Điều quan trọng nhất để chống tiêu cực trong dạy thêm, học thêm
Vừa qua, đọc báo điện tử Dân trí, tôi thấy vấn đề dạy thêm, học thêm đang được mổ xẻ khá nhiều theo hướng phê phán các tiêu cực. Tôi cũng có vài ý kiến, nhằm làm rõ hơn vấn đề này và nhấn mạnh một cách đơn giản để khắc phục các tiêu cực đó.
Dưới đây là ý kiến của một giáo viên THPT về việc dạy thêm, học thêm:
Năm học mới 2012 – 2013 vừa bắt đầu, nhiều vấn đề không mới nhưng vẫn đang là tâm điểm trao đổi của dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có vấn đề dạy thêm, học thêm. Là một giáo viên (GV) trong ngành giáo dục, tôi cũng xin đóng góp vài ý kiến cá nhân nhằm làm rõ hơn vấn đề này và nhấn mạnh một cách đơn giản để khắc phục các tiêu cực trong dạy thêm, học thêm.
Trước hết, chúng ta cần có cái nhìn khách quan về vấn đề dạy thêm, học thêm.
(Ảnh minh họa)
Theo quan điểm của tôi, học thêm không phải là vấn đề xấu, đó là một nhu cầu. Chẳng hạn như bạn thức dậy lúc 4 giờ sáng để học thêm một nội dung nào đó, bạn cần bổ sung kiến thức một phần hay rộng ra là học thêm một kĩ năng, học thêm một nghề… Có cầu ắt có cung, vì thế dạy thêm, học thêm là khách quan. Qua tìm hiểu, tôi thấy ở các nước đều có cả, chỉ khác nhau về hình thức và cách làm mà thôi. Cấm đoán cứng nhắc hay nhìn nhận về nó một cách cực đoan đều không đúng.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc tổ chức dạy thêm, học thêm hiện nay có nhiều tiêu cực, gây nhức nhối trong xã hội. Nhiều tổ chức, cá nhân lách quy định, hoạt động dạy, học thêm không hiệu quả, thiếu trách nhiệm. Nhiều thầy cô dùng hình thức này hay hình thức khác để ép học sinh (HS) học thêm, đối xử không công bằng với HS, cắt xén chương trình chính khóa, tiêu cực trong kiểm tra, thi cử và đánh giá… Hậu quả của cái mặt trái trên kia là rất tệ hại, nó làm hỏng cách học sáng tạo của HS, gây lãng phí thời gian, công sức và tiền của, làm xấu đi hình ảnh của ngành giáo dục. HS và phụ huynh là đối tượng trực tiếp và đầu tiên chịu thiệt thòi.
Bộ GD-ĐT đã có nhiều quy định về dạy thêm, học thêm và gần đây nhất là Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT song việc triển khai chưa đồng bộ, chưa thực chất nên hầu như không có chuyển biến gì. Thông tư có nhiều quy định song vẫn mang nặng tính hình thức, chưa có ràng buộc cụ thể. Theo cá nhân tôi, để tránh tiêu cực, cần làm nhiều việc, song việc đầu tiên và quan trọng nhất là: Cấm GV dạy thêm HS mà mình đang dạy chính khóa.
Video đang HOT
Ở đây, GV được hiểu là tất cả các GV dạy trong trường công lập hay ngoài công lập, dạy thêm được hiểu là dạy thêm ngoài nhà trường. Làm được việc này có thể khắc phục được hầu hết các mặt trái ở trên.
Vậy làm việc đó có khó không? Thực hiện như thế nào?
Xin thưa, quy định này thực hiện rất dễ, đơn giản, hiệu quả mà chẳng tốn kém gì.
Bộ GD-ĐT, các Sở GD-ĐT nhấn mạnh quan điểm này và gửi văn bản đến các trường yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc. Ở các trường, hiệu trưởng trực tiếp triển khai và chịu trách nhiệm. Các GV cần có cam kết bằng văn bản với trường và công khai cho HS, phụ huynh được biết. Nhà trường có thể kiểm tra định kì hoặc đột xuất thông qua hỏi ý kiến HS, phụ huynh trực tiếp, qua phiếu điều tra, thông qua Internet, qua đường dây nóng… Việc xác minh thông tin tôi nghĩ rất đơn giản và có kết quả ngay.
Khi GV làm sai quy định nêu trên, hiệu trưởng cần họp kiểm điểm, kỉ luật tùy mức độ và công khai thông tin, công khai xin lỗi phụ huynh, HS.
Trong trường hợp việc xử lí của hiệu trưởng chưa thoả đáng, phụ huynh, HS có thể đề nghị cấp cao hơn giải quyết.
Thưa các đồng chí hiệu trưởng, nếu các đồng chí vào cuộc một cách kiên quyết theo tinh thần như trên, tôi tin rằng đa số các tiêu cực trong dạy thêm, học thêm sẽ được xóa bỏ.
Trần Mạnh Tùng
Giáo viên Toán, Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội
Theo dân trí
Dạy thêm, cấm thì mặc cấm
Giờ tan học ở cổng Trường tiểu học Kim Liên (Q.Đống Đa, Hà Nội), một trong những điểm nóng nhất của TP mỗi mùa tuyển sinh đầu cấp, không khí tan học có vẻ hơi... bất thường.
Năm học này, Bộ GD-ĐT nêu quyết tâm dẹp bỏ vấn nạn dạy thêm - học thêm tràn lan, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tình trạng này không có gì thay đổi.
Vừa khai giảng đã nhận thông báo học thêm
Giờ tan học ở cổng Trường tiểu học Kim Liên (Q.Đống Đa, Hà Nội), một trong những điểm nóng nhất của TP mỗi mùa tuyển sinh đầu cấp, không khí tan học có vẻ hơi... bất thường. Từng nhóm học sinh (HS), ít thì hơn chục cháu, nhiều thì vài chục cháu rồng rắn nhau theo chân cô giáo hoặc một phụ huynh nào đó để đến một nhà dân ở gần trường học thêm.
Một lớp học thêm tại nhà GV ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) chiều 21.9 và các "thông báo" học thêm ở một trường tại Hà Nội - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Những căn phòng tập thể chật hẹp của người dân ở quanh khu vực trường đóng là nơi "trú ngụ" của những lớp học thêm dạng này. Lớp học được bắt đầu ngay sau giờ tan trường chỉ vài chục phút, đủ thời gian để HS di chuyển hoặc ăn vội một chút gì đó.
Một bà mẹ có con mới vào lớp 1 cho biết: "Một tuần cháu học 2 buổi chiều ở ngay gần trường. Thương con, tôi vẫn cố gắng đến cổng trường cho cháu ăn cái bánh giò hoặc cái xúc xích... để cháu có sức học tiếp. Lớp 1 mà học hành vất vả quá". Còn một phụ huynh có con học lớp 2 chìa cho phóng viên xem tờ thông báo dạy thêm của cô và nói: "Ngày 5.9 mới chân ướt chân ráo đến trường khai giảng năm học mới thì phụ huynh đã nhận được "trát" của cô: "Sáng thứ bảy (8.9), cô bắt đầu dạy thêm từ 8 giờ 15 đến 11 giờ 15. Phụ huynh nào có nhu cầu cho con đi học (không bắt buộc) thì mai cho đến địa chỉ... Đề nghị đi đúng giờ, khi đi mang theo một vở, SGK tiếng Việt".
Vị phụ huynh này bức xúc: "Tôi còn chưa kịp hiểu năm nay con học thế nào. Nếu coi dạy thêm là cách để củng cố kiến thức cho HS yếu kém thì cô cũng phải dạy một thời gian mới có thể phân loại HS. Đằng này, chưa biết năng lực tiếp thu của con ra sao, cô đã tổ chức dạy thêm rồi". Trong thông báo, cô giáo của Trường tiểu học Kim Liên có "mở ngoặc" là học thêm "không bắt buộc", nhưng vị phụ huynh cho biết: "Khi chính cô đã đứng ra mở lớp thì các cháu không muốn cũng phải cố mà theo học".
Vắt kiệt sức học trò
Cũng ngay tại trường này, một HS lớp 4 vẻ mặt phờ phạc vanh vách đọc lịch học dày đặc: "Một tuần 2 buổi chiều con học tới 6 giờ ở lớp học thêm của cô chủ nhiệm thứ bảy con học một cô giáo mà bố mẹ con bảo là dạy giỏi nhất của trường chủ nhật con học ở trung tâm luyện thi vào trường chuyên...". Hỏi ra mới biết, bố mẹ HS này chỉ muốn tìm cô giỏi thực sự để con luyện thi lên cấp 2 ở một trường chuyên nhưng vì cô giáo chủ nhiệm tổ chức nên không thể không đi học, mặc dù cô thì vẫn nói là "không bắt buộc".
Theo tìm hiểu của phóng viên Thanh Niên , không riêng Trường tiểu học Kim Liên, một loạt trường tiểu học ở Hà Nội, dù nội thành hay ngoại thành, phụ huynh và HS cũng rất khó thoát được cảnh bị ép phải học thêm "tự nguyện".
Nhiều năm nay, phụ huynh của Trường tiểu học Ngọc Lâm (Q.Long Biên) vẫn ấm ức với nạn dạy thêm của giáo viên (GV) trường này. Từ lớp 1 cô giáo đã đề nghị phụ huynh phải cho con đi học thêm vì chương trình nặng, vì ở lớp không thể dạy kỹ... Thế là hầu như GV lớp nào cũng đua nhau dạy thêm dù không phải dưới danh nghĩa nhà trường tổ chức. Phụ huynh ở đây cho biết, thường là học thêm vào 2 buổi cuối ngày, học phí dao động từ 50.000 - 70.000 đồng/buổi.
Tương tự, tại Trường tiểu học Trung Giã, huyện Sóc Sơn, cha mẹ HS cũng được phát đơn tự nguyện với nội dung đồng ý cho con học thêm vào sáng thứ bảy tại trường. Thậm chí, cô giáo còn nhiệt tình động viên phụ huynh nào có điều kiện thì đóng luôn tiền học thêm cho cả 9 tháng. Học thêm ở trường chưa đủ, nhiều HS mới chập chững vào lớp 1 còn tiếp tục học thêm sau giờ học theo lớp của cô giáo tổ chức.
Với những người dân ở ngoại thành như Long Biên, Sóc Sơn..., việc học thêm như vậy không những khiến phụ huynh lo lắng vì con phải học quá vất vả mà còn thêm gánh nặng về khoản kinh phí không nhỏ so với thu nhập của đa số người dân ở đây.
Theo mực tím
Giáo sư phải giao tiếp được bằng tiếng Anh Ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh. Ngày 22/9, Người phát ngôn của Bộ Giáo dục Đào tạo, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo, phó giáo sư-tiến sỹ khoa học Phạm Mạnh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sao nam Vbiz kiếm 2,5 cây vàng/đêm: Từng đốt tiền vào các cuộc vui, lao đao vì không có nổi 50.000 đồng trong ví
Sao việt
14:14:54 07/05/2025
Mẫu nhí 10 tuổi mang văn hóa Việt lên sàn diễn quốc tế
Thời trang
14:14:47 07/05/2025
Vợ mới cưới của Uông Tiểu Phi - chồng cũ Từ Hy Viên bị bóc phốt quá khứ không mấy tốt đẹp
Sao châu á
14:11:41 07/05/2025
Thuế quan của Mỹ: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất để ứng phó
Thế giới
14:01:02 07/05/2025
Thiều Bảo Trâm bên trai lạ, bị chê "lụy tình"
Nhạc việt
13:59:05 07/05/2025
Yamaha ra mắt xe tay ga 125cc, phanh ABS, màn hình LCD, giá thấp hơn Honda Lead
Xe máy
13:28:25 07/05/2025
Audi Q6 e-tron bất ngờ xuất hiện tại Việt Nam
Ôtô
13:17:23 07/05/2025
Xả suộc loạt ảnh nóng bỏng của dàn gái xinh nổi tiếng: Đường đua bikini 2025, căng!
Netizen
13:02:26 07/05/2025
Samsung sẽ đưa chip Exynos lên dòng Galaxy S26?
Thế giới số
12:58:45 07/05/2025
Thực hư nam ca sĩ tỷ view ngã "bổ nhào"' tại Met Gala 2025, tranh spotlight của dàn sao hạng A
Nhạc quốc tế
12:47:45 07/05/2025