Diện tích cây trồng công nghệ sinh học ở Việt Nam tăng chậm
Diện tích trồng cây ngô biến đổi gen của Việt Nam đến nay khoảng 90.000ha, chiếm khoảng 10% diện tích trồng ngô của cả nước.
Chia sẻ tại hội thảo “Đóng góp của cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp Việt Nam ” do Hiệp hội Thương mại giống cây trồng (VSTA) cùng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức diễn ra mới đây, ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch VSTA nhìn nhận, diện tích cây trồng công nghệ sinh học ở Việt Nam tăng rất chậm.
Theo ông Định, từ năm 2015, Việt Nam đã phê chuẩn các giống cây trồng công nghệ sinh học như ngô vào sản xuất thương mại nhưng đến nay, diện tích ngô biến đổi gen tăng rất chậm, diện tích canh tác rất khiêm tốn trong khi Việt Nam đang gia tăng nhập khẩu ngô.
Theo VSTA, hiện diện tích trồng ngô nói chung của Việt Nam đang giảm rất mạnh, chỉ khoảng 990.000 ha, bao gồm tất cả các loại ngô như ngô dùng trong chăn nuôi, ngô sinh khối…
Trong khi đó, lượng nhập khẩu ngô của Việt Nam gia tăng mạnh qua các năm, trung bình Việt Nam nhập khẩu khoảng 5 triệu tấn ngô/năm, nhưng vào năm 2019 Việt Nam nhập khẩu 12 triệu tấn, lượng nhập khẩu tăng vọt do có nguyên nhân doanh nghiệp tạm nhập để tái xuất đi nước thứ 3.
Diên tích trồng ngô biến đổi gen ở Việt Nam hiện khoảng 90.000ha
Diện tích trồng ngô giảm, năng suất lại thấp, trung bình chỉ đạt 4,5-5 tấn/ha, quy mô sản xuất cũng rất manh mún.
Theo báo cáo của tổ chức ổ chức quốc tế và Ứng dụng và tiếp thu công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA), với việc có thêm 3 quốc gia châu Phi, số lượng các quốc gia canh tác cây trồng CNSH đã tăng lên 29 vào năm 2019.
Trong đó, 5 quốc gia dẫn đầu với diện tích cây trồng CNSH lớn nhất là Hoa Kỳ, Brazil, Argentina, Canada và Ấn Độ. Ước tính, khoảng 1,95 tỷ người, tương đương với 26% dân số thế giới , được hưởng lợi từ CNSH vào năm 2019.
Video đang HOT
Tiến sỹ Rhodora R. Aldemita, Giám đốc khu vực Đông Nam Á kiêm Giám đốc Trung tâm Kiến thức toàn cầu về CNSH của ISAAA cho biết thêm: “Năm 2019 có 190,4 triệu ha cây trồng CNSH được canh tác góp phần quan trọng vào giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực, tính bền vững, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như nâng cao đời sống của hơn 17 triệu nông dân ứng dụng CNSH cùng gia đình của họ trên toàn cầu”.
Tại Việt Nam, cây trồng CNSH đã được chính thức được cấp phép canh tác thương mại từ 2015 trên cây ngô.
Việc đưa các giống CNSH thời điểm đó được xem là một trong các công cụ quan trọng giúp tiếp tục nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất, gia tăng giá trị và giúp nông dân trồng ngô có thêm lợi nhuận, từ đó củng cố năng lực của Việt Nam trong việc đảm bảo nguồn cung cho chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong nước.
Năm 2019, tổng diện tích canh tác ngô CNSH khoảng 92.ha, chiếm khoảng 10% tổng diện tích trồng ngô cả nước.
Vào năm 2019 – 2020, VSTA phối hợp với Viện PG Economics (Anh quốc) đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá và phân tích tác động của cây ngô CNSH với các tính trạng chuyển gen kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ sau 5 năm canh tác. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn nông dân trồng ngô (cả các giống ngô lai thường và ngô CNSH) tại các vùng sản xuất ngô trọng điểm của cả nước. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ nông hộ tại Việt Nam về cây trồng CNSH.
Năng suất thu hoạch được của các giống ngô CNSH với các tính trạng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ cao hơn so với các giống ngô lai thường từ 15,2% tới 30%
Đáng nói, lượng thuốc BVTV sử dụng khi canh tác ngô CNSH giảm đáng kể: với thuốc từ cỏ là 26% và thuốc trừ sâu là 78%; các tác động môi trường tính toán được từ việc giảm các loại thuốc này tương ứng là 36% và 77%.
Ứng dụng công nghệ sinh học: Lợi nhuận tăng nhưng chưa đủ hấp dẫn nông dân
Việt Nam đặt mục tiêu tới năm 2030 có thể làm chủ được một số công nghệ sinh học thế hệ mới...
Hội thảo về ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
Nhiều giống cây trồng được tạo ra bằng công nghệ sinh học đã có mặt ở Việt Nam, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập nhờ việc tăng năng suất và giảm thiểu chi phí thuốc bảo vệ thực vật
Đó là nhận định của ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam tại hội thảo với chủ đề "Đóng góp của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Việt Nam" do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam và CropLife đồng tổ chức chiều 7/4.
LỢI NHUẬN TĂNG 4,5 - 7,6 TRIỆU ĐỒNG/HA
Theo báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Tiếp thu các Ứng dụng Công nghệ Sinh học trong Nông nghiệp (ISAAA), ước tính đã có khoảng 1,95 tỷ người, tương đương với 26% dân số thế giới được hưởng lợi từ công nghệ sinh học .
Tiến sỹ Rhodora R. Aldemita, Giám đốc khu vực Đông Nam Á kiêm Giám đốc Trung tâm Kiến thức toàn cầu về công nghệ sinh học của ISAAA, cho biết năm 2019, tổng cộng có 190,4 triệu ha cây trồng công nghệ sinh học được canh tác trên toàn thế giới. Trong đó, Việt Nam là một trong 3 nước có tốc độ tăng trưởng diện tích trồng cây công nghệ sinh học đạt đến hai con số cùng với Philippines và Colombia.
Tiến sỹ Graham Brookes - Viện PG Economic đã dẫn chứng các số liệu trong nghiên cứu gần nhất phát hành năm 2020 cho thấy, tính đến năm 2018, tổng thu nhập gia tăng dành cho nông dân canh tác cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới là 19 tỷ USD. Bên cạnh đó, bình quân mỗi năm, cây trồng công nghệ sinh học cũng giúp hạn chế tổng lượng CO2 thải ra môi trường khoảng 23 tỷ kilogram, đồng thời giúp giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Tại Việt Nam, cây trồng công nghệ sinh học đã được chính thức được cấp phép canh tác thương mại từ năm 2014-2015 trên cây ngô. Vào năm 2015, tỷ lệ ứng dụng ngô công nghệ sinh học còn khiêm tốn khoảng 3.500 ha chiếm chưa tới 1% tổng diện tích; tới nay diện tích ứng dụng đã tăng hơn 26 lần.
Tính đến năm 2018, tổng thu nhập gia tăng dành cho nông dân canh tác cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới là 19 tỷ USD.
Trong năm 2020, Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam phối hợp với Viện PG Economics (Anh Quốc) đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá và phân tích tác động của cây ngô công nghệ sinh học tại Việt Nam sau 5 năm canh tác.
Kết quả cho thấy, tổng diện tích ngô công nghệ sinh học canh tác tại Việt Nam cho cả giai đoạn 2015 - 2019 là 225.000 ha. Năng suất thu hoạch được của các giống ngô công nghệ sinh học với các tính trạng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ cao hơn so với các giống ngô lai thường từ 15,2% tới 30%.
Lợi nhuận canh tác có được từ việc trồng các giống ngô công nghệ sinh học cũng gia tăng với mức từ 196 USD/ha cho tới 330 USD/ha (tương đương với khoảng 4,5 cho tới 7,6 triệu đồng/ha). Tổng thu nhập tích luỹ tăng thêm khi ứng dụng ngô công nghệ sinh học tính trên cả nước là từ 43.8 cho tới 74.1 triệu USD (tương đương với 1.007 tới 1.704 tỷ đồng).
Về tỷ suất đầu tư, trung bình với mỗi 1 USD (khoảng 23.000 đồng) đầu tư thêm cho hạt giống công nghệ sinh học, nông dân sẽ có lợi nhuận gia tăng từ 6,84 USD và 12,55 USD (tương đương với khoảng 157.000 tới 289.999 đồng). Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng khi canh tác ngô công nghệ sinh học giảm đáng kể: với thuốc từ cỏ là 26% và thuốc trừ sâu là 78%.
KHÓ CẠNH TRANH VỚI NGÔ NHẬP KHẨU
Sau 6 năm đưa vào canh tác đại trà tại Việt Nam, lợi nhuận từ trồng các giống ngô công nghệ sinh học đã tăng khoảng 200 USD-330 USD/ha. Thế nhưng, sự gia tăng lợi nhuận này chưa đủ tạo hứng thú cho nông dân trồng ngô.
Chia sẻ tại hội thảo, nông dân Hoàng Trọng Ngãi ở xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Phú Thọ, cho biết "Tôi và bà con tại xã Đức Bác canh tác hơn 120 ha ngô công nghệ sinh học. Chúng tôi lựa chọn trồng giống ngô công nghệ sinh học do những đặc tính tốt mà chúng mang lại, thứ nhất là kháng được sâu bệnh, hai là khả năng chống chịu tốt với điều kiện thiên nhiên, thời tiết bất thuận".
Ông Nguyễn Thanh Phong, nông dân trồng ngô tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, thông tin thêm các giống ngô công nghệ sinh học đã giúp kháng các loại sâu lên tới 95%, trong khi đối với các giống ngô thường, đặc biệt vào điều kiện nhiệt độ cao như tại Nghệ An thì sâu phá hoại gần như toàn bộ, dẫn đến không còn thu hoạch. Nhờ vào việc không phải phun thuốc trừ sâu, gia đình tôi tiết kiệm được chi phí mua thuốc, chi phí phun thuốc.
Theo ông Trần Xuân Định, tỷ lệ ứng dụng các giống ngô công nghệ sinh học tuy tăng, nhưng hiện chưa đạt như kỳ vọng. Nhu cầu sử dụng ngô cho ngành chăn nuôi tăng nhanh mỗi năm nhưng diện tích trồng ngô trong nước 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm.
"Ngô trong nước đang phải chịu áp lực rất lớn từ ngô hạt nhập khẩu cả về giá và về chất lượng, nông dân nhiều vùng đã chuyển sang các cây trồng khác khi lợi nhuận thu được từ canh tác ngô không cao, đặc biệt khi giá thu mua trong nước giảm mạnh. Điều này cho thấy, lợi nhuận ngô công nghệ sinh học tăng so với ngô thông thường, nhưng vẫn chưa đủ sức hấp dẫn nông dân trồng ngô", ông Trần Xuân Định nói.
Ngô trong nước đang phải chịu áp lực rất lớn từ ngô hạt nhập khẩu cả về giá và về chất lượng, nông dân nhiều vùng đã chuyển sang các cây trồng khác khi lợi nhuận thu được từ canh tác ngô không cao
Ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhấn mạnh trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các chính sách về ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, hướng tới đảm bảo an ninh lương thực, phát triển bền vững...
Theo Quyết định số 429/QĐ-TTg ban hành ngày 24/3 vừa qua về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghệ sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030, một trong các mục tiêu tới năm 2030 đó là Việt Nam có thể làm chủ được một số công nghệ sinh học thế hệ mới, tạo ra sản phẩm quy mô nông nghiệp ứng dụng thực tiễn sản xuất và phát triển số lượng doanh nghệp công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng thêm tối thiểu 30% so với giai đoạn 2021-2025.
Cây trồng công nghệ sinh học đóng góp cho phát triển nông nghiệp Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo "Đóng góp của cây trồng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Việt Nam" tổ chức chiều 7/4. Theo đó, tại Việt Nam, những cây trồng dựa trên công nghệ sinh học mới đã có nhiều đóng góp cho quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển sản xuất ở các...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An

Phát hiện thi thể đang phân hủy dưới ghềnh đá ở bán đảo Sơn Trà

Vừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Xử phạt tài xế xe tải lấn làn, vượt ẩu trên đèo quốc lộ 1D

Tạm đình chỉ giáo viên có hành vi bạo hành trẻ mầm non

Công ty may chi 5,2 tỷ đồng mời công nhân dự tiệc ở nhà hàng hạng sang

3 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn

Sự cố khiến metro Nhổn - Cầu Giấy bất ngờ dừng đột ngột

Toàn cảnh vụ lùm xùm quảng cáo sữa Milo

Dừng xe tải nhiều nghi vấn, cảnh sát phát hiện 1.200 lọ kem dưỡng da không nguồn gốc

Vụ CSGT bám víu chới với sau yên xe máy: Lời trần tình khó chấp nhận của tài xế

Đề nghị xử phạt và tiêu hủy hai lô mỹ phẩm có ca sĩ Đoàn Di Băng quảng cáo
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàng
Hậu trường phim
23:36:29 23/05/2025
Cặp đôi ngôn tình đang hot điên đảo: Chemistry tung toé màn hình, nhà gái đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
23:32:09 23/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật
Sao việt
22:58:06 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025
Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới
Thế giới
22:48:28 23/05/2025
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong
Pháp luật
22:41:29 23/05/2025
Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát
Nhạc quốc tế
22:39:41 23/05/2025
Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi
Tv show
22:36:24 23/05/2025
Ana de Armas lên tiếng giữa lúc vướng tin hẹn hò Tom Cruise
Sao âu mỹ
22:33:48 23/05/2025