Định hướng nghề dựa vào sở thích, năng lực của học sinh
Hiểu được sở thích, năng lực, hoàn cảnh của học sinh, giáo viên sẽ có thể tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh một cách đúng đắn nhất.
Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh cần phải có sự tham gia của không chỉ gia đình mà giáo viên chủ nhiệm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc chọn đúng nghề nghiệp là nền tảng đầu tiên để học sinh có được công việc tốt, phù hợp để xây dựng cuộc sống của mình trong tương lai.
Theo thầy giáo Dương Minh Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cù Chính Lan (TP Thanh Hóa), thời điểm “vàng” của cấp THCS để có thể định hướng nghề nghiệp cho học sinh chính là thời điểm học sinh bước vào lớp 9. Đây là lúc học sinh đã có đủ nhận thức để hiểu và lựa chọn.
Đặc biệt, cũng là lúc học sinh sẽ phải lựa chọn 2 hướng đi, hoặc là sẽ thi lên lớp 10 THPT hoặc có thể chuyển sang học nghề kết hợp học văn hóa tại các trường nghề, TT GDTX.
Cũng theo thầy Minh Anh, trong công tác hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo. Giáo viên phải nắm được từng học sinh có sở thích như thế nào, năng lực ra sao, có năng khiếu gì hay không để có thể định hướng một cách đúng đắn và phù hợp. Làm sao để sau khi tư vấn, định hướng, học sinh lựa chọn được trường, lựa chọn được ngành, và quan trọng nhất là các em hạnh phúc với lựa chọn đó. Đây là một việc không hề đơn giản.
Video đang HOT
Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề cho học sinh.
Cùng quan điểm với thầy Minh Anh, thầy giáo Hà Duy Tùng, Phó hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa cũng cho rằng, nhiều khi giáo viên sẽ nắm được sở thích, năng lực của học sinh hơn cả phụ huynh. Đặc biệt, đối với những học sinh đặc thù như ở trường nội trú. Phần lớn học sinh của trường là con em dân tộc, hoàn cảnh khó khăn. Thời gian các thầy cô giáo gần gũi các em nhiều hơn bố mẹ.
“Ngay khi học sinh vào lớp 10, giáo viên chủ nhiệm bắt đầu tìm hiểu sở thích ngành nghề của học sinh. Ngoài ra, trong quá trình dạy thầy cô sẽ phát hiện ra năng lực của các em đạt ở mức độ nào, sẽ hướng nghiệp cho các em ngành nghề phù hợp với năng lực.
Nhà trường có đặc thù là phần lớn học sinh người dân tộc, hoàn cảnh khó khăn. Ngoài việc căn cứ vào sở thích, năng lực thì giáo viên cũng sẽ định hướng học sinh đi các trường mà Nhà nước bao cấp như an ninh, quân đội, sư phạm…”, thầy Tùng chia sẻ.
Là giáo viên có thâm niên gần 20 năm với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, cô giáo Nguyễn Thị Yên, giáo viên Trường THPT Hoàng Lệ Kha (Hà Trung) cũng cho biết, vì được chủ nhiệm cả 3 năm cấp III nên giáo viên chủ nhiệm nắm rất rõ sở thích, năng lực cũng như hoàn cảnh của từng học sinh vì thế việc định hướng cho các em theo đúng nghề, đúng năng lực không khó khăn. Cái khó là giáo viên sẽ phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về các ngành nghề sẽ thu hút nguồn lao động trong tương lai để định hướng làm sao vừa phù hợp với học sinh mà sau khi ra trường học sinh cũng dễ dàng tìm việc làm đúng ngành học.
Giáo viên phải có kỹ năng khi định hướng
Hầu hết phụ huynh đều mong muốn cho con mình vào đại học. Tuy nhiên, mỗi học sinh có một năng lực và sở thích riêng. Thế nên, khi hướng dẫn cho học sinh chọn lựa con đường tương lai của mình, giáo viên cần phải có kỹ năng.
“Vào học kỳ 2 của lớp 9, nhà trường sẽ tổ chức nhiều kỳ thi đánh giá năng lực của học sinh. Từ kết quả đánh giá đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ gửi cho phụ huynh và phối hợp cùng phụ huynh định hướng cho học sinh nên thi vào lớp 10 THPT công lập hay định hướng học nghề.
Trong những năm gần đây, nhiều học sinh đã chấp nhận đi học nghề song song với học văn hóa ngay sau khi học hết cấp 2. Việc học ngành nghề và bậc học phù hợp với năng lực và năng khiếu của học sinh là cách tốt nhất để các em tiếp tục phát triển nghề nghiệp, công việc, cuộc sống của mình trong tương lai chứ không phải việc thi đại học là con đường duy nhất. Giáo viên vẫn hướng cho phụ huynh và học sinh hiểu, nếu các em chọn học nghề, sau này vẫn có cơ hội học liên thông cao đẳng hay đại học”, thầy Minh Anh cho biết.
Cũng theo thầy Minh Anh, mỗi năm trung bình nhà trường có hơn 30 % học sinh rẽ sang con đường học nghề và qua theo dõi thấy rằng các em sau khi học nghề có công việc rất ổn định.
“Học sinh mà không thích mà ép là thất bại hoàn toàn. Quyền lựa chọn là quyền của học sinh, giáo viên chỉ là người định hướng, vậy thì phải định hướng như thế nào để học sinh hiểu và phụ huynh cũng đồng tình”, thầy giáo Hoàng Duy Tùng nêu quan điểm.
Thầy Hoàng Duy Tùng đánh giá cao giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình bổ ích này sẽ giúp học sinh hiểu biết về nghề nghiệp. Từ việc được trải nghiệm, học sinh sẽ rút ra rằng, mình có hợp với lĩnh vực nghề nghiệp đã được tư vấn không; có phù hợp với những yêu cầu của thị trường lao động hay không? Từ đó học sinh sẽ đưa ra được quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sự tư vấn của thầy cô và gia đình một cách nhanh nhất.
Thầy Tùng cũng khẳng định việc học sinh được định hướng nghề nghiệp ngay từ ban đầu đã cho kết quả những năm gần đây tỷ lệ học sinh của nhà trường đậu đại học ra trường làm đúng nghề tương đối cao.
“Học sinh được định hướng nghề nghiệp theo đúng năng lực và sở thích thì sẽ phát triển tốt trong ngành nghề của mình sau này cũng như phục vụ đúng nhu cầu của xã hội một cách tốt nhất”, thầy Hoàng Duy Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa khẳng định.
Ninh Bình đã có 96,6% trường học đạt chuẩn quốc gia
Theo Sở GD&ĐT Ninh Bình, với sự tăng cường đầu tư vật chất cho giáo dục, toàn tỉnh hiện có 477 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, GDTX cấp THPT.
Tỷ lệ phòng học kiên cố tỉnh Ninh Bình đạt 88,6%,
Mỗi xã có ít nhất 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS. Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 2 trường THPT và 1 Trung tâm GDNN-GDTX.
Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 88,6%, với 7.492 phòng học, 2.209 phòng bộ môn, phòng phục vụ học tập; tỷ lệ máy tính đạt 26,7 học sinh/máy tính; tỷ lệ bàn ghế loại 2 chỗ ngồi đạt 90,2%.
Năm 2022, tỉ lệ chi ngân sách cho GD&ĐT chiếm 25% trên tổng chi ngân sách địa phương. Trong đó chi đầu tư chiếm 14,1%, chi thường xuyên chiếm 85,9% (nhóm chi hoạt động chiếm từ 19-24%).
Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 96,6%. Toàn tỉnh có 141/143 xã, phường, thị trấn có 100% trường Mầm non, Tiểu học, Tiểu học & THCS, THCS công lập đạt chuẩn quốc gia.
Quy mô trường, lớp các cấp học phổ thông đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh đã tạo điều kiện cho Ninh Bình đạt nhiều thành tích cao trong GD&ĐT.
Hằng năm, tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường ở độ tuổi nhà trẻ đạt từ 36% đến 40% (cao hơn tỷ lệ bình quân của cả nước), ở độ tuổi mẫu giáo đạt từ 97% đến 99% dân số độ tuổi, riêng trẻ 5 tuổi luôn đạt trên 99%; tỉ lệ trẻ vào lớp 1 trên 99%; có từ 85% - 93% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT và GDTX, học trung cấp nghề.
100% các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập THCS mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2. Ninh Bình là một trong 3 tỉnh của cả nước dẫn đầu về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ...
Hơn 20 học sinh đứng xem, quay clip 2 nữ sinh đánh nhau: Giáo dục thế nào? Trong lúc 2 nữ sinh THCS ở Thừa Thiên Huế đánh nhau, hàng chục học sinh khác đã đứng xem, nhiều em dùng điện thoại quay clip. Vụ việc ngay lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận. Sau vụ 2 nữ sinh đánh nhau nhưng hàng chục học sinh khác chỉ đứng xem ở Huế mới đây, nhiều người đặt...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Điểm mặt 5 game di động hay nhất nên chơi trong tháng 5/2025
Mọt game
08:33:20 03/05/2025
Khám phá đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, 'hòn ngọc thô' hoang sơ quyến rũ trên biển
Du lịch
08:28:48 03/05/2025
Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene
Sức khỏe
08:24:11 03/05/2025
Anh Phạm: "Chồng giỏi hơn tôi nhiều nên tôi phải cố gắng mỗi ngày"
Sao việt
08:12:50 03/05/2025
ĐỘC QUYỀN: Nguyễn Duyên Quỳnh lần đầu lên tiếng về ồn ào quanh bài hát hot nhất dịp 30/4, làm rõ mối quan hệ với Võ Hạ Trâm
Nhạc việt
08:09:12 03/05/2025
Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine
Thế giới
08:04:03 03/05/2025
Cuộc sống không ngờ của "ác nữ" Bản Tình Ca Mùa Đông làm dâu tài phiệt
Sao châu á
08:01:51 03/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 22: Nguyên muốn nhận nuôi Phỏm
Phim việt
07:59:08 03/05/2025
Phim 'Thám tử Kiên' của Victor Vũ vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng
Hậu trường phim
07:37:35 03/05/2025
Vụ thầy giáo nghi sàm sỡ nhiều nữ sinh: Thầy thừa nhận có đụng chạm
Pháp luật
07:16:42 03/05/2025