Định hướng nghề cho học sinh tiểu học: Mức độ nào là phù hợp?
Theo dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp , tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục của Bộ GD&ĐT mới đưa ra, lần đầu tiên học sinh tiểu học sẽ được hướng nghiệp, giới thiệu về vấn đề việc làm trong trường học.
Nội dung này đang thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh .
Ảnh minh họa
Mở rộng cái nhìn về bức tranh nghề nghiệp cho học sinh
Theo dự thảo Thông tư này, các trường tiểu học có nhiệm vụ giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương và một số việc làm cơ bản trong xã hội ; hướng dẫn học sinh tham gia các công việc thường ngày tại gia đình và nhà trường. Các trường cũng rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản như: quản lý bản thân, kỹ năng xã hội , tìm hiểu về gia đình, cộng đồng; phát hiện năng khiếu của học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cho các em.
Video đang HOT
Thực tế, hiện nay, chương trình học của học sinh tiểu học cũng được lồng ghép nhiều tiết học kỹ năng sống, giới thiệu về các ngành nghề, được tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm hướng nghiệp, nông trại. Bức tranh về nghề nghiệp đã không còn đóng khung trong khuôn mẫu sách giáo khoa và giới hạn ở các nghề như phi công, bộ đội, bác sỹ, lính cứu hỏa mà nay đã được mở rộng ra nhiều ngành nghề như ca sỹ, nhạc sỹ, cầu thủ bóng đá, diễn viên… Tuy nhiên, để quy định hóa vấn đề hướng nghiệp cho học sinh tiểu học bằng một thông tư cụ thể là điều mà ngành giáo dục đang nghiêm túc nhìn nhận.
Ảnh: báo nghệ an
Mong có nhiều cách làm sáng tạo
Là phụ huynh có con học lớp 4 trường Tiểu học Kim Đồng (Hà Nội), chị Nguyễn Thúy Hằng cho biết, chị ủng hộ nội dung dự thảo. Bởi theo chị, định hướng nghề ở lứa tuổi tiểu học là vô cùng cần thiết. Điều quan trọng là cách thức, mức độ triển khai như thế nào cho phù hợp. “Chỉ riêng việc giới thiệu các ngành nghề trên cơ sở cập nhật, mở rộng theo đúng thực tế thay vì đóng khung những nghề kiểu mẫu như thời chúng tôi đi học đã là một điều thú vị. Các con hoàn toàn có thể tiếp cận để hiểu về nghề, hiểu về công việc mà bố mẹ, người thân đang làm. Tôi nghĩ hoàn toàn phù hợp, bổ ích. Định hướng nghề theo tôi nên ở mức độ giới thiệu để giúp trẻ nhận diện nghề cũng như những đặc thù, kỹ năng cho từng ngành nghề cụ thể”, chị Thúy Hằng cho biết.
Anh Nguyễn Minh Duy, phụ huynh có con học tại một trường tiểu học tư thục ở quận 1, TP.HCM, tỏ ra hào hứng, bởi theo anh đây là nội dung thiết thực. Nếu được quy định “cứng” trong chương trình học thì sẽ quy củ hơn là cách làm “mạnh ai nấy làm” của một số trường hiện nay. “Trường con tôi có tổ chức hoạt động tham quan để giới thiệu về nghề nghiệp nhưng không nhiều. Các con cũng chưa có tiết học nào để tìm hiểu về ngành nghề xung quanh mà gần gũi nhất là nghề của bố mẹ. Đơn giản, chỉ cần cô giáo tập hợp lại danh sách nghề nghiệp của bố mẹ trong lớp rồi để các con nói về hiểu biết của mình đối với nghề đó, từ đó giới thiệu một cách bài bản đã là cách làm hay rồi. Vì thế, tôi rất ủng hộ và mong nhà trường có thêm nhiều sáng tạo trong triển khai”, anh Minh Duy chia sẻ.
Theo ghi nhận, định hướng nghề nghiệp trong chương trình của học sinh tiểu học bắt đầu có ở lớp 1 năm nay, trong chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng còn khá mờ nhạt, chủ yếu kết hợp với giáo dục nghề nghiệp địa phương. Hiện các trường chưa đi sâu vào chuyên môn hay dạy theo một chương trình nào cụ thể. Điều mà nhà trường cần bám sát khi thông tư nêu trên ra đời là phải có những cách làm hay, sáng tạo để giới thiệu về nghề nghiệp, gắn với chương trình học hàng ngày và tăng hoạt động trải nghiệm để trẻ tiếp cận, tìm hiểu về nghề nghiệp, thay vì đưa ra lý thuyết “suông”.
Một số giáo viên tiểu học cho biết, hiện chương trình học chưa có nội dung nào về định hướng nghề nghiệp, trong khi các tiết hoạt động trải nghiệm thì không bắt buộc. Vì vậy, cần có quy định cụ thể, rõ ràng, có mức độ cho từng khối học về công tác định hướng nghề, từ đó thu hút học sinh tham gia tìm hiểu, có những nhận diện phù hợp về các ngành nghề.
'Học nghề' từ tiểu học
Học sinh tiểu học sẽ được giáo dục, định hướng nghề nghiệp từ nhỏ nghe có vẻ là mông lung, nhưng thông tin này lại được rất nhiều phụ huynh quan tâm, đón nhận.
Ảnh minh họa
Theo Dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục của Bộ GDĐT đang lấy ý kiến đóng góp đến hết ngày 11/11/2020, học sinh tiểu học sẽ được hướng nghiệp, giới thiệu về vấn đề việc làm trong trường học.
Theo Dự thảo, ở cấp tiểu học, nhà trường, giáo viên có nhiệm vụ giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, nghề truyền thống ở địa phương và một số việc làm cơ bản trong xã hội.
Cùng đó, hướng dẫn học sinh tham gia công việc thường ngày tại gia đình và nhà trường. Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng cơ bản như: Quản lý bản thân; xã hội; tìm hiểu về gia đình, cộng đồng. Từ đó, phát hiện năng khiếu của học sinh và lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triển. Hình thức triển khai hướng nghiệp ở cấp tiểu học có thể tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục cấp tiểu học. Hoặc tổ chức cho học sinh tìm hiểu nghề nghiệp, việc làm hiện có ở Việt Nam và trên thế giới thông qua các tài liệu giáo dục hướng nghiệp...
Học sinh tiểu học sẽ được giáo dục, định hướng nghề nghiệp từ nhỏ nghe có vẻ là mông lung, nhưng thông tin này lại được rất nhiều phụ huynh quan tâm, đón nhận. Con tôi, năm nay mới học lớp mẫu giáo cũng đã biết thích làm cảnh sát, làm lính cứu hỏa... Dẫu sự yêu thích của các em là cảm tính nhưng có thể thấy các em đã biết đó là một nghề. Với trẻ tiểu học, được làm quen với các ngành nghề, phát triển năng khiếu cùng sở thích, nếu làm tốt, có thể lại là một hướng đi hay.
Theo ghi nhận, hiện nay chương trình học của học sinh tiểu học cũng được lồng ghép nhiều các tiết học kỹ năng sống, giới thiệu về các ngành nghề... Trên lớp, học sinh được xem nhiều hơn các đoạn video về các ngành, nghề khác nhau. Bên cạnh đó, học sinh đều có hoạt động tham quan, trải nghiệm ở thành phố hướng nghiệp, nông trại... Nếu như trước đây, mơ ước của các em thường "đóng khung" là lớn lên sẽ trở thành phi công, chú bộ đội, bác sĩ, lính cứu hỏa... Thì nay các em đã mở rộng ước mơ của mình hơn như trở thành ca sĩ, cầu thủ bóng đá, diễn viên hoặc những ngành nghề mà các em ấn tượng.
TS Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam) chia sẻ: Tôi ủng hộ giáo dục, định hướng nghề từ sớm cho học sinh tiểu học, thậm chí cấp học mầm non. Từ những hoạt động đơn giản như giới thiệu về các nghề, công việc mang tính gần gũi để các em dần dần nhận biết được ngành nghề trong tương lai.
"Định hướng nghề nghiệp là qua mỗi bài học, các em có thể thấy được bố mẹ, người thân của mình đang làm nghề gì, công việc đó ra sao. Để hiệu quả, cũng cần trang bị thêm các kiến thức cho giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cũng như thiết kế các bài học sinh động, hình thức trải nghiệm phù hợp với học sinh", ông Khuyến nói.
Học sinh được "học nghề" ngay từ tiểu học? Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, sắp tới ở cấp tiểu học, nhà trường, giáo viên có nhiệm vụ giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân và một số việc làm cơ bản trong xã hội. Hướng nghiệp từ cấp tiểu học Theo Dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sao nam Vbiz kết hôn bí mật với bạn gái ngoài ngành, đáp trả căng đét tin đồn lấy vợ để che đậy giới tính
Sao việt
19:34:13 25/05/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên dùng quyền lực chèn ép người khác trong "đám cưới thế kỷ" với hot girl Mandy?
Sao châu á
19:26:37 25/05/2025
Freddie Mercury có con gái bí mật
Sao âu mỹ
19:24:06 25/05/2025
TPHCM: Phát hiện người đàn ông chết trong khách sạn
Tin nổi bật
18:46:49 25/05/2025
Ra mắt 2 cuốn sách đầu tiên về AI trong y học tại Việt Nam
Thế giới số
18:36:34 25/05/2025
3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine
Thế giới
18:35:32 25/05/2025
Viên Minh - vợ Công Phượng lộ ảnh hồi đi học, không xinh như hotgirl nhưng khí chất tiểu thư "trâm anh thế phiệt" ngút ngàn
Sao thể thao
17:54:21 25/05/2025
BLACKPINK đã "hết bài": Ý tưởng "nghèo nàn", fan thất vọng toàn tập
Nhạc quốc tế
16:20:43 25/05/2025
Người "làm hết tất cả vì giọng hát HIEUTHUHAI" là bạn thân Sơn Tùng M-TP, profile xuất thân Nhạc viện cực đỉnh
Nhạc việt
15:36:08 25/05/2025
Mua 11 tờ vé số rồi tặng bạn 5 tờ, chiều tất cả cùng trúng đặc biệt
Netizen
15:07:47 25/05/2025