Di tích ‘phố cổ Jakarta’ hút khách trong đại dịch
Nằm phía Tây thủ đô Jakarta (Indonesia), khu vực phố cổ lưu giữ toàn bộ lịch sử phát triển của thành phố.
Nơi đây trở thành khu phát thải thấp thu hút khách du lịch, góp phần phục hồi nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Điểm đến cho người yêu lịch sử và nhiếp ảnh
Vào thế kỷ 16, dưới thời trị vì của Toàn quyền Đông Ấn, Hà Lan, khu phố cổ Jakarta được mệnh danh là “Viên ngọc châu Á” và “Nữ hoàng Phương Đông”. Bởi xưa kia, với vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên dồi dào, đây là trung tâm thương mại của châu Á, nơi các thủy thủ và thương nhân từ khắp nơi trên thế giới đến giao dịch. Có diện tích khoảng 139 ha, khu phố cổ ngày nay đã trở thành trung tâm du lịch, điểm đến của những người yêu lịch sử và nhiếp ảnh với các kiến trúc mang đậm phong cách Hà Lan. Chính quyền thành phố Jakarta vẫn duy trì hiện trạng của các tòa nhà di sản và thực hiện nhiều tu bổ để giữ nguyên hình dạng ban đầu.
Du khách có thể trải nghiệm đi xe ngựa ngắm khu phố cổ.
Đến phố cổ, du khách thể thuê một chiếc xe đạp (onthel) dành cho các quý cô thời xưa, hay thuê 1 chiếc xe ngựa kéo hoặc đơn giản là tản bộ để tham quan và thưởng thức các món ăn truyền thống. Trong khu vực phố cổ có 5 bảo tàng, đó là Bảo tàng Ngân hàng Mandiri, Bảo tàng Ngân hàng Indonesia, Bảo tàng lịch sử Fatahillah, Bảo tàng Mỹ thuật và Gốm sứ Indonesia cùng Bảo tàng Nghệ thuật rối Wayang; cùng với một số tòa nhà cổ khác, bao gồm cả Bưu điện Indonesia, Tòa nhà Kerta Niaga, Cửa hàng Đỏ và quán cà phê Batavia. Bên trong khu phố cổ còn có cảng Sunda Kelapa – điểm cập bến của các thương nhân xưa.
Một nhóm nhạc đường phố đang trình diễn. Phía sau là Cửa hàng Đỏ – điểm check-in ưa thích của giới trẻ.
Video đang HOT
Biến phố cổ thành khu phát thải thấp để hấp dẫn du khách
Trong suốt 1 năm đại dịch, nhiều điểm du lịch tại Jakarta, trong đó có khu phố cổ phải đóng cửa do các biện pháp giãn cách xã hội. Tuy nhiên kể từ đầu tháng 3, chính quyền thành phố đã mở lại khu phố cổ và chuyển nơi đây thành khu vực phát thải thấp đầu tiên trong thành phố. Chính sách này nằm trong lộ trình khôi phục ngành du lịch và khôi phục kinh tế vốn bị ảnh hưởng do đại dịch kéo dài tại thủ đô Jakarta. Theo đó, các phương tiện giao thông cá nhân, xe cơ giới, vận chuyển hàng hóa và phương tiện giao thông công cộng không phải của công ty dịch vụ TransJakarta sẽ không được phép đi qua các tuyến đường phát thải thấp trong khu phố cổ.
Kerak Telor, món ăn truyền thống của người Betawi của Jakarta.
Người dân và du khách giờ đây có thể thoải mái đi dạo quanh khu vực phố cổ, đi dọc con đường Kali Besar, ngắm nhìn các tòa nhà di sản, thưởng thức nghệ thuật đường phố của người dân địa phương mà không gặp phải cảnh tắc đường, đông đúc như trước kia. Các chốt giao thông và chốt kiểm dịch được dựng lên ở cửa ngõ ra vào khu phố cổ. Khách du lịch được yêu cầu đeo khẩu trang và đo nhiệt độ tại các chốt kiểm dịch.
Khu vực Kali Besar.
Biến khu phố cổ thành khu vực phát thải thấp, chính quyền thành phố Jakarta muốn cung cấp một môi trường với chất lượng không khí tốt, đem lại thoải mái cho du khách và bảo vệ di sản văn hóa khu phố này.
Yên Tử tĩnh lặng trong mùa dịch
Các chùa ở Yên Tử đóng cửa từ 14/2 đến 2/3 để phòng chống Covid-19, khiến khung cảnh tĩnh lặng.
Những ngày giữa tháng Giêng, khu di tích danh thắng Yên Tử, TP Uông Bí vắng vẻ. Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử đặt một chốt kiểm soát chặn nối ra vào với những biển báo về phòng chống Covid-19 và thông báo dừng đón khách tham quan.
Khu vực cáp treo vắng người. Những năm trước, mỗi ngày Yên Tử đón hàng chục nghìn người về tham quan, lễ phật. Hàng năm, tháng Giêng là lúc mùa lễ hội đã bắt đầu, và kéo dài đến tháng 3 Âm lịch. Nhưng do ảnh hưởng của Covid-19, chính quyền Quảng Ninh buộc phải ưu tiên phòng chống dịch.
Một nhân viên túc trực vận hành cáp treo dù không có khách.
Lối đi bộ lên chùa Hoa Yên tĩnh lặng.
Tại các am, chùa ở Yên Tử đều trống vắng. Nơi đây trở nên yên bình giữa tiếng chuông.
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được tạo tác và bài trí trong tháp Huệ Quang, Yên Tử, từ thế kỷ 17 cho đến nay đã hơn 300 năm. Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được công nhận là Bảo vật Quốc gia vào cuối năm 2020.
Chùa Hoa Yên là ngôi chùa to và cổ kính nhất ở Yên Tử, tọa lạc ở độ cao 535 m so với mực nước biển. Chùa được khởi dựng từ thời nhà Lý, lấy tên là Phù Vân. Trên 700 năm trước, đây chỉ là một thảo am rất nhỏ - nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông giảng đạo, khi đó Phật hoàng đổi tên thành Vân Yên. Cả ba vị sư tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đều trụ trì tại chùa này. Đến đời nhà Lê, vua Lê Thánh Tông tới đây vãn cảnh thấy hoa lá xanh tươi, sương khói la đà, liền đổi tên thành chùa Hoa Yên.
Chùa Một Mái. Trong chùa Một Mái có mạch nước ngầm theo vách đá chảy xuống hốc nhỏ, được ví von như dòng sữa mẹ không bao giờ cạn.
Những cán bộ Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử đi tuần tra. Ở Yên Tử cũng có hàng trăm cây xích tùng cổ trên 700 tuổi, tất cả được đánh số chăm sóc bảo vệ. Trong ảnh là một cây xích tùng cổ, còn có tên gọi khác là hoàng đàn giả, hồng tùng, có tên trong sách đỏ Việt Nam. Loài cây này được cho là trồng cùng thời điểm Thái thượng hoàng, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến Yên Tử tu hành và lập Thiền phái Trúc Lâm.
Từ 0h ngày 2/3, Quảng Ninh chính thức mở lại các hoạt động du lịch nội tỉnh. Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa Thông tin TP Uông Bí, trong ngày 3/3, số lượng khách đến Yên Tử là 375 người.
Khu đền thờ cổ nổi tiếng của Lào luôn hút khách nhờ những điều này Đế chế Khmer đã từng sải cánh rất rộng qua phần lớn Campuchia, Thái Lan cũng như một phần của Nam Lào. Siem Reap và những ngôi đền đẳng cấp thế giới của Angkor là tâm điểm cho du lịch di tích Khmer, nhưng một số địa điểm nhỏ hơn nằm rải rác quanh khu vực cũng đáng để tham khảo. Wat Phu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Thiên đường biển ngủ quên' trong xanh thấy đáy, cách Hà Nội hơn 5 tiếng đi xe

Tour Trung Quốc hút khách, du lịch nội địa bị cạnh tranh mạnh ngay trên sân nhà

Syganak: Thành phố cổ của Kazakhstan 'hồi sinh' trong lòng Trung Á

Dưới tán rừng U Minh Hạ

Khám phá biểu tượng văn hóa mới của thủ đô Hà Nội

Khu nghỉ dưỡng mới ở Nam Sầm Sơn đón hơn 10.000 du khách dịp nghỉ lễ 30/4 1/5

Ngẩn ngơ trước ba tuyệt sắc vùng biên

Có một Cát Bà... hoang dã đến kì lạ!

Bên trong nhà tù khét tiếng Alcatraz mà Tổng thống Trump muốn mở cửa trở lại

Mức tăng trưởng điểm đến của Việt Nam đứng thứ 7 thế giới

Dạo quanh Thiên Thọ Lăng giữa mùa lá xanh

Hấp dẫn trải nghiệm du lịch xuyên rừng
Có thể bạn quan tâm

Lưu Diệc Phi lộ nhân cách thật khi bị người khác vạch trần thói phông bạt ngay trên sóng trực tiếp
Sao châu á
23:56:24 08/05/2025
Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ
Phim việt
23:54:07 08/05/2025
Lý Hải - Minh Hà bị hàng nghìn người bao vây, náo loạn cả một khu phố
Hậu trường phim
23:51:17 08/05/2025
Phản hồi mới nhất của Đoàn Di Băng: "Khách hàng cứ yên tâm sử dụng các lô hàng trước đó"
Sao việt
23:42:52 08/05/2025
Khởi tố vụ người phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit
Pháp luật
23:42:39 08/05/2025
Khói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàng
Thế giới
23:38:12 08/05/2025
Phần cuối 'Squid Game' ấn định ngày lên sóng: Lee Jung Jae sẽ ra sao?
Phim châu á
23:34:06 08/05/2025
3 sai lầm khiến phụ nữ trung niên mặc đồ đắt tiền nhưng vẫn kém sang
Thời trang
23:18:16 08/05/2025
Kevin De Bruyne gia nhập Liverpool?
Sao thể thao
23:00:39 08/05/2025
Bố ba con chinh phục được mẹ đơn thân kém 8 tuổi trên show hẹn hò
Tv show
22:39:32 08/05/2025