Điểm yếu của thỏa thuận ngừng bắn Syria giữa Nga và Mỹ
Thỏa thuận ngừng bắn mới nhất giữa Nga và Mỹ cho cuộc nội chiến ở Syria được kỳ vọng là bước đệm cho tương lai nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm yếu.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo chung ở Geneva ngày 8/9. Ảnh: AFP
Nga và Mỹ tuần trước đạt được bản thỏa thuận ngừng bắn lịch sử cho Syria. Giới chuyên gia đánh giá đây là thành tựu ngoạn mục, có thể cứu sống nhiều dân thường, theo Reuters.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ những tác động tích cực của lệnh ngừng bắn còn tương đối hạn chế. Thỏa thuận chủ yếu vẫn xoay quanh một số vấn đề kỹ thuật như hoạt động cứu trợ, mục tiêu ngừng bắn trên thực địa và sự phối hợp chung chống các phong trào Hồi giáo mà cả Nga và Mỹ chưa tìm ra tiếng nói đồng thuận, cây bút Peter Apps bình luận.
Để thống nhất lệnh ngừng bắn, Mỹ và Nga đều chủ ý né tránh những vấn đề khó khăn, trong đó có số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Chính nội bộ nước Mỹ cũng không thể thống nhất chính xác điều gì nên làm. Các nước châu Âu cũng trong tình cảnh tương tự khi mà những tác động chính trị của cuộc khủng hoảng di cư đang khiến giới lãnh đạo khu vực lo lắng. Nhiều quốc gia còn muốn cuộc chiến Syria kết thúc bằng bất cứ giá nào. Số khác kỳ vọng những kết quả cụ thể khác.
Tại Mỹ, vài quan chức Bộ Ngoại giao hối thúc chính quyền sử dụng biện pháp quân sự chống lại các lực lượng ủng hộ chế độ Assad bởi họ cho rằng những hành động của Tổng thống Syria suốt 5 năm qua, bao gồm cả việc sử dụng chất độc hóa học trong chiến tranh, cần bị trừng phạt.
Nhiều người theo trường phái tự do và bảo thủ kiểu mới lại phản đối. Theo họ, cách tiếp cận trên thiếu tính thực tế. Các biện phép như vậy không chỉ làm mất khả năng kiểm soát tình hình của Washington mà còn khiến cuộc chiến trở nên tồi tệ hơn, đồng thời gây khó khăn cho quá trình tái thiết Syria trong dài hạn.
Washington không có khả năng giải quyết vấn đề này cho đến khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 11 tới. Bất cứ ứng viên nào trở thành tổng thống sẽ phải đối mặt với bài toán giải quyết khủng hoảng Syria, bao gồm việc cân nhắc sử dụng biện pháp quân sự, đặc biệt tại Aleppo.
Chính vì thế, hoạt động phối hợp chung giữa Nga và Mỹ chống các phong trào Hồi giáo dường như sẽ phát huy tác dụng nhất định, giới quan sát nhận định. Mối hợp tác đó có ý nghĩa ở nhiều mức độ. Đầu tiên, gần như toàn bộ các cường quốc thế giới và khu vực cũng như lực lượng địa phương đều có chung quan điểm. Họ muốn tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) song vấn đề gây tranh cãi đặt ra là sau IS sẽ là ai.
Nếu chiến đấu cơ Nga, Mỹ và các nước khác cùng hoạt động trong khu vực, việc thiết lập hệ thống cảnh báo để ngăn chặn chạm trán nguy hiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đến nay, Moscow và Washington vẫn phối hợp khá hiệu quả, thậm chí ngay cả khi không quân Syria thường xuyên không kích gần các lực lượng đặc nhiệm Mỹ.
Video đang HOT
Theo Apps, một vấn đề khác là hiện tồn tại nhiều nhân tố ngoài thế đối đầu Nga – Mỹ ảnh hưởng tới cuộc xung đột Syria. Iran, quốc gia ủng hộ Assad và các cường quốc Hồi giáo dòng Sunni, hỗ trợ phe đối lập, có quan điểm khác nhau. Thổ Nhĩ Kỹ, đang cử lực lượng tiến vào Syria, cũng có vai trò định hình cuộc chiến theo hướng trái với những ưu tiên của Nga và Mỹ.
Từ lúc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngăn chặn thành công cuộc đảo chính hồi tháng 7, Ankara tỏ ra không muốn lệ thuộc vào bất cứ cường quốc nào khi quyết định những chính sách quan trọng. Sau khi bị IS tấn công khủng bố liên tục gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng muốn tiêu diệt tổ chức này hơn bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, cùng lúc đó, Ankara cũng muốn làm suy yếu cả lực lượng người Kurd Syria. Những khác biệt trên càng trở nên rối rắm trong bối cảnh người Kurd là lực lượng ủy nhiệm thành công nhất của Washington ở Syria.
Trong tương lai, cuộc chiến Syria nhiều khả năng sẽ phải đi đến một thỏa thuận quốc tế. Lệnh ngừng bắn Kerry – Lavros là một trong những bước đệm quan trọng để vươn tới kết quả đó. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại nó sẽ chỉ như một cánh cửa mở sang chương mới cho cuộc khủng hoảng, Apps nhấn mạnh.
Trần Việt
Theo VNE
Thỏa thuận ngừng bắn Syria khoét sâu bất đồng nội bộ Mỹ
Thỏa thuận ngừng bắn Syria mà Moscow và Washington mới đạt được giúp củng cố di sản của Ngoại trưởng Mỹ nhưng lại đào sâu chia rẽ giữa ông với Bộ trưởng Quốc phòng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) trao đổi với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại cuộc họp báo chung ở Geneva hôm 9/9. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov hôm 9/9 tại Geveva, Thụy Sĩ, thông báo đôi bên đã thống nhất một bản thỏa thuận ngừng bắn cho Syria, bắt đầu có hiệu lực từ hoàng hôn ngày 12/9. Nếu lệnh ngừng bắn đứng vững trong 7 ngày, Mỹ và Nga sẽ khởi động hợp tác chống tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và tổ chức Jabhet Fateh al-Shams (tên cũ là Mặt trận Nusra) có liên hệ với al-Qaeda, theo New York Times.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp trực tuyến vào tuần trước, ông Carter cùng một số quan chức chính phủ đã lên tiếng phản đối thỏa thuận. Điều này đặt ông Kerry vào thế lúng túng. Dù Tổng thống Mỹ Barack Obama tán thành thỏa thuận ngừng bắn sau vài tiếng tranh luận, các quan chức Lầu Năm Góc vẫn hoài nghi. Hôm 13/9, họ thậm chí còn không nhất trí về việc phối hợp với Nga chống IS.
"Tôi sẽ không nói đồng tình hay phản đối. Vẫn còn quá sớm để khẳng định chúng tôi sẽ nhiệt tình hưởng ứng khả năng phối hợp nói trên", trung tướng Jeffrey L. Harrigian, Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung tâm Không quân Mỹ, cho biết.
Các quan chức Nhà Trắng cũng tỏ ra hoài nghi. "Tôi nghĩ chúng tôi có lý do để nghi ngờ việc Nga có thể hoặc đã sẵn sàng thực hiện thỏa thuận đúng như cách nó được mô tả. Rồi chúng ta sẽ thấy thôi", Josh Earnest, thư ký báo chí Nhà Trắng, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 12/9.
Theo ông Kerry, chính quyền Mỹ cần làm tất cả mọi việc trong khả năng nhằm ngăn chặn lực lượng của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad tiếp tục dội bom dân thường. Khi Nga can dự vào cuộc chiến ở Syria, Mỹ buộc phải dàn xếp thỏa thuận ngừng bắn với Tổng thống Nga Vladimir Putin để người Nga thúc ép ông Assad ngừng không kích.
Di sản chính trị
Đối với Ngoại trưởng Kerry, tìm cách giảm bạo lực ở Syria và cuối cùng đạt một thỏa thuận chính trị để ông Assad rời khỏi bộ máy chính quyền là mục tiêu quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với di sản chính trị cũng như danh tiếng của ông.
Nỗ lực nối lại đàm phán hòa bình Trung Đông, dự án lớn đầu tiên mà ông Kerry thực hiện ở cương vị ngoại trưởng Mỹ, đã sụp đổ trước khi ông hoàn tất năm làm việc đầu tiên. Nỗ lực lớn tiếp theo của ông là thỏa thuận hạt nhân với Iran, thành công hơn nhiều vì cuối cùng, ông đã tìm được cách để thuyết phục Iran chuyển hầu hết vật liệu hạt nhân ra khỏi nước và tháo dỡ các cơ sở hạt nhân chủ chốt.
Tuy nhiên, thỏa thuận về Syria, như ông Kerry thừa nhận ở Bộ Ngoại giao ngày 12/9, phức tạp hơn nhiều, một phần là vì có quá nhiều bên tham chiến ngoài Washington và Moscow. Ông thừa nhận riêng với các trợ lý và bạn bè rằng ông tin thỏa thuận này sẽ không có kết quả.
Nhưng Ngoại trưởng Mỹ cũng giải thích thêm rằng ông quyết tâm xây dựng thỏa thuận ngừng bắn để bản thân ông và Tổng thống Obama không phải rời nhiệm sở với thất bại trong nỗ lực hạ nhiệt cuộc nội chiến Syria.
Ngày đầu tiên thực hiện lệnh ngừng bắn trôi qua mà không xảy ra bất kỳ vi phạm đáng chú ý nào nhưng bầu không khí nghi kỵ sâu sắc vẫn bao trùm ở các khu vực đang bị chiến tranh tàn phá, người dân cùng các nhóm giám sát ở Syria cho hay.
Tâm lý trên một phần xuất phát từ sự chậm trễ trong việc chuyển hàng cứu trợ của Liên Hợp Quốc đến thành phố Aleppo và một số vùng chiến sự khác, nơi người dân đang trong tình cảnh thiếu thốn thực phẩm và thuốc men trầm trọng. Cứu trợ các vùng này là một nội dung quan trọng trong thỏa thuận ngừng bắn.
Phát biểu với các phóng viên ở Geneva, Đặc sứ Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura ghi nhận bạo lực đã giảm đáng kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Tuy nhiên, ông cho hay các xe tải chở hàng cứu trợ của Liên Hợp Quốc tới Aleppo vận xếp hàng ở biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vì chưa nhận được bảo đảm an toàn.
Lầu Năm Góc lo ngại
Tổng thống Syria Bashar Assad (thứ 4 từ trái sang) bước trên đường phố với một nhóm quan chức chính phủ ở Daraya, vùng ngoại ô Damascus. Ảnh: AP
Hai bình luận viên Helene Cooper và David E. Sanger từ NYTimes nhận định khác biệt lập trường giữa ông Kerry và Carter phản ánh mối mâu thuẫn cố hữu trong chính sách Syria của Tổng thống Obama. Ông chủ Nhà Trắng đang hứng chỉ trích vì không chịu can thiệp mạnh mẽ hơn vào cuộc nội chiến Syria. Việc không triển khai lực lượng bộ binh Mỹ đến Syria cũng tạo cơ hội để Nga đảm nhận vai trò lớn hơn tại đây, cả trên chiến trường lẫn trên bàn đàm phán.
Kết quả là đúng vào thời điểm Mỹ và Nga ở thế đối đầu căng thẳng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ bỗng nhận chỉ thị trong vòng một tuần phải chia sẻ thông tin tình báo cho đối thủ số một của mình.
"Tôi vẫn nghi ngờ về việc hợp tác với Nga", tướng Philip M. Breedlove, người vừa rời chức tư lệnh đồng minh tối cao ở châu Âu của NATO chia sẻ trong cuộc phỏng vấn ngày 12/9.
Một trong những mối lo ngại lớn của Lầu Năm Góc là liệu chia sẻ thông tin với Nga có thể làm lộ cách Mỹ sử dụng thông tin tình báo để thực hiện các vụ oanh kích, không chỉ ở Syria mà còn tại những nơi khác, hay không.
Tuy nhiên, theo các cố vấn trong nhóm nội bộ của ông Kerry, nguy cơ này không cao bởi Nga hiện không muốn sa lầy ở Syria và sẽ hợp tác với Mỹ ở một mức độ nào đó bởi họ cũng đang phải đối mặt với nhiều mối căng thẳng khác.
Cả hai nước từng hợp tác trong quá khứ nhưng chủ yếu là trên bàn đàm phán. Các nhà ngoại giao Mỹ và Nga đã làm việc với nhau để tiến đến thỏa thuận hạt nhân Iran. Họ cũng cùng nỗ lực để đạt một thỏa thuận lâu dài nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên nhưng không thành công.
Khi Nga can thiệp quân sự vào Syria hồi năm ngoái, hai nước đã nhất trí đàm phán để giảm xung đột quân sự. Thế nhưng các cuộc đàm phán này bị hạn chế về phạm vi, chỉ tập trung bảo đảm rằng chiến đấu cơ Mỹ và Nga sẽ không ngáng trở nhau trên bầu trời Syria. Một quan chức Lầu Năm Góc khi ấy nói cuối cùng, đàm phán giảm xung đột đã mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, quân đội hai nước vẫn duy trì lập trường đối đầu ở những khu vực khác. Việc Crimea sáp nhập vào Nga cũng như cuộc khủng hoảng ở Ukraine khiến chính quyền Tổng thống Obama phải gia tăng vũ khí hạng nặng, xe bọc thép và những khí tài khác đến các nước NATO ở Trung và Đông Âu. Đây được cho là một động thái nhằm răn đe Nga. Phương Tây từ lâu cáo buộc Nga hậu thuẫn lực lượng ly khai miền đông Ukraine khiến căng thẳng gia tăng, song Moscow một mực phủ nhận.
"Theo quan điểm của Lầu Năm Góc, quân đội Mỹ trên khắp thế giới đang phải chịu đựng cách hành xử không chuẩn mực từ quân đội Nga. Nói chung, hai bên thiếu sự tin tưởng lẫn nhau", Derek Chollet, cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ, nhấn mạnh.
Hồng Vân
Theo VNE
Nga tố Mỹ từ chối chia sẻ thỏa thuận ngừng bắn ở Syria Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc nói Mỹ không chia sẻ các tài liệu về thỏa thuận ngừng bắn ở Syria với Hội đồng bảo an. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin. Ảnh: RT. Đại sứ Nga Vitaly Churkin hôm qua cho biết thỏa thuận ngừng bắn ở Syria giữa Moscow và Washington có thể không thực hiện được...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Cháy nhà tại Ấn Độ làm ít nhất 17 người tử vong

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu lớn của Đại học Columbia

Bot AI thao túng thị trường: Mối đe dọa mới với tài chính toàn cầu

Xu hướng của một số đồng tiền châu Á chủ chốt sau đợt tăng giá so với USD

Hamas đề nghị trao trả một nửa số con tin còn sống

ASEAN lên kế hoạch thành lập quỹ tiền tệ riêng

Syria sáp nhập các nhóm vũ trang vào Bộ Quốc phòng

Ngoại trưởng Mỹ: Washington phản đối "đàm phán vô tận" về Ukraine

ASEAN tìm cách mở rộng tư cách thành viên trong RCEP và CPTPP

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart 'gánh chịu thuế quan' thay vì tăng giá
Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên từng là mỹ nhân cổ trang, bị chó cắn hủy dung
Hậu trường phim
23:51:50 18/05/2025
Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản
Sao việt
23:25:35 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến
Tin nổi bật
23:13:19 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025