Điều gì giúp ngành tôm tăng trưởng bất ngờ, tới 15%, gấp 5 lần so với cùng kỳ?
Lực lượng lao động chuyển dịch từ các ngành nghề khác do tác động từ dịch Covid-19 đã tạo điều kiện cho ngành thủy sản tuyển dụng. Nhưng lợi thế này khó giúp ngành tôm duy trì lợi thế dài lâu.
Ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch công ty CP chế biến thực phẩm Sao Ta (FimexVN) cho biết như thế tại phiên đại hội toàn thể hội viên lần 6 Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tại TP.HCM ngày 22/12.
Đại hội toàn thể hội viên lần 6 Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Theo ông Lực, ngành tôm trong năm 2020 có sự tăng trưởng vượt bật, tăng 15% so cùng kỳ, trong khi các năm trước chỉ tăng 2-3%. Tốc độ tăng trưởng này đến từ nhiều yếu tố, trong đó có sự năng động nhiều thành phần, nhiều mắt xích trong chuỗi ngành tôm.
Tuy nhiên để có nguồn nguyên liệu tôm xuất khẩu đem lại kim ngạch tăng là nhờ tăng năng suất lao động hay tăng số lượng lao động? Ông Lực cho rằng năng suất lao động trong ngành vẫn còn thấp. Yếu tố tăng trưởng chủ yếu nhờ việc tăng số lượng lao động. Bản thân FimexVN cũng tăng 20% lao động trong năm qua.
Theo ông Lực, làm việc trong ngành thủy sản vốn vất vả, cực nhọc. Ngành thủy sản cũng thường xuyên đối diện tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng nhiều năm qua.
Xuất khẩu tôm đạt tốc độ tăng trưởng năm 2020
Video đang HOT
Tác động từ dịch Covid-19 khiến nhiều ngành hàng sa sút, lực lượng lao động thất nghiệp đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản tuyển dụng để chế biến nguyên liệu.
Hiện đã có vacine Covid-19 nhưng ông Lực cho rằng vacine còn lâu mới lan tỏa ra toàn thế giới . Vài năm nữa tình hình mới ổn định trở lại, và các đối thủ cũng chưa thể sớm phục hồi. Đây là cơ hội để ngành tôm Việt bứt phá.
Việt Nam đang khống chế khá tốt dịch bệnh. Tuy nhiên, sau Covid-19, hiện trạng lao động trong ngành có tiếp tục đáp ứng được nhu cầu như hiện nay hay không là vấn đề các doanh nghiệp cần lưu ý.
Ngành thủy sản cũng thường xuyên đối diện tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng
Từ những phân tích này, ông Lực cho rằng, khâu thị trường và nguyên liệu hiện đang có điểm dương nhưng lực lượng lao động vẫn là điểm trừ của ngành. “Lao động giá rẻ sẽ không còn là lợi thế. Yêu cầu tận dụng các yếu tố công nghệ cần được doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn”, ông Lực nói.
Theo Vasep, mặc dù Việt Nam là nhà cung cấp tôm đứng thứ 3 trên thế giới nhưng luôn gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước có nguồn cung tôm lớn như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan.
Hiện nay công nghệ nuôi trồng thủy sản của các nước phát triển tương đối vượt bậc, các nước Thái Lan, Ấn Độ, Ecuador đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh trong nuôi tôm.
Tôm là mặt hàng chủ lực, hàng năm đóng góp hơn 40% kim ngạch xuất khẩu của cả ngành thủy sản
Tôm là mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hàng năm đóng góp hơn 40% kim ngạch xuất khẩu của cả ngành. Tuy nhiên, đến nay các vùng nuôi tôm vẫn chưa được quản lý có hệ thống và đồng bộ. Trong đó, tình trạng thiếu lao động và khó khăn về nguồn nhân lực là vấn đề nội tại lâu nay của ngành.
Hải quan Trung Quốc siết kiểm soát thủy sản nhập khẩu, Bộ NNPTNT khuyến cáo doanh nghiệp cung cấp đủ thông tin phòng chống Covid-19
Trước việc cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, bao gồm cả việc lấy mẫu xét nghiệm chống Covid-19, Bộ NNPTNT vừa có công văn đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chủ động liên hệ với khách hàng chủ động cung cấp thông tin kịp thời.
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), do Hải quan Trung Quốc tăng cường các hoạt động kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 nên thời gian kiểm tra và làm thủ tục thông quan cho các lô hàng nhập khẩu kéo dài hơn so với trước đây, gia tăng chi phí phát sinh từ kiểm hàng, lưu công, lưu bãi đối với hàng đông lạnh.
Do đó, để tránh các rủi ro và giảm thiểu các chi phí phát sinh, một số nhà nhập khẩu Trung Quốc đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam giãn tần suất giao hàng theo Hợp đồng đã ký kết trước đó.
VASEP cũng đã khuyến cáo các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra thời gian này cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá thấp, hạ giá cá tra nguyên liệu vì điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
VASEP cũng đề nghị các doanh nghiệp cá tra cần phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu để nắm bắt thông tin kịp thời xuất hàng đến các cảng không bị kẹt, đồng thời thương lượng để điều chỉnh lịch xuất hàng hợp lý.
Hải quan Trung Quốc tăng cường kiểm soát thủy sản nhập khẩu do lo ngại dịch Covid-19, Bộ NNPTNT đề nghị các doanh nghiệp cần chủ động phối hợp, cung cấp thông tin từ phía đối tác. Ảnh: I.T
Trước thông tin hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ùn ứ tại cảng do Hải quan Trung Quốc tăng cường các biện pháp kiểm tra, phòng chống dịch Covid-19, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) đang trao đổi với phía Trung Quốc về nội dung chứng nhận liên quan đến Covid-19 trên mẫu Chứng thư kèm theo lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc và đề nghị phía Trung Quốc giảm thiểu việc kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 khi kiểm tra nhập khẩu với các lô hàng đã được phía Việt Nam chứng nhận nội dung này.
"Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và VASEP để nắm sát tình hình và kịp thời hỗ trợ xử lý khi có các thông tin về hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam bị ùn ứ tại cảng" - Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản khẳng định.
Cũng theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, các doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng chống Covid-19 của Chính phủ, Bộ Y tế; lưu trữ đầy đủ hồ sơ, bằng chứng về kết quả thực hiện và sẵn sàng cung cấp cho cơ quan thẩm quyền Trung Quốc trong trường hợp được đề nghị kiểm tra trực tuyến.
Trong Công văn số 8471/BNN-QLCL về việc Trung Quốc tăng cường kiểm soát hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chủ động rà soát chương trình quản lý chất lượng, thiết lập, thực hiện các biện pháp phù hợp để kiểm soát hiệu quả mối nguy an toàn thực phẩm và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Chủ động liên hệ với khách hàng/nhà nhập khẩu Trung Quốc để chuẩn bị, cung cấp kết quả thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 tại doanh nghiệp, kể cả kết quả thẩm tra lấy mẫu xác xuất xét nghiệm Covid-19 đối với mẫu bao bì, sản phẩm trước khi xuất khẩu khi được yêu cầu.
Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp đề nghị Ban chỉ đạo, phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh/thành phố cung cấp xác nhận tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn và hiệu quả các biện pháp phòng chống Covid-19 mà doanh nghiệp đã triển khai.
Chủ động rà soát chương trình quản lý chất lượng, thiết lập, thực hiện các biện pháp phù hợp để kiểm soát hiệu quả mối nguy an toàn thực phẩm và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Trong đó, riêng đối với các chỉ tiêu dịch bệnh trên tôm,cần thu thập thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh trên tôm tại các vùng thu hoạch ở địa phương, để nhận diện và có biện pháp kiểm soát dịch bệnh phù hợp, hiệu quả.
Đề nghị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (VASEP) tăng cường phổ biến, quán triệt tới tất cả các doanh nghiệp hội viên nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước đây về việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng chống Covid-19.
890 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Đến hết tháng 10 năm nay, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã vượt mốc 890 nghìn người, tăng gần 317 nghìn người so với cuối năm 2019. Ảnh: VSS. Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, đến hết tháng 10 năm nay, số người tham gia BHXH là 15,67 triệu người, chiếm khoảng 31,8%...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Vụ ép mua quách giá cao: Người dân được trả lại tiền

Tìm người đàn ông cứu một phụ nữ nhảy cầu rồi rời đi lặng lẽ

Tàu cao tốc 5 sao Cần Thơ - Côn Đảo bị cưỡng chế để xử lý nợ

Công an Đà Nẵng giải cứu du khách nước ngoài đứng chênh vênh trên cầu

Đặc điểm biến chủng xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM

Điều tra đối tượng phá hoại ngai vàng trong Đại Nội Huế

Đi theo Google Maps, nữ sinh lạc vào khu vực thủy điện Rào Trăng hoang vu

Thủ tướng: Bộ Công an vào cuộc xử lý ngay những phần tử thao túng thị trường bất động sản

Giám định thương tích shipper bị đánh vì đơn hàng 64.000 đồng ở TPHCM

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT
Có thể bạn quan tâm

Đạo diễn Nhất Trung trở lại với "Giải cứu", cảnh tỉnh bẫy "việc nhẹ, lương cao"
Phim việt
14:25:07 25/05/2025
Ngân Collagen nghi phông bạt kim cương, nhân viên nói hớ làm lộ tẩy?
Netizen
14:04:54 25/05/2025
Ý Nhi nghi bị xử ép, BTC 'dọn đường' cho chủ nhất chiến thắng Top Model, fan tức
Sao việt
13:57:37 25/05/2025
Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới
Xe máy
13:32:21 25/05/2025
Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn
Ôtô
13:27:24 25/05/2025
Châu Tấn: quốc bảo diễn xuất Cbiz, ngưỡng ngũ tuần vẫn ăn đứt thế hệ mỹ nhân trẻ
Sao châu á
13:09:23 25/05/2025
Doãn Hải My khoe chân dài, visual "bạch nguyệt quang", nhưng spotlight thuộc về "đôi giày thị phi" khiến Văn Hậu bị đồn sa sút
Sao thể thao
13:01:30 25/05/2025
Justin Bieber lộ diện giữa tin phá sản: Mặt biến dạng nghi dùng chất cấm, bị tẩy chay vì 1 lý do
Nhạc quốc tế
12:56:51 25/05/2025
Hailey Bieber lặng lẽ thắng lớn sau khi bị Justin thường! Hôn nhân rạn ?
Sao âu mỹ
12:43:59 25/05/2025
3 góc thường bị bỏ quên trong nhà đặt đúng một chậu cây là ngăn được thất thoát tiền bạc
Sáng tạo
12:12:11 25/05/2025