Điện Biên: Cộng đồng trách nhiệm để lấp “chỗ trống” dạy học thích ứng
Từ ngày 8/11, tỉnh Điện Biên quyết định cho toàn bộ học sinh trên địa bàn huyện Điện Biên (gần 25.000 em) dừng đến trường cho đến khi có thông báo mới. Nhiều phương án dạy học thích ứng đang được triển khai.
Cần sự cộng đồng trách nhiệm để lấp “chỗ trống” dạy học thích ứng.
Trường Phổ thông bán trú THCS xã Núa Ngam là nơi theo học của hơn 400 con em đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 2 xã: Núa Ngam, Hẹ Muông (huyện Điện Biên). Là địa bàn khó khăn, nhiều bản xa, cách trở về giao thông nên việc đảm bảo dạy và học sau khi trường “đóng cửa” thêm phần vất vả.
Thầy Phạm Trung Thành, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ngay sau khi tạm dừng học trực tiếp, trường áp dụng nhiều hình thức khác nhau, cố gắng không để việc học của học sinh bị gián đoạn. Tuy nhiên, chỉ có trên 50% học sinh được học trực tuyến. Số còn lại không có thiết bị hoặc không đảm bảo các điều kiện về đường truyền, điện lưới… nhà trường phải chia giáo viên thành các nhóm, đến từng bản đưa phiếu theo tuần.
“Về lâu dài, tôi nghĩ cần sự cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội, sát cách cùng ngành Giáo dục để lấp dần những “chỗ trống” kể trên. Bởi lẽ, giáo dục là nhiệm vụ của toàn dân” – thầy Thành cho hay.
Dừng đến trường, nhiều trường học vùng khó tại huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) gặp nhiều khó khăn trong tổ chức dạy học trực tuyến. Ảnh NTCC.
Còn tại Trường Tiểu học xã Hua Thanh (huyện Điện Biên), việc đảm bảo chương trình học sau khi trường tạm đóng cửa càng khó khăn hơn. Thầy Trần Danh Tương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Phụ huynh trên địa bàn có điện thoại thông minh kết nối mạng rất ít. Mỗi lớp chỉ có vài học sinh đáp ứng được việc học trực tuyến.
Đặc biệt tại 2 điểm trường Pá Sáng và Nậm Ty “trắng” thiết bị, không điện, không sóng điện thoại. Vì vậy, nhà trường thực hiện giao phiếu bài tập cho học sinh.
Video đang HOT
“Mỗi giáo viên được phân công 1 bản, đến từng nhà học sinh. Ngoài hướng dẫn trong phiếu, nếu học sinh không hiểu, phụ huynh có thể gọi điện trực tiếp theo số điện thoại của giáo viên bộ môn ghi trên phiếu. Tuy nhiên, phụ huynh hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, lại đang vào mùa nương nên ít quan tâm đến việc học của con” – thầy Tương tâm sự.
Để “ứng phó” với khó khăn này, theo thầy Tương, trước mắt nhà trường động viên các thầy cô giáo cố gắng khắc phục, nỗ lực nhiều hơn nữa. “Nếu được, chúng tôi mong ngành Giáo dục tham mưu để Chính phủ, nhà nước quan tâm xây dựng chính sách hỗ trợ giáo viên vùng khó trong triển khai các hoạt động dạy học trong bối cảnh ứng phó dịch bệnh” – thầy Tương nói.
Theo rà soát, toàn huyện này có gần 8.000 học sinh không có thiết bị học trực tuyến. Trong 42 trường tiểu học và THCS có 1 trường thuộc khu vực không có Internet, 5 trường tại địa bàn chưa phủ sóng 3G, 4G. Vì vậy khi tạm dừng dạy và học trực tiếp, nhiều trường gặp không ít khó khăn.
Học trực tuyến tại "tâm dịch" Điện Biên
Huyện Điện Biên hiện là "tâm dịch" của tỉnh Điện Biên, với hơn 100 ca F0 chỉ sau 10 ngày bùng phát. Chủ động "nhập cuộc", hiện giáo viên và học sinh nhiều trường học địa phương đã ổn định dạy học trực tuyến.
Hiện giáo viên và học sinh nhiều trường học tại Điện Biên đã ổn định công tác dạy và học trực tuyến.
Yên tâm "nhập cuộc"
Trường THPT huyện Điện Biên được trưng tập làm khu cách ly trong đợt dịch này. Cô Phan Lệ Thanh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Từ ngày 5/11, trường cho toàn bộ học sinh (gần 1.000 em) chuyển trạng thái sang học trực tuyến.
Theo cô Thanh, do có sự chủ động của ngành cũng như đơn vị từ trước nên việc triển khai học trực tuyến có nhiều thuận lợi. Mặc dù khung chương trình học hiện đang theo đúng tiến độ, không "chạy" trước, song cả giáo viên và học sinh không bị áp lực về lượng kiến thức.
Từ trung tuần tháng 10, giáo viên bậc trung học đã được tập huấn phương pháp tổ chức dạy trực tuyến. Ảnh: NTCC.
"Hiện, những kiến thức căn bản mang tính lý thuyết sẽ được ưu tiên dạy trước. Còn lại các tiết tự chọn, ôn tập sẽ được đẩy lùi về sau. Khi học sinh quay trở lại trường được thì sẽ tổ chức ôn tập, củng cố lại kiến thức cho các em. Do được trưng tập làm khu cách ly, nên chúng tôi xác định việc dạy học trực tuyến sẽ là phương án lâu dài, chứ không thể một sớm một chiều. Chính vì vậy trường sẽ cân đối nội dung chương trình cho hợp lý" - cô Thanh cho hay.
Hiện mỗi buổi học trực tuyến tại khu cách ly được xây dựng 4 tiết, mỗi tiết 45 phút. Sau 15 phút đầu điểm danh, ổn định tổ chức, giáo viên và học sinh sẽ dành toàn bộ thời lượng 30 phút chính để truyền thụ kiến thức và trao đổi. Giáo viên sẽ chủ động triển khai tiết học, dựa trên thời khóa biểu chung được xây dựng từ trước.
Tại khu cách ly, giáo viên và học sinh được tạo mọi điều kiện để tập trung dạy và học trực tuyến. Ảnh NTCC.
Nằm ở "tâm dịch", hiện xã Pom Lót đang triển khai cho phần lớn học sinh học trực tuyến. Bà Nguyễn Thị Vui có con là Nguyễn Bảo Anh, lớp 2A2, Trường Tiểu học Pom Lót cho biết, con bà bắt đầu tham gia học trực tuyến từ tối 8/11. Theo bà Vui, do ở nông thôn, phụ huynh bận đi làm ban ngày nên cô giáo đã thống nhất cho các cháu học buổi tối.
"Tôi thấy cách bố trí như vậy của cô giáo là hợp lý. Vừa là để các cháu có đầy đủ thiết bị học tập, mà phụ huynh cũng có thể tham gia giám sát, quản lý việc học của con em mình. Khoảng 2 ngày đầu tôi thấy con chưa quen, thì cô giáo thực hiện song song đến nhà giao bài và hướng dẫn. Giờ các cháu học ổn định rồi nên tôi cũng thấy yên tâm" - bà Vui chia sẻ.
Vướng đâu "gỡ" đó
Trong quá trình triển khai, mỗi vướng mắc sẽ được điều chỉnh kịp thời phụ thuộc vào tình hình thực tế. Ảnh: NTCC.
Tại Trường Phổ thông bán trú THCS xã Núa Ngam, từ ngày 2/11, hơn 400 học sinh nhà trường nghỉ học để phòng dịch. Do là địa bàn khó khăn, nên hiện chỉ có 51,1% học sinh tham gia học trực tuyến, số còn lại thực hiện giao bài.
Thầy Phạm Trung Thành, Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ: "Nhờ đã xây dựng kịch bản ứng phó từ đầu năm học và được ngành tập huấn về dạy học trực tuyến, nên khi dịch xảy ra trên địa bàn trường không bị động. Ban đầu triển khai có chút vướng mắc liên quan đến đường truyền và ổn định lớp học. Chúng tôi phối hợp với các bên khắc phục dần. Hiện đã đi vào ổn định".
Trường THPT Thanh Chăn, bắt đầu triển khai học trực tuyến ngày 9/11 (chỉ sau 1 ngày địa phương quyết định cho học sinh toàn huyện dừng đến trường). Tuy nhiên, theo cô giáo Lê Thị Thúy, cả giáo viên và học sinh đều không bị động do đã có sự chuẩn bị về cả kịch bản và tinh thần từ trước.
"Gọi là có 1 ngày chuẩn bị, song trường đã có kế hoạch dự phòng sẵn rồi nên chúng tôi không bị cập rập. Trong quá trình tổ chức, vướng đến đâu tôi sẽ cùng các em điều chỉnh đến đấy, tùy thuộc vào khả năng tiếp thu kiến thức và thực tế tình hình. Đơn cử như tôi tham khảo tiết học trực tuyến ở một số nơi, việc sử dụng tai nghe có gắn míc trong quá trình dạy và học sẽ giúp cả cô và trò nghe rõ hơn nội dung trao đổi, nên tôi đã áp dụng" - cô Thúy bộc bạch.
Giáo viên là người chủ động trong tổ chức và quản lý các tiết học. Ảnh NTCC.
Còn tại Trường THPT huyện Điện Biên, theo cô hiệu trưởng Phan Lệ Thanh, những ngày đầu triển khai gặp một số vướng mắc liên quan đến đường truyền. Đặc biệt là đối với số học sinh và giáo viên thuộc diện F1, đang phải cách ly tập trung.
"Chúng tôi có 21 cán bộ, giáo viên, nhân viên và hơn 100 học sinh ở khu cách ly vẫn đang triển khai dạy học trực tuyến. Khoảng 1, 2 ngày đầu mạng yếu, thường xuyên bị gián đoạn. Khi nghe giáo viên và học sinh phản ánh, chúng tôi đã liên hệ với nhà cung cấp mạng trên địa bàn. Ngay lập tức nhận chúng tôi nhận được sự phối hợp từ các đơn vị, bố trí lắp đặt thêm điểm phát wifi để hỗ trợ các em học ổn định" - cô Thanh nói.
Từ ngày 7 - 16, Sở GD&ĐT Điện Biên đã tổ chức tập huấn trực tuyến cho hơn 2.800 giáo viên cấp THCS và trên 1.600 giáo viên THPT, về tăng cường năng lực tổ chức dạy học trực tuyến. Nội dung bao gồm kiến thức tổng quan về dạy học trực tuyến; cách thức tổ chức đảm bảo hiệu quả, chất lượng; các phương pháp, kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến đối với từng môn học/hoạt động giáo dục; hướng dẫn và trao đổi việc ứng dụng phần mềm dạy học trực tuyến đã được ngành cấp. Sau khóa tập huấn, mỗi giáo viên thực hành xây dựng 1 kế hoạch bài dạy trực tuyến và học liệu tương ứng để tổ chức dạy học trực tuyến cho 1 tiết học.
Người đi "xây trường, dựng lớp" "Phải khắc phục khó khăn để hoạt động hiệu quả. Mình không tạo được môi trường tốt thì làm sao đồng bào có thể tin tưởng?" - thầy Nguyễn Văn Tập - Hiệu trưởng Trường PTDTNT THPT huyện Nậm Pồ trăn trở. Thầy Tập (bên phải) phát thẻ dự thi kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh cho các em học sinh....











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền
Hậu trường phim
23:52:42 03/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi
Sao việt
23:20:21 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp
Thế giới
22:38:26 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025