, Kim Ngưu đổi đời
Trắc nghiệm
20:46:58 04/05/2025
CĐV đòi tước băng đội trưởng của Odegaard
Sao thể thao
20:23:58 04/05/2025
Người đàn ông bị rắn cắn hơn 200 lần
Lạ vui
19:32:38 04/05/2025