Dịch tả lợn châu Phi: TP.HCM chuẩn bị heo dự trữ đề phòng “sự cố”
Đó là biện pháp mà Sở NNPTNT TP.HCM đưa ra để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào TP.HCM. Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cũng chỉ đạo quyết liệt: “Tuyệt đối không để xảy ra dịch tả heo châu Phi tại TP.HCM”.
Sáng 5.3, UBND TP.HCM đã tổ chức họp sơ kết hai tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ tháng 3.2019.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi (ASF), Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm yêu cầu các cơ quan, ban ngành liên quan như Sở Công Thương, Sở NNPTNT, Ban An toàn thực phẩm… kiểm soát chặt chẽ các nguồn nhập heo vào TP, kiểm tra chặt chẽ các nơi chăn nuôi, giết mổ trên địa bàn TP.
Theo ông Liêm, cả nước có 7 tỉnh xảy ra dịch tả lợn châu Phi và khi lợn bị nhiễm bệnh này, tỉ lệ chết lên tới 100%. TP.HCM tuyệt đối không để xảy ra dịch. Ảnh: H.V
“TP.HCM là địa bàn tiêu thụ heo lớn nhất cả nước, tuyệt đối không để xảy ra dịch tả heo châu Phi trên địa bàn TP. Phải kiểm soát làm sao để heo, lợn bệnh không lọt vào TP, nếu lọt vào thì sẽ lây lan”, ông Liêm chỉ đạo.
Theo Sở NNPTNT, vấn đề hiện nay rất nóng, cả nước đã có 202 hộ, 64 thôn, 33 xã… bị dính dịch, tiêu hủy 4.231 con heo. Trước tình hình này TP.HCM đã chủ động triển khai các chỉ thị của Chính phủ, Bộ NNPTNT và kế hoạch ứng phó.
“Mặc dù chúng ta chưa tiếp nhận nguồn heo phía Bắc, nhưng cũng giả định có nguồn heo từ phía Bắc để chủ động các giải pháp phòng chống tốt hơn”, ông Nguyễn Phước Trung, GĐ Sở NNPTNT TP.HCM cho biết.
Có ba nhóm giải pháp: Thứ nhất, tập trung kiểm soát tại các trạm đầu mối, trục giao thông liên thông từ TP ra các tỉnh; đồng thời tăng cường kiểm soát tại các cơ sở giết mổ, chợ đầu mối… đảm bảo nguồn nhập vào heo sạch; yêu cầu các quận, huyện tăng cường kiểm soát giết mổ trái phép.
“Chúng tôi phát hiện 300 con heo từ Đông Hưng, Thái Bình đưa về Vĩnh Long có đi qua TP và đang kiểm tra đề phòng họ đưa vào TP.HCM” – ông Trung thông tin.
Video đang HOT
Các biện pháp phòng chống dịch đang được tăng cường triển khai. Ảnh: T.L
Trước khi xảy ra dịch, Sở NNPTNT đã yêu cầu các lò mổ ngưng tiếp nhận nguồn heo từ phía Bắc, chỉ nhận từ khu vực miền Tây và Đông Nam bộ và các lò mổ cũng đã chấp hành.
Ông Trung cũng cho biết, hiện nay giá heo hơi ở phía Bắc đang giảm so với phía Nam nên có hiện tượng đưa heo từ phía Bắc vào Nam. “Nên phải ngăn chặn heo phát sinh vào TP, không thể chủ quan. Ngoài việc ngăn chặn thì các cơ sở cũng phải chủ động nguồn hàng, truy xuất nguồn gốc kỹ càng”, ông Trung nói.
Còn theo đại diện Sở Công Thương TP.HCM, sở đã làm việc với nhiều nhà cung cấp thịt yêu cầu mua heo dự trữ để cung cấp cho thị trường TP khi có sự cố xảy ra, hiện mỗi ngày nhu cầu tiêu thụ heo của TP là 800 tấn.
Sở Công Thương cũng yêu cầu Tổng Công ty Nông Nghiệp Sài Gòn chuẩn bị con giống để khi có sự cố dịch heo bị tiêu hủy thì có nguồn để tái đàn. Bên cạnh đó, Sở cũng chủ động chuẩn bị các nguồn hàng khác tăng cường thêm như gà để thay thế nếu heo bị dịch phát tán.
Theo Danviet
Dịch tả lợn châu Phi: Hỗ trợ bằng 80% giá thị trường, dân bị thiệt?
Liên quan đến phí hỗ trợ tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, bà con nông dân cho rằng, mức hỗ trợ lợn con, lợn thịt bằng 80% giá thị trường có thể khiến nông dân bị thiệt thòi so với mức quy định hỗ trợ 38.000 đồng/kg lợn hơi hiện nay.
Ngay sau khi có chủ trương mới của Chính phủ được phát đi trong cuộc họp trực tuyến bàn giải pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi do đích thân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hôm qua (4/3) tại Hà Nội, PV Dân Việt đã có trao đổi qua điện thoại với ông Phạm Thành Nhương - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Bình về vấn đề này.
Thái Bình tổ chức tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: I.T
Ông Nhương cho rằng, việc không đánh đồng các loại lợn vào cùng một mức giá hỗ trợ sẽ giảm bớt thiệt hại cho người chăn nuôi vì giá trị của từng loại lợn khác nhau. Theo đó, quy định giá hỗ trợ lợn nái, lợn giống tăng gấp 1,5 - 1,8 lần sẽ giúp người chăn nuôi bớt khó khăn.
"Việc này sẽ giúp người chăn nuôi hạn chế phần nào thiệt hại vì giá trị của lợn nái, lợn giống rất cao, nhưng phía cán bộ cơ sở sẽ vất vả hơn trong công tác kiểm đếm, phân loại từng loại lợn sao cho chính xác, minh bạch, không ảnh hưởng đến tiền hỗ trợ của dân" - ông Nhương nói.
Tuy nhiên, ông Nhương cũng tỏ ra băn khoăn về quy định hỗ trợ tiêu hủy lợn con, lợn thịt bằng 80% giá thị trường, bởi nếu giá thị trường xuống quá thấp thì người dân sẽ không được lợi bằng quy định 38.000 đồng/kg lợn hơi như hiện nay.
Những con lợn bị nhiễm dịch tả heo châu Phi được đưa lên xe đưa đi tiêu huỷ. Ảnh: Trần Quang
Đây cũng là băn khoăn của nhiều nông dân. Phần lớn bà con đồng tình, phấn khởi với sự vào cuộc, chính sách hỗ trợ kịp thời của các ban ngành và Chính phủ, nhưng điều họ băn khoăn là nếu giá xuống quá thấp thì bà con sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn.
Ví dụ, với giá heo hơi hôm nay (5/3) tại các tỉnh phía Bắc chỉ dao động trong khoảng 39.000 - 42.000 đồng/kg thì rõ ràng, nếu áp dụng chính sách mới sẽ khiến người chăn nuôi bị thiệt vì khi đó, giá hỗ trợ sẽ giảm đáng kể so với mức 38.000 đồng/kg hiện nay.
Trao đổi với PV Dân Việt, anh Nguyễn Công Bắc - một trong những chủ trang trại lợn có quy mô lớn nhất ở TP.Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết: "Từ sau khi Bộ NN&PTNT công bố ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên, giá lợn hơi liên tục giảm tại nhiều nơi. Cụ thể, từ đầu tháng 2/2018 đến nay, giá lợn hơi đang từ chỗ 49.000 - 50.000 đồng/kg giảm 6.000 - 7.000 đồng xuống còn 44.000 - 45.000 đồng/kg".
Anh Nguyễn Công Bắc bên trang trại của gia đình. Ảnh Ngọc Huyền
Về mức giá hỗ trợ tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi, anh Bắc cho rằng: "Mức hỗ trợ đối với lợn nái, lợn đực bằng 1,5 -1,8 lần so với lợn thịt, tôi thấy điều này hợp lý. Tuy nhiên, nếu với mức hỗ trợ lợn thịt mà Thủ tướng Chính Phủ nói là bằng 80% giá thị trường, tính ra nông dân bị thiệt. Ví dụ, bây giờ giá lợn hơi bình quân 45.000 đồng/kg thì nông dân chỉ được hỗ trợ 36.000 đồng/kg, thấp hơn mức hỗ trợ cũ 2.000 đồng/kg.
Nông dân bị thiệt, thua lỗ nhiều sẽ tìm mọi cách bán lợn bệnh nhằm gỡ gạc, khiến bệnh dịch càng khó kiểm soát. Vì thế tôi đề nghị, Nhà nước nên xem xét mức giá hỗ trợ tiêu hủy phù hợp, cụ thể là bằng giá thị trường để giúp bà con nhanh chóng vượt qua khó khăn và khôi phục lại chăn nuôi".
Anh Bắc cũng bày tỏ, Chính phủ cần phải làm rõ đối tượng được hưởng mức giá hỗ trợ lợn bị dịch tả lợn châu Phi. "Hôm qua, Thủ tướng nói hỗ trợ cho nông dân tối thiểu bằng 80% giá thị trường, còn các doanh nghiệp, HTX có được hỗ trợ không và mức giá hỗ trợ như thế nào?
Thứ 2, thủ tục và thời gian giải ngân tiền hỗ trợ phải nhanh chóng, kịp thời, nói nôm na là "tiền tươi, thóc thật". Hầu hết các hộ chăn nuôi chúng tôi đều rất cần vốn, do đó, nếu thủ tục rườm rà, tiền hỗ trợ đến chậm cũng là nguyên nhân khiến các hộ e dè không khai báo dịch" - anh Nguyễn Công Bắc nêu ý kiến.
Đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại Hải Phòng.
Trao đổi với PV báo Dân Việt, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, căn cứ vào cơ sở thực tế và đề xuất của một số địa phương, tại buổi họp trực tuyến hôm qua Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với mức hỗ trợ tối thiểu bằng 80% giá thị trường với lợn thịt. Còn con số hỗ trợ cụ thể sẽ tùy vào địa phương.
"Ví dụ như Hải Phòng, họ đề nghị mức hỗ trợ tiêu hủy lợn nái, lợn đực giống bị nhiễm dịch bệnh tăng gấp 2 lần thì trong văn bản đề xuất, chúng tôi sẽ kiến nghị nâng mức hỗ trợ lên từ 1,5 - 2 lần. Bà con cần hiểu là Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, chứ không phải đền bù. Với mức hỗ trợ tối thiểu 80% đã thể hiện sự quan tâm kịp thời của Nhà nước. Lúc này chúng ta cần nhìn vào lợi ích cộng đồng, với 2,5 triệu hộ nông dân nếu để xảy ra dịch bệnh thì thiệt hại kinh tế là vô cùng lớn" - Thứ trưởng nói.
Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ngay sau khi Thủ tướng có ý kiến, Bộ NNPTNT và các bộ ngành liên quan sẽ xây dựng đề án, xin ý kiến Chính phủ ra nghị quyết. Thời gian triển khai mức hỗ trợ mới sẽ làm nhanh nhất có thể để bà con nông dân yên tâm chăn nuôi và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Còn về lâu dài, sẽ sửa đổi, bổ sung Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh.
Sau bao lâu bà con nhận được tiền hỗ trợ lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi?
Về vấn đề này, ông Phạm Thành Nhương - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Bình cho biết, mỗi địa phương có cách làm khác nhau, ví như ở Hải Phòng, Hà Nội, chủ yếu là những ổ dịch nhỏ, nông dân có thể nhận được tiền hỗ trợ ngay sau khi khoanh vùng dập dịch.
"Tại Thái Bình, theo quy định và đã áp dụng từ các đợt dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng trước là từ khi phát hiện ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch thì các bộ phận liên quan mới tập hợp danh sách các hộ đã có động vật bị tiêu hủy, trình lên cấp có thẩm quyền xem xét, rà soát và cấp kinh phí, bà con sẽ nhận được tiền hỗ trợ khi kết thúc ổ dịch.
Hiện nay, Thái Bình vẫn còn ổ dịch tả lợn châu Phi nên trước mắt chúng tôi tập hợp danh sách người dân có lợn bị tiêu hủy một cách chính xác, sau đó sẽ hỗ trợ theo quy định" - ông Nhương nói.
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), từ ngày 13/02 - 03/3/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 101 hộ, 33 thôn của 15 xã, 3 huyện của tỉnh Thái Bình, toàn bộ 1.118 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.
Theo Danviet
Quảng Ninh thành lập 4 chốt chặn dịch tả lợn châu Phi 24/24 giờ UBND tỉnh Quảng Ninh có công điện Hỏa tốc, ủy quyền cho các địa phương thành lập chốt kiểm soát liên ngành, hoạt động 24/24 giờ và được yêu cầu kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Quảng Ninh là tỉnh có đường biên giới dài, nhiều cửa khẩu, đường mòn, lối mở thông thương với Trung Quốc nên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Vụ 3 thi thể trong căn nhà ở Nha Trang: Nỗi đau đớn, tiếc thương ngập tràn xóm nhỏ

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang: Mới có quan hệ tình cảm

Tham nhặt drone 30/4: không giao nộp công khai rao bán, nguy cơ 'bóc lịch'

Nhân vật trong clip "diễn xiếc" ở Bà Rịa - Vũng Tàu gây xôn xao mạng xã hội là nam sinh lớp 10

Hàng ngàn phật tử xếp hàng chờ chiêm bái Xá lợi Đức Phật ở Bình Chánh

2 ngày, 11 người bị đuối nước trên biển Mỹ Khê
Có thể bạn quan tâm

Sau kỳ nghỉ lễ: Những con giáp này cần đặc biệt chú ý đến lời nói và thái độ để tránh làm tổn thương nửa kia
Trắc nghiệm
11:12:25 04/05/2025
Honda Giorno+: Mẫu xe tay ga cổ điển giá khoảng 45 triệu đồng
Xe máy
11:06:07 04/05/2025
Vụ 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang: Người nhà nạn nhân cung cấp tình tiết 'nóng'
Pháp luật
11:02:11 04/05/2025
Đây mới là ý tưởng trang trí phòng khách có cầu thang đẹp nhất
Sáng tạo
10:58:54 04/05/2025
Trang phục phối màu đen đỏ 'quyền lực', thống trị mọi ánh nhìn
Thời trang
10:56:40 04/05/2025
3 món nấu đơn giản mà đậm đà hương vị: 10 phút ra món, ngon đến giọt cuối cùng!
Ẩm thực
10:41:08 04/05/2025
Khoảnh khắc thiên nhiên, 'mùa yêu chim Trảu'
Lạ vui
10:26:42 04/05/2025
Cận cảnh siêu xe Pagani Zonda 760 Roadster Kunlun độc nhất thế giới
Ôtô
10:26:21 04/05/2025
Hàn Quốc lo bảo mật thông tin gia tăng sau vụ tấn công mạng vào SK Telecom
Thế giới số
10:21:11 04/05/2025
iPhone 17 Pro và 17 Pro Max có nâng cấp gì đặc biệt ở hệ thống camera?
Đồ 2-tek
10:11:13 04/05/2025