Điều ước của cô giáo dành cho học sinh vùng khó Tây Nguyên
Nhìn những em học sinh ăn không đủ no, mặc không đủ ấm đến lớp, giáo viên ở vùng khó Tây Nguyên chỉ ước các em được đủ đầy hơn. Thầy cô mong các em sẽ vững bước đến trường để thoát khỏi cái đói, nghèo.
Hoàn cảnh gia đình cô Nga đặc biệt khó khăn, nhưng khi lên lớp cô luôn mang niềm vui, nụ cười đến cho học trò.
Mang nụ cười đến với trò
Cô Nông Thị Nga, giáo viênTrường PTDT bán trú Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, KonTum) có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Bản thân cô bị u nang buồng trứng, chồng bị ung thư gan.
Những tưởng khó khăn, bệnh tật dừng lại ở đây, nhưng nỗi vất vả lại chồng chất lên đôi vai của cô giáo trẻ. Người con đầu 8 tuổi của cô mắc căn bệnh tự kỷ, cô con gái thứ hai mới được 9 tháng tuổi bị viêm ruột, cơ thể còi cọc, ốm yếu. Tất cả tiền bạc hai vợ chồng kiếm được đều dồn vào để chữa trị bệnh tật. Sau nhiều năm điều trị, bệnh tình của hai vợ chồng cô Nga đã thuyên giảm, nhưng sức khoẻ bị giảm sút nhiều.
Cô Nga dạy học cách nhà hơn 40km nên mỗi tuần cô đều chạy xe từ xã Mô Rai về xã Sa Bình (huyện Sa Thầy) lo cho chồng con. Mặc dù cuộc sống chồng chất khó khăn, nhưng mỗi ngày đến lớp cô luôn mang đến niềm vui, tiếng cười cho học trò của mình.
Cô Nga tâm sự, các em học sinh ở xã Mô Rai đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn. Bố mẹ các em chủ yếu làm nông hoặc ai thuê gì làm nấy nên việc lo đủ cái ăn còn khó. Nhà nghèo, một số em học sinh phải nghỉ học đi làm thuê để phụ giúp gia đình. Mặc dù nhà trường, giáo viên đến nhà vận động nhiều lần nhưng các em chỉ đến lớp ít hôm rồi lại nghỉ chỉ vì phải lo “miếng cơm, manh áo”.
Cô Nga ước học trò vùng khó sẽ đủ đầy hơn khi đến trường học con chữ.
Thương học trò, nhà trường và cô Nga thường xuyên vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ các em vững bước đến trường. Không chỉ làm giáo viên, những khi rảnh rỗi cô Nga trở thành “thợ cắt tóc” để giúp học sinh của mình gọn gàng hơn khi đến lớp.
Nói về mong ước cho học trò, cô Nga chia sẻ: “Bản thân tôi chỉ mong ước các em đến lớp đầy đủ và có đủ sách vở, bút. Bên cạnh đó, tôi hy vọng có thêm nhiều sách tham khảo, bổ trợ để các em học tập tốt hơn. Các em học sinh nơi đây vẫn đang còn nhiều khó khăn, bản thân tôi, nhà trường chỉ giúp đỡ các em được phần nào đó. Chính vì vậy, tôi mong muốn các nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ để tiếp thêm sức mạnh cho các em đến trường học con chữ.”
Ước mong có bữa cơm trưa cho học trò
Cô Tâm chăm chút cho học trò từng bữa ăn, giấc ngủ.
Gắn bó với huyện vùng sâu, vùng xa Ea Súp được hơn 10 năm nay, cô Trương Thị Tâm – giáo viên Trường Mầm non Hoa Ban (xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, Đắk Lắk) thấu hiểu được nỗi khó khăn, cơ cực của các em nhỏ nơi đây.
Cô Tâm chia sẻ, các em học sinh ở trường đa số là đồng bào dân tộc H’Mông. Đất đai cằn cỗi, nên kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Một số em đến tuổi ra lớp, nhưng bố mẹ làm ở nương rẫy xa nên đưa con theo, các em không thể đến trường. Do đó, nhà trường cùng chính quyền địa phương thường xuyên đến vận động, đưa các em ra lớp.
Video đang HOT
Cũng theo cô Tâm, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong khi giao tiếp với học sinh, phụ huynh bởi bất đồng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, do hoàn cảnh khó khăn nên nhiều em đến lớp không đầy đủ, gia đình ít quan tâm đến con em mình.
Gia đình khó khăn, mỗi ngày đến lớp các em học sinh Trường Mầm non Hoa Ban đều mang cơm theo để ăn trưa.
Đặc biệt, cuộc sống túng thiếu nên phụ huynh không thể đóng tiền ăn trưa cho con ở trường. Mỗi ngày, trước khi đến lớp, bố mẹ các em đều chuẩn bị cơm từ sáng để trưa học sinh ăn tại trường. Tuy nhiên, hoàn cảnh khó khăn nên bữa trưa của các em chủ yếu là cơm rau. Có những em bố mẹ bận đi làm nên không thể chuẩn bị cơm, bữa trưa của các em chỉ là gói mì tôm và chai nước lọc. Một số em gia đình có điều kiện hơn thì bữa trưa có thêm trứng, miếng thịt gà công nghiệp hoặc con cá hấp.
Bữa trưa của các em học sinh chủ yếu là cơm trắng và rau.
“Các em học sinh mang đồ ăn theo từ sáng khi đến lớp, tới trưa cơm đã khô. Không có canh nên bữa cơm của các em chỉ lấp đầy được chiếc bụng đói, nhưng không có dưỡng chất. Tôi ước, các em sẽ có bữa cơm trưa đúng nghĩa. Được ăn uống đủ đầy, các em mới có thể phát triển được toàn diện và học tập tốt hơn. Ngoài ra, tôi ước có thêm bàn ghế, dụng cụ học tập. Khi đó các em học sinh có điều kiện tốt hơn để tiếp thu kiến thức.”, cô Tâm chia sẻ.
Cô giáo trẻ và hành trình gian khổ "đưa chữ" về Tô Múa
Không chọn cho mình việc nhẹ nhàng, có những người trẻ quyết tâm đi về những vùng cao, xa xôi Tổ quốc với mong ước "gieo chữ vào đá".
Không có học sinh vùng khó, chỉ có giáo viên ngại khó
Tình yêu thương bình dị chính là thứ duy nhất cô giáo trẻ Đinh Thị Thủy, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Tô Múa (Sơn La) làm hành trang gắn bó với giáo dục học sinh miền núi.
Sinh năm 1998, tốt nghiệp Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc, cũng như những bạn bè cùng trang lứa học chuyên ngành sư phạm, cô Thủy luôn ước mơ trở thành cô giáo, cống hiến hết mình cho nền giáo dục nước nhà.
Kết thúc những năm tháng sinh viên bằng kì thực tập trước khi tốt nghiệp, Đinh Thủy được cử về Trường tiểu học và Trung học cơ sở Tô Múa và bắt đầu hành trình đầy yêu thương mang chữ đến với các em nhỏ vùng cao.
Kể về những ngày bắt đầu nhận thấy mình đam mê ở học sinh miền núi, cô giáo trẻ chia sẻ ánh mắt ngập tràn hạnh phúc: "Niềm vui của em mỗi ngày lúc đó đơn giản lắm, học sinh ở trường em thực tập rất ham văn nghệ nhưng lại không được dàn dựng các bài hát, bài múa thành tiết mục cụ thể.
Em về đấy cùng các bạn của mình nữa, cứ đều đều ngày lên lớp, đến chiều về lại đi tập văn nghệ, dạy múa, dạy hát cho học sinh. Cô ham dạy, trò ham học, thế rồi em yêu học trò miền núi".
Nhà cô giáo Thuỷ ở Bản Pơ Tào, xã Mường Tè, huyện Vân Hồ. Quãng đường từ nhà tới trường lên tới 22km, gồ ghề, quanh co, vậy mà cô giáo trẻ luôn thức dậy từ hơn 5 giờ sáng để kịp tới lớp. Cuối ngày lại là hành trình 22km từ trường trở về nhà.
Đường vào Tô Múa ai lên đến nơi đều cảm nhận được, một bên là vực, một bên là núi, ấy thế mà in dấu bánh xe cô Thủy hàng ngày đi dạy hơn một năm qua.
Đối với những người trẻ, họ mơ ước và thực hiện chinh phục những điều khó khăn, những điều tưởng chừng không làm được. Đó chắc cũng là quyết tâm khởi đầu tương lai sự nghiệp khi cô Thủy chọn Tô Múa để cống hiến nhiệt huyết của mình ở đây.
Tô Múa là một xã vùng sâu thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Người ta gọi Vân Hồ bởi chính nơi đây con người có thể "ôm mây, níu gió". Nhưng cũng chính địa hình như thế mà thời tiết khắc nghiệt vô cùng.
Người dân Vân Hồ sáng đi làm có thể mặc một chiếc áo cộc tay mỏng mát, nhưng tối về có thể rét run trong lớp áo khoác chống chọi giá lạnh, có những buổi trưa người cách người một vài mét cũng chẳng nhìn rõ mặt nhau.
Tình yêu thương bình dị chính là thứ duy nhất cô giáo trẻ Đinh Thị Thủy, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Tô Múa làm hành trang gắn bó với giáo dục học sinh miền núi. (Ảnh C.K.A)
Ấy vậy mà Tô Múa còn cách xa thị trấn hơn dăm chục cây số, đường vào mùa mưa, mùa khô hay mùa rét thì chỉ miêu tả được bằng hai chữ khốn khổ. Mùa nắng khô thì bánh xe đi đến đâu cuốn bụi mịt mù đến đó, mùa mưa đường trơn, bánh xe phanh gấp không kịp thì chỉ có nước lao xuống vực mà thôi.
Ngồi trên xe để đến gặp và yêu thương những người trẻ, bản thân tôi chóng mặt bởi những lần gấp cua tay áo của bác tài. Tiếng phanh xe khét lẹt của người lái xe qua bao nhiêu năm kinh nghiệm cũng khiến mọi người hiểu, để lên đến bản dạy học, giáo viên nơi đây vất vả như thế nào.
Có bao nhiêu quyết tâm, bao nhiêu yêu thương họ mới gắn bó lại những vùng sâu, xa của Tổ quốc như Tô Múa?
Cuộc trò chuyện ở hành lang lớp học của tôi với cô Thủy vỏn vẹn vài câu, vài chữ nhưng thấm đượm sự chân thành, sự quyết tâm và nhiệt huyết của cô giáo trẻ:
"Những ngày đầu em chưa quen, đi xe máy còn thấy xa lắm, càng đi càng hun hút. Bây giờ thì em quen rồi, đối với em mỗi ngày đi hai lần 22 cây số em vẫn thấy gần. Học sinh cần thầy cô giáo, những ngôi trường vùng cao cần những người trẻ để tiếp tục sự nghiệp giáo dục. Em trẻ, em có sức khỏe, có tri thức điều đầu tiên em phải nghĩ đến là học sinh.
Thật ra ước mơ từ nhỏ của em là giáo viên, lớn lên cố gắng theo học sư phạm để thực hiện ước mơ ấy. Những kì kiến tập, thực tập lại làm em thêm yêu nghề.
Đối với em không có học sinh vùng khó, chỉ có giáo viên ngại khó mới không đem con chữ đến với học sinh vùng sâu vùng xa. Kể cả em có về những nơi xa và sâu hơn Tô Múa em vẫn hạnh phúc với con đường mà em đã chọn".
Đối với cô Thủy, Tô Múa chính là ngôi nhà thứ hai của mình, luôn dạt dào yêu thương và lũ trẻ coi cô như người mẹ thứ hai trong nhà.
"Học sinh trên đây thật thà, ngây ngô yêu lắm chị ạ. Em thật sự may mắn khi được về dạy ở Tô Múa, được làm việc với các thầy cô, được dạy học sinh miền núi.
Dù là nơi khó khăn rất nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu thốn đủ đường, nhưng ở đây có một thứ không bao giờ thiếu là tình người.
Từ giáo viên, đến học sinh, ai cũng đáng yêu, đáng quý bởi họ sống với nhau bằng cái tình", nói đến đây, dù thời tiết ở Tô Múa có chút se lạnh nhưng nghe những lời này từ một cô giáo trẻ, lòng tôi bỗng ấm áp lạ thường.
Ai sẽ là người xây dựng quê hương nếu người trẻ không trở về?
Cũng là một trong những người trẻ nhận việc ở Tô Múa, gắn bó, dạy học với học sinh miền núi ở đây, thầy giáo trẻ Hà Văn Diện sinh năm 1997, khác với cô Thủy ở chỗ, thầy là người gốc ở Tô Múa.
Thầy vừa nói, vừa cười khi tôi hỏi thầy đi bao nhiêu lâu thì vào điểm trường bản Mến (điểm trường trung tâm của Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Tô Múa): "Đứng ở sân trường vẫn nhìn thấy cổng nhà đối diện trường".
Thầy Diện (ngồi giữa) luôn suy nghĩ: "Muốn quê hương bớt khổ, phát triển thì người trẻ phải trở về". (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Mà có lẽ đúng thật, vì có như thế nên hình ảnh của bản thân mình đã từng đi học, chứng kiến những vất vả, khổ sở của học sinh miền núi tới trường, thầy giáo trẻ mới quyết tâm trở về xây dựng quê hương như thế.
Tôi có nói, đối với rất nhiều người trẻ, thành thị là một nơi xa hoa, tráng lệ nên đó là nơi cám dỗ, hứa hẹn những điều kiện tốt hơn về cuộc sống, việc làm, tại sao thầy Diện lại quay về Tô Múa, lại làm một nghề mà lương ba cọc, ba đồng, điều kiện sống lại vô cùng vất vả?
Nói với tôi khi tay thầy Diện đang cầm chiếc máy tính xách tay, câu trả lời khiến tôi khá bất ngờ: "Ở đây muốn sửa được nó, em phải đi khá xa, dăm bữa, nửa tháng nó lại hỏng một lần nhưng dù xa và vất vả nữa thì em vẫn quyết tâm trở về Tô Múa làm việc. Nếu những người trẻ như em không trở về, không ở lại thì ai sẽ là người xây dựng quê hương.
Thành thị chưa bao giờ là nơi em muốn gắn bó, ngoại trừ lúc em bắt buộc ở lại để học kiến thức, bởi mơ ước của em là một ngày nào đó, dùng kiến thức em học được để trở về quê dạy học".
Cái máy tính hỏng nhiều như cơm bữa cũng chính là đại diện cho những gì mà cơ sở vật chất đang thiếu thốn ở Tô Múa.
Bữa cơm đạm bạc, phòng học xuống cấp, sân chơi lỗ chỗ không bằng phẳng, bếp ăn còn chưa đúng với tên gọi vì thiếu quá nhiều thứ... đó là những vất vả, những khó khăn hiện diện hàng ngày, hàng giờ nơi đây.
Thế nhưng ẩn sau những dáng dấp học trò nhỏ con, đen nhẻm là một sức bật dẻo dai, kiên cường khi sĩ số đến lớp ngày một đông. Ẩn sau những khó khăn hàng ngày là sự quyết tâm cống hiến hết mình của đội ngũ thầy cô giáo miền núi.
Như lúc tôi tâm sự với thầy Diện, thầy có trăn trở mà nói: "Trước em mơ ước mình cố gắng theo học được một trong hai ngành là ngành y hoặc ngành sư phạm.
Chỉ với mong muốn duy nhất là nếu không thể dạy học thì em có thể chữa bệnh cho bà con, người dân ở đây.
Có hai thứ mà người dân nơi đây thiếu thốn nhất là chữ và thuốc. Thiếu thốn y tế thì người dân chết về thể xác, thiếu thốn "cái chữ" thì người ta chết về mặt tri thức, văn hóa. Muốn quê hương bớt khổ, phát triển thì người trẻ phải trở về".
Đó không chỉ là mơ ước, quyết tâm, mong muốn của một người trẻ là thầy Diện, cô Thủy mà là đại diện của một bộ phận thế hệ trẻ khi họ làm việc, cống hiến hết mình cho giáo dục miền núi.
Đối với những người trẻ đó là cơ hội, thử thách và họ luôn sẵn sàng chịu phần thiệt thòi, vất vả, vì tình yêu thương với những đứa trẻ.
"Chưa bao giờ trong chúng em hiện diện hai chữ bỏ cuộc, không chỉ những người trẻ, những thầy giáo, cô giáo công hiến mấy chục năm, thậm chí có người trọng bệnh vẫn đang từng ngày gồng gánh tri thức để đánh đổi bằng nụ cười của học sinh đến trường mỗi ngày", cô Thủy nở nụ cười rạng ngời trên môi khi nói với tôi về quyết tâm của giáo viên Tô Múa.
Tôi nói với bác tài xế, dù chuyến xe có lắc lư, dù đầu tôi có quay cuồng, tê dại bởi những khúc cua tay áo thì tôi vẫn quyết tâm quay lại Tô Múa, Vân Hồ nhiều lần nữa để "ôm" mây, để ôm những con người nhỏ bé nhưng tràn trề sức trẻ, nhiệt huyết và chân thành, để ôm trọn những yêu thương tận tâm can về ước mơ mà họ dành cho giáo dục vùng sâu, vùng xa.
Tin chắc rằng, những vùng đất như Tô Múa rồi sẽ trở mình, phát triển bởi học sinh nơi đây được học, được chăm sóc từ những người thầy, người cô mà ước mơ giáo dục miền núi bằng yêu thương ngấm vào máu thịt.
Vàng Thị Chim -cô giáo đầu tiên đến dạy tại "cụm dân cư 8 không" Đắk R'Măng Những ngày đầu vào dạy tại "cụm dân cư 8 không" ở xã Đắk R'măng, huyện Đắk G'Long, cô giáo Vàng Thị Chim phải nhờ anh trai chở đi vì đường lầy lội, trơn trượt, hai bên đều là vực thẳm. Gắn bó với điểm trường vì sợ trẻ thất học Xã Đắk R'Măng là một xã khó khăn của tỉnh Đắk Nông,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vũ trụ gửi tín hiệu: Chọn 1 lá bài Tarot để biết điều gì sắp đến với bạn trong 7 ngày tới
Trắc nghiệm
08:08:55 20/05/2025
Lưu Thiên Hương: 'Vì tôi xuất sắc nên cô đơn'
Nhạc việt
08:08:18 20/05/2025
Fan sắc đẹp quốc tế bàn tán xôn xao vụ Thùy Tiên bị khởi tố
Sao việt
08:05:36 20/05/2025
Jennifer Lawrence cảm thấy "như người ngoài hành tinh" khi mới làm mẹ
Hậu trường phim
07:58:15 20/05/2025
Giải pháp xác thực định danh điện tử đạt chứng nhận quốc tế về sinh trắc học
Thế giới số
07:43:16 20/05/2025
Vụ bê bối của Kim Sae Ron - Kim Soo Hyun kéo dài bất tận: Sự thật vẫn khó nắm bắt
Sao châu á
07:42:59 20/05/2025
Chu Thanh Huyền lộ bụng lùm xùm, chồng liền tặng xế hộp bạc tỷ, vượt mặt Văn Hậu
Netizen
07:40:21 20/05/2025
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Sức khỏe
07:39:14 20/05/2025
Đột nhập cửa hàng bánh kẹo, 2 tên trộm có hành động khiến nhiều người sốc nặng
Lạ vui
07:30:42 20/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 40: Ba bố con đều muốn hiến thận cho bố Bình
Phim việt
07:06:16 20/05/2025