Dịch Covid-19: Không được nghỉ học tập trung, nhiều sinh viên đến trường trong lo lắng

Phần lớn các trường đại học ở TP.HCM cho sinh viên ngừng học tập trung từ ngày 10.5 để phòng dịch Covid-19, nhưng sinh viên của một số trường vẫn phải đến lớp trong lo lắng vì chưa có thông báo dừng đến trường.

Dịch Covid-19: Không được nghỉ học tập trung, nhiều sinh viên đến trường trong lo lắng - Hình 1

Mang khẩu trang là quy định bắt buộc khi sinh viên vào Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM học tập trung – THANH DUNG

Sinh viên muốn được học trực tuyến

Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên , vào sáng ngày 10.5, hầu hết các trường ĐH trên địa bàn TP.HCM đã cho sinh viên ngừng học tập trung và chuyển sang hình thức học trực tuyến để phòng dịch Covid-19. Tuy nhiên, vẫn còn sinh viên một số ít trường đi học bình thường như Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.

Mai Văn Tuấn Tú, sinh viên năm 2 ngành Khoa học Môi trường tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết: “Tôi khá lo lắng khi phải đi học vào thời điểm nhạy cảm này. Sáng nay, tôi vẫn hy vọng trường sẽ thông báo cho sinh viên ngừng học tập trung”.

Tương tự, Trường ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM do chú trọng thực hành vẫn chưa thể chuyển sang dạy học trực tuyến. “Nhiều người cho rằng dân thể thao không phải sợ nhưng Covid-19 có thể tấn công bất cứ ai. Tôi mong trường xem xét cho sinh viên tạm nghỉ học tập trung vì sức khỏe mới là thứ quan trọng lúc này”, Phạm Châu Đoan, sinh viên cao học ngành Giáo dục học tại Trường ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM, nói.

Không chỉ riêng sinh viên, các phụ huynh cũng lo lắng và liên tục gọi điện hỏi thăm tình hình con mình. Chẳng hạn, Trần Thị Xuân Thi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết gia đình khuyên cô không nên đến trường để phòng dịch Covid-19. “Một lớp học có khá đông sinh viên vừa nghỉ lễ và có thể đi nhiều nơi khiến bố mẹ trở nên lo lắng. Bố mẹ cũng như tôi đều mong nhà trường nhanh chóng chuyển sang học trực tuyến”, Thi nói.

Video đang HOT

Dịch Covid-19: Không được nghỉ học tập trung, nhiều sinh viên đến trường trong lo lắng - Hình 2

Sinh viên đến trường tuân thủ quy định phòng chống dịch – THANH DUNG

“Khăn gói về quê lúc này khá nguy hiểm”

Phản ứng trước thông tin trên, tiến sĩ Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết đến thời điểm này, trường đã cơ bản dạy và học xong các học phần lý thuyết. Phần thực hành và thực tập không thể dạy trực tuyến nên hiệu trưởng quyết định chia sinh viên thành các nhóm nhỏ để dạy tại trường nhằm tuân thủ quy định phòng dịch Covid-19.

Trước lo lắng của một số sinh viên về việc vẫn đến trường học tập trung trong thời điểm này, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, rất chia sẻ và nói: “Một số nơi, sinh viên khi được nghỉ học hoặc chuyển sang học tập trực tuyến, sinh viên đã tìm cách khăn gói về nhà, di chuyển nhiều hơn và rõ ràng điều này không tốt”.

Theo tiến sĩ Lý, sinh viên hãy thực hiện đầy đủ các nguyên tắc phòng dịch, đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội bằng những hành động thiết thực.

Cụ thể, đảm bảo thói quen sinh hoạt lành mạnh, bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hiện hiện 5K theo quy định của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, thường xuyên ghi lại lịch trình và lịch sử tiếp xúc, cài ứng dụng Bluezone, hạn chế đến những nơi không cần thiết, “ai ở đâu thì ở yên chỗ đó”.

Vì sao trường đại học không 'mặn mà' đào tạo nhân lực theo địa chỉ?

Nhiều trường ĐH và các tỉnh đang không tìm được tiếng nói chung trong việc đào tạo theo địa chỉ. Tỉnh cử người đi học nhưng trường không đồng ý đào tạo. Vì sao có hiện tượng này?

Vì sao trường đại học không mặn mà đào tạo nhân lực theo địa chỉ? - Hình 1

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai (tỉnh đã dừng chương trình đào tạo bác sĩ theo địa chỉ) thăm sinh viên diện đào tạo này vào tháng 10.2019 - LÊ LÂM

Trường bị động do thí sinh trúng tuyển ngành này nhưng học ngành khác

Ngày 25.3, tại hội nghị tuyển sinh các trường ĐH, CĐ sư phạm, PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM, có ý kiến thời gian vừa qua, khi trường tuyển sinh xong mới nhận được danh sách cử đi học của các tỉnh, khiến cho các trường bị động. Ông Khôi đề nghị nên có cơ chế xác định các thí sinh ngay từ đầu vì thực tế có thí sinh trúng tuyển trường này, ngành này, nhưng về sau lại có văn bản của tỉnh là chuyển trường khác, ngành khác.

Đáp lời về vấn đề này, ông Hà Văn Thanh, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và giáo dục thường xuyên, Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng, cho biết Lâm Đồng là tỉnh có nhu cầu đào tạo theo địa chỉ ngành sức khỏe. Các năm gần đây, hằng năm tỉnh đều có chỉ tiêu để gửi các trường ĐH đào tạo nhân lực cho tỉnh. Trước đây, chỉ tiêu này do Bộ GD-ĐT phê duyệt nhưng hiện tại do tỉnh và các trường ĐH tự phối hợp. Gần đây, Lâm Đồng có văn bản gửi Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Y Dược Huế, ngành y khoa - Trường ĐH Tây Nguyên nhưng chỉ có ĐH Y Dược Huế và ĐH Tây Nguyên nhận đào tạo số sinh viên này.

"Bộ GD-ĐT nên có ý kiến với các trường để tiếp nhận đào tạo sinh viên theo địa chỉ. Riêng đào tạo cử tuyển thì từ năm 2004, tỉnh Lâm Đồng đã không triển khai nữa. Lý do là rất nhiều em đi học nhưng lại chuyển ngành học khác mà không báo lại với tỉnh, trong khi ngành học các em chuyển qua học thì tỉnh lại không có nhu cầu nhân lực, dẫn đến lãng phí", ông Thanh cho biết.

Tiến sĩ Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết hiện tại vẫn có tình trạng này xảy ra trong việc đào tạo theo địa chỉ của các trường ĐH. Nhiều thí sinh đã trúng tuyển vào một trường ĐH nhưng sau đó tỉnh thông báo có nhu cầu nhân lực ở ngành học khác. Lúc này, thí sinh lại xin chuyển về học một trường ĐH trong tỉnh nhà có ngành học này.

Học nhưng không nhận nhiệm sở

Ngày 10.7.2019, tại kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh Đồng Nai khóa IX (2016 - 2021), HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết bãi bỏ chương trình đào tạo bác sĩ theo địa chỉ.

Trước đó, vào tháng 7.2014, HĐND tỉnh Đồng Nai đã ra Nghị quyết về việc đào tạo sinh viên đại học y, dược chính quy theo địa chỉ sử dụng. Qua 6 năm triển khai, tổng cộng đã có 353 người được đưa đi đào tạo, và đã có 181 bác sĩ, dược sĩ, cử nhân y tế tốt nghiệp, sau đó được phân công về những đơn vị, địa phương còn thiếu hụt. Nhưng trong số này có 56 trường hợp vi phạm cam kết (chiếm tỷ lệ 31%), không chấp hành phân công công tác, sẵn sàng đền bù kinh phí đào tạo để nghỉ việc, thậm chí có trường hợp không đền bù. Ngoài ra còn có 17 trường hợp bị buộc thôi học, xin thôi học.

Tháng 6.2019, tỉnh Long An cũng quyết định dừng đề án đào tạo bác sĩ theo địa chỉ sử dụng. Sở Y tế tỉnh Long An thực hiện thanh lý hợp đồng đối với 317 trường hợp sinh viên được hỗ trợ trong đề án Đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh. Đây là các sinh viên được chọn đào tạo cử nhân hệ chính quy chủ yếu đã thi vào đại học ngành y, dược... nhưng thiếu 0,5 - 1 điểm, được chọn để gửi đào tạo tại Trường ĐH Y Dược Cần Thơ.

Trước đó, tháng 11.2018, UBND tỉnh Long An đã ban hành quyết định chấm dứt chi trả học phí và chế độ hỗ trợ đào tạo đối với sinh viên ĐH đào tạo theo địa chỉ sử dụng, chỉ tiếp tục hỗ trợ với các trường hợp cử đi đào tạo sau đại học. Theo đó, với những sinh viên còn đang theo học, chưa tốt nghiệp tại mốc thời gian 26.12.2017 thì tiến hành thanh lý hợp đồng trách nhiệm trước thời hạn (giữa sinh viên và Sở Y tế hoặc Sở Nội vụ), và không thu hồi kinh phí ngân sách tỉnh đã hỗ trợ. Sở Y tế, Sở Nội vụ có văn bản hủy bỏ các cam kết về tỉnh công tác sau khi tốt nghiệp đối với sinh viên chưa tốt nghiệp này.

Nguyên nhân của việc dừng đề án này được UBND tỉnh Long An cho biết là không còn hiệu quả. Rất nhiều trường hợp sinh viên được hỗ trợ theo chương trình đã tốt nghiệp, quay về theo hợp đồng ràng buộc nhưng vẫn không có tư tưởng phục vụ trong ngành y tế tỉnh nhà và chấp nhận đền bù kinh phí đã được tỉnh hỗ trợ để ra đi những nơi khác. Tỉnh xét thấy việc tiếp tục bỏ ra kinh phí hỗ trợ như vậy không đạt được mục đích ban đầu là bổ sung nguồn nhân lực y tế.

Nên đào tạo theo "đơn đặt hàng" trực tiếp

Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, không chỉ các ngành khối sức khỏe mà ở nhiều ngành học khác cũng diễn ra sự không hiệu quả trong việc đào tạo theo địa chỉ. "Có 2 lý do khiến đào tạo theo địa chỉ không hiệu quả. Một là nhiều sinh viên học không theo nổi chương trình. Hai là rất nhiều sinh viên học được thì chọn ở lại TP.HCM chứ không về quê làm việc vì lương thấp và ít có cơ hội phát triển", ông Dũng nhận định.

Theo tiến sĩ Trần Đình Lý, để có hiệu quả trong việc đào tạo theo nhu cầu của tỉnh thì nên chuyển thành đào tạo theo "đơn đặt hàng" trực tiếp của tỉnh. Hai bên có sự gặp gỡ, thỏa thuận, ký kết thì sẽ chủ động hơn theo công văn tỉnh đưa đến trường. Theo tiến sĩ Lý, trước đây Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có thỏa thuận đào tạo nhân lực cho tỉnh Ninh Thuận theo một số ngành học. Sau đó, trường còn tiến tới cả việc mở phân hiệu ĐH Nông Lâm TP.HCM tại Ninh Thuận.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ Quý Bình 1 thân chấp hết CĐM, làm 1 thứ với con trai để 'rửa sạch' tiếng oan?Vợ Quý Bình 1 thân chấp hết CĐM, làm 1 thứ với con trai để 'rửa sạch' tiếng oan?
09:05:17 22/05/2025
Mẹ Thuỳ Tiên nghi lẩn trốn, tiếp tay ái nữ rao bán Kera, bị chụp màn hình?Mẹ Thuỳ Tiên nghi lẩn trốn, tiếp tay ái nữ rao bán Kera, bị chụp màn hình?
11:35:18 22/05/2025
Bực tức trong quan hệ, cầm dao chém chồng đang ngủ rồi khóa cửa bỏ điBực tức trong quan hệ, cầm dao chém chồng đang ngủ rồi khóa cửa bỏ đi
11:16:55 22/05/2025
Somalia mang dự án 'rùng rợn' đến MW, lên án 1 hủ tục, TG sốc quá vô nhân tínhSomalia mang dự án 'rùng rợn' đến MW, lên án 1 hủ tục, TG sốc quá vô nhân tính
10:46:02 22/05/2025
Ngân 98 tuyên bố sốc hậu bị sờ gáy, nói Ngân Collagen hại, công ty dấu hiệu lạ?Ngân 98 tuyên bố sốc hậu bị sờ gáy, nói Ngân Collagen hại, công ty dấu hiệu lạ?
10:43:09 22/05/2025
Quỳnh Lương "bóc phốt" chồng cũ, tung ghi âm cãi cọ căng thẳng: Anh động vào con tôi là anh sai rồiQuỳnh Lương "bóc phốt" chồng cũ, tung ghi âm cãi cọ căng thẳng: Anh động vào con tôi là anh sai rồi
09:35:09 22/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Huỳnh Hiểu Minh bàng hoàng khi Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51Triệu Lệ Dĩnh, Huỳnh Hiểu Minh bàng hoàng khi Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51
09:28:01 22/05/2025
Son Heung-min khóc nức nở ngày vô địch Europa League, lùm xùm đời tư bị "đánh bay" chỉ sau 1 chiếc cúpSon Heung-min khóc nức nở ngày vô địch Europa League, lùm xùm đời tư bị "đánh bay" chỉ sau 1 chiếc cúp
11:51:56 22/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Điện ảnh Việt 06 tháng cuối năm có gì đáng trông đợi?

Điện ảnh Việt 06 tháng cuối năm có gì đáng trông đợi?

Phim việt

15:10:33 22/05/2025
Những bộ phim khai thác về nữ tu sĩ hay về các giai thoại truyền miệng, truyền thuyết linh dị, văn hóa dân gian... được kỳ vọng mang đến món ăn tinh thần đa dạng cho khán giả yêu điện ảnh 6 tháng cuối năm 2025.
3 mẫu xe mới ra mắt thị trường quốc tế, hứa hẹn ngày về Việt Nam không xa

3 mẫu xe mới ra mắt thị trường quốc tế, hứa hẹn ngày về Việt Nam không xa

Ôtô

15:07:01 22/05/2025
Xpander 2025 sở hữu lưới tản nhiệt đơn giản hơn khi chỉ còn khe hút gió dạng dọc bên dưới, đèn sương mù LED cải tiến (đèn pha/ban ngày giữ nguyên) cùng mâm hợp kim 17 inch được làm mới. Đuôi xe được tinh chỉnh nhẹ ở cản sau.
Vụ kẹo rau Kera bị khởi tố, hàng nghìn người hoang mang chưa nhận được tiền hoàn

Vụ kẹo rau Kera bị khởi tố, hàng nghìn người hoang mang chưa nhận được tiền hoàn

Netizen

15:02:43 22/05/2025
Những tháng qua vụ án Kẹo Kera đã kéo nhiều tên tuổi có chỗ đứng lớn trên MXH vào vòng lao. Tuy nhiên sau khi nhiều cái tên này bị đeo vòng bạc , câu hỏi được lan truyền lớn trong người dùng chính là số tiền họ bỏ ra mua sản phẩm chưa đ...
Awkwafina 'lầy lội' tái xuất trong 'The bad guys 2': Màn đối đầu kịch tính giữa Băng đảng và nhóm nữ quái

Awkwafina 'lầy lội' tái xuất trong 'The bad guys 2': Màn đối đầu kịch tính giữa Băng đảng và nhóm nữ quái

Phim âu mỹ

14:40:46 22/05/2025
Những kẻ xấu xa (The bad guys) sẽ chính thức tái xuất màn ảnh rộng trong mùa hè này với phần tiếp theo mang tên Băng đảng quái kiệt 2 (tựa gốc: The bad guys 2).
Ý Nhi 'tạch' 2 vé đặt cách, gỡ gạc lại bằng hành động duyên nhưng vẫn khó thắng

Ý Nhi 'tạch' 2 vé đặt cách, gỡ gạc lại bằng hành động duyên nhưng vẫn khó thắng

Sao việt

14:40:05 22/05/2025
Theo tình hình hiện tại hoa hậu Ý Nhi đã trải qua 2/3 chặng đường của Hoa hậu Thế Giới 2025. Tuy nhiên trái với những màn thể hiện tròn trịa ban đầu của cô thì dường như kết quả không mấy khả quan nhất là sau khi đàn chị từng cùng nhà v...
Động thái mới của Jack đang gây xôn xao trên MXH

Động thái mới của Jack đang gây xôn xao trên MXH

Nhạc việt

14:32:50 22/05/2025
Khuya 21/5, Jack - J97 bất ngờ đăng tải video kèm dòng trạng thái ẩn ý lên TikTok. Đây là lần đầu tiên Jack lên tiếng về những vấn đề liên quan đến sự nghiệp hậu ồn ào đời tư.
Đoạn video quay cảnh 2 nữ idol "quyết chiến" ngay giữa đường nhưng phản ứng của netizen lạnh nhạt đến sốc

Đoạn video quay cảnh 2 nữ idol "quyết chiến" ngay giữa đường nhưng phản ứng của netizen lạnh nhạt đến sốc

Nhạc quốc tế

14:28:40 22/05/2025
Good Thing nhắm đến catchphrase gây viral, tạo meme nên lyrics bị cho là vô tri, lặp nhiều từ vô nghĩa và thiếu sáng tạo.
Vụ bé trai 7 lần mổ sọ: liệt nửa người bên phải, cha đèo con đến tòa làm 1 điều

Vụ bé trai 7 lần mổ sọ: liệt nửa người bên phải, cha đèo con đến tòa làm 1 điều

Pháp luật

14:08:48 22/05/2025
N. chở em ruột bằng xe đạp trên đường làng thì bị xe máy đi cùng chiều va chạm dẫn đến tổn thương cơ thể 90% vĩnh viễn. Người cha cõng N. tới tòa để tìm công lý khiến nhiều người chua xót.
Suzuki giới thiệu xe ga Avenis 125 2025 - đối thủ "xứng tầm" với Honda Vision

Suzuki giới thiệu xe ga Avenis 125 2025 - đối thủ "xứng tầm" với Honda Vision

Xe máy

14:08:15 22/05/2025
Suzuki Avenis 125 2025 sẽ được bán ra trên thị trường Ấn Độ với giá bán từ 91.400 rupee - khoảng gần 28 triệu đồng khi quy đổi ra tiền Việt theo tỷ giá hiện tại.
Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Tin nổi bật

13:41:43 22/05/2025
Trải nghiệm đáng nhớ cho hành khách nhưng đáng quên cho ban quản lý dự án tàu Cát Linh - Hà Đông , bạn đọc Dân trí bình luận.
Nhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lần

Nhặt thẻ tín dụng của khách, tài xế đi quanh thành phố rút tiền 14 lần

Thế giới

13:38:39 22/05/2025
Sau khi nhặt và nhận thấy thẻ tín dụng của du khách vẫn còn hoạt động, nam tài xế xe buýt tại Thái Lan đã thực hiện 14 lần rút tiền trái phép, chiếm đoạt số tiền lớn của du khách.