Điện nước đồng thanh xin lỗi, vỉa hè không biết nói năng
Chỉ trong 1 ngày, lãnh đạo ngành điện, nước rất cầu thị nói lời xin lỗi về những sự cố liên quan nhưng vẫn còn thiếu nhiều lời xin lỗi…
Điện, nước cùng xin lỗi
Chỉ trong một ngày, cả lãnh đạo ngành điện và nước liên tục đưa ra nhiều lời xin lỗi tới người dân vì những sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà hay ghi nhầm hóa đơn tiền điện tại Sóc Sơn, Hà Nội.
Chiều 15/7, tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, lãnh đạo Vinaconex thấy “rất đau xót” khi đường ống dẫn nước sông Đà liên tục gặp sự cố.
Ông Vũ Quý Hà, Tổng giám đốc Vinaconex nhắc đi nhắc lại rằng: “muốn nói lời xin lỗi với nhân dân vì chưa làm tròn trách nhiệm, vai trò như nhân dân mong đợi”.
Chuyện liên quan tới sự cố vỡ đường ống nước liên tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của 70.000 hộ dân Hà Nội. Đây là lần thứ 9 đường ống này bị vỡ khiến 70.000 hộ dân Hà Nội đã không còn đủ kiên nhẫn.
Đường ống nước Sông Đà nhiều lần bị vỡ
Trước bức xúc của dư luận, ông Hà giải thích đường ống nước sông Đà lần đầu tiên sử dụng loại vật liệu mới là composite cốt sợi thủy tinh. Ông Hà lý giải, dù đây là máy móc của Trung Quốc nhưng lại được Vinaconex quản lý theo tiêu chuẩn của Mỹ.
Tổng giám đốc Vinaconex cũng thừa nhận các kết luận của Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) về nguyên nhân dẫn đến việc đường ống nước thường xuyên bị vỡ.
Theo đó, chất lượng ống chưa đồng đều. Quá trình vận chuyển, lắp đặt cũng gây tác động bất lợi tới khả năng chịu lực, ảnh hưởng đến chất lượng ống.
Ngoài ra, việc thi công xây dựng, vận hành Đại lộ Thăng Long cũng tác động lên chất lượng ống; vật liệu composite cốt sợi thủy tinh có thể bị suy giảm một số chỉ tiêu cơ lý theo thời gian.
Vụ việc sau đó đã được Vinaconex nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong Ban lãnh đạo; nhận khuyết điểm với Chính phủ, Bộ Xây dựng, Thành Phố Hà Nội và nhân dân Thủ đô.
Về việc bồi thường cho người dân, đại diện Vinaconex không trả lời thẳng vào vấn đề mà một lần nữa nhấn mạnh: “Chúng tôi rất tiếc và ân hận trong việc gây sự phiền hà cho người dân. Khi xảy ra sự cố, chúng tôi đã phát động cả hệ thống chính trị, cả công ty để khắc phục sửa chữa sự cố”.
>> Đường ống sông Đà: Công nghệ TQ nhưng quản lý kiểu Mỹ
Người thứ hai nhiều lần nói lời xin lỗi nhân dân là đại diện lãnh đạo ngành điện Hà Nội.
Trước khi gửi lời xin lỗi, ông Nguyễn Quang Trung – Phó Tổng GĐ Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã đưa ra nhiều lời giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng đột biến là do có nhiều đợt nắng nóng kéo dài từ đầu tháng 5/2014 đến đầu tháng 6/2014 nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao.
Video đang HOT
Trung thành với lý do mùa nắng, dùng nhiều, điện tăng, ông Trung còn viện dẫn thêm lý do học sinh nghỉ hè, dùng điều hòa nhiều.
Về trường hợp sai sót trong công tác ghi chỉ số tại Công ty Điện lực Sóc Sơn, ông Trung cho biết, đã phát hiện 2 công nhân ghi chỉ số thuộc đội quản lý 1, khi ghi chỉ số ngày 6/6/2014 tại thôn Thống Nhất, xã Trung Giã ghi chỉ số công tơ không chính xác của nhiều hộ, gây thắc mắc về hóa đơn tiền điện của nhiều khách hàng.
Ông Trung cho biết, Công ty Điện lực Sóc Sơn đã họp với các hộ dân và xin lỗi toàn thể các hộ dân thôn Thống Nhất. Tại cuộc họp, ông Trung tiếp tục đưa ra lời xin lỗi với người dân Sóc Sơn vì để họ phải phiền lòng trước sự cố trên.
Dù nhận được lời xin lỗi, tuy nhiên về hướng khắc phục lãnh đạo ngành điện Hà Nội cho biết: “do giá thành cao, địa bàn rộng nên việc áp dụng gặp khó khăn, cần phải có một lộ trình từng bước, áp dụng “côngtơ điện tử.”
Chờ nhiều lời xin lỗi
Dù đã nhận được nhiều lời xin lỗi chỉ trong một ngày, nhưng vỉa hè bị cày xới, bốt thông tin du lịch tiền tỷ bỏ không… gây lãng phí ngân sách, người dân Thủ đô vẫn đang chờ một lời xin lỗi.
Tình trạng vỉa hè ở nhiều tuyến phố Hà Nội vừa mới lát, mới cải tạo nhưng đã phải thay mới hoặc bị xuống cấp chỉ sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng – đang gây nên sự lãng phí và bức xúc cho người dân.
Kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội năm 2010, các quận nội thành Hà Nội đã được TP đầu tư hàng chục tỷ đồng cho công tác chỉnh trang đường phố, trong đó có việc cải tạo làm mới hàng loạt vỉa hè, hè phố. Nhưng chất lượng thi công các vỉa hè chậm, chất lượng chỉ sau trận mưa nhỏ là nền đã bị bong tróc nghiêm trọng, thậm chí nhiều nơi còn bị sụt hẳn xuống.
Nhiều đoạn vừa làm đã hỏng, thi công ẩu, làm mới nhưng còn xấu xí hơn cũ.
Theo tìm hiểu, đầu tư cho việc cải tạo 1m2 vỉa hè dao động từ 300.000- 600.000 đồng/m2. Trong đó, riêng tiền gạch là đắt nhất, loại thông thường đã có giá thành từ 200.000 – 300.000/m2. Gạch lát vỉa hè chủ yếu được làm từ chất liệu bê tông đổ khuôn sẵn như gạch block với các hình khối và màu sắc khác nhau.
Đáng ra người dân phải nhận được một lời xin lỗi từ đại diện lãnh đạo các ban ngàhh liên quan của Hà Nội, thì vị Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội – Lê Văn Dục lại đổ lỗi cho cơ chế, quản lý chồng chéo, không ai chịu trách nhiệm.
Một dự án “chịu chơi” của Sở VH-TT&DL Hà Nội cũng khiến dân suýt té ngửa. Nhằm mục đích cung cấp thông tin cho du khách khi đến Thủ đô, các điểm tra cứu thông tin du lịch đều được trang bị màn hình cảm ứng hiện đại với các tiện ích như bản đồ, tìm kiếm nhà hàng, khách sạn, địa điểm vui chơi giải trí, vị trí cây ATM, trạm xe bus… Tuy nhiên, rất ít người dân và du khách để ý đến sự tồn tại của những bốt thông tin du lịch này.
Kinh phí lắp đặt lên tới 10.000 USD/chiếc, chưa kể chi phí bảo dưỡng, thay mới. Tổng cộng, đã có hơn 40 bốt thông tin đã được lắp đặt để phục vụ du khách, tiêu tốn gần nửa triệu đô.
Ít ai nghĩ rằng đây là một điểm tra cứu thông tin du lịch, hình ảnh đập vào khách du lịch và mắt người đi đường có lẽ là thông tin quảng cáo một loại thuốc tránh thai.
Tốn kém là thế nhưng từ khi chính thức ra mắt vào năm 2006, sau 8 năm tồn tại, đến nay có tới 80% số cây thông tin du lịch ngừng hoạt động. Giờ, các bốt thông tin dường như chỉ để lắp đặt biển quảng cáo, vẽ bậy của lũ trẻ hay may mắn hơn, là nơi trú mưa che nắng cho khách bộ hành.
Trước đó, khi phản ảnh về tình trạng này, đại diện Sở VH-TT&DL Hà Nội cho hay sẽ sửa chữa các bốt thông tin hư hỏng. Song, xem ra, kể cả khi các bốt này có được sửa chữa thì hiệu quả nó mang lại cũng không xứng với số tiền TP. Hà Nội đã đầu tư. Cũng may, dự án đã dừng lại (giai đoạn I dự kiến sẽ lắp đặt 70 trạm và giai đoạn II là 130 trạm), nếu không sự lãng phí sẽ vô cùng lớn.
Không chỉ thế, Hà Nội vẫn tiếp tục lãng phí đầu tư vào những đề án như xây nhà vệ sinh tiền tỷ và cần 19.500 tỷ cho tinh thần thể dục.
Hồi tháng 10/2013, Hà Nội đã quyết định đầu tư 14 nhà vệ sinh công cộng với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng. Toàn bộ chi phí lấy từ tiền ngân sách của thành phố.
Trong khi đó, trên thành phố Hà Nội có 340 nhà vệ sinh công cộng trong đó có 236 nhà vệ sinh xây cố định, phân bố trong các ngõ xóm, khu tập thể cũ và 104 nhà vệ sinh bằng thép được đặt tại nơi công cộng, vui chơi giải trí, điểm chờ xe buýt…
Nhiều nhà vệ sinh không hoạt động hết công suất , khóa cửa cả ngày. Vậy nên dự án nhà vệ sinh đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ dư luận.
Theo Đất Việt
Trung Quốc khoan trúng "núi lửa", loay hoay trong sự bẽ bàng
Giàn khoan Hải Dương 981 được sử dụng như một hòn đảo di động để giành chủ quyền, nhưng chính giàn khoan này đang lôi Trung Quốc vào một vũng lầy khó thoát.
Mục đích và thực tế
Đầu tháng 5/2014, Trung Quốc mang đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một giàn khoan nửa chìm, công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới, được người Trung Quốc tung hô là "tượng đài của sức mạnh năng lượng Trung Quốc."
Tuy nhiên, không chỉ sử dụng trong mục đích kinh tế, giàn khoan này còn được Bắc Kinh sử dụng như một hòn đảo di động để áp đặt việc giành giật chủ quyền trên biển. Theo kế hoạch đề ra, Hải Dương 981 sẽ khoan thử nghiệm tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng thực tế, phía Việt Nam cho rằng nơi đây khả năng cao không có dầu. Vậy Trung Quốc muốn khoan cái gì ở đó?
Họ muốn khoan thử nghiệm vào phản ứng của thế giới trước sự ngang ngược, bất chấp của họ. Họ muốn khoan thử vào lòng dân Việt Nam, để xem xem sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh, nhiều thế hệ mới ra đời, quen sống trong nhung lụa đầy đủ có còn lòng tự tôn dân tộc như ngày còn chiến tranh, còn nghèo khổ.
Có lẽ, đó mới chính là những mũi khoan mà Trung Quốc muốn thử nghiệm. Tiếc rằng, lần này Trung Quốc đã khoan phải miệng núi lửa chứ không phải mỏ dầu. Giàn khoan Hải Dương 981 đã kích hoạt lòng yêu nước của người dân Việt Nam, và đây cũng là thứ vũ khí mãnh liệt nhất, lợi hại nhất mà dân tộc nhỏ bé này có, từ bao đời nay.
Giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) và tàu kéo bảo vệ
Đồng thời, giàn khoan Hải Dương 981 đã làm Việt Nam tỉnh táo trước những sự hữu nghị viển vông. Như ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nói trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông hôm 23/5, khi phóng viên hỏi về vấn đề mối quan hệ hữu nghị và 16 chữ vàng với Trung Quốc: "Xin khẳng định việc chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng với dân tộc Việt Nam, nên không thể đánh đối được. Vàng rất quý, nhưng chủ quyền quốc gia còn quý hơn vàng."
Việt Nam cũng nhận thấy rằng cần phải có những sự cẩn trọng hơn với Trung Quốc, từ chính trị, xã hội, kinh tế, quân sự.... Một giàn khoan Hải Dương 981 như một giọt nước làm tràn ly, Việt Nam đã nhận thấy nhiều điều, cần xem xét nhiều thứ, mà trên hết, chủ quyền đang bị đe doạ.
Còn quốc tế, Bắc Kinh sai lầm lớn hơn trên phương diện này. Họ bày ra những lời biện minh ngây ngô, nào là tàu cá Việt Nam muốn tấn công giàn khoan nên tự chìm, nào là cảnh sát biển Việt Nam đâm lực lượng chấp pháp Trung Quốc 171 lần, nào là tàu kiểm ngư Việt Nam tấn công tàu cá vỏ sắt Trung Quốc...
Bắc Kinh quên rằng thế giới đang ở thế kỷ 21, khi đang ở trong một "thế giới phẳng," bạn sẽ không thể che giấu điều gì. Đây không phải cuộc đấu khẩu giữa Bắc Kinh và Hà Nội, bởi những phóng viên quốc tế đang làm nhiệm vụ tương tự như những quan sát viên Liên Hợp Quốc, và sự thực được phơi bày trước ống kính của họ.
Bà Phó Oánh - thiên tài hùng biện của Trung Quốc đã đến Shangri-la quyết đọ thiệt hơn
Tại hội nghị Shangri-La 2014, theo phái đoàn của Trung Quốc có một nhân vật rất đáng chú ý là bà Phó Oánh. Nhân vật này được báo chí phương Tây xưng tụng là người phụ nữ có tài hùng biện nhất Trung Quốc, là "nắm đấm thép bọc nhung," là người có khả năng "thổi tung bất kỳ ai ra ngoài Trái Đất bằng lời nói." Nhân vật này đủ cho thấy Trung Quốc muốn hơn thua ở diễn đàn này.
Nhưng thực tế, dù cho có một Phó Oánh hay mười Phó Oánh thì một sự thực mà Bắc Kinh đang phải thừa nhận, chính họ đã tự thổi mình ra khỏi thế giới khi không nhận được bất kỳ một lời ủng hộ nào cho chiến lược, sách lược chủ quyền của họ.
Đồng thời, Trung Quốc đã tạo ra một cái cớ để Nhật Bản bất chiến tự nhiên thành. Thay vì chạy đua tiền bạc với Trung Quốc trong những gói đầu tư, những nguồn vốn vay ưu đãi, Nhật Bản bỗng dưng trở thành người nói lời chính nghĩa, là bậc quân tử. Nhật Bản tỏ ra cho ASEAN thấy có đại nạn mới tỏ tình bằng hữu, và ASEAN chắc chắn sẽ nắm lấy bàn tay mà Nhật đang chìa ra. Trong cuộc đua ngoại giao, ảnh hưởng này, Trung Quốc thua rồi.
Bị cô lập đã là tồi tệ, nhưng tự cô lập còn nguy hiểm hơn nhiều. Trung Quốc có cả hai hoàn cảnh này. Cái giàn khoan không có lỗi, lỗi là ở những người áp đặt mục đích lên nó, và Bắc Kinh không chỉ muốn khoan thử dầu mà còn muốn nhiều phép thử khác, và thực tế mọi phép thử đều khiến họ bẽ bàng.
Việt Nam có thể làm gì?
Dù biết rằng giàn khoan Hải Dương 981 kéo Trung Quốc vào một bãi lầy, nhưng thói dân tộc chủ nghĩa, quan điểm thiên triều ăn sâu vào tiềm thức những người lãnh đạo Trung Quốc thì khó có thể thay đổi. Họ cho rằng họ đang dư thừa sức mạnh, bãi lầy đang kéo họ xuống kia, họ lại nghĩ rằng đã đặt một chân lên việc hiện thực hoá giấc mơ đẹp về một Đại Trung Hoa.
Việt Nam lên án, thế giới phản đối, cô lập hoàn toàn, nhưng với giàn khoan này, Trung Quốc lâm vào ba trường hợp: hoặc cố đấm ăn xôi, chịu nhiều tốn kém, duy trì đến đúng lộ trình tháng 8 thì rút về. Hoặc rút ngay về nước hay một căn cứ quân sự nào gần đó. Ba là để luôn cái giàn khoan ấy ở lại Hoàng Sa hoặc xa hơn là Trường Sa.
Biện pháp một là thượng sách, hai là trung sách, ba là hạ sách với Trung Quốc. Nhưng nếu Bắc Kinh dùng phương pháp thứ ba, điều này chứng tỏ khát vọng, dã tâm của Trung Quốc là đã không thể kìm chế được nữa.
Trong những hoàn cảnh đó, Việt Nam làm được gì? Điều khả dĩ nhất lúc này là kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Nếu kiện, Việt Nam sẽ thắng. Nếu thắng, thì đó cũng chỉ là chiến thắng trên bàn ngoại giao, trên phương diện thủ tục pháp lý. Trung Quốc không phải một kẻ tôn trọng luật pháp cho lắm.
Ba tàu Trung Quốc vây đánh tàu kiểm ngư của Việt Nam
Bên cạnh đó, cần một sự chuẩn bị. Sự chuẩn bị ở đây không chỉ là mua sắm khí tài quân sự hay tăng chi tiêu quốc phòng. Việt Nam cần phải có một sự đầu tư hơn về quan hệ quốc tế, chuẩn bị những đường lùi cho mình khi đối tác chính của nền kinh tế là Trung Quốc có trắc trở...
Và biện pháp tốt nhất vào thời điểm này, đó là quốc tế hóa, đưa vấn đề Biển Đông ra thế giới một cách công khai, Việt Nam có thể hoàn toàn mang những lợi ích kinh tế trên vùng đặc quyền của mình để hợp tác với đa dạng các quốc gia.
Làm được điều này, Trung Quốc có muốn nuốt Biển Đông cũng phải bước qua nhiều cường quốc, Việt Nam bất chiến tự nhiên thành.
Theo Báo Đất Việt
Vạch mặt giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt Nam Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là "Hàng không mẫu hạm dầu mỏ" phục vụ cho toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông. Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An

Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

Bắt quả tang kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở biển Nha Trang

Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ tấn công ở TPHCM

Cô gái 23 tuổi tố cáo bị tài xế ô tô hành hung

Vụ cháu bé bị bò thả rông tấn công: Tìm được sẽ tạm giữ đàn bò

Sửa 11 luật quân sự, quốc phòng, có nhiều quy định mới về nhập ngũ
Có thể bạn quan tâm

Sóng gió gia tộc nhà Beckham, dâu cả độc đoán kéo bè kết phái bôi nhọ nhà chồng
Sao âu mỹ
22:25:55 12/05/2025
Con trai út của Trương Bá Chi lộ diện: Mới 6 tuổi đã "đốn tim" netizen, ngoại hình được khen vượt cả hai anh
Sao châu á
22:25:28 12/05/2025
Nam NSƯT nổi tiếng cả nước: Lần đầu công khai vợ, sở hữu nhà 153m2 giữa trung tâm Hà Nội
Sao việt
22:22:35 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025
Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á
Thế giới
22:09:24 12/05/2025
Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa
Lạ vui
22:07:06 12/05/2025
Học sinh cố tình làm cháy laptop do thực hiện theo trò đùa trên TikTok
Netizen
22:02:32 12/05/2025
Khoa học báo loạt tin vui cho người thích ăn cay
Sức khỏe
22:01:29 12/05/2025
Bảy phim Hàn được chuyển thể từ phim Anh: Toàn những 'bom tấn' lập kỷ lục rating
Phim châu á
21:53:05 12/05/2025
Han So Hee đóng chính trong 'The Intern' phiên bản Hàn Quốc
Hậu trường phim
21:48:25 12/05/2025