Dịch tả lợn Châu Phi: 2 ngày leo đồi rừng mới bắt được 108 con lợn
Ngày 14.3, chúng tôi có mặt tại bản Huổi Ái (xã Huổi Ái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) địa phương vừa xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi. Theo chân đoàn cán bộ của xã, huyện vây bắt đàn lợn thả rông của bà con dân bản trên các sườn đồi, rừng cây, chúng tôi mới cảm nhận hết được nỗi vất vả của những người cán bộ làm công tác dập dịch.
Ngay từ sáng sớm có mặt tại bản Huổi Ái, chúng tôi đã thấy rất đông cán bộ các ban, ngành và lực lượng dân quân tự vệ xã đang tập trung chuẩn bị công tác dập dập dịch. Sau tiếng hô xuất phát, tất cả mọi người đều tản vào các lùm cây bên các sườn đồi để tìm kiếm bắt lợn.
Do đặc thù là bản vùng cao, dân cư hầu hết là dân tộc Mông, sinh sống rải rác trên các sườn đồi, trình độ dân trí của người dân ở đây còn thấp, phần lớn bà con không biết tiếng phổ thông. Hầu hết bà con trong bản đều nuôi lợn theo phương thức thả rông xung quanh nhà đến chiều tối lợn tự về nhà. Nên việc khoanh vùng, dập dịch gặp rất nhiều khó khăn.
Theo thống kê, bản Huổi Ái có 44 hộ, thì đã xác định cả bản có 108 con, so với các địa phương khác thì con số này không phải là quá nhiều, nhưng đến hôm nay sau 2 ngày huy động hơn 60 cán bộ, lực lượng dân quân tự vệ và công an xã, bằng nhiều biện pháp tìm kiếm mới bắt hết được số lợn trong bản đi tiêu hủy.
Theo quan sát, hầu hết những người tham gia dập dịch đều mỗi người trên tay một chiếc gậy đập lợn. Bởi lợn của bà con dân bản Huổi Ái đều nuôi phương thức thả rông nên rất khó bắt, phải lên rừng tìm kiếm, tổ chức xua đuổi quây vòng mới bắt được chúng.
Cái khó nữa là nhiều hộ dân không đồng ý cho bắt lợn, bởi theo họ lợn là con vật quen thuộc, là tài sản giá trị của gia đình nên nhiều hộ có tâm lý tiếc của. Vì vậy để thuyết phục bà con, chính quyền xã phải phối hợp với đoàn thể bản và những người trưởng họ có uy tín trong bản, đứng ra làm công tác tư tưởng thuyết phục, giải thích tác hại của dịch bệnh bà con mới nghe và làm theo. Đồng thời, vận động bà con không giết mổ, buôn bán, vận chuyển, vứt xác lợn chết… để tổ chức tiêu hủy dập dịch, tránh dịch bênh lây lan.
Video đang HOT
Bản Huổi Ái, xã Mường É, huyện Thuận Châu nằm ven Quốc lộ 6. Đây là địa phương giáp ranh với huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, nơi đã xuất hiện các ổ dịch trước đó.
Với cây gậy gỗ đập xung quanh bụi cây tìm bắt lợn, anh Lò Văn Doan cán bộ khuyến nông xã chia sẻ: Công việc dập dịch ở đây gặp rất nhiều khó khăn, bởi bà con nuôi lợn đều thả rông trên rừng nên muốn bắt được chúng không còn cách nào là xua đuổi, vây bắt hoặc dùng gậy đập, vì chúng chạy rất nhanh không khác gì giống lợn rừng. Chúng trốn, nấp trong các bụi rậm, lùm cây, rất khó phát hiện, nhất là lợn nhỏ, phải soi thật kỹ mới phát thấy. Nhiều con phải dùng biện pháp đập chết tại chỗ nếu không lợn chạy mất.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt ông Bạc Cầm Thế, Phó Chủ tịch UBND xã Mường É, cho biết: Ngày 11.3, dịch xuất hiện trên đàn lợn của gia đình ông Vừ Giống Thào, ông Thào nuôi 8 con lợn thả rông. Sau khi thả lợn lên rừng không thấy lợn về nhà, gia đình ông Thào mới đi tìm thì phát hiện lợn chết bên sườn đồi, cách nhà khoảng 1km.
Sau đó, gia đình ông Thào báo lên chính quyền xã xuống xem, qua xác nhận sự việc xã đã báo cáo lên huyện và lấy mẫu đi xét nghiệm có kết luận dương tính với dịch tả lợn Châu Phi. Tiếp theo đó, một số hộ gia đình xung quanh nhà ông Thào cũng xuất hiện lợn bị ốm và bị chết, tổng số là 12 con. Xã nhanh chóng thực hiện việc khoanh vùng ổ dịch để tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn, đồng thời tiến hành dọn dẹp, phun khử trùng tiêu độc không cho dịch không lây lan, bùng phát.
Số lợn bắt được đều được các cán bộ, nhân viên vận chuyển đến khu vực xác định để chuẩn bị tiêu hủy. Tại đây, chính quyền xã đã huy động máy xúc đào hố sâu để tiêu hủy đàn lợn. Dù lợn to hay nhỏ đều được thống kê, kiểm đếm, cân trọng lượng để bà con được hỗ trợ theo quy định của Nhà nước. Hiện tại vùng xảy ra dịch bệnh đang được các cơ quan chuyên môn tiến hành lập chốt, cách ly, phun tiêu độc khử trùng xung quanh chuồng trại trong bản, kiểm soát không cho dịch bệnh phát tán, lan rộng.
Theo Danviet
Người "truyền lửa" cho phong trào làm giàu ở Mường É
Lão nông Lò Văn Dủng (SN 1960, xã Mường É, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) - người tiên phong trồng thành công cây chè lai trên đất Mường É. Từ trồng cây bẻ cành, bán lá chè mà mỗi năm ông Dủng thu hơn 100 triệu đồng.
Mạnh dạn trồng chè làm mô hình điểm
Trong chuyến công tác đến với xã Mường É, chúng tôi được nghe kể về lão nông Lò Văn Dủng. Lão được bà con nơi đây gọi là người "truyền lửa" cho phong trào xóa đói, làm giàu nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc.
Cán bộ nông nghiệp xã Mường É hướng dẫn ông Dủng cách bấm tỉa cành cây chè. Ảnh: Tuệ Linh
Tìm đến nhà, lão Dủng đang uống trà và "đàm đạo" với bà con về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chè. Rót ly trà ấm mời chúng tôi, lão chỉ tay vào ngôi nhà sàn khang trang, rộng rãi và nói: "Từ mọi vật dụng trong nhà cho đến cái nhà sàn giá trị cả trăm triệu này đều nhờ cây chè cả đấy. Cây chè là cây xóa nghèo và đem lại cuộc sống ấm no cho gia đình tôi đấy".
Ngược dòng thời gian, lão Dủng kể lại cơ duyên đưa ông đến với cây chè. Tháng 3.2011, anh Lò Văn Sáng - nguyên cán bộ nông nghiệp xã Mường É đến vận động gia đình lão trồng chè làm mô hình điểm.
"Ban đầu, tôi cũng do dự về tính khả thi của mô hình do bao đời nay sống tại mảnh đất cằn này bà con chỉ biết đến đồng ruộng và nương ngô, nương sắn. Sau khi được cán bộ thuyết phục rằng đây là mô hình của huyện, Nhà nước cho không giống còn phân bón được hỗ trợ 3 năm liên tiếp. Nếu trồng thành công, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng sắn, trồng ngô. Do dự, cuối cùng gia đình tôi cũng đồng ý".
Sau khi thu hoạch xong 1,5ha nương sắn, lão và gia đình bắt tay ngay vào việc trồng chè. Ngoài việc huy động gia đình và người thân, lão Dủng thuê thêm nhân công đào rãnh hàng trồng với kích thước sâu 40 cm, rộng 45 cm. Sau khi làm đất xong, ông Dủng lên bản Mông mua 20 tấn phân chuồng về bón lót.
Như đã hứa trước, tháng 6.2011, giống và phân được cán bộ chở đầy đủ lên đến tận nương. Lão Dủng chia sẻ, nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, năm này qua năm khác, những gốc chè ngày càng bén rễ sâu vào đất.
Năm 2014, lứa chè đầu tiên đã bắt đầu cho thu hái với sản lượng trên 10 tấn. Với giá 7.000 đồng/kg, tôi thu được 80 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí lãi 40 triệu đồng.
Lãi gấp 3, gấp 4 so với trồng sắn, ngô
Do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nên sản phẩm chè của lão Dủng cho chất lượng rất thơm ngon, khi pha nước chè có màu xanh tự nhiên, vị đậm và ngọt không kém gì chè Phỏng Lái. Dần dần chè của lão Dủng được nhiều tổ chức, doanh nghiệp biết đến. Năm 2014, chè của lão Dủng đã được Công ty TNHH Thân Nga Phổng Lái (Thuận Châu) ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
"Năm 2018, mỗi đợt hái, gia đình thu được 2,2 tấn. Thời gian thu hái bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10. Tổng năm vừa qua, tôi thu được 17,6 tấn, với giá bán ổn định 7.000 đồng/kg, thu hơn 120 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, tôi bỏ túi 80 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế cao gấp 3, gấp 4 so với trồng sắn, ngô" - lão Dủng phấn khởi.
Bản có 40 hộ dân sinh sống thì tỷ lệ hộ trồng chè là trên 80%. Không chỉ riêng bản Nà Vai, từ mô hình điểm của ông Dủng đã truyền cảm hứng đến các bản khác. Ban đầu diện tích chè ở Mường É chỉ có 1,5ha thì từ năm 2017 đến nay đã tăng lên hơn 200ha, trong đó hơn 20 ha đã cho thu hoạch.
Từ trồng chè, nhiều hộ dân đã có thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu mỗi năm. Bà con gọi ông Dủng là người "truyền lửa" cho phong trào xóa đói, làm giàu ở mảnh đất Mường É.
Theo Danviet
Trồng cây đặc sản chỉ vặt búp non bán, dân Mường É giàu Lão nông Lò Văn Dủng (sinh 1960), dân tộc Thái ở bản Nà Vai (xã Mường É, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) - người tiên phong trồng thành công cây chè lai trên đất Mường É. Từ trồng cây bẻ cành, bán lá này mà mỗi năm ông Dủng thu hơn 100 triệu đồng. Trong chuyến công tác đến với xã Mường...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe chở bia bung thùng trên quốc lộ, người dân và CSGT hỗ trợ tài xế

"Thuốc giả, bác sĩ giả, chỉ con tôi chết là thật"

Ấn Độ đồng ý tôn trí xá lợi Đức Phật tại Việt Nam đến 2/6

Bỏ tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ, sẽ "hy sinh đời bố củng cố đời con"

Vụ "xẻ thịt" bờ biển ở Thanh Hóa: Giao công an vào cuộc điều tra

Vụ kè tiền tỷ vỡ tan sau một năm sử dụng: Yêu cầu khắc phục trước mùa mưa

Lái xe máy ngược chiều tông mô tô tuần tra của cảnh sát

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra Nestle' Milo quảng cáo gắn "thử nghiệm lâm sàng"

Việt Nam và Mỹ chính thức đàm phán thuế quan lần 2

Sở Y tế ra quyết định nóng liên quan Nguyễn Quốc Vũ, Đoàn Di Băng phản ứng sao?

"Hố tử thần" xuất hiện trên mặt đường quốc lộ sau trận mưa lớn

Giải cứu 11 học sinh mắc kẹt khi tắm suối gặp cơn mưa lớn ở Hòa Bình
Có thể bạn quan tâm

Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
Du lịch
08:26:06 21/05/2025
Nửa cuối năm, 4 con giáp được Thần tài ưu ái, thoát khỏi khó khăn, tài lộc chảy về như nước
Trắc nghiệm
08:23:31 21/05/2025
Thấy chị hàng xóm bán đồng nát kiếm mỗi tháng trăm triệu, mẹ chồng chì chiết tôi vì chỉ ở nhà bế con
Góc tâm tình
08:19:42 21/05/2025
Xuất hiện tựa game mới, nội dung gây bất ngờ với người chơi, khi hẹn hò trở thành cách để sinh tồn
Mọt game
08:13:50 21/05/2025
IU lộ ảnh hẹn hò V (BTS), liệu có còn yêu Lee Jong Suk?
Sao châu á
08:08:27 21/05/2025
Hoàng tử George được chuẩn bị làm vua từ bây giờ nhưng cha mẹ lại dè dặt vì một lý do đặc biệt
Netizen
08:06:16 21/05/2025
HLV Kim Sang-sik tiếp tục loại Nguyễn Công Phượng
Sao thể thao
07:59:37 21/05/2025
Sao Việt 21/5: Chí Trung khoe cháu nội, Trấn Thành khóc khi xem show Lady Gaga
Sao việt
07:57:36 21/05/2025
Có gì ở đêm nhạc quy tụ dàn 'Anh trai', 'Em xinh' đình đám?
Nhạc việt
07:54:58 21/05/2025
Sinh viên phản ứng giáo sư dùng ChatGPT soạn bài giảng
Thế giới
07:29:34 21/05/2025