Dịch Covid-19: đừng quá lo lắng nhưng cũng đừng quá chủ quan
Chúng ta không quá lo lắng vì những cung bậc cảm xúc đều trải qua trong các đợt phát hiện các ca bệnh như Sơn Lôi, Bạch Mai nhưng cũng đừng quá chủ quan.
Cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 đã bước vào giai đoạn mới, đó là việc chúng ta phát hiện các ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng chưa xác định được nguồn lây nhiễm.
Trong giai đoạn này chúng ta phải chú ý đến việc phát hiện sớm các ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng , tiến hành cách ly, khoanh vùng gọn, dập dịch triệt để nhằm ngăn chặn sự lây lan ra cộng đồng.
Hơn bao giờ hết, hệ thống y tế tư nhân, phòng mạch tư, quầy bán thuốc tây có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện các ca bệnh. Triệu chứng của bệnh Covid-19 cũng giống như bệnh cảm cúm và một số bệnh đường hô hấp khác nên rất dễ bị bỏ qua. Lâu nay những người bị sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi … tìm đến các quầy thuốc tây để mua thuốc cảm, thuốc hạ sốt hoặc đến các phòng mạch tư khám để bác sĩ kê đơn, do vậy nhân viên y tế những nơi này cần lưu ý không được bỏ qua.
Hiện nay chúng ta có gần 700 bệnh viện tuyến huyện, 12.000 trạm y tế xã phường, hơn 30.000 phòng khám tư nhân, hơn 50.000 nhà thuốc tư nhân.
Do vậy, trạm y tế, bệnh viện tuyến huyện, các phòng khám y tế tư nhân khi có bệnh nhân đến khám, đặc biệt khi có các dấu hiệu sốt, ho, viêm họng, khó thở thì phải phân luồng, khám ở khu riêng, tiến hành sàng lọc, phân loại bệnh nhân, yêu cầu khai báo y tế; nếu có dấu hiệu nghi ngờ phải tiến hành các biện pháp cách ly, thông tin cho các cơ quan quản lý gần nhất để khoanh vùng, dập dịch nếu phát hiện ca bệnh.
Hệ thống nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc tư nhân cần phải chủ động các biện pháp phòng ngừa, bởi vì thói quen của nhiều người dân khi bị nhức đầu, sổ mũi, ho, hắt xì hơi thường tự ý đến các quầy thuốc tây mua các loại thuốc cảm cúm, hạ sốt, ho. Các nhà thuốc cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể, yêu cầu bệnh nhân khai báo y tế theo quy định
Người bệnh khi có những dấu hiệu sốt, ho, hắt xì hơi, chảy nước mũi… trước khi đến khám cần gọi điện trước cho các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, bố trí khám và hỗ trợ cần thiết và cần đeo khẩu trang để tránh lây cho người thân, hàng xóm và cộng đồng.
Chúng ta không quá lo lắng vì những cung bậc cảm xúc đều trải qua trong các đợt phát hiện các chùm ca bệnh như Sơn Lôi, Hạ Lôi, Trúc Bạch, Quán Bar Buddla.. Nhưng chúng ta cũng đừng chủ quan.
Các nhà thuốc, phòng khám tư cũng như người dân luôn đề cao cảnh giác, khi có dấu hiệu trên hãy liên hệ với các cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ và khai báo y tế. Hãy cùng chung tay phát hiện ca bệnh để cách ly, khoanh vùng, dập dịch sớm ngăn chặn, đẩy lùi đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Đội quân thầm lặng trong cuộc "rượt đuổi" virus SARS-CoV-2
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) là đơn vị y tế đầu tiên tham gia kiểm soát và xét nghiệm những trường hợp nghi mắc covid-19 tại Việt Nam.
Đêm 6.3, khi ca nhiễm thứ 17 xuất hiện tại Hà Nội, là một đêm không thể quên với người dân Hà Nội trong đó có cả những cán bộ tại CDC Hà Nội. 10h đêm họp khẩn và sau đó là những tháng ngày triền miên đi sớm, về khuya, chạy bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào nếu có thông tin về người nghi nhiễm. các chiến sĩ luôn trong tâm thế sẵn sàng lao đi tìm kiếm kẻ thù vô hình - Covid-19- có thể ở bất cứ đâu và họ có thể bị virus "tấn công" bất cứ lúc nào.
Những chiến binh CDC Hà Nội trong bộ "áo giáp" trắng luôn sẵn sàng trong những cuộc "rượt đuổi" kẻ thù giấu mặt - virus SARS-CoV-2.
Không trực tiếp tham gia chữa bệnh nhưng các y, bác sĩ, các bộ CDC luôn là những người "đi đầu trận chiến".
Video đang HOT
Những chiến binh âm thầm chiến đấu để "nhìn thấy" kẻ thù
12h trưa, tại trụ sở CDC Hà Nội vẫn tấp nập, người ra người vào, ai cũng vội vã vì công việc bận rộn, có khi chỉ kịp chào nhau một tiếng rồi lại đi làm nhiệm vụ của mình. "Chắc là hôm nay được ăn cơm lúc 2 rưỡi - 3 giờ", một bác sĩ trong đội phản ứng nhanh vừa đi lấy mẫu bệnh phẩm về nói với tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh - Phó Giám đốc CDC Hà Nội.
Để "làm bạn" với những mẫu xét nghiệm, phân tách virus là việc làm không hề đơn giản.
"3 giờ là nhanh ấy nhỉ", chị Kiều Anh đáp lời với giọng động viên, vì có vẻ hôm nay công việc của đội hoàn thành sớm hơn mọi hôm. Ở đây, việc ăn cơm trưa lúc 3 giờ chiều là chuyện bình thường với họ, cũng như việc 11 rưỡi đêm mới được ăn tối. Và đợt này là những ngày triền miên như vậy, rồi cũng thành quen. "Có hôm anh em chạy đến 3 giờ sáng, chưa ai được ăn gì, nhưng vẫn cứ cười. Vì cộng đồng thôi, chúng tôi hay động viên nhau như thế", chị Kiều Anh nói.
Là lãnh đạo đội quân "săn virus", nhưng không ngồi một chỗ chỉ đạo, chị phải liên tục đứng lên ngồi xuống, đi lại kiểm tra, động viên anh em và quan trọng là phải nắm tình hình để sắp xếp công việc luân phiên giữa các đội cho mọi người có thêm thời gian nghỉ ngơi. Với chị, lãnh đạo không phải là công việc chỉ tay năm ngón, mà phải sống cùng, ăn cùng các đồng nghiệp nhất là trong giai đoạn căng thẳng, tất cả phải luôn trong tâm thế sẵn sàng đi làm nhiệm vụ bất cứ lúc nào.
"Có hôm anh em chạy đến 3 giờ sáng, chưa ai được ăn gì, nhưng vẫn cứ cười. Vì cộng đồng thôi, chúng tôi hay động viên nhau như thế", Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh - Phó Giám đốc CDC Hà Nội.
Việc lấy mẫu bệnh phẩm của người dân chỉ là công đoạn đầu tiên để có thể xác định được "kẻ thù". Cả quá trình tiếp theo phân tách virus đòi hỏi sự phức tạp và tập trung cao độ trong những phòng thí nghiệm được trang bị theo quy định nghiêm ngặt. Bởi vậy, việc ở lì trong phòng thí nghiệm cả ngày là điều thường xuyên xảy ra đối với các bác sĩ nơi đây.
Trong phòng thí nghiệm, để nhìn thấy "kẻ thù", họ phải đồng hành cùng một bộ đồ bảo hộ kín mít và chiếc khẩu trang N95 ngột ngạt đến mức khó thở. Không uống nước, không đi vệ sinh là những gì họ phải đối mặt suốt 8-9 tiếng, có khi đến 14 tiếng "nhốt" mình trong bộ đồ bảo hộ.
Bởi chỉ cần cởi ra, bộ đồ bảo hộ coi như bỏ đi. Mà đối với họ đó là một sự lãng phí. Có những người tình nguyện đeo chiếc khẩu trang N95 từ 8 giờ sáng cho đến 10 giờ đêm mới tháo, đó cũng là lúc bước ra khỏi phòng thí nghiệm sau một ngày dài làm việc. Những vết hằn thâm tím trên gương mặt vì đeo khẩu trang quá lâu, sự ngột ngạt, căng thẳng khiến khi trút bỏ đồ bảo hộ, họ chỉ biết ngồi thở như một sự nghỉ ngơi. Nhưng cũng có lúc sự nghỉ ngơi đó không kéo dài lâu, những bác sĩ chỉ kịp uống chút nước, thêm chút sữa rồi lại quay lại công việc.
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của cán bộ CDC Hà Nội giữa guồng quay công việc.
Trong bộ đồ bảo hộ, họ trao đổi với nhau rất kiệm lời vì "đeo khẩu trang này khó thở lắm", nhưng dù vậy, các công việc vẫn diễn ra đúng quy trình, nhịp nhàng và đều đặn.
"Có hôm đi lấy mẫu tại khu cách ly tập trung, 14 tiếng liền không uống nước, khát khô cổ luôn, cũng không thể đi vệ sinh luôn. Nhưng mình vẫn phải cố để làm cho xong việc. Y tế dự phòng thầm lặng khủng khiếp ấy. Không ai biết đâu. Nhưng chúng tôi không làm như vậy thì sao giữ yên bình cho mọi người ", chị Kiều Anh nói với niềm tự hào ánh lên trong ánh mắt.
Đói không được ăn, khát không được uống, thậm chí là không được đi vệ sinh là những gì các "chiến binh CDC" phải trải qua khi "nhốt" mình trong bộ đồ bảo hộ xanh lét, kín bưng.
Là hi sinh chứ không chỉ là cố gắng
Hôm nay, bác sĩ Hà Tấn Dũng - Đội trưởng đội cơ động 3 không phải "chạy". Và nếu có một lí do khiến các chiến sĩ không phải "chạy" trong lúc này thì đó chỉ có thể là thời gian họ dành để xét nghiệm cho nhau. Đây cũng là cách để họ bảo vệ bản thân và những người xung quanh sau khi đã tiếp xúc gần như là trực tiếp với virus.
Thường thì sau 3-4 ngày đi lấy mẫu bệnh phẩm, cả đội sẽ phải tự xét nghiệm cho nhau, thời gian nào căng thẳng thì phải 1 tuần. Cũng giống như các y bác sĩ trong bệnh viện, họ là những người liên tục tiếp xúc với các đối tượng nguy cơ nhưng không thể biết "kẻ thù" ẩn nấp ở đâu nên có thể bị "tấn công" bất cứ lúc nào.
"Các mẫu bệnh phẩm mang về xử lý trong phòng thí nghiệm. Chỗ đó là nguy hiểm nhất. Virus sẽ nằm ở tăm bông chọc họng. Để an toàn cho người trong phòng thí nghiệm thì ai làm ở đâu phải làm việc ở đấy, cả ngày như thế cực kì vất vả", Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh - Phó Giám đốc CDC Hà Nội.
"Làm việc này, anh có cảm thấy sợ không?". "Sợ thì ai cũng sợ nhưng mình đã bảo hộ tương đối đầy đủ nên phải tin tưởng rằng sẽ không bị nhiễm. Kể cả có lo thì cũng không được biểu hiện ra bên ngoài, vì như thế những người mình tiếp xúc họ còn lo lắng hơn. Nói chung, anh em luôn nhắc nhở nhau trang bị cẩn thận, tuân thủ quy tắc phòng chống lây nhiễm để không ai bị cả", anh Dũng tâm sự.
Bác sĩ Hà Tấn Dũng - Đội trưởng Đội cơ động 3, đang được các đồng nghiệp lấy mẫu xét nghiệm.
Anh Dũng là 1 trong khoảng 500 chiến sĩ tại CDC Hà Nội, chia làm 65 đội phản ứng nhanh rải rác tại thành phố, quận huyện, phải luôn túc trực, nhận nhiệm vụ. Nhớ lại, đêm ngày 6.3, đội cơ động của Anh Dũng là những người trực tiếp đến lấy mẫu tại khu vực Trúc Bạch, nơi liên quan đến bệnh nhân số 17.
Đó cũng là lần đầu tiên anh Dũng và các đồng đội tiếp xúc với trường hợp dương tính. Anh bảo: Được tập huấn nhiều rồi nhưng khi tiếp xúc thật nó khác lắm. Sau buổi làm việc đột xuất và gấp gáp đó, khi tạm xong nhiệm vụ, ra về cả đêm anh không ngủ được vì căng thẳng, mệt mỏi.
Các ổ dịch từ Trúc Bạch, đến bệnh viện Bạch Mai, Hạ Lôi (Mê Linh), người ta tránh né, nhưng họ luôn là những người có mặt đầu tiên.
Sáng hôm sau lại qua khu vực Trúc Bạch theo dõi từ sớm, hàng quán đóng cửa, anh và các anh em lại nhịn đói đến trưa để làm cho xong. Kể từ ngày đó, mỗi ngày, mỗi đội phải luân phiên nhau "chạy" 3-4 nơi, có hôm 4-5 nơi mới xong việc. Hơn một tháng trời ròng rã, từ Trúc Bạch cho đến "ổ dịch" Bạch Mai, Sơn Lôi, Hạ Lôi (Mê Linh), họ đều là những người có mặt đầu tiên.
"Chúng tôi không có lịch cụ thể, toàn đột suất thôi. Bất cứ khi nào có ca nghi nhiễm cộng đồng thì các đội sẽ luân phiên nhau lên đường", bác sĩ Hà Tấn Dũng - Đội trưởng đội cơ động 3.
"Các đội đều ấn tượng như nhau cả. Mọi người đều hỗ trợ nhau, nhất là đêm hôm, phải làm xong mới có thể ăn uống được, vì đồ bảo hộ kín mít hết rồi. Nhanh thì một tiếng, có khi đến những chỗ phức tạp thì 3 tiếng mới có thể cởi bỏ đồ. Đây chắc phải gọi là sự hi sinh chứ không phải cố gắng nữa", anh nói.
Nếu bây giờ, hỏi những nhân viên của CDC Hà Nội, tôi tin rằng tất cả đều có chung một mong muốn là "hết dịch chứ chẳng mong gì hơn". Bởi hết dịch, cởi bỏ những bộ đồ bảo hộ, họ có thể dành nhiều thời gian để về thăm gia đình, nơi mà có lẽ suốt gần 3 tháng qua với ai trong số họ cũng đều là nỗi nhớ. "Mọi người như thế nào không biết còn tôi toàn ở cơ quan, chắc về nhà chỉ để thay quần áo rồi lại lên luôn. Thỉnh thoảng cũng về ngủ nhưng chỉ ngủ phòng khách thôi, tự phòng tránh cho gia đình. Có khi con mình nhìn thấy mình còn chạy xa 2 mét", anh Dũng cười nửa đùa, nửa thật.
Ngày xảy ra "biến cố" Bạch Mai, những "chiến binh CDC" chạy đua với thời gian để lấy mẫu cho hơn 7000 nhân viên y tế.
Lời kết:
Cuộc chiến vô hình, cuộc "rượt đuổi" virus SARS- CoV-2 có lẽ chưa thể dừng lại và với những người chiến sĩ tuyến đầu mang tên CDC, họ sẽ tiếp tục hi sinh, tiếp tục cố gắng vì lợi ích cộng đồng, sức khoẻ của người dân. Những hình ảnh đội quân CDC Hà Nội trong bộ quần áo bảo hộ màu xanh, bịt kín từ đầu đến chân có mặt ở mọi tâm dịch đã trở nên quen thuộc với người dân trong những tháng ngày qua. Họ giấu đi sự mệt mỏi, sự căng thẳng, thậm chí đôi chút lo sợ sau chiếc khẩu trang dày bịch, sau chiếc kính nặng trĩu... Có thể nói họ là những người đứng ở tuyến đầu của tuyến đầu trong cuộc chiến với dịch COVID-19.
Những sự hy sinh, cống hiến của họ xin hãy ghi nhận thật sâu sắc. Đừng nghĩ mỗi ca bệnh hồi phục được ra viện chỉ là do công của các bác sĩ điều trị trong bệnh viện. Công đầu xin hãy nhớ đến đội quân CDC. Cuộc chiến chống dịch vẫn còn ở phía trước và CDC vẫn sẵn sàng lên đường. Họ lao vào điếm nóng với ý chí mạnh mẽ "HẾT DỊCH" - Hai từ ngắn ngủi ấy cũng chính là mong ước của hàng triệu người Việt Nam ngay lúc này.
Sự hi sinh, cống hiến thầm lặng của họ, xin hãy ghi nhớ thật sâu sắc!
Chủ tịch Hà Nội: Có thể 'thở phào' từ thông tin mới ở ổ dịch Bạch Mai Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, qua báo cáo của lãnh đạo BV Bạch Mai ông tạm thở phào nhẹ nhõm về thông tin nguy cơ lây nhiễm từ các nhân viên phục vụ trong BV. Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, TP đang tập trung vào các vấn đề quản lý cách ly...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
Có thể bạn quan tâm

Cây hoa gạo trăm tuổi bên bờ Hồ Gươm bung nở đỏ thắm thu hút muôn người đến check in đầy cảm xúc
Du lịch
09:05:34 07/05/2025
Dấu chấm hết của ca sĩ trả thù bạn gái bằng ảnh nóng: Sa ngã vào chất cấm, sự nghiệp chìm trong bê bối
Nhạc quốc tế
09:04:01 07/05/2025
Biến căng: Rosé vạ miệng tại Met Gala, khiến fan Jisoo bất mãn, ầm ĩ đòi công bằng!
Sao châu á
08:58:04 07/05/2025
Thế giới 24h: Ấn Độ tấn công Pakistan bằng loạt tên lửa
Thế giới
08:55:46 07/05/2025
Puka lên tiếng làm rõ sự thật bức ảnh gây tranh cãi "dàn dựng quá đà" khi sinh con đầu lòng
Sao việt
08:55:04 07/05/2025
Nóng hơn mùa hè, bạn gái hot TikToker của "nam thần" U23 Việt Nam diện bikini khoe body khét lẹt
Sao thể thao
08:52:16 07/05/2025
Vì sao cựu sinh viên kiện đòi Đại học Kinh tế quốc dân bồi thường 44 tỉ?
Pháp luật
08:29:27 07/05/2025
Đạo diễn Lý Hải: "Tôi chỉ yêu cầu vợ mặc kín đáo"
Hậu trường phim
08:11:11 07/05/2025
Loạt ảnh đi biển mới toanh của Bảo Chinh - "bông hồng" cảnh sát đặc nhiệm hot nhất hiện tại
Netizen
07:53:24 07/05/2025
GTA 6 tiếp tục delay khiến game thủ bức xúc, bị cả kỷ lục Guiness "khịa"
Mọt game
07:42:28 07/05/2025