Điều diệu kỳ từ một vùng “đất chết”
Từ một vùng lãnh thổ hoang vu, đất phèn nên phải giữ quanh năm ngập nước, giờ đây Đồng Tháp Mười (ĐTM) đã trở thành một trong những vựa lúa lớn của cả nước. Điều kỳ diệu đến khó tin này được khởi nguồn từ một công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc.
Đó là công trình “Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên viên vùng ĐTM giai đoạn 1980-1987″ của nhóm tác giả do PGS.TS Hồ Chín – Viện khoa học Việt Nam chủ biên, vừa được trao Giải thưởng Khoa học tự nhiên – Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2013.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trao Giải thưởng Khoa học Tự nhiên cho PGS.TS Hồ Văn Chín (Ảnh: Hữu Nghị)
Vùng “đất chết”
ĐTM là một vùng đất hoang hóa lâu đời. Công cuộc khai khẩn đất hoang dưới thời nhà Nguyễn từ cuối thế kỷ 18 được thực hiện theo phương châm từ vùng dễ làm ăn đến vùng khó làm ăn, nhưng không mấy thuận lợi do chiến tranh làm gián đoạn liên miên. Kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, làm ăn theo kiểu quảng canh “móc lõm từng mảng diện tích”. Nhà Nguyễn lại thực hiện chính sách trọng nông, ức thương và chủ trương bế quan tỏa cảng đã kìm hãm sản xuất, không khuyến khích người nông dân trên vùng đất mới khai phá.
Đến năm 1867, dưới thời Pháp thuộc, công cuộc khai khẩn đất hoang vùng ĐTM lại diễn ra với nhịp độ nhanh chóng. Người pháp cho nạo vét các kênh rạch có sẵn và cho thêm một số kênh mới. Sự phát triển các kênh rạch đã làm tăng vọt diện tích đất được khai hoang và nguồn nhân lực cũng phát triển nhanh.
Vùng Đồng Tháp Mười sau những năm giải phóng chỉ là vùng đất hoang dãnhiềm phèn nặng
Tuy nhiên việc cach tác trong vùng ĐTM sau đó lại luôn bị thất bại. Đến năm 1926, tất cả diện tích khai hoang thuộc tỉnh Tân An không còn để lại một vết tích nào, và người ta không dám mở thêm diện tích đất hoang. Từ năm 1940, công cuộc khai khẩn đất hoang vùng ĐTM vẫn dẫm chân tại chỗ và còn trong vùng nghiên cứu, chấm dứt thời kỳ “Anh hùng khẩn hoang” ĐTM.
Từ năm 1954, chính quyền Sài Gòn đã cho đầu tư đào một số kênh trong vùng ĐTM và thành lập các dinh điền, khu trù mật để khai thác vùng ĐTM, nhưng trọng tâm là nhằm chống phá cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cuối cùng, chính quyền Sài Gòn sụp đổ và công cuộc khai khẩn đất hoang trong thời kỳ này cũng kết thúc trong trạng thái bất lực.
Sau giải phóng miền Nam năm 1975, trước yêu cầu giải quyết vấn đề thiếu lương thực sau chiến tranh và khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội, các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang tổ chức khai hoang vùng ĐTM.
Tuy nhiên vào thời kỳ này, công cuộc khai hoang vùng ĐTM của tỉnh Đồng Tháp gặp khó khăn lớn. Đất đai bị phèn nặng, mùa lũ nước ngập sâu và lâu, nhưng mùa khô lại thiệu nước ngọt. Nhiều nhà quản lý và khoa học trong nước cũng như nước ngoài cho rằng việc khai thác vùng ĐTM không có hiệu quả, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn thuận lợi và xếp vùng ĐTM vào loại vùng khó phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là sản xuất lúa. Trong 6 vùng kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long được phân chia lúc bấy giờ, vùng ĐTM được xếp vào vùng thứ 6.
Đổi thay từ một công trình nghiên cứu
Để có cơ sở khoa học cho việc lên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho vùng ĐTM sau khi thống nhất đất nước theo yêu cầu của địa phương, ngay từ đầu những năm 1980 tập thể tác giả của công trình đã lăn lội tiến hành khảo sát thực địa trong nhiều tháng ở vùng nghiên cứu. Qua kết quả khảo sát về điều kiện tự nhiên ĐTM, Phòng Địa học thuộc Viện Khoa học Việt Nam do Tiến sỹ Hồ Chín chủ trì đã tổ chức hội thảo mở rộng có sự tham gia của ĐH Nông Nghiệp 4, ĐH Tổng hợp TPHCM, ĐH Thủy lợi, các nhà sinh vật, vật lý của Phân Viện khoa học Việt Nam. Hội thảo đã thống nhất xây dựng được nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng ĐTM. Từ ý tưởng và nội dung nghiên cứu đề tài khoa học trên, Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu đã kết nối với lãnh đạo địa phương lộ trình đầu tư nghiên cứu xây dựng chiến lược vỡ hoang mà sau này được Chính phủ tin tưởng ủng hộ.
Kết quả khoa học của công trình đã nghiên cứu tỉ mỉ quy luật thành tạo, bản chất và quy luật phân bố trầm tích Đệ tứ, đặc biệt là trầm tích Holoxen góp phần xác định các mẫu chất hình thành đất như: trầm tích đầm lầy – biển hay trầm tích biển – đầm lầy hỗn hợp – trầm tích sông – biển, trầm tích sông – đầm lầy…đã xác định rõ nguồn gốc đất phèn và đất phù sa không phèn.
Video đang HOT
Vùng “đất chết” nay đã trở thành vựa lúa lớn của cả nước
Về thổ nhưỡng đã xác định được 5 nhóm đất chính trong đó đặc biệt nhóm đất phèn được phân loại chi tiết thành 5 đơn vị đất phèn hoạt động và 5 đơn vị đất phèn tiềm tàng. Một số tính chất hóa lý của đất và diện tich phân bố đã được xác định, đánh giá.
Tài nguyên môi trường nước đã đánh giá được sự chi phối của sông Tiền và vai trò phân phối lại ché độ nước trong mùa khô và tiêu thoát nước trong mùa lũ của hai sông Vàm Cỏ. Quy luật tương phản theo mùa ngập lũ và hạn kiệt đã được phát hiện vận dụng để bố trí mùa vụ sản xuất.
Tài nguyên sinh vật đã điều tra ra hiện trạng phân tích nguồn gốc các quần xã thực vật và xu hướng diễn thế dưới tác động của thiên nhiên và con người. Đặc biệt đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa thảm thực vật với các đơn vị trầm tích và các loại đất. Những phát hiện chỉ thị thực bậy cho điều kiện môi trường, cho đất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất to lớn.
Lần đầu tiên nguồn tài nguyên thủy sinh vật được nghiên cứu đánh giá chi tiết bao gồm các loại thực vật nổi và động vật không xương sống ở nước là thức ăn của tôm, cá.
Điều tra chi tiết hiện trạng sử dụng đất với 17 loại hình thành khác nhau. Trên cơ sở đó đã phân tích các mô hình canh tác, tiềm năng đất đai và đánh giá khả năng thích nghi cây trồng, biện pháp canh tác thích hợp.
Theo TS. Nguyễn Đình Kỳ – Viện Địa lý thì nhờ kết quả điều tra đồng bộ, có hệ thống các yếu tố tự nhiên đã rút ra các quy luật căn bản về mối quan hệ giữa các yếu tố. Đây thực sự là một hướng mới trong công tác điều tra cơ bản và nó cung cấp các cơ sở khoa học vững chắc cho các dự án phát triển kinh tế – xã hội của Đồng Tháp Mười sau này.
“Thành tựu khoa học nổi bật của Trung tâm Địa học trong thời kỳ đó là đã tìm ra được những tiểu vùng rộng lớn có thể cải tạo đất phèn để trồng thâm canh bằng cách dùng nước ngọt sông Tiền rửa sạch lớp đấy phèn mỏng phía trên để lộ ra đất phù sa phía dưới có thể trồng lúa thêm canh năng suất cao. Đồng thời các nhà khoa học tham gia đề tài nghiên cứu cũng đã xác định được các vùng có đất phèn sâu ở phía dưới, phải trồng tram và giữ nước để “ém phèn” xuống. Ngoài các tiểu vùng có thể “rửa phèn” để cải tạo thành các vùng trồng lúa năng suất cao và các tiểu vùng trồng tràm, giữ nước để “ém phèn”, các nhà khoa học đã xác định được các loại cây trồng thích hợp với các tiểu vùng khác” – Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, kết quả nghiên cứu vùng ĐTM đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của Chương trình khai thác ĐTM. Từ những thực tiễn sản xuất và các cơ sở khoa học, ngày 18/3/1988, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị 74/CP về việc “Phát triển Kinh tế – Xã hội vùng Đồng Tháp Mười trong kế hoạch 1988-1990″
Mùa xuân năm 1988, lần đầu tiên trong vùng sâu của vùng ĐTM có một diện tích lúa Đông – Xuân mới mở gần 40.000 ha. Đây là bước ngoặc quan trọng trong khai thác và phát triển kinh tế vùng ĐTM. Sau 10 năm thực hiện chỉ thị 74/CP, đã tạo một sự chuyển biến vượt bậc như một cuộc cách mạng mà bao đời nay chưa làm được ở vùng ĐTM.
Ngay này, vùng ĐTM đã biến đổi hoàn toàn từ một vùng có hệ sinh thái hoang dã, dân cư thưa thớt, có sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém trở thành một vùng có hệ sinh thái nông nghiệp phát triển với năng suất cao, dân cư đông đúc, cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật phát triển, đời sống nhân dân đã được cải thiện nhiều.
Nguyễn Hùng
Theo Dantri
Tàu ngầm Việt Nam sẽ làm 'thay đổi cán cân quân sự tại biển Đông'
Dự kiến vào ngày mai 7.11, Nga sẽ bàn giao chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lô 6 chiếc Kilo 636, mệnh danh "lỗ đen trong đại dương" cho Việt Nam, theo hãng tin Interfax.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tàu ngầm lớp Kilo mang tên "Hà Nội" trong chuyến thăm Nga tháng 5.2013 - Ảnh: TTXVN
Cán cân sức mạnh hải quân tại biển Đông sẽ thay đổi vào cuối năm 2013 khi Việt Nam nhận tàu ngầm hiện đại lớp Kilo từ Nga, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định
Ông Thayer đưa ra nhận định trên trong một bài báo của tạp chí The Diplomat (Nhật) ra ngày 8.10.2013.
Cũng theo ông Thayer, với sự hỗ trợ của Nga, sức mạnh của Việt Nam tại biển Đông sẽ gia tăng.
Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm điện - diesel Kilo (Dự án 636 Varshavyanka) vào năm 2009, theo hãng tin Interfax.
Hợp đồng này, bao gồm cả việc huấn huyện cho đội vận hành tàu ngầm Việt Nam, có thể trị giá đến 2 tỉ USD, theo hãng tinRIA Novosti (Nga).
Nhờ có các đặc tính ưu việt, mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng rất chuộng tàu ngầm lớp Kilo, đặt mua loại tàu này cho lực lượng hải quân của mình.
Theo trang tin quốc phòng Arms-expo.ru, hiện Trung Quốc đang sở hữu 12 chiếc Kilo (hai chiếc thuộc dự án 877EKM và 10 chiếc thuộc dự án 636EM). Ấn Độ cũng đang sở hữu 10 chiếc Kilo. Các nước khác: Algeria sở hữu 2 chiếc, Iran có 3 chiếc; Ba Lan, Romania mỗi nước sở hữu 1 chiếc...
Riêng với lực lượng hải quân Nga, từ năm 1980-2000 đã hạ thủy 40 chiếc Kilo vừa để xuất khẩu, vừa để phục vụ quân đội Nga. Hiện Nga có trong tay 16 chiếc Kilo đang hoạt động và 8 chiếc dự phòng.
Tàu ngầm Kilo Việt Nam "lợi hại hơn" của Trung Quốc
Kanwa Defense Review ngày 29.10 nhận định rằng tàu Kilo của Việt Nam có kính tiềm vọng, hiện đại hơn tàu ngầm Kilo của Trung Quốc.
Kính tiềm vọng, là một trong những "con mắt" của tàu ngầm, một ống kính quang học có thể kéo dài hoặc rút ngắn lại, đưa lên khỏi mặt nước để quan sát mục tiêu, khi tàu ngầm ở cách mặt nước khoảng 8-10 m.
Tàu ngầm Kilo 636 nổi tiếng nhờ khả năng hoạt động cực êm, khó bị phát hiện, được các chuyên gia quân sự phương Tây đặt cho biệt danh "lỗ đen trong đại dương".
Kanwa Defense Review nhận định rằng tàu ngầm Kilo của Việt Nam được trang bị lớp vật liệu chống dội âm (hay còn gọi là ngói chống dội âm) tốt hơn của Trung Quốc.
Lớp vật liệu dội âm được phủ trên vỏ tàu và cánh ngầm để hấp thu sóng âm sonar, làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại. Lớp vật liệu này cũng làm giảm đi những tiếng ồn gây ra bởi tàu ngầm, do đó làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar thụ động.
Tổng cộng có 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016.
Tàu ngầm đa năng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tàu ngầm lớp Kilo mang tên Hà Nội trong chuyến thăm Nga tháng 5.2013 - Ảnh: TTXVN
Tàu ngầm Kilo 636 mà Nga đóng cho Việt Nam là tàu ngầm thuộc thế hệ thứ 3, có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 m, thủy thủ đoàn gồm 52 người.
Trung tâm điều khiển tàu nằm ở vị trí khoảng giữa thân tàu. Trong đó có khoang riêng cho các thiết bị vận hành, vị trí chỉ huy.
Ngoại trừ kính tiềm vọng thì tất cả đều được thiết kế trong một khoang kín không thấm nước. Bộ não của trung tâm là một máy tính loại MVU-110 EM, cấu hình mạnh, tốc độ cao, có khả năng xử lý cực nhanh các thông tin.
Màn hình của MVU-110 EM hiển thị rõ nét, cho thấy ngay các thông số tác chiến như phần tử bắn, kiểm soát vũ khí cùng các hướng dẫn về điều khiển khác.
Nhờ trung tâm này mà việc vận hành tàu và hệ thống vũ khí đơn giản, thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, những bánh lái phía mũi tàu và chân vịt 7 cánh cũng giúp tàu giảm thiểu tiếng ồn.
Theo Lenta.ru, khi hoạt động dưới nước hoặc trên mặt nước, Kilo chủ yếu sử dụng hai động cơ diesel và một động cơ điện có công suất 5.500 mã lực. Hai bộ pin nhiên liệu (mỗi bộ chứa 120 bình ắc-quy) giúp tàu hoạt động liên tục trong suốt 45 ngày.
Ngoài ra, Kilo còn trang bị 2 động cơ điện dự bị, loại PG-168 (102 mã lực/động cơ), sử dụng trong trường hợp khi phải luồn lách giữa những khúc cua hẹp, hay khi bắt đầu rời bến, hoặc lúc các động cơ chính bị hư hỏng.
Loại tàu này còn được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533 mm, ngư lôi, thủy lôi và tổ hợp tên lửa đa năng 3M-54 Klub (hay còn gọi là Kalibr 3M54).
Kilo cũng được trang bị hệ thống điều khiển tự động cho phép nạp ngư lôi nhanh, rút ngắn thời gian đáng kể để chiếm thế thượng phong khi giao chiến. Hệ thống này có thể điều khiển từ xa, hoặc trực tiếp từ vị trí chỉ huy.
Trong trường hợp cần thiết, thay cho ngư lôi, Kilo sẽ được trang bị loại tên lửa chống tàu chiến ZM-54e và Zm-54E. Điểm tiện lợi là loại tên lửa này có thể sử dụng giàn phóng ngư lôi để tác chiến. Bên cạnh đó, Kilo còn có 4 tên lửa loại PZRK "Strela-3", chuyên để bắn hạ máy bay của đối phương.
Theo RIA Novosti, tàu Kilo 636 có thể thực hiện các sứ mạng chống tàu và chống tàu ngầm trong những vùng nước nông.
Nhờ có hệ thống vũ khí, khí tài đa chủng loại, hiện đại mà Kilo được gọi là tàu ngầm đa năng - cùng một lúc có thể tác chiến trên nhiều phương diện. Nó có thể đối đầu với các tàu ngầm khác, hay nghênh chiến với các chiến hạm trong thời chiến. Hơn thế, nhờ hệ thống điều khiển "Byus" hiện đại, Kilo cùng một lúc có thể ngắm bắn hai mục tiêu khác nhau.
Trong thời bình, Kilo được sử dụng cho mục đích tuần tiễu, bảo vệ lãnh hải, cơ sở quân sự hay trinh sát trên biển.
Hãng tin Interfax (Nga) ngày 28.10 cho biết Nga sẽ bàn giao chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lô 6 chiếc Kilo 636 cho Việt Nam dự kiến vào ngày 7.11.2013.
Tin mới nhận: Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin đại diện hai nước Nga và Việt Nam đã gặp gỡ tại thủ đô Moscow của Nga vào ngày 5.11 và ký kết văn bản về việc chuyển giao Trung tâm đào tạo thủy thủ tàu ngầm tại Cam Ranh cho Hải quân Việt Nam. Lễ bàn giao trọng thể sẽ được tổ chức vào tháng 1.2014, nhân ngày chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam đặt Nga đóng sẽ cập cảng Cam Ranh Trước đó, truyền thông Nga đưa tin hơn 40 sĩ quan Hải quân Việt Nam đã trải qua một năm rưỡi học tập tại Nga theo chương trình đào tạo các giáo viên và huấn luyện viên cho trung tâm đào tạo.
Theo TNO
Mỹ: Đốt tàu ngầm chơi ai ngờ cháy thật Đây có thể coi là vụ tại nạn hy hữu nhất trong lịch sử phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Mỹ. Chuyện nghe chừng có vẻ vô lý nhưng đây lại là sự thật về một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng chưa từng có xảy ra đối với tàu ngầm USS-Miami của Hải quân Mỹ. Đây có thể coi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc

Tai nạn liên hoàn, giải đua xe đạp danh giá buộc phải tạm dừng

Ông Putin lần đầu lên tiếng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Miss World 'đua đòi' Nawat, đổi format mới có tới 3 á hậu, Ý Nhi vẫn khó intop?

Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine

Ukraine tìm "điểm mù" trên phòng tuyến Nga để tái xuất mặt trận Kursk

Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga

4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria

Điện Kremlin lên tiếng sau khi ông Trump "chốt" điện đàm với ông Putin

Tranh cãi tính năng tàng hình của F-35 Mỹ sau vụ suýt bị Houthi bắn hạ

Tàu hải quân Mexico đâm vào cầu Brooklyn

Nữ sinh 13 tuổi bị lao đâm trúng trong giờ thể dục
Có thể bạn quan tâm

Bạn thân Lisa khoe cuộc sống như mơ: Ở siêu biệt thự, dùng thẻ tín dụng không hạn mức
Sao châu á
10:33:59 19/05/2025
Tiền đạo Công Phượng: 'Đội tuyển cần, tôi sẵn sàng'
Sao thể thao
10:27:26 19/05/2025
NSND Thái Bảo vừa ôm nhạc sĩ Trần Tiến vừa khóc trên sóng VTV
Tv show
10:26:32 19/05/2025
Xôn xao thông tin về trứng gà giả, hiệp hội đề nghị xử lý nghiêm
Netizen
10:24:42 19/05/2025
Biến hóa diện mạo trong nháy mắt với những chiếc kính mát
Thời trang
10:24:09 19/05/2025
Trớ trêu chuyện độ ô tô BMW thành xe Toyota
Ôtô
10:22:46 19/05/2025
Người xưa nói 'phòng thờ quang thì lụi' và đây là điều cần đặc biệt chú ý khi bài trí tránh tán lộc tài?
Sáng tạo
10:21:46 19/05/2025
Nền tảng vững chắc của hoa hậu người Tày đạt giải Văn quốc gia
Sao việt
10:20:34 19/05/2025
Bắt tài xế xe đầu kéo bỏ chạy sau tai nạn chết người trên QL14B
Pháp luật
10:20:20 19/05/2025
Đặc sắc phiên chợ lùi Phố Cáo trên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn
Du lịch
10:12:51 19/05/2025