Đi tìm ý nghĩa tâm linh trong 15 ngày Tết Nguyên Đán
Trong 15 ngày Tết, mỗi ngày đều có một ý nghĩa riêng. Hãy cùng đi tìm ý nghĩa đặc biệt của từng ngày Tết trong tâm thức người Việt…
Công việc sửa soạn cho ngày Tết chính thức bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Đây cũng là ngày người Việt cúng Táo quân. Theo quan niệm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong một năm qua. Ông Táo sẽ lên chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng những chuyện tốt xấu đó của gia chủ.
Sau ngày 23 tháng Chạp là những ngày giáp Tết, các gia đình đều tranh thủ lau dọn, sơn quét, trang trí lại nhà cửa, vứt bỏ những đồ cũ hỏng, không còn dùng tới, đồng thời, họ cũng chuẩn bị sắm sanh dần cho những ngày Tết sắp đến.
Sau lễ cúng ông Táo, lễ cúng Tất niên 30 tháng Chạp cũng là lễ rất quan trọng trước Tết. Đây là ngày gia đình sum họp, ngồi lại với nhau để ăn cơm tất niên. Buổi trưa hoặc chiều ngày 30 tháng Chạp, người ta thường làm cỗ cúng tất niên, tiễn năm cũ.
Giữa ngày 30 tháng Chạp và ngày mùng 1 tháng Giêng, vào giờ Tý (từ 23h hôm trước đến 1h hôm sau), trong đó thời điểm Chính Tý (0h ngày mùng 1 tháng Giêng), là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Thời khắc này đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, được gọi là thời khắc Giao thừa.
Ở thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ: một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở ngoài trời. Cúng Giao thừa theo quan niệm truyền thống là để những điều xúi quẩy của năm cũ đi qua, đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Mâm cúng ngoài trời là để đón các vị Thiên binh nhà Trời. Lúc đó, họ đi thị sát dưới hạ giới rất vội vã, không kịp vào tận bên trong các nhà, vì vậy, bàn cúng được đặt ngay trước cửa chính để các vị Thiên binh chứng giám được lòng thành của gia chủ.
Hết một năm, vị Hành khiển đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc lại cho vị Hành khiển mới. Mâm lễ ngoài trời lúc Giao thừa nhằm thể hiện lòng thành kính, tiễn người nhà Trời đã cai quản mình trong năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống.
Mâm cúng Giao thừa trong nhà là để cúng tổ tiên. Trước khi khấn tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng con cháu, gia chủ thường phải khấn Thổ Công để xin phép.
Vào đêm Giao thừa, người ta cũng thường đi xem pháo hoa hoặc đi lễ chùa cầu may.
Video đang HOT
Ngày mùng Một Tết là ngày Tân niên cũng là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi, được mời xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình.
Đối với những người con đã tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, vào sáng mùng Một, họ sẽ đến chúc Tết bậc sinh thành.
Sáng mùng Một Tết còn gọi là ngày Chính Đán, con cháu tụ họp để dâng hương lên bàn thờ tổ tiên, sau đó chúc Tết ông bà, cha mẹ, các bậc cao niên, huynh trưởng trong nhà. Lúc này, con cháu mừng thọ ông bà, trẻ nhỏ được mừng tuổi.
Người Việt quan niệm rằng nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn trong ngày mùng Một thì cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào trong nhà đều được coi là người xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng vì thế mà trở nên quan trọng.
Cho nên cứ đến cuối năm, mọi người thường để ý tìm xem có người quen nào hợp tuổi, hợp mệnh, tính tình vui vẻ, hoạt bát, yên bề gia thất và sự nghiệp vững vàng để nhờ sang xông nhà. Người đến xông nhà thường không ngồi lại lâu, hàm ý chúc cho mọi việc trong năm mới của gia chủ cũng được trôi chảy, hanh thông.
Trong ngày mùng Một, người ta thường xuất hành – đi ra khỏi nhà lần đầu tiên trong năm mới. Việc xuất hành là để đi tìm may mắn cho bản thân và cho gia đình. Trước khi xuất hành, người ta thường xem ngày giờ, phương hướng.
Ngày mùng Hai Tết tiếp tục hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau khi việc cúng lễ xong xuôi, việc thăm hỏi chúc Tết diễn ra thoải mái hơn, người ta có thể đến chúc Tết họ hàng, bạn bè rất vô tư, thoải mái mà không còn lo mình sẽ trở thành người xông nhà “bất đắc dĩ” cho gia chủ nữa.
Đàn ông chuẩn bị lập gia đình sẽ đến nhà cha mẹ vợ tương lai để chúc Tết, con gái đã đi lấy chồng sẽ quay về nhà chúc Tết cha mẹ đẻ và họ hàng.
Ngày mùng Ba Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy cô giáo cũ theo tục “mùng Một Tết cha, mùng Hai Tết mẹ, mùng Ba Tết thầy”.
Trong ngày Tết, người ta thường trao đi những chiếc phong bao đỏ đựng tiền mừng tuổi. Xưa còn có lệ chỉ cho tiền lẻ vào phong bao với ngụ ý số lẻ là còn tiếp tục sinh sôi, nảy nở thêm.
Ngày mùng 4 Tết theo lịch cổ là ngày con nước. Trong ngày này, người Việt làm lễ hóa vàng, tiễn tổ tiên đã về ăn Tết với con cháu, đồng thời, đốt nhiều vàng mã để tiền nhân về cõi âm có thêm nhiều tiền vốn đầu năm. Lễ hóa vàng có thể diễn ra vào ngày mùng 4 hoặc mùng 5 Tết, thường bao gồm cả việc làm cơm cúng.
Ngày mùng 7 Tết được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Trong ngày này, người Việt cổ làm lễ hạ cây nêu, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc làm ăn trong năm mới từ ngày mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng.
Đến ngày Rằm tháng Giêng, người Việt lại ăn một cái Tết nữa, là Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên. Tết này tổ chức tại chùa và tại gia. Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình Việt sẽ tiếp tục làm cơm cúng thịnh soạn dâng lên bàn thờ gia tiên với quan niệm “Giỗ tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.
Đối với người Trung Quốc, Tết Thượng Nguyên mang nhiều ý nghĩa tinh thần. Khi xưa, vào dịp này, những văn sĩ, học giả thường ra vườn, uống rượu, ngắm hoa, thưởng trăng và làm thơ đầu năm.
Rằm Tháng Giêng ở Việt Nam tách khỏi quan niệm này và đưa vào ngày Tết Nguyên Tiêu ý nghĩa tôn giáo, bởi thế mà dân gian còn có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Vào ngày này, người Việt sau khi hoàn tất việc cúng bái tại gia, thường lên chùa dâng hương và đặc biệt hay lên chùa vào lúc trời tối, khi trăng tròn đầu năm đã lên cao.
Dù kinh điển nhà Phật không nói đến ngày rằm Tháng Giêng nhưng trong dân gian thì đây là dịp thích hợp để lên chùa dâng sao giải hạn, ước nguyện điềm lành.
Bích Ngọc
Tổng hợp
Theo Dantri
Ngựa, xe cho người cõi âm đắt hàng dịp sát Tết
Gần Tết Nguyên đán, sát ngày ông Công ông Táo, nhu cầu sắm sửa cho "người cõi âm" tăng cao. Những người làm hàng mã chạy đua với thời gian để kịp cung ứng hàng cho thị trường.
Làng Phú Hải, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng là ngôi làng duy nhất tại tỉnh Quảng Trị còn lưu giữ được nghề truyền thống làm hàng mã. Làng này có đến hàng trăm năm làm hàng mã kèm các dịch vụ liên quan đến "người cõi âm" như cúng bái, thổi kèn đám ma... Hiện làng có 60 hộ dân thì hơn một nửa trong số đó vẫn gắn bó với nghề.
Càng về cuối năm, nhu cầu sắm sửa cho người cõi âm càng tăng cao khiến những người theo nghề phải làm việc cật lực suốt ngày đêm mới đủ cung cấp cho thị trường.
Bà Võ Thị Thúy cho biết: "Gần 2 tháng nay người dân khắp nơi cứ gọi điện về đặt hàng nên vợ chồng tui làm không xuể, có khi phải thức sáng đêm mới làm kịp để giao hàng đúng thời hạn. Thời điểm này, hàng làm ra bao nhiêu đều tiêu thụ hết đến đó".
"Hàng mã làm ra để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh nên người làm nó cũng phải phải xuất phát từ cái tâm. Hơn nữa, công việc này cũng cần sự gia công, khéo léo của đôi bàn tay và đôi mắt" - bà Thúy nói.
Những con ngựa sắp xuất xưởng
Chị Nguyễn Thị Hằng cho biết, đây là nghề đã gắn bó với người dân địa phương từ xưa đến nay. "Mình là phận con cháu, được thừa hưởng nó nên cũng cố gắng lưu giữ và phát huy nghề truyền thống của cha ông để lại thôi. Dịp tết năm nay, các mặt hàng vàng mã như: quần áo quan trạng, comple, ngựa, hòm đựng quần áo... bán rất chạy nên làm không kịp. Các mặt hàng như xe máy, xe hơi, nhà lầu... chỉ làm theo đơn đặt hàng mà thôi. Chỉ những người có tiền mới đặt hàng chứ riêng một chiếc xe máy cũng có giá đến 3-4 triệu, người nghèo đâu có tiền để sắm" - chị Hằng nói thêm.
Những ngày này, vợ chồng ông Trần Vũ Lộc cũng đang hết sức tất bật để kịp giao hàng cho các mối. Khi làm xong sẽ có người về tận nhà gom hàng mang đi. Do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng vàng mã tăng cao trong dịp Tết nên ông phải thuê người trong xóm về làm hoặc đặt hàng tận nhà mới kịp giao hàng đúng thời gian.
Đối với người làm hàng mã, công việc thường xuyên nhất là vào khoảng tháng 2, tháng 7, tháng 11 và dịp Tết. Trước đây, việc đặt lên bàn thờ tổ tiên mâm cơm, vài bộ giấy áo đơn thuần hay thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã khuất thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" theo quan niệm "trần sao âm vậy", người chết cũng có nhu cầu như người đang sống. Thế nhưng hiện nay, phong tục tốt đẹp này cũng đã bị biến tướng, vô tình cổ súy cho mê tín dị đoan. Đối với người có tiền, họ sẵn sàng bỏ ra vài triệu đồng để sắm nhà lầu, xe hơi và các tiện nghi đắt tiền cho người chết, rồi sau đó đem...đốt. Đây là một sự lãng phí lớn bởi với số tiền ấy, những gia đình nghèo có thể trang trải cuộc sống được vài tháng.
Theo khảo sát ngoài thị trường, gía mỗi bộ hàng mã gồm: quần áo, giày dép, mũ, rương đựng quần áo...cũng lên đến 50 - 60 ngàn đồng. Trong khi đó, giá gốc tại nơi làm ra những mặt hàng này cũng chỉ 30 ngàn/bộ. Một sự chênh lệch không hề nhỏ giữa nơi sản xuất và tiêu thụ. Điều này cũng chứng tỏ người buôn bán hàng mã sẽ kiếm được bội tiền trong dịp này.
Mặc dù, việc đốt hàng mã quá nhiều vào các dịp lễ, tết không được Đảng, Nhà nước khuyến khích, bởi nó gây nên sự lãng phí lớn, ô nhiễm môi trường...Song, rất nhiều người vẫn tiêu tốn một số tiền không nhỏ vào việc làm quá lãng phí này.
Đăng Đức
Theo Dantri
Nếp đẹp xưa đang bị làm xấu Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa ban hành Công văn số 178-CV/TW yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền Trung ương và địa phương thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tổ chức tốt các hoạt động nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014. Trong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu

Phẫn nộ trước clip 1 phụ nữ xúc phạm thậm tệ shipper giao hàng

Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công

TP HCM: Sà lan mất lái tông tàu biển, một người mất tích

Thanh Hóa xử phạt 845 trường hợp vi phạm giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?
Có thể bạn quan tâm

Giận bố chồng vì ép tôi ký giấy khước từ tài sản, đến khi dự phiên tòa ly hôn của chị dâu, tôi mới bàng hoàng, hối hận vô cùng
Góc tâm tình
09:17:15 05/05/2025
Bất ngờ với 5 loại thực phẩm giúp kiểm soát cholesterol hiệu quả
Sức khỏe
09:11:38 05/05/2025
Miss World 2025: Ý Nhi 'lép vế' toàn tập trước style đậm "beauty queen" Thái Lan
Người đẹp
09:01:27 05/05/2025
Tử vi tuần mới từ 5/5 đến 11/5/2025, 3 con giáp hứng LỘC TRỜI ban, trúng số độc đắc, tiền chui vào két, tha hồ ăn sung mặc sướng
Trắc nghiệm
08:40:07 05/05/2025
Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?
Thế giới
08:30:59 05/05/2025
Bí ẩn khu phố nổi tiếng nhờ rác ở Ai Cập
Du lịch
08:18:42 05/05/2025
Bom tấn hay nhất năm 2025 bất ngờ bị "phốt" lỗi không ngờ, game thủ đặt ra vô số giả thuyết
Mọt game
08:17:47 05/05/2025
Sao Việt 5/5: Quang Minh khoe quý tử, Phương Trinh Jolie gợi cảm sau sinh lần 3
Sao việt
08:04:14 05/05/2025
Sao nhí Gia Đình Là Số 1 bản Việt dậy thì xuất sắc sau 6 năm: Đẹp như Hoa hậu còn hát nhảy cực đỉnh
Hậu trường phim
08:01:00 05/05/2025
Nghe thấy tiếng ô tô va chạm, người dân chạy tới thì chứng kiến cảnh tượng lạ đời chưa từng có
Lạ vui
08:00:33 05/05/2025