Điều gì khiến người trẻ chọn học ngành đặc biệt?

Giao tiếp với học sinh bằng ngôn ngữ ký hiệu , hỗ trợ những trẻ bị chậm về thể chất và tinh thần được học tập, phát triển tốt nhất,…là những lý do mà người trẻ chọn học ngành giáo dục đặc biệt.

Điều gì khiến người trẻ chọn học ngành đặc biệt? - Hình 1

Như Phương trong một giờ lên lớp dạy trẻ đặc biệt – NGUYỄN ĐIỀN

Không theo đuổi những ngành học đang “hot” mang lại thu nhập cao, những người trẻ này đã lựa chọn trở thành giáo viên dạy trẻ khuyết tật với động lực lớn nhất là sự đam mê và tình thương của mình dành cho những đứa trẻ kém may mắn.

Sau lần tình cờ xem một bản tin thời sự có phần ngôn ngữ ký hiệu đính kèm cho những người khiếm thính, Hồ Như Phương, sinh viên năm cuối ngành giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư phạm TP. HCM đã ấp ủ ước mơ trở thành cô giáo dạy trẻ “đặc biệt”.

Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?

Từng bị cho là học sinh cá biệt

Trong chút ký ức của mình, Như Phương chia sẻ từng bị cho là học sinh cá biệt vì học chậm, khó hòa nhập được với mọi người, phải bị gom vào học một lớp riêng… Đến THPT, cô gái này mới dần tìm lại được bản thân mình, Phương học giỏi những môn xã hội , thích đọc sách, tự tìm cho mình phương pháp để tiếp cận với cuộc sống bình thường, hòa đồng với mọi người hơn. Nhờ những trải nghiệm đặc biệt của thời tiểu học mà Như Phương càng thêm yêu thương và hiểu những đứa trẻ có khiếm khuyết cần được giúp đỡ đúng cách.

“Phải đặt mình vào vị trí của các em, khám phá thế giới của người khuyết tật để hiểu họ, từ đó sử dụng những kiến thức được học để giúp họ tốt hơn mỗi ngày”, Như Phương chia sẻ. Ngoài giúp đỡ, theo Như Phương, nhiệm vụ của sinh viên theo ngành “đặc biệt” còn là việc nâng cao nhận thức của xã hội với những người khuyết tật, làm cho cuộc sống ngày càng công bằng và phát triển hơn.

Học để hiểu trẻ tự kỷ hơn

Cùng ấp ủ giấc mơ trở thành giáo viên dạy trẻ đặc biệt ngay từ khi còn là học sinh THPT Hoàng Trọng Tiến, sinh viên năm cuối ngành giáo dục đặt biệt trường ĐH Sư phạm TP. HCM, cho biết được truyền cảm hứng và yêu thích ngành này sau khi được tham gia một sự kiện tuyên truyền để tăng sự hiểu biết về trẻ tự kỷ. Tại sự kiện này, Trọng Tiến đã được trải nghiệm cảm giác của một người tự kỷ thông qua kính thực tế ảo, sự hỗn độn, xáo trộn,…là cảm giác mà kính thực tế ảo mang lại đã khiến chàng trai trẻ hiểu hơn về trẻ tự kỷ và tự nhủ rằng bản thân phải làm gì đó để giúp đỡ họ.

Vậy là, trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017, Trọng Tiến mạnh dạng sử dụng tổ hợp C00 để xét tuyển vào ngành giáo dục đặt biệt. Là một trong 2 sinh viên nam hiếm hoi trúng tuyển vào ngành giáo dục đặc biệt, Trọng Tiến cho biết khi có đam mê và quyết tâm theo đuổi thì bạn sẽ thành công.

“Đa số chọn ngành này điều là các bạn nữ nhưng mình tin rằng lòng yêu thương là thứ luôn có trong mỗi con người chúng ta vì vậy nếu các bạn đủ lòng trắc ẩn, đủ nhiệt huyết để giúp đỡ những trẻ khuyết tật thì dù là nam hay nữ thì bạn cũng sẽ thành công với sự lựa chọn đó” Trọng Tiến chia sẻ.

Video đang HOT

Điều gì khiến người trẻ chọn học ngành đặc biệt? - Hình 2

Thầy giáo tương lai Trọng Tiến đang giao tiếp với học trò bằng ngôn ngữ ký hiệu – NGUYỄN ĐIỀN

Lòng yêu thương giúp theo đuổi ngành học đến cùng

Là sinh viên nam hiếm hoi của khóa K43 ngành giáo dục đặc biệt, Phạm Sỉ Thụy đến với ngành này là một cái “duyên”. Trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 Sỉ Thụy đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1, 2 lần lượt là ngành quản trị kinh doanh và quản trị du lịch -lữ hành nhưng không đỗ. Qua sự tìm hiểu và vận động của thầy cô, Thụy được biết giáo dục đặc biệt là ngành đang cần nguồn nhân lực và cơ hội việc làm rất lớn nên quyết định đăng ký làm nguyện vọng 3. Theo Sỉ Thụy, “nghề đã chọn mình” nên đã cố gắng theo học.

Điều gì khiến người trẻ chọn học ngành đặc biệt? - Hình 3

Sỉ Thụy trong một giờ lên lớp dạy trẻ đặc biệt – NGUYỄN ĐIỀN

Những ngày đầu vì là con trai nên gặp khó khăn trong những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận như làm đồ dùng dạy học, chăm sóc trẻ,…nhưng sau thời gian được học tập nhiều kiến thức bổ ích, tiếp xúc những trẻ em “đặc biệt”, chàng trai 9X đã nhận ra lòng yêu thương là thứ đã giữ chân mình theo đuổi ngành này đến cùng: ” Mỗi ngày điều sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với các em, điều này khiến mình hiểu được những suy nghĩ của những đứa trẻ khiếm thính. Nhìn thấy học trò nói “con yêu thầy” qua cử chỉ của đôi bàn tay bé nhỏ khiến mình càng thương, muốn gắn bó lâu dài để giúp các em phát triển một cách toàn diện nhất” Sỉ Thụy chia sẻ.

Hiện tại, những người trẻ lựa chọn ngành giáo dục đặc biệt đang bước vào đợt thực tập cuối cùng để chuẩn bị hành trang cho chặn đường giúp đỡ những đứa trẻ khiếm khuyết được học tập, phát triển,…và hòa nhập hơn. Tuy phía trước còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng bằng tình yêu thương và nhiệt huyết những người trẻ này sẽ vượt qua và trở thành người thầy mẫu mực.

Vun đắp ước mơ cho trẻ khuyết tật

Trẻ khuyết tật là những trẻ bị khiếm khuyết về mặt cấu trúc cơ thể, là những trẻ bị suy giảm về chức năng của bản thân, bị hạn chế các khả năng hoạt động, khó khăn trong quá trình sinh hoạt, học tập, vui chơi và lao động.

Để các em không bị bỏ lại phía sau, những năm vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã có rất nhiều hoạt động thiết thực nhăm thúc đẩy va nâng cao chât lương giáo dục hòa nhập, thực hiện quyền và cơ hội của trẻ khuyết tật được chăm sóc, giáo dục thường xuyên, có chất lượng.

Vun đắp ước mơ cho trẻ khuyết tật - Hình 1

Nguyễn Đăng Khôi, học sinh lớp 4A3, Trường Tiểu học Trưng Vương (TP Uông Bí) bị khuyết tật vận động, trong giờ ăn trưa phải cần sự hỗ trợ của cô giáo.

Vượt lên số phận

Sinh ra không được may mắn lành lặn, khỏe mạnh như bao bạn bè khác, ngay từ nhỏ Nguyễn Đăng Khôi (học sinh lớp 4A3, Trường Tiểu học Trưng Vương, TP Uông Bí) đã bị khuyết tật vận động. Hai tay, hai chân của em thường xuyên run rẩy, khó đi lại, sinh hoạt. Mặc dù vậy, bằng ý chí và nghị lực của mình, Đăng Khôi đã vượt lên số phận, rất thích được đến trường, học tập, tiếp thu tốt, ngoan ngoãn, được thầy cô yêu thương, bạn bè quý mến.

Lần đầu gặp Khôi, cảm nhận của chúng tôi về em là rất hiền lành, ngoan ngoãn. Ẩn sau đôi mắt sáng là nghị lực và ý chí phi thường chiến thắng mọi khó khăn, bệnh tật. Ngồi trong lớp, Khôi rất nghiêm túc, chịu khó nghe cô giáo giảng bài. Bàn tay run rẩy, nhưng em vẫn cố gắng cầm bút, nắn nót từng chữ viết, dù không được đẹp như các bạn. Trò chuyện với chúng tôi, Khôi nói chậm, hơi khó nghe, nhưng đủ ý.

Đồng hành cùng Khôi trên lớp từ đầu năm học đến nay là cô giáo chủ nhiệm Vũ Thị Nga. Cô giáo Nga như người mẹ thứ hai của Khôi ở trường học, từ việc giúp Khôi ăn uống, đi lại, hay dìu Khôi đi vệ sinh, cô đều hỗ trợ mà không nề hà.

Cô giáo Nga chia sẻ: Em Khôi nhiều hơn các bạn cùng lớp 2 tuổi. Tưởng rằng đôi tay, đôi chân run rẩy, khó vận động thì khó có thể học tập, viết chữ và hòa nhập tại trường học, thế nhưng Khôi có nỗ lực phi thường, dù chịu thiệt thòi hơn các bạn, nhưng em rất chịu khó học tập, tiếp thu tốt. Thành tích học tập của Khôi đứng ở tốp đầu trong lớp.

Vun đắp ước mơ cho trẻ khuyết tật - Hình 2

Dù bị khuyết tật nhưng Nguyễn Đăng Khôi (bên trái), Trường Tiểu học Trưng Vương (TP Uông Bí) vẫn rất nỗ lực, đạt thành tích cao trong học tập, được bạn bè yêu mến.

Qua lời kể của cô giáo Vũ Thị Nga, Khôi bị khuyết tật từ nhỏ, bố mẹ của em đều là công nhân, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng đi rất nhiều nơi, hết lòng chạy chữa cho Khôi. Từ năm lớp 1, ngày nào cũng vậy, dù mưa hay nắng, cha mẹ Khôi cũng đều cố gắng đưa em đến trường, để Khôi được hòa nhập và được học hành như những đứa trẻ bình thường khác.

Cô giáo Ngô Thị Huế, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trưng Vương, cho hay: Năm học này, trường có 12 học sinh gặp tình trạng khó khăn về nhận thức, hành vi và các yếu tố của học sinh phổ tự kỷ, nhưng thực tế toàn trường mới có 9 học sinh có giấy chứng nhận học sinh khuyết tật do UBND phường xác nhận. Một số phụ huynh chưa có hiểu biết đầy đủ, nên không muốn làm hồ sơ khuyết tật cho con, mặc dù giáo viên chủ nhiệm và bộ phận tư vấn nhà trường đã trao đổi và tư vấn.

Câu chuyện của Nguyễn Đăng Khôi, Trường Tiểu học Trưng Vương (TP Uông Bí), có lẽ sẽ truyền cảm hứng cho rất nhiều học sinh, trẻ khuyết tật trong tỉnh về nghị lực, sự cố gắng vươn lên trong cuộc sống, học tập.

Thực tế tại Quảng Ninh đang có rất nhiều tấm gương học sinh khuyết tật nghị lực, nỗ lực, với mong muốn trở thành con người có ích cho xã hội. Đồng thời, cũng có nhiều giáo viên với sự kiên trì, tình yêu thương, sự tận tụy đang từng ngày hỗ trợ tích cực, là chỗ dựa ở trường học cho các học sinh khuyết tật, tự kỷ của mình.

Vun đắp ước mơ cho trẻ khuyết tật - Hình 3

Phòng dành cho công tác hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại Trường Tiểu học Bình Khê (TX Đông Triều). (Ảnh do nhà trường cung cấp)

Còn đó những khó khăn

Tại Quảng Ninh, tính đến hết năm học 2019-2020, số trường có trẻ em khuyết tật, tự kỷ học hòa nhập là 334/573 trường (chiếm 71,3%) tương ứng với 1.355 nhóm, lớp. Tỷ lệ trẻ khuyết tật, tự kỷ có khả năng học tập được tham gia học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục là 1.502/1.513 học sinh, chiếm 99,2%.

Đặc biệt quan tâm đến nội dung này, ngày 14/8/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2392/QĐ-UBND về đề án Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 2392).

Nhờ có đề án, công tác huy động học sinh khuyết tật, tự kỷ học hòa nhập được duy trì và nâng cao theo các cấp học. Nhiều học sinh khuyết tật ở mức độ nhẹ đã hoàn thành chuẩn kiến thức, kỹ năng một số môn học.

Kết thúc năm học 2019-2020, số trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ tham gia học hòa nhập cấp tiểu học hoàn thành chương trình học tập đạt 82,6%. Số trẻ khuyết tật, tự kỷ học hòa nhập cấp học THCS hoàn thành chương trình học tập đạt 94,7%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Toàn tỉnh hiện có 40 phòng dành cho công tác hỗ trợ giáo dục hòa nhập (tăng 27 phòng so với năm 2015), tuy nhiên chưa đạt được chỉ tiêu của Đề án 2392 là 50% số cơ sở giáo dục tổ chức giáo dục hòa nhập có phòng hỗ trợ đặc biệt hoạt động tư vấn, trợ giúp công tác giáo dục hòa nhập. Hiện nay, tỷ lệ này mới đạt 11,9%.

Vun đắp ước mơ cho trẻ khuyết tật - Hình 4

Cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh hướng dẫn 2 em Trịnh Quốc Trường, Phạm Thị Ngân Hà, khuyết tật vận động, Trường Tiểu học Nguyễn Bình (TX Đông Triều), hoàn thành bài tập. (Ảnh do nhà trường cung cấp)

Cùng với đó, theo ghi nhận, học sinh khuyết tật hoặc tự kỷ ở mức độ nặng khi tham gia học hòa nhập còn gặp nhiều khó khăn, nhiều trẻ bị tật nặng, sức khỏe, tâm lý diễn biến phức tạp, giáo viên dạy hòa nhập không xử lý được do không có chuyên môn chuyên sâu, ảnh hưởng đến khả năng hoà nhập của trẻ. Có hiện tượng trẻ đã ra lớp, nhưng phải bỏ học giữa năm học, làm ảnh hưởng chung đến công tác tổ chức lớp học của các học sinh khác.

Mặt khác, nhiều trường, lớp có số học sinh vượt quá quy định về định biên sĩ số trên lớp, chưa thực hiện được việc giảm trừ sĩ số khi trong lớp có học sinh khuyết tật tham gia học hòa nhập, nên giáo viên bị áp lực khi giảng dạy những lớp có học sinh khuyết tật.

Cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ công tác giáo dục hòa nhập nhìn chung tại các cơ sở giáo dục chưa được chú ý đầu tư, thiết kế riêng cho học sinh khuyết tật, chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

Với những trẻ khiếm thính, khiếm thị, do chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, một số gia đình có điều kiện đã đưa trẻ đi các thành phố lớn có trung tâm hỗ trợ, hoặc các trường lớp chuyên biệt để hỗ trợ, hòa nhập.

Còn lại những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đưa trẻ đi can thiệp, hỗ trợ, nên còn một tỷ lệ trẻ khuyết tật có khả năng học tập, nhưng chưa được hỗ trợ giáo dục hòa nhập.

Bà Nguyễn Thị Tâm, Phó trưởng Phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD&ĐT), cho biết: Dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành vẫn sẽ đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Thời gian tới, Sở sẽ tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên sâu kỹ năng dạy hòa nhập học sinh khuyết tật theo từng dạng tật. Cùng với đó, triển khai hoạt động các phòng, góc hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại nơi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên, nhân viên. Tăng cường kiểm tra, tư vấn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục về kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật...

Mong rằng, bằng nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với từng trường, từng cấp học, công tác giáo dục cho trẻ khuyết tật sẽ được tỉnh, ngành Giáo dục quan tâm hơn nữa trong những năm tới. Để từ đó, giáo viên bớt áp lực và học sinh khuyết tật thêm tự tin, vươn lên trong học tập như các bạn cùng trang lứa.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khung cảnh "ngoài sức tưởng tượng" bên trong Vạn Hạnh Mall lúc nửa đêmKhung cảnh "ngoài sức tưởng tượng" bên trong Vạn Hạnh Mall lúc nửa đêm
07:01:28 26/05/2025
Chồng Đoàn Di Băng 'sa lưới' có động thái 'tiêu hủy' dấu vết, lộ thành phần cấm?Chồng Đoàn Di Băng 'sa lưới' có động thái 'tiêu hủy' dấu vết, lộ thành phần cấm?
07:00:42 26/05/2025
Tình tin đồn kém 5 tuổi của Miu Lê: Cao 1m9 visual "hết nước chấm", gia thế không phải dạng vừaTình tin đồn kém 5 tuổi của Miu Lê: Cao 1m9 visual "hết nước chấm", gia thế không phải dạng vừa
07:14:33 26/05/2025
Đám cưới bí ẩn nhất Vbiz: Tổ chức linh đình nhưng không ai hay, dâu rể chỉ lộ diện qua ảnh "team qua đường"Đám cưới bí ẩn nhất Vbiz: Tổ chức linh đình nhưng không ai hay, dâu rể chỉ lộ diện qua ảnh "team qua đường"
06:27:13 26/05/2025
Tôi và em chồng làm cùng công ty nhưng lại ghét nhau đến mức chỉ muốn làm sao cho đối phương mất việcTôi và em chồng làm cùng công ty nhưng lại ghét nhau đến mức chỉ muốn làm sao cho đối phương mất việc
07:12:01 26/05/2025
Họp phụ huynh về tôi không biết phải đối mặt với con mình thế nào, điểm nó kém nhưng người "sợ hãi" lại là tôiHọp phụ huynh về tôi không biết phải đối mặt với con mình thế nào, điểm nó kém nhưng người "sợ hãi" lại là tôi
08:26:57 26/05/2025
Vì sao "gánh xiếc Cbiz" hết thời làm loạn ở Cannes?Vì sao "gánh xiếc Cbiz" hết thời làm loạn ở Cannes?
06:05:57 26/05/2025
Nữ diễn viên 'Lật mặt 8' tuổi 54 viên mãn, được chồng cựu công an cưng chiềuNữ diễn viên 'Lật mặt 8' tuổi 54 viên mãn, được chồng cựu công an cưng chiều
07:09:37 26/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Loài rắn lục chỉ có tại Việt Nam, sở hữu lớp vảy màu sắc sặc sỡ

Loài rắn lục chỉ có tại Việt Nam, sở hữu lớp vảy màu sắc sặc sỡ

Lạ vui

09:12:33 26/05/2025
Giữa những cánh rừng rậm rạp ở vùng núi tỉnh Quảng Bình, loài rắn độc với lớp vảy sặc sỡ như ngọc ẩn hiện trong các thảm lá rừng. Đây là loài rắn đặc hữu, hiếm gặp và chỉ được phát hiện tại Việt Nam.
Smartphone mạnh bậc nhất thế giới, đa sắc màu, pin 6.000mAh, camera selfie 50MP, giá chưa tới 11 triệu đồng

Smartphone mạnh bậc nhất thế giới, đa sắc màu, pin 6.000mAh, camera selfie 50MP, giá chưa tới 11 triệu đồng

Đồ 2-tek

09:12:15 26/05/2025
Xiaomi vừa ra mắt Civi 5 Pro - mẫu smartphone đẹp lịm tim , cấu hình mạnh, camera chất lượng như máy ảnh chuyên nghiệp, lại còn pin trâu bò 6.000mAh, xứng đáng là chiến thần sống ảo và cày game chính hiệu cho thế hệ trẻ thời đại số.
Vén màn thế giới 'Dưới đáy hồ' ma mị: Thử thách từ rêu 'nhân vật kể chuyện' cực kỳ đặc biệt

Vén màn thế giới 'Dưới đáy hồ' ma mị: Thử thách từ rêu 'nhân vật kể chuyện' cực kỳ đặc biệt

Hậu trường phim

09:10:25 26/05/2025
Dưới đáy hồ đã chọn cách tiếp cận mới mẻ mà gần gũi với giới trẻ thông qua kỹ thuật hóa trang, trang phục và thiết kế bối cảnh, ánh sáng.
Rating 94% trên Steam, tựa game này lại vừa đạt "đỉnh cao" mới, tất cả chỉ nhờ một điều

Rating 94% trên Steam, tựa game này lại vừa đạt "đỉnh cao" mới, tất cả chỉ nhờ một điều

Mọt game

09:09:58 26/05/2025
Dù từng có thời gian các tựa game như Industry Giant thống lĩnh thể loại mô phỏng dây chuyền sản xuất, nhưng trong những năm gần đây, sân chơi này đã trở nên đông đúc và khốc liệt hơn nhiều.
Mason Thames và Nico Parker đốt cháy 'Bí kíp luyện Rồng' bằng visual và chemistry bùng nổ!

Mason Thames và Nico Parker đốt cháy 'Bí kíp luyện Rồng' bằng visual và chemistry bùng nổ!

Phim âu mỹ

09:05:58 26/05/2025
Khi cùng chung khung hình, cả hai tạo nên một sức hút kỳ lạ làm sống lại huyền thoại gốc đồng thời thổi vào đó năng lượng hiện đại của Gen Z.
Huỳnh Hiểu Minh lập di chúc, 35.000 tỷ Diệp Kha không có 1 xu, chuyện gì đây?

Huỳnh Hiểu Minh lập di chúc, 35.000 tỷ Diệp Kha không có 1 xu, chuyện gì đây?

Sao châu á

09:05:31 26/05/2025
Sau khi công khai mối quan hệ với Diệp Kha vào ngày 19/9/2024, diễn viên Huỳnh Hiểu Minh tiếp tục khiến công chúng bất ngờ khi được tiết lộ đã bí mật có con gái với hot girl này.
Cha tôi, người ở lại - Tập 43: An - Nguyên lén lút hẹn hò, bị cả nhà bắt quả tang

Cha tôi, người ở lại - Tập 43: An - Nguyên lén lút hẹn hò, bị cả nhà bắt quả tang

Phim việt

08:58:51 26/05/2025
Trong trích đoạn giới thiệu tập 43 trên đây, Việt ngồi sẵn ở phòng khách để bắt quả tang An và Nguyên đi chơi cùng nhau về.
Mẹ phản đối bạn trai tôi chỉ vì đã "nhắm" cho con người khác

Mẹ phản đối bạn trai tôi chỉ vì đã "nhắm" cho con người khác

Góc tâm tình

08:52:25 26/05/2025
Mẹ đã nhắm cho tôi con trai của một người bạn nên khi tôi mới nói đến chuyện đưa người yêu về ra mắt, mẹ ra sức ngăn cản.
Danh sách thiết bị Xiaomi, Redmi và POCO được cập nhật Android 16

Danh sách thiết bị Xiaomi, Redmi và POCO được cập nhật Android 16

Thế giới số

08:49:38 26/05/2025
Dòng Redmi cũng không kém cạnh khi nhiều mẫu máy tầm trung và cao cấp được xác nhận nằm trong lộ trình cập nhật. Đáng chú ý có các dòng Redmi Note 14, Note 13, K80, K70, K60 và cả các dòng giá rẻ như Redmi 14C hay Redmi A4 5G.
Đông Nhi - Ông Cao Thắng: 16 năm ngọt ngào, có 2 con vẫn như "lúc mới yêu"

Đông Nhi - Ông Cao Thắng: 16 năm ngọt ngào, có 2 con vẫn như "lúc mới yêu"

Sao việt

08:35:35 26/05/2025
Bước sang tuổi 37, Đông Nhi vẫn giữ được vẻ ngoài trẻ trung, sự nghiệp vững vàng và tổ ấm hạnh phúc bên Ông Cao Thắng.
Sang tháng 5 Âm lịch, 4 con giáp này "vận đỏ như son", gặp nhiều may mắn, không bon chen vẫn bùng nổ tài lộc

Sang tháng 5 Âm lịch, 4 con giáp này "vận đỏ như son", gặp nhiều may mắn, không bon chen vẫn bùng nổ tài lộc

Trắc nghiệm

08:03:26 26/05/2025
Theo tử vi, sang tháng 5 Âm lịch, những con giáp này sẽ đổi vận giàu sang, ít khi phải lo lắng về kinh tế. ieo quẻ may mắn 12 con giáp tuần mới (26/5 - 1/6): Mão nhiều tài lộc, Sửu nên chậm lại,