Địa đạo Vịnh Mốc – Huyền thoại sống trong lòng miền ‘đất lửa’

Theo dõi VGT trên

Tại thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch (nay là xã Kim Thạch), huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có một ‘lâu đài cổ dưới lòng đất’ với rất nhiều độc đáo; gắn với cuộc sống và cuộc chiến của người dân vùng ‘đất lửa’ Quảng Trị.

Địa đạo Vịnh Mốc không chỉ là di tích quốc gia đặc biệt, mà còn là một điểm đến du lịch độc đáo, hấp dẫn, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.

Khám phá “lâu đài cổ dưới lòng đất”

Ngược TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị khoảng 30km về phía Bắc, chúng tôi đến với Vĩnh Linh – một vùng đất gắn với truyền thống anh hùng cách mạng kiên cường, bất khuất. Là địa phương ven biển, nhưng Vĩnh Linh lại được thiên nhiên ưu ái vì có nguồn đất đỏ bazan màu mỡ. Dọc đường đi là những cánh rừng cao su bạt ngàn, những vườn tiêu trĩu quả. Mặc cho cái nắng tháng 4 như đổ lửa, một màu xanh mướt của cây trái, hoa cỏ vẫn bao trùm vùng đất này.

Theo chân hướng dẫn viên Trung tâm Quản lý di tích và bảo tàng tỉnh Quảng Trị, chúng tôi khám phá một phần “lâu đài cổ dưới lòng đất” – địa đạo Vịnh Mốc. Địa đạo Vịnh Mốc được khởi đào từ năm 1965, đến năm 1967 hoàn thành. Công trình nằm trên một quả đồi đất đỏ bazan, với tổng diện tích khoảng 7ha, giáp với biển. Đây là công trình có sự kết hợp của hệ thống địa đạo Nhân dân thôn Vịnh Mốc, thôn Sơn Hạ và địa đạo Đồn công an vũ trang 140, nối thông với nhau thành một hệ thống liên hoàn, khép kín, được gọi chung là Làng hầm Vĩnh Linh.

Địa đạo Vịnh Mốc được bài trí như một ngôi làng thu nhỏ dưới lòng đất, với 13 cửa ra vào; trong đó có 6 cửa được thông lên đồi cao và 7 cửa thông ra biển. Địa đạo được cấu trúc gồm 3 tầng: tầng 1 có độ sâu cách mặt đất từ 8-10m, gồm 81 “căn hộ”, là nơi sinh sống chủ yếu của người dân. Đây là những hóc đất được khoét sâu để tạo một không gian sinh hoạt cho các gia đình. Những “căn hộ” này rất nhỏ, chỉ đủ chỗ sinh hoạt cho một gia đình từ 2-4 người. Tầng 2 cách mặt đất từ 12-15m, được bố trí trụ sở đảng ủy, ủy ban hành chính, xã đội và hội trường sinh hoạt chung, với sức chứa từ 50-60 người. Tầng 3 cách mặt đất từ 20-23m, là kho chứa lương thực, vũ khí.

Ngoài địa đạo Vịnh Mốc, toàn huyện Vĩnh Linh còn có hơn 113 làng hầm; một hệ thống giao thông hào với tổng chiều dài hơn 2.000km, nối thông các làng hầm, địa đạo để tạo thành một hệ thống làng hầm liên hoàn trong lòng đất. Trong những năm kháng chiến, từ địa đạo này, người dân Vĩnh Linh đã chuyển cho đảo Cồn Cỏ 1.150 tấn hàng với 43 lần xuất kích và 3.350 tấn hàng hóa, vũ khí cho miền Nam.

Biểu tượng của Chiến tranh Nhân dân

Trong cuộc chiến tranh phá hoại của chính quyền Mỹ ngụy, Vĩnh Linh trở thành mục tiêu hủy diệt, và là nơi thử nghiệm của rất nhiều loại vũ khí chiến tranh. Trên vùng đất này, với một diện tích chỉ khoảng 820km2, đế quốc Mỹ đã dội xuống hơn 700.000 tấn bom đạn. Tính bình quân, mỗi người dân Vĩnh Linh phải gánh chịu khoảng 7 tấn bom cùng với 800 quả đạn pháo. Hậu quả là những làng xóm trù phú, những công trình, làng mạc đều bị san bằng. Thế nhưng, những đau thương ấy cũng không thể khuất phục được ý chí kiên cường và nghị lực, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng của Nhân dân Vĩnh Linh.

Địa đạo Vịnh Mốc là một công trình độc đáo, một biểu tượng của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Đây là công trình tiêu biểu cho ý chí quật cường, không chịu lùi bước trước kẻ thù xâm lược của Nhân dân ta.

Để tránh mưa bom, bão đạn, địa đạo Vịnh Mốc được chính quyền và Nhân dân Vịnh Mốc lên ý tưởng và thực hiện trong thời gian từ năm 1965-1967. Chỉ bằng những dụng cụ đào thô sơ, cùng với hơn 18.000 ngày công được huy động, quân và dân Vịnh Mốc đã đào được hệ thống làng hầm 3 tầng, dài 2.034m, với đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cuộc sống sinh hoạt của người dân cũng như phục vụ cho nhiệm vụ tiếp tế lương thực, đạn dược cho chiến trường miền Nam.

Có thể thấy, địa đạo Vịnh Mốc là công trình được tạo dựng bằng sức lực và trí tuệ của quân và dân Quảng Trị. Những năm tháng ấy, trên bầu trời, quân đội Mỹ vẫn ngày đêm rải bom, cày xới từng tấc đất, tàn diệt từng nhánh cây, ngọn cỏ. Thế nhưng, ẩn sâu dưới lòng đất, cuộc sống của người dân Vịnh Mốc vẫn âm thầm sinh sôi, nảy nở. Quân và dân Vịnh Mốc vẫn kiên cường bám đất bám làng; tập kết vận chuyển vũ khí, lương thực, cấp cứu thương binh, chi viện cho tiề.n tuyến… Trong gần 2.000 ngày đêm trong lòng địa đạo, quân và dân Vĩnh Linh đã tạo nên một huyền thoại về sức sống kỳ diệu và ý chí quả cảm của con người. Tại địa đạo Vịnh Mốc có 17 đứ.a tr.ẻ cất tiếng khóc chào đời ngay trong lòng đất.

Nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Sau giải phóng, Làng địa đạo Vịnh Mốc được Đảng, Nhà nước 2 lần tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân. Năm 2014, địa đạo Vịnh Mốc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Không đơn thuần là di tích quốc gia đặc biệt, Địa đạo Vịnh Mốc nói riêng và làng hầm Vĩnh Linh nói chung còn là một công trình kiến trúc vĩ đại dưới lòng đất, mang tính khoa học và nghệ thuật, văn hóa độc đáo, thể hiện trí tuệ và nghị lực phi thường của người dân Vĩnh Linh. Đây cũng là minh chứng sống động cho tinh thần yêu nước kiên cường, bất khuất và sự sáng tạo vô hạn của Nhân dân ta trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, có ý nghĩa lớn lao trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho thế hệ trẻ.

Ngày nay, địa đạo Vịnh Mốc trở thành điểm tham quan, tìm hiểu, tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, sức mạnh đoàn kết, sự sáng tạo của Nhân dân trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Rất nhiều đoàn tham quan, nhiều khách du lịch ở trong và ngoài nước đã đến với địa đạo Vịnh Mốc. Rất nhiều đoàn học sinh, sinh viên từ các nơi cũng về đây để được tận mắt chứng kiến những khó khăn, gian khổ, cũng như tìm hiểu về cuộc sống và ý chí kiên cường, bất khuất của người dân Quảng Trị trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Đến tham quan địa đạo Vịnh Mốc, anh Nguyễn Công Thành (ở Hà Nội), xúc động chia sẻ: Nếu không trực tiếp đến tham quan, tìm hiểu và được nghe giới thiệu, chắc chẳng ai có thể hình dung được chỉ với những cây cuốc, cây xẻng, những công cụ vô cùng thô sơ mà ông cha ta có thể tạo được một công trình kỳ vỹ như vậy. Trong một giai đoạn quá khốc liệt của chiến tranh tàn phá, việc tồn tại tưởng chừng đã rất khó khăn, nhưng người dân Quảng Trị còn kiên cường chiến đấu và góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của cả nước. Lần sau, tôi sẽ trở lại Vịnh Mốc cùng gia đình, để các con được hiểu về truyền thống anh hùng cách mạng của ông cha mình, biết quý trọng nền hòa bình, độc lập của dân tộc.

Địa đạo Củ Chi - một huyền thoại của Việt Nam trong thế kỷ 20

Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.

Địa đạo Củ Chi - một huyền thoại của Việt Nam trong thế kỷ 20 - Hình 1

Một lối xuống địa đạo Củ Chi. (Ảnh: Hồng Giang/TTXVN)

Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc, địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Toàn bộ địa đạo Củ Chi có tổng chiều dài 250km, chia thành 3 tầng sâu khác nhau. Tầng cao nhất cách mặt đất 3m, tầng giữa cách 6m, tầng sâu nhất cách 12m. Ngoài khu vực để bộ đội sinh sống, trữ vũ khí, địa đạo Củ Chi còn chia làm nhiều nhánh với các khu vực hố đinh, hầm chông, bãi mìn...

Dựa vào hệ thống đường ngầm, công sự, chiến hào, chiến sỹ và nhân dân Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ.

Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.

Du lịch địa đạo Củ Chi hiện nay ngày càng phát triển bởi đây không chỉ là điểm đến có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn là điểm du lịch hấp dẫn gắn liền với những công trình quân sự nổi tiếng tại Việt Nam.

1. Xuất xứ của địa đạo

Từ lâu, địa đạo Củ Chi là một trong những điểm đến thú vị nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết đến lịch sử hình thành của điểm du lịch này.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Các chiến sỹ cách mạng ẩn náu dưới những căn hầm bí mật trong vùng địch hậu, được nhân dân che chở, bảo vệ.

Hầm bí mật cấu tạo theo nhiều cách, nhưng chủ yếu là trong lòng đất, chỉ có một miệng lên xuống vừa lọt vai người và có lỗ thông hơi để thở. Khi đóng nắp miệng hầm lại, kẻ thù đi trên mặt đất khó phát hiện được căn hầm. Người cán bộ sống trong vùng địch, ban ngày náu mình dưới hầm bí mật, ban đêm mới lên khỏi mặt đất, đi hoạt động.

Video đang HOT

Địa đạo Củ Chi - một huyền thoại của Việt Nam trong thế kỷ 20 - Hình 2

Lối xuống tầng hai địa đạo Củ Chi. (Ảnh: Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi)

Nhưng hầm bí mật có nhược điểm là khi bị phát hiện, dễ bị địch khống chế vây bắt hoặc tiê.u diệ.t, bởi địch đông và lợi thế hơn nhiều. Từ đó người dân nghĩ rằng cần phải kéo dài căn hầm bí mật thành những đường hầm và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật để vừa trú ẩn vừa đán.h lại quân địch, và khi cần sẽ thoát khỏi chỗ nguy hiểm đến một nơi khác.

Từ đó, địa đạo ra đời mang một ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong hoạt động chiến đấu, công tác đối với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào vùng ven Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định.

Ở Củ Chi, địa đạo có sớm nhất vào năm 1948 ở hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Lúc đầu chỉ có những đoạn ngắn cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Về sau lan rộng ra nhiều xã.

Từ năm 1961-1965 cuộc chiến tranh du kích của dân nhân ở Củ Chi đã phát triển mạnh, gây cho địch những tổn thất lớn, góp phần đán.h bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ. Sáu xã phía bắc huyện Củ Chi đã hoàn chỉnh đường địa đạo "xương sống." Sau đó, các cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với đường "xương sống," thành hệ thống địa đạo liên hoàn.

Bước sang thời kỳ chống đế quốc Mỹ, địa đạo Củ Chi phát triển mạnh, nhất là đầu năm 1966, khi Mỹ dùng Sư đoàn đoàn bộ binh Số 1 "Anh cả đỏ" thực hiện cuộc hành quân lớn mang tên Crimp, càn quét, đán.h phá vùng căn cứ, và tiếp theo, đưa Sư đoàn 25 "Tia chớp nhiệt đới" đến lập căn cứ Đồng Dù, liên tiếp mở các cuộc càn quét, đán.h phá ác liệt lực lượng cách mạng nơi đây.

Trước sức tấ.n côn.g ác liệt của Mỹ-ngụy bằng cuộc chiến tranh hủy diệt d.ã ma.n, Khu ủy Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định và Huyện ủy Củ Chi đã lãnh đạo nhân dân và lực lượng võ trang quyết tâm bám trụ chiến đấu, tiê.u diệ.t quân địch bảo vệ quê hương, bảo vệ vùng căn cứ cách mạng mang tính chiến lược quan trọng, là hướng tiếp cận và tiến công hiểm yếu đối với thủ đô ngụy Sài Gòn.

Với khẩu hiệu "một tấc không đi, một ly không rời," bộ đội, dân quân du kích, cơ quan dân chính đảng cùng với nhân dân ra sức thi đua đào địa đạo, chiến hào, công sự suốt ngày đêm, bất chấp đạn bom, mưa nắng, tích cực xây dựng "xã ấp chiến đấu" thiết lập "vành đai diệt Mỹ" thành thế trận vững chắc bao vây, tiến công tiêu hao, tiê.u diệ.t kẻ thù.

Phong trào đào địa đạo ngày càng phát triển rầm rộ, mạnh mẽ khắp nơi, trẻ già, trai gái nô nức tham gia kiến tạo đường hầm đán.h giặc. Sức mạnh ý chí của con người đã chiến thắng khó khăn.

Chỉ bằng phương tiện dụng cụ hết sức thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất bằng tre, quân và dân Củ Chi đã tạo nên công trình đồ sộ với hàng trăm km đường ngầm dọc ngang trong lòng đất, nối liền các xã ấp với nhau như một "làng ngầm" kỳ diệu.

Chỉ riêng việc chuyển tải hàng vạn mét khối đất đem đi phi tang ở một nơi khác để giữ bí mật địa đạo đã là chuyện vô cùng gian khổ, công phu. Khối lượng đất lớn như vậy được người dân đổ xuống vô số những hố bom ngập nước, đắp thành ụ mối, đổ ra đồng ruộng cày bừa, trồng hoa màu lên trên... chỉ một thời gian là mất dấu vết. Các gia đình ở khu vực "vành đai," nhà nào cũng đào hầm, hào nối liền vào địa đạo, tạo thế liên hoàn để vừa bám trụ sản xuất, vừa đán.h giặc giữ làng. Mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi địa đạo là một pháo đài đán.h giặc.

Một năm sau cuộc càn Crimp, ngày 8/1/1967, quân Mỹ mở cuộc hành quân Cedar Falls vào vùng "Tam giác sắt," nhằm triệt phá căn cứ và tiê.u diệ.t lực lượng cách mạng.

Thời gian này hệ thống địa đạo đã đạt đến độ dài với tổng số khoảng 250km. Địa đạo Củ Chi không mang tính thụ động mà mang tính chủ động chiến đấu kết hợp với trận địa mìn trái dày đặt trên mặt đất, đã trở thành mối nguy hiểm thường nhật đối với địch trong suốt cuộc chiến tranh.

Địa đạo Củ Chi - một huyền thoại của Việt Nam trong thế kỷ 20 - Hình 3

Địa đạo Củ Chi có cả trạm quân y, nơi chế tạo vũ khí và nơi họp...

2. Cấu trúc địa đạo

Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi gồm địa đạo Bến Dược (Căn cứ Quân khu Sài Gòn-Gia Định (Khu A), Căn cứ Khu ủy Sài Gòn-Gia Định (Khu B) và địa đạo Bến Đình (Căn cứ Huyện ủy Củ Chi).

Hệ thống địa đạo chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, từ đường "xương sống" (đường chính) tỏa ra vô số nhánh dài ngắn, ăn thông với nhau, hoặc độc lập chấm dứt tùy theo địa hình. Có nhiều nhánh trổ ra sông Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương).

Địa đạo được chia thành 3 tầng. Tầng 1 (độ sâu khoảng 3m): Có thể chống lại được đạn pháo cũng như sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Nơi đây chủ yếu là các ống thông khí, bẫy rập, nhà bếp,... Tầng 2 (độ sâu khoảng 5m), có thể chống được bom cỡ nhỏ. Tầng này đa số là các lối thông đạo với hàng loạt các loại bẫy, chông, một số khu nghỉ ngơi, trú ẩn và phục kích. Tầng 3 (độ sâu khoảng 8 đến 10m, một số đoạn lên đến 12m), có thể chống được hầu hết các loại bom đạn. Tầng cuối cùng của địa đạo bao gồm nơi nghỉ ngơi của cán bộ, trạm quân y, dự trữ vũ khí, nơi sinh hoạt văn hóa và họp bàn kế hoạch tác chiến.

Trong địa đạo có nút chặn những điểm cần thiết để ngăn chặn địch hoặc chất độc hóa học do địch phun vào. Có những đoạn hẹp, phải thật gọn nhẹ mới chui qua được. Dọc theo đường hầm có lỗ thông hơi bên trên được ngụy trang kín đáo và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật. Vô số cửa được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ sún.g bắ.n tỉa rất linh hoạt. Đây chính là chỗ bất ngờ với quân địch. Dưới những khúc địa đạo ở khu vực hiểm yếu, có đặt hầm chông, hố đinh, cạm bẫy...

Chung quanh cửa hầm lên xuống được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng bom bi chống máy bay trực thăng đổ chụp, nhằm tiê.u diệ.t ngăn chặn quân địch tới gần.

Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi sau khi chiến đấu, mắc võng được. Có các nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, nước uống, có giếng nước, bếp Hoàng Cầm (bếp giấu khói trong đất), hầm làm việc của các vị lãnh đạo, chỉ huy, hầm giải phẫu, nuôi dưỡng thương binh, hầm chữ A vững chắc cho phụ nữ, người già, tr.ẻ e.m trú ẩn. Có những hầm lớn, mái lợp thoáng mát, bên trên ngụy trang khéo léo để hội họp, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ...

Vào thời kỳ đán.h phá ác liệt, mọi hoạt động của lực lượng chiến đấu và sinh hoạt của nhân dân đều ở dưới lòng đất. Trong điều kiện gian khổ vẫn cố gắng tạo ra cuộc sống bình thường, mặc cho trên mặt đất không ngớt bom đạn cày xới, lửa khói mịt mù... nhưng thực tế ở trong địa đạo hết sức gian khổ, là chuyện vạn bất đắc dĩ.

Do cần bảo tồn lực lượng để chiến đấu lâu dài nên phải chấp nhận mọi sự khắc nghiệt vượt quá sự chịu đựng của con người. Bởi trong lòng đất đen tối, chật hẹp đi lại rất khó khăn, phần lớn đi khom hoặc bò.

Đường hầm có nơi ẩm ướt và ngột ngạt do thiếu dưỡng khí, ánh sáng (ánh sáng chủ yếu là đèn cầy hoặc đèn pin). Mỗi khi có người ngất xỉu, phải đưa ra cửa hầm để hô hấp nhân tạo mới tỉnh lại. Vào mùa mưa, lòng đất phát sinh nhiều thứ côn trùng độc hại, nhiều nơi có cả rắn rết...

Địa đạo Củ Chi - một huyền thoại của Việt Nam trong thế kỷ 20 - Hình 4

Địa đạo Củ Chi - nơi có hệ thống đường ngầm dài hơn 200 km, đường hầm dưới địa đạo vừa đủ cho một người đi lom khom. (Nguồn: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)

3. Cuộc chiến từ trong lòng đất

Ngay từ những ngày đầu, khi quân Mỹ đổ vào đất Củ Chi đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt của chiến sỹ và đồng bào nơi đây. Địch bị thiệt hại về người và phương tiện chiến tranh trong các cuộc càn quét vùng giải phóng.

Sau những bất ngờ, chúng nhận ra được các lực lượng chiến đấu đều xuất phát từ dưới đường hầm, các công sự nên quyết tâm phá hủy hệ thống địa đạo lợi hại này.

Suốt trong một thời gian dài, địch liên tục tấ.n côn.g đánh phá vùng căn cứ và hệ thống địa đạo hết sức khốc liệt. Chủ yếu là năm thủ đoạn sau đây:

Dùng nước phá địa đạo

Trong một cuộc hành quân mang tên Crimp (Cái bẫy), từ ngày 8/1 đến 19/1/1966, Mỹ huy động tới 12.000 quân bộ kết hợp với không quân, xe tăng, báo binh tấ.n côn.g vùng giải phóng phía bắc Củ Chi. Địch dùng máy bơm nước vào lòng địa đạo, tưởng rằng đối phương sẽ bị ngạt nước phải trồi lên mặt đất. Khi phát hiện được miệng hầm ở những nơi xa sông Sài Gòn, chúng dùng trực thăng cẩu từng téc nước đến dội vào địa đạo.

Với thủ đoạn này, địch không đạt được ý đồ do không đủ khả năng làm ngập địa đạo với lượng nước quá ít chỉ đủ thấm vào lòng đất.

Theo tài liệu của địch, chúng chỉ phá hủy được 70m địa đạo, một số quá ít ỏi so với hệ thống đường hầm hàng trăm km.

Ngược lại, trong suốt cuộc càn, quân Mỹ bị bộ đội, du kích đán.h từ mọi phía cả ngày lẫn đêm, khiến 1.600 tên bị thương vong, 77 xe tăng và thiết giáp bị phá hủy, 84 máy bay b.ị bắ.n rơi. Đây là tổn thất lớn đối với quân Mỹ trong cuộc hành quân "Cái bẫy". Nó chứng tỏ chiến tranh du kích nhân dân có khả năng đán.h bại chiến tranh hiện đại của Mỹ.

Mặc dù bị thất bại, địch vẫn tiếp tục ý đồ phá hủy địa đạo. Chúng cho một số chuyên gia quân sự trực tiếp điều tra nghiên cứu hệ thống địa đạo Củ Chi, nhưng không đảm bảo điều kiện để điều tra kỹ lưỡng, cộng với đầu óc chủ quan, ỷ vào vũ khí hiện đại, nên không đem lại kết quả; các thủ đoạn tiếp theo, lần lượt bị phá sản và chúng càng chuốc lấy thất bại nặng nề hơn.

Địa đạo Củ Chi - một huyền thoại của Việt Nam trong thế kỷ 20 - Hình 5

Nữ du kích Củ Chi.

Dùng đội quân "chuột cống" đán.h địa đạo

Trong cuộc hành quân Cedar Falls mệnh danh là "Bóc vỏ trái đất" mở màn từ 8/1/1967, địch huy động 30.000 quân được yểm trợ tối đa xe tăng, thiết giáp, pháo binh, không quân, đán.h phá khốc liệt vào vùng "Tam giác sắt," trong đó chúng đã san bằng thị tứ Bến Súc (Bến Cát) và triệt hạ nặng nề 6 xã phía bắc huyện Củ Chi nằm trên hệ thống địa đạo dày đặc.

Thực hiện cuộc hành quân lớn này, địch có tham vọng tiê.u diệ.t Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, cơ quan lãnh đạo của Khu ủy, tiê.u diệ.t các đơn vị chủ lực của Quân khu, phá hủy vùng căn cứ và hệ thống địa đạo, xúc dân đi nơi khác, biến vùng này thành "Khu tự do hủy diệt."

Trên thực tế, Mỹ-ngụy đã làm thương vong 1.000 người dân, gom 15.000 người dân khác vào các ấp chiến lược, đốt cháy, ủi phá 6.000 căn nhà, cướp đi 5.700 tấn lúa gạo...

Trong cuộc càn, địch sử dụng đội quân "chuột cống" gồm 600 tên lính công binh được tuyển chọn những tên "nhỏ người" đặc trách phá hủy địa đạo.

Trước lúc mở cuộc càn quét, địch dùng "pháo đài bay" B.52 và máy bay phản lực dội bom kết hợp với pháo binh đán.h phá liên tục cả tháng, nhằm "dọn bãi" cho trực thăng đổ quân và xe tăng, bộ binh tiến công vào vùng căn cứ. Chúng dùng cả bom Napalm đốt cháy hàng trăm ha rừng, vườn tược. Xe ủi sạch các khu rừng rồi dồn cây lại, tưới xăng đặc đốt cháy.

Bọn "chuột cống" mỗi tốp 4 tên, 2 tên ở trên, 2 tên chui xuống địa đạo (nơi chúng phát hiện được do đối phương đã chuyển sang vị trí khác) trang bị mặt nạ phòng độc, sún.g tiểu liên cực nhanh, dao găm, cây thuốn sắt, máy thổi lùa chất độc, đèn pin... Gặp các ngã ba đường hầm, chúng đặt mìn vào đấy, đưa dây điện lên trên mặt đất rồi "điểm hỏa" cho mìn nổ phá tung địa đạo.

Bằng phương pháp này, địch phá sập một số đoạn ngắn địa đạo, nhưng không thấm vào đâu so với hàng trăm km đường hầm chằng chịt nhiều tầng, nhiều ngõ ngách liên hoàn với nhau. Thủ đoạn dùng công binh đán.h phá địa đạo bị thất bại.

Trong cuộc phá càn này, các lực lượng chiến đấu và nhân dân đã bám trụ kiên cường, đán.h trả quyết liệt, bảo vệ được Bộ Chỉ huy, các đồng chí lãnh đạo khu ủy và phần lớn vùng căn cứ. Địch đi tới đâu cũng bị các chiến sỹ từ các ụ chiến đấu và giao thông hào đán.h tớ.i tấ.p bằng mọi hình thức, mọi thứ vũ khí.

Tại khu ngã ba Bến Dược (khu di tích hiện nay), chỉ một đội du kích với 9 chiến sỹ, trong đó có 1 nữ y tá, đã bám địa đạo liên tục nhiều ngày, diệt 107 tên địch, bắ.n cháy xe tăng của chúng.

Cuộc hành quân Cedar Falls bị tổn thất nặng hơn gấp đôi cuộc càn Crimp và phải chấm dứt sớm hơn dự tính (chỉ diễn ra có 19 ngày). Những quả "mìn gạt" do anh hùng Tô Văn Đực sáng chế được sử dụng khắp các trận địa, đã góp phần tiê.u diệ.t hàng trăm xe cơ giới và nhiều trực thăng, bộ binh Mỹ, đẩy lùi bước chân tội ác của quân thù.

Tính chung toàn bộ cuộc càn Cedar Falls, địch tổn thất 3.500 tên, 130 xe tăng, xe bọc thép, 28 máy bay. Rốt cuộc Mỹ phải thú nhận: "... không thể phá hủy được địa đạo vì nó không những quá sâu mà còn vô cùng ngoắt ngoéo, ít chỗ nào thẳng... Đán.h bằng công binh không hiệu quả... và rất khó tìm cửa hầm để xuống địa đạo...".

Địa đạo Củ Chi - một huyền thoại của Việt Nam trong thế kỷ 20 - Hình 6

Du khách xem sa bàn diễn biến đán.h bại trận càn Cedar Falls. (Nguồn: Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi)

Dùng chó Berger đán.h phá địa đạo

Trong các cuộc càn quét, lính Mỹ sử dụng chó Berger dẫn đường săn lùng phát hiện địa đạo. Khoảng 3.000 con được huy động vào chiến trường Củ Chi, Bến Cát. Giống chó này của Tây Đức, đán.h hơi người rất giỏi và được huấn luyện "nghiệp vụ" trước khi sang Việt Nam.

Thủ đoạn dùng quân khuyển gây khó khăn nguy hiểm cho bộ đội và du kích, vì hơi người bốc lên các lỗ thông hơi và miệng hầm khiến chó rất dễ tìm ra. Thời gian đầu, du kích bắ.n chế.t chó, làm địch phát hiện, tập trung đán.h phá.

Về sau, các chiến sỹ tán nhuyễn ớt khô trộn với bột tiêu rắc vào các lỗ thông hơi, nhưng không ổn vì chó hít phải tiêu ớt ho sặc sụa khiến địch phát hiện được địa đạo.

Theo tài liệu công bố, trong các chiến dịch dùng chó đán.h địa đạo Củ Chi, 300 con chó bị chế.t bệnh và bị du kích bắ.n chế.t. Như vậy thủ đoạn dùng chó Berger để phát hiện đán.h địa đạo của quân Mỹ bị thất bại.

Dùng xe cơ giới ủi phá địa đạo

Đây là thủ đoạn hết sức ác liệt, chúng huy động hàng trăm xe tăng và xe cơ giới có mã lực lớn xúc đứt từng khúc địa đạo. Xe ủi tới đâu quân Mỹ thổi chất độc hóa học vào lòng hầm, đồng thời dùng loa phóng thanh kêu gọi đối phương ra hàng. Có trường hợp hy hữu, chúng xúc nguyên cả căn hầm bí mật hất lên mặt đất mà không biết bên trong có người trú ẩn. Đến tối, người chiến sỹ trong hầm bí mật thoát ra...

Trong những ngày này, mặc cho quân Mỹ phối hợp với các binh chủng tấ.n côn.g dữ dội, các lực lượng cách mạng vẫn trụ trong đường hầm, sinh hoạt chiến đấu, tiêu hao nhiều binh hỏa lực của chúng.

Không đạt được kết quả như mong muốn, địch phải bỏ chiến thuật này, bởi vì không thể nào đủ khả năng ủi phá hết địa đạo trong điều kiện bị bộ đội và du kích đán.h trả cả ngày lẫn đêm.

Địa đạo Củ Chi - một huyền thoại của Việt Nam trong thế kỷ 20 - Hình 7

Phòng họp Bộ tư lệnh Quân Khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. (Ảnh: Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi)

Gieo cỏ phá địa hình

Địch còn dùng nhiều thủ đoạn phá đường hầm và căn cứ, nhưng đáng kể nhất là thủ đoạn gieo cỏ phá địa hình.

Chúng dùng máy bay rải xuống một giống cỏ kỳ lạ, nhân dân Củ Chi quen gọi là "cỏ Mỹ." Loại cỏ này gieo xuống, gặp mưa phát triển nhanh không tưởng, chỉ một tháng sau đã cao tới 2-3m, thân to bằng chiếc đũa và sắc. Các cây cỏ khác bị chúng lấn át không lên nổi. Cỏ Mỹ mọc thành rừng gây khó khăn cho việc đi lại, cơ động chiến đấu, nhưng lại rất dễ cho địch phát hiện mục tiêu từ trên máy bay, để bắ.n phá.

Đến mùa khô, cỏ Mỹ úa vàng rồi khô hết như rơm. Máy bay phóng hỏa tiễn hoặc né.m bo.m, bắ.n pháo khiến rừng cỏ khô rừng rực bốc cháy, đất trơ ra, các bãi mìn của du kích bị phát nổ, hầm chông bị cháy... Các đơn vị, cơ quan không còn địa hình để ẩn náu, lúc đi để lại dấu chân trên lớp tro than. Địch theo dấu vết vào tận cửa hầm để đán.h phá.

Tuy nhiên, thủ đoạn gieo cỏ phá địa hình cùng chịu chung số phận với các thủ đoạn nêu trên. Bởi vì màu xanh bất tử của ruộng vườn Việt Nam vẫn vượt lên bao trùm các vùng căn cứ. Các lực lượng cách mạng vẫn bám vào lòng đất Củ Chi.

Và từ hệ thống địa đạo, lại xông lên hợp lực với nhân dân đồng loạt tấ.n côn.g vào hang ổ kẻ thù tại Sài Gòn trong mùa Xuân năm 1968, đán.h chiếm hầu hết các mục tiêu trọng yếu của Mỹ-ngụy như Dinh Độc Lập, Đại Sứ quán Mỹ, Đài phát thanh, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy, sân bay Tân Sơn Nhất...

Từ sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, hình thái chiến trường có nhiều thay đổi. Địch thực hiện chiến thuật "quét và giữ," liên tục mở các cuộc hành quân phản kích ác liệt càn quét đán.h phá vùng giải phóng Củ Chi, hòng đán.h bật lực lượng cách mạng ra xa, tạo vành đai an toàn bảo vệ Sài Gòn. Địa đạo được cũng cố và phát triển tạo thế bám trụ vững vàng cho các lực lượng áp sát vùng ven đô, giữ vững địa bàn, lập thế trận mới chuẩn bị cho thời cơ giải phóng Sài Gòn sau này.

Cho tới mùa Xuân 1975, nhiều cánh quân lớn của Quân đoàn 3 và nhiều đơn vị chủ lực, địa phương tập kết từ đây tiến vào giải phóng thị trấn Củ Chi và dinh lũy cuối cùng của địch tại Sài Gòn, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, vào lúc 11 giờ ngày 30/4/1975.

Địa đạo Củ Chi - một huyền thoại của Việt Nam trong thế kỷ 20 - Hình 8

Hầm giải phẩu. (Ảnh: Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi)

3. Những tổn thất của cuộc chiến

Bằng cuộc chiến tranh dân nhân vô cùng phong phú và sáng tạo, qua hai mươi mốt năm chiến đấu kiên cường, quân và dân Củ Chi đán.h 4.269 trận lớn nhỏ, thu 8.581 sún.g các loại, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 22.582 tên địch (có hơn 10.000 tên Mỹ, 710 tên bị bắt), phá hủy trên 5.168 xe quân sự (phần lớn là xe tăng và xe bọc thép); bắ.n rơi và đán.h hỏng 256 máy bay (chủ yếu là trực thăng), bắ.n chìm và cháy 22 tàu xuồng chiến đấu, phá hủy và bức rút 270 lượt đồn bót.

Để lập nên những chiến tích vinh quang, Củ Chi cũng đã chịu nhiều hy sinh to lớn. Theo thống kê, trong toàn huyện đã phải chịu 50.454 trận càn quét; 10.101 dân thường thiệ.t mạn.g; hơn 10.000 cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng quê hương; 28.421 nóc nhà bị cháy; 20.000 ha ruộng rẫy và rừng bị phá...

Củ Chi được Mặt Trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Củ Chi đất thép thành đồng. Được Chính phủ hai lần tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Tính đến nay, toàn huyện Củ Chi được tuyên dương 19 xã Anh hùng, 39 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 1277 bà mẹ Việt nam Anh hùng, 1.800 người được phong dũng sỹ. Được tặng thưởng hai Huân chương Thành đồng Tổ quốc và trên 500 Huân chương Quân công, Chiến công các hạng cho các tập thể và cá nhân.

Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương má.u, công sức của hàng vạn chiến sỹ, đồng bào, khu địa đạo Bến Dược (thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng - huyện Củ Chi) đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1979.

Hệ thống địa đạo Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức - căn cứ của Huyện ủy Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến) cũng được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 2004.

Đến năm 2015, di tích lịch sử địa đạo Củ Chi được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vẻ đẹp của ngôi làng 370 năm 'cô đơn' giữa đầm Nha PhuVẻ đẹp của ngôi làng 370 năm 'cô đơn' giữa đầm Nha Phu
08:46:15 28/04/2025
'Trốn nóng' tại thác Tiên Nữ giữa núi rừng Lạng Sơn'Trốn nóng' tại thác Tiên Nữ giữa núi rừng Lạng Sơn
08:42:59 29/04/2025
Dạo bước khám phá Strasbourg mùa XuânDạo bước khám phá Strasbourg mùa Xuân
09:05:22 28/04/2025
Những điểm du lịch hút khách khi đến Cao Bằng dịp 30/4 - 1/5Những điểm du lịch hút khách khi đến Cao Bằng dịp 30/4 - 1/5
08:43:43 28/04/2025
Hồ Bai Cái: Vẻ đẹp hoang sơ tựa 'chốn bồng lai'Hồ Bai Cái: Vẻ đẹp hoang sơ tựa 'chốn bồng lai'
09:14:58 29/04/2025
Sơn La: Điểm an toàn, thân thiện, hấp dẫn du khách dịp nghỉ lễSơn La: Điểm an toàn, thân thiện, hấp dẫn du khách dịp nghỉ lễ
09:16:50 29/04/2025
Hấp dẫn mùa du lịch biển 2025Hấp dẫn mùa du lịch biển 2025
09:29:21 29/04/2025
Bên trong di tích hầm tránh bom tại khách sạn sang bậc nhất Hà NộiBên trong di tích hầm tránh bom tại khách sạn sang bậc nhất Hà Nội
09:10:14 28/04/2025

Tin đang nóng

CQĐT VKSND Tối cao vào cuộc vụ ta.i nạ.n liên quan con gái nghi phạm bắ.n người rồi t.ự sá.tCQĐT VKSND Tối cao vào cuộc vụ ta.i nạ.n liên quan con gái nghi phạm bắ.n người rồi t.ự sá.t
15:14:09 29/04/2025
HOT: Mỹ nhân Vbiz thông báo mang thai sau khi tái hôn chồng bác sĩ, 1 chi tiết đặc biệt gây chú ýHOT: Mỹ nhân Vbiz thông báo mang thai sau khi tái hôn chồng bác sĩ, 1 chi tiết đặc biệt gây chú ý
15:08:44 29/04/2025
MXH xôn xao đoạn video cô gái tặng hoa quân nhân, dân tình phấn khích hết nấcMXH xôn xao đoạn video cô gái tặng hoa quân nhân, dân tình phấn khích hết nấc
13:35:33 29/04/2025
Nam diễn viên Việt bí mật đám cưới, đã có con gái đầu lòng nhưng không ai hay biếtNam diễn viên Việt bí mật đám cưới, đã có con gái đầu lòng nhưng không ai hay biết
17:00:28 29/04/2025
Hoà Minzy đáp trả khi bị nói làm màuHoà Minzy đáp trả khi bị nói làm màu
15:43:31 29/04/2025
"Khối xuyên Việt" U80 gặp "Khối chở loa" hot nhất cõi mạng: Cựu chiến binh nhận xét 1 câu nghe đã gì đâu!"Khối xuyên Việt" U80 gặp "Khối chở loa" hot nhất cõi mạng: Cựu chiến binh nhận xét 1 câu nghe đã gì đâu!
15:35:55 29/04/2025
Nữ diễn viên Vbiz mua nhà giá hàng trăm cây vàng, đổi xe như thay áo hiện ra sao?Nữ diễn viên Vbiz mua nhà giá hàng trăm cây vàng, đổi xe như thay áo hiện ra sao?
13:46:42 29/04/2025
Hướng Hoa Cường: "Ông trùm" bắt Thành Long quỳ, đoạt mệnh kẻ hại Lưu Gia Linh?Hướng Hoa Cường: "Ông trùm" bắt Thành Long quỳ, đoạt mệnh kẻ hại Lưu Gia Linh?
14:48:32 29/04/2025

Tin mới nhất

Ghé bãi biển 'đẹp nhất thế giới' ở Côn Đảo, khách 'đội' nắng săn ảnh máy bay

Ghé bãi biển 'đẹp nhất thế giới' ở Côn Đảo, khách 'đội' nắng săn ảnh máy bay

09:39:08 29/04/2025
Chọn đúng khung giờ cao điểm buổi trưa, không ngại nắng nóng, vợ chồng anh Nhật chị Phương thành công săn loạt ảnh đẹp với khoảnh khắc máy bay hạ cánh trên đỉnh đầu ở Đầm Trầu (Côn Đảo)
Khám phá vẻ đẹp Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng bên bờ sông Mã

Khám phá vẻ đẹp Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng bên bờ sông Mã

09:35:54 29/04/2025
Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) nằm bên bờ Sông Mã, là điểm văn hóa, du lịch tâm linh hấp dẫn không thể bỏ qua khi về với vùng đất xứ Thanh.
Hơn 1,5 triệu bông khoe tỏa sắc tại Lễ hội hoa Tulip Tulleys Sussex 2025

Hơn 1,5 triệu bông khoe tỏa sắc tại Lễ hội hoa Tulip Tulleys Sussex 2025

09:32:16 29/04/2025
Với hơn 1,5 triệu bông hoa từ hơn 100 giống hoa với màu sắc, hình dạng, kích thước và mùi hương riêng, Lễ hội hoa Tulip Tulleys 2025 tạo nên một cảnh quan đẹp như tranh vẽ.
Ngành du lịch ĐBSCL sẵn sàng đón khách dịp lễ 30.4-1.5

Ngành du lịch ĐBSCL sẵn sàng đón khách dịp lễ 30.4-1.5

09:27:20 29/04/2025
Dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm nay là một trong những kỳ nghỉ dài trong năm, là cơ hội để người dân cả nước lên kế hoạch cho những chuyến du lịch cùng gia đình, bạn bè.
Thay đổi địa điểm bán vé tham quan Khu du lịch thác Bản Giốc

Thay đổi địa điểm bán vé tham quan Khu du lịch thác Bản Giốc

09:23:43 29/04/2025
Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc mới ban hành Công văn số 191/TB-BQLKDLTBG, ngày 26/4/2025 về việc thay đổi địa điểm bán vé tham quan Khu du lịch thác Bản Giốc.
Muôn sắc hoa Xuân tại thành phố Montreux, Thụy Sĩ

Muôn sắc hoa Xuân tại thành phố Montreux, Thụy Sĩ

09:21:24 29/04/2025
Nằm ở bờ Đông nam hồ Genève, Montreux là một trong những điểm đến nổi bật của Thụy Sĩ mỗi độ Xuân về. Khí hậu ôn hòa, vị trí địa lý đặc biệt giữa hồ nước rộng và dãy Alps phủ tuyết đã tạo điều kiện cho Montreux khoác lên mình diện mạo r...
Nhiều người Tây Nguyên du lịch, tìm hiểu vùng đất sắp hợp nhất với địa phương mình

Nhiều người Tây Nguyên du lịch, tìm hiểu vùng đất sắp hợp nhất với địa phương mình

09:19:13 29/04/2025
VOV.VN- Dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các tỉnh ven biển Nam Trung bộ, đặc biệt là Khánh Hòa, khách du lịch tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Biển Đà Nẵng rực rỡ sắc màu với hoạt động biểu diễn diều nghệ thuật

Biển Đà Nẵng rực rỡ sắc màu với hoạt động biểu diễn diều nghệ thuật

09:05:37 29/04/2025
Hàng chục cánh diều nghệ thuật với hình ảnh cá voi, mực, bạch tuộc...tung bay trên bờ biển Đà Nẵng thu hút người dân và du khách đến chiêm ngưỡng.
Những điểm vui chơi hấp dẫn tại Thủ đô trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

Những điểm vui chơi hấp dẫn tại Thủ đô trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

09:03:21 29/04/2025
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là cơ hội để các gia đình, nhóm bạn lên kế hoạch vui chơi, thư giãn sau những ngày làm việc bận rộn. Không cần di chuyển xa, ngay tại Thủ đô Hà Nội, người dân và du khách có thể hòa mình vào hoạt động vui chơi hấ...
Du khách háo hức check-in Dinh Độc Lập, Bến Bạch Đằng dịp lễ 30/4

Du khách háo hức check-in Dinh Độc Lập, Bến Bạch Đằng dịp lễ 30/4

08:52:21 29/04/2025
Gần đến dịp lễ 30/4, tại TP. Hồ Chí Minh, người dân và du khách đổ về các điểm du lịch hot , các di tích lịch sử để lưu lại những hình ảnh đẹp.
Các điểm check-in độc lạ không thể bỏ lỡ ở nam Phú Quốc dịp 30/4

Các điểm check-in độc lạ không thể bỏ lỡ ở nam Phú Quốc dịp 30/4

08:50:17 29/04/2025
Những ngày tháng 4, Nam đảo Phú Quốc khoác lên mình tấm áo rực rỡ với sắc đỏ sao vàng phủ kín các điểm du lịch nổi tiếng, cho đến từng món ăn và đồ uống, hòa chung không khí hân hoan chào mừng kỳ nghỉ lễ 30/4.
Quảng Ninh biến cảng tàu thành điểm hẹn

Quảng Ninh biến cảng tàu thành điểm hẹn

08:39:09 29/04/2025
Thay vì chỉ tập trung vào các tour tham quan vịnh truyền thống, Quảng Ninh đang khuyến khích phát triển hệ thống nhà hàng, quán bar và không gian giải trí ngay tại Cảng tàu Quốc tế Vịnh Hạ Long.

Có thể bạn quan tâm

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

Thế giới

18:45:12 29/04/2025
Dự luật cũng sẽ thiết lập mức phí 550 USD cho mỗi kỳ 6 tháng đối với giấy phép lao động và 1.500 USD cho việc nộp đơn xin điều chỉnh tình trạng cư trú để lấy thẻ xanh trước tòa án di trú.
Bức ảnh gây ngỡ ngàng chụp vào 2h chiều 29/4: Đã khởi động camping!!!!

Bức ảnh gây ngỡ ngàng chụp vào 2h chiều 29/4: Đã khởi động camping!!!!

Netizen

18:35:59 29/04/2025
Sáng mai (30/4) lễ diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chính thức diễn ra.
Điều tra vụ phụ huynh vào trường hàn.h hun.g nữ giáo viên

Điều tra vụ phụ huynh vào trường hàn.h hun.g nữ giáo viên

Tin nổi bật

18:05:49 29/04/2025
Chiều 29.4, ông Trần Xuân Nhương, Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo H.Quỳnh Lưu (Nghệ An), cho biết cơ quan chức năng đang điều tra vụ nữ giáo viên Trường tiểu học và THCS Quỳnh Thắng bị hàn.h hun.g tại trường học.
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?

Ẩm thực

18:04:41 29/04/2025
Dịp nghỉ lễ, một số người đi du lịch, một số người lại chọn cách ở nhà và nấu những món ăn ngon để tận hưởng kỳ nghỉ. Vậy nên ăn gì trong ngày nghỉ lễ? Tất cả sẽ có trong bài viết sau.
Chuyện ít biết về tác giả ca khúc 'Đất nước trọn niềm vui'

Chuyện ít biết về tác giả ca khúc 'Đất nước trọn niềm vui'

Nhạc việt

18:01:15 29/04/2025
Khi viết ca khúc Đất nước trọn niềm vui , nhạc sĩ Hoàng Hà đang ở Hà Nội, mãi đến năm 1977 ông mới lần đầu tiên nhìn thấy Sài Gòn.
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lật mặt 8' của Lý Hải

Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lậ.t mặ.t 8' của Lý Hải

Hậu trường phim

17:57:02 29/04/2025
Sau 2 ngày chiếu sớm, phim điện ảnh Lậ.t mặ.t 8: Vòng tay nắng của đạo diễn Lý Hải đứng top 1 phòng vé Việt và nhận về hàng loạt phản hồi tích cực.
Giao xe mô tô cho con trai gây ta.i nạ.n, người cha bị khởi tố

Giao xe mô tô cho con trai gây ta.i nạ.n, người cha bị khởi tố

Pháp luật

17:48:27 29/04/2025
Ông H.V.T bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì giao xe mô tô cho con trai điều khiển tham gia giao thông khi chưa có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật, chưa đủ tuổ.i điều khiển phương tiện dẫn tới tại nạn giao thông khiến một ng...
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội

Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội

Sao việt

17:44:15 29/04/2025
NSND Thu Hiền kết hôn với anh hùng phi công Vũ Ngọc Đỉnh. Ông được phong anh hùng năm 1970 sau thành tích bắ.n hạ 6 máy bay Mỹ.
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"

Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"

Sao châu á

17:39:36 29/04/2025
Tài tử Kim Soo-hyun đối mặt với các vụ kiện từ các công ty có hợp đồng quảng cáo, yêu cầu bồi thường do b.ê bố.i cá nhân anh gây ra.
Tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4: Thân yên ắng, Hợi sự nghiệp thăng hoa

Tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4: Thân yên ắng, Hợi sự nghiệp thăng hoa

Trắc nghiệm

17:27:47 29/04/2025
Tham khảo tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4 các tuổ.i: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe
Chu Thanh Huyền phẫu thuật thẩm mỹ?

Chu Thanh Huyền phẫu thuật thẩm mỹ?

Sao thể thao

16:23:51 29/04/2025
Chu Thanh Huyền, vợ của cầu thủ Quang Hải, là một trong những nàng WAGs được chú ý nhất hiện nay không chỉ bởi mối tình ngọt ngào với ngôi sao sân cỏ mà còn bởi nhan sắc ngày càng thăng hạng.