Điều ít biết về cuộc đời Bộ trưởng Nhập cư Canada
16 tuổi đến thành phố Toronto xin tị nạn, 25 năm sau được bầu là Nghị sỹ đầu tiên người Canada gốc Somalia, ông Ahmed Hussen còn tạo ra một mốc lịch sử quan trọng khác – đó là trở thành người nhập cư đầu tiên giữ chức Bộ trưởng Nhập cư, tị nạn và quốc tịch của Canada từ tháng 1-2017.
Bộ trưởng Ahmed Hussen (trái) và Thủ tướng Canada Justin Trudeau (Ảnh: AP)
Dù ông Ahmed Hussen khá kiệm lời khi nói về cuộc đời mình nhưng nhiều người thán phục về hành trình vượt khó đầy chông gai của ông.
Ông Ahmed Hussen lớn lên ở Somalia, là con út trong gia đình có 6 anh chị em. Cả bố mẹ ông đều mù chữ, nhưng người mẹ rất coi trọng việc học hành, thuê gia sư cho con trai mỗi ngày sau giờ học. Khi nội chiến lan tới khu phố của họ ở Mogadishu năm 1991, gia đình họ đã lên một chiếc xe tải lớn sơ tán trong đêm, rồi sống tha hương tại các trại tị nạn ở Mombasa và Nairobi, Kenya.
2 năm sau khi rời bỏ quê hương, bố mẹ Ahmed Hussen cho biết đã mua được 1 chiếc vé tới Toronto – nơi mà 2 người anh của ông đã chuyển tới nhiều năm trước. Lần đầu tiên đặt chân đến Canada, Ahmed đã gặp ngay tiết trời lạnh giá mà quê hương ông không bao giờ có. Do cả hai anh đều bận rộn với công việc của mình, năm 1994, ông bắt đầu sống một mình.
Nhớ lại những năm tháng đầu tiên này, ông Hussen nói: “Hành trình của việc định cư thực sự rất dài và sự hội nhập rất khó. Bạn phải xác định những điều lớn lao cũng như những thứ nhỏ nhặt hàng ngày”. Không có tiền ăn, Ahmed Hussen quên đi cái đói bằng cách tham gia 2 đội điền kinh và vùi mình trong thư viện công cộng. Chính những đêm giấu mình trong thư viện đã giúp cho ông sau này nắm bắt gần như bách khoa về lịch sử thế giới. Khoảng thời gian đó, Chính phủ Canada ngừng cấp thẻ thường trú cho người Somalia, vì thế Ahmed Hussen còn bỏ lỡ học bổng học cao đẳng thể thao ở Mỹ do không có giấy tờ hợp pháp.
Video đang HOT
Ông chuyển tới Toronto, vừa đi học vừa làm thêm ở nơi mà quãng đường di chuyển mất 2 tiếng đồng hồ. Mỗi buổi sáng, ông rời nhà lúc 5h30 đi hai chuyến xe điện ngầm, một chuyến xe buýt và sau cùng là đi bộ 20 phút mới đến chỗ làm. Tuy nhiên, tiền công cũng giúp ông đủ trang trải cho năm học đầu tiên của mình tại trường Đại học York, nơi ông nghiên cứu lịch sử.
Được một chính khách địa phương giúp đỡ, Ahmed Hussen dù đang đi học đã được nhận làm tiếp tân cho ông Dalton McGuinty, khi đó là lãnh đạo phe đối lập của Ontario. Năm 2003, ông McGuinty thắng cử, trở thành Thủ hiến bang Ontario và ở tuổi 27, ông Hussen được chọn vào đội ngũ cố vấn của ông McGuinty. 2 năm sau, ông bắt đầu học luật và tham gia tổ chức hoạt động vì cộng đồng. Trở thành luật sư hoạt động độc lập, ông chủ yếu đại diện cho người nhập cư. Ông cũng kết hôn với một người nhập cư Somalia, họ đã có 3 con.
Trong những tháng đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng, ông Hussen đã gây dựng được uy tín nhờ vững vàng chèo lái trên lĩnh vực khó khăn nhất của Canada, đó là mở rộng cánh cửa cho người nhập cư và người tị nạn trong khi những cánh cửa đóng sầm ở nơi khác. Tình hình trở nên khó khăn hơn trong những tuần gần đây, người cư trú bất hợp pháp ở Mỹ lo sợ việc bị trục xuất ồ ạt xin vào Canada, làm quá tải hệ thống xử lý đơn tị nạn của nước này. Dù áp lực nhưng ông Hussen vẫn rất bình tĩnh, vừa đóng cửa biên giới, vừa phối hợp chặt chẽ với đối tác Mỹ và cộng đồng người nhập cư ở Mỹ để khuyên họ cần tỉnh táo vì Canada không mở cửa biên giới tự do.
Nói về thành công của mình, Bộ trưởng Ahmed Hussen chỉ khiêm tốn thừa nhận: “Trải nghiệm của tôi không phải là duy nhất, Canada mỗi năm thu nhận rất nhiều dân tị nạn. Với tôi, đóng góp cho Canada là mong muốn của bản thân”.
Theo Yến Chi
An ninh thủ đô
Tìm thấy nhẫn kim cương trên củ cà rốt sau 13 năm thất lạc
Một cụ bà người Canada làm rơi nhẫn đính hôn trong trang trại của gia đình 13 năm trước và đã bất ngờ tìm lại được nó trong tình trạng thít quanh một củ cà rốt.
Củ cà rốt "đeo" chiếc nhẫn kim cương (Ảnh: BBC)
Cụ Mary Grams năm nay đã 84 tuổi. Năm 2004, cụ vô tình đánh rơi chiếc nhẫn kim cương đính hôn khi đang nhổ cỏ dại trong trang trại của gia đình ở Alberta, Canada. Cụ và con trai đã đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Cụ đã rất buồn và khóc rất nhiều khi nghĩ rằng mình đã đánh mất vật kỉ niệm quý giá.
Đó là chiếc nhẫn mà cụ bà Grams đã đeo hơn 50 năm, từ khi chồng chưa cưới là cụ Norman tặng cho cụ năm 1951. Khi sự việc xảy ra, cụ bà Grams đã giấu chồng đi mua một chiếc nhẫn khác để thay thế và coi như không có chuyện gì xảy ra. Cụ đã giữ bí mật này với tất cả mọi người, trừ con trai mình, trong hơn một thập niên qua.
Nhưng một điều bất ngờ đã xảy ra khi đầu tuần này, con dâu của cụ Grams mang tới một củ cà rốt kì lạ. Nó có một chiếc nhẫn thít quanh thân và đó chính là chiếc nhẫn kim cương mà cụ Grams đánh rơi 13 năm trước.
"Tôi nhận ra nó ngay lập tức. Con dâu tôi đã tìm thấy nó khi đi nhổ cà rốt để nấu bữa tối", cụ Grams cho biết.
Colleen Daley, con dâu của cụ Grams, cho hay bà không hề nhận ra sự khác biệt khi nhổ củ cà rốt lên, thậm chí còn định vứt nó đi vì thấy hình thù quá kì dị. Tuy nhiên sau khi nghĩ lại, bà đem củ cà rốt đi rửa và phát hiện ra chiếc nhẫn.
Bà Daley nghĩ rằng chiếc nhẫn chỉ có thể thuộc về bà hoặc mẹ chồng vì không có người phụ nữ nào khác sống trong trang trại. Sau khi bà Daley nói chuyện với chồng, ông lập tức nhớ ra chuyện mẹ đánh rơi nhẫn nhiều năm trước.
Sau khi tìm lại được chiếc nhẫn, cụ bà Grams ước gì mình đã nói sự thật với chồng, nhưng rất tiếc, cụ ông đã qua đời 5 năm trước. Bà rất vui vì vẫn đeo vừa chiếc nhẫn sau từng đó năm.
"Nếu phải ra ngoài hay đi làm gì đó, tôi sẽ cất chiếc nhẫn ở một nơi an toàn. Đó là điều tôi nên làm", cụ Grams nói.
Cụ Grams không phải người duy nhất tìm thấy nhẫn sau nhiều năm thất lạc. Năm 2011, một phụ nữ ở Thụy Điển đã tìm thấy chiếc nhẫn cưới mà bà làm mất 16 năm trước trong vườn cà rốt.
Nhật Minh
Theo BBC
Mục sư Canada lần đầu kể về cuộc sống ở nhà tù Triều Tiên Mục sư người Canada, người vừa được Triều Tiên trả tự do, đã mô tả cuộc sống biệt giam trong tù là vô cùng cô đơn, với điều kiện sống và lao động khắc nghiệt. Mục sư Lim bế cháu gái sau khi được phóng thích (Ảnh: Reuters) Ngày 13/8, mục sư Canada gốc Hàn Quốc Hyeon Soo Lim, 62 tuổi, đã kể...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza

Kế hoạch của Nhật bơm năng lượng vũ trụ về Trái Đất

Trung Quốc bắt đầu quá trình xây dựng siêu máy tính trong không gian

Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn
Có thể bạn quan tâm

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Góc tâm tình
05:04:45 20/05/2025
Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025