Doanh nghiệp có mô hình kinh doanh trực tiếp tạo tác động lợi thế cạnh tranh sẽ nhiều hơn
Hội nghị Kinh doanh tạo tác động 2022 do Forbes Việt Nam và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển cộng đồng LIN tổ chức 22/9 tại TP.HCM quy tụ đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp , các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế cùng thảo luận về xu hướng chuyển dịch các mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh tạo tác động tích cực xã hội và hướng tới phát triển bền vững.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, hiện nay nhiều mô hình kinh doanh truyền thống không còn đủ khả năng đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu. Để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngày càng phải tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, cân bằng sứ mệnh xã hội với lợi nhuận, giúp tạo tác động tích cực đến cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động và mang lại lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế mới.
Đánh giá bức tranh chung về hệ sinh thái đang hình thành kinh doanh tạo tác động tại Việt Nam, bà Đỗ Lê Thu Ngọc – Trưởng phòng tăng trưởng bao trùm Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNDP) cho rằng, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có ghi nhận pháp lý cho mô hình doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên, số doanh nghiệp có sản phẩm hoặc giải pháp tập trung giải quyết vấn đề xã hội và môi trường song song với việc tạo lợi nhuận vẫn còn khá hạn chế, chỉ ở mức 5% tổng số doanh nghiệp đăng ký tại Việt Nam.
Chuyên gia UNDP cũng đưa ra những xu hướng và cơ hội của mô hình hình kinh doanh tạo tác động xã hội và môi trường tại Việt Nam cùng các chính sách, hệ sinh thái hỗ trợ sự phát triển cho mô hình này, giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hình dung về bức tranh toàn cảnh cho bối cảnh đầu tư tạo tác động tại thị trường trong nước.
Các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh trực tiếp tạo tác động xã hội và môi trường ngày càng có nhiều lợi thế cạnh tranh. Chính những mô hình mới này đang trở thành lực đẩy tạo sự thay đổi tích cực và giải quyết những thách thức chung của quốc gia và thế giới . Trong quá trình chuyển đổi, các doanh nghiệp cần tiếp cận với những sự hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên môn, nguồn vốn.
Chia sẻ câu chuyện thực tế của doanh nghiệp đã tạo ra những thay đổi cần thiết hướng đến sự phát triển bền vững của con người và môi trường ngay từ khi nhận thức chung của thị trường còn hạn chế, bà Hồ Thị Thu Uyên – giám đốc Đối ngoại Intel Việt Nam khẳng định, kinh doanh tạo tác động xã hội và môi trường đang trở thành kim chỉ nam cho các doanh nghiệp muốn xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Để hoạt động và phát triển lâu dài tại thị trường còn nhiều tiềm năng và không ít thách thức như Việt Nam, cần doanh nghiệp có tầm nhìn xa và nỗ lực tiên phong kiến tạo thay đổi nhằm tạo ra tương lai bền vững hơn cho thị trường.
Tại phiên thảo luận Nguồn vốn đầu tư vào mô hình kinh doanh tạo tác động, với sự điều phối của ông Lưu Hoàng Hà – Chủ tịch công ty Nami Energy, cùng các chuyên gia gồm bà Christina Ameln – Cố vấn tại Việt Nam thuộc Mạng lưới cho các nhà đầu tư xã hội ở châu Á (AVPN); bà Shuyin Tang – Đối tác hợp danh tại Patamar Capital và ông Darryl J. Dong – Chuyên gia tài chính trưởng của tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), các đại biểu đã chia sẻ quan điểm đầu tư vào các mô hình doanh nghiệp kinh doanh tạo tác động, những câu chuyện trải nghiệm thực tế giúp các doanh nghiệp, tổ chức, lãnh đạo hiểu hơn về các yêu cầu cần thiết để rút ngắn quá trình đi đến hợp tác giữa các bên.
Video đang HOT
Phiên thảo luận Phát triển doanh nghiệp tác động, dưới sự điều phối của bà Phạm Kiều Oanh – Nhà sáng lập và CEO CSIP, cùng các diễn giả bà Nguyễn Thị Bích Vân – Chủ tịch Unilever Việt Nam; ông Nguyễn Trường Hải – Tổng giám đốc Saint-Gobain Việt Nam và ông Nguyễn Thanh Ngữ – Tổng giám đốc công ty CP Thành Thành Công – Biên Hòa đã mang đến những câu chuyện về cách làm, bài học thực tiễn trong quá trình lồng ghép các tác động tích cực đến môi trường và con người vào chiến lược kinh doanh và sản phẩm doanh nghiệp. Các chuyên gia đều đồng tình rằng, quá trình chuyển đổi mô hình sang kinh doanh tạo tác động có nhiều khó khăn, thách thức doanh nghiệp phải vượt qua nhưng cũng có nhiều cảm hứng và tầm nhìn mới được bồi đắp.
Vì sao đài truyền hình địa phương vẫn mua kênh truyền dẫn phát sóng qua đại lý?
Đài truyền hình địa phương vẫn chọn mua qua kênh truyền dẫn phát sóng qua đại lý, dù biết rằng mua kênh trực tiếp của doanh nghiệp có hạ tầng như VTV, AVG, VTC được giá tốt và hỗ trợ nhanh hơn.
Seen too oftenCovers contentInappropriateNot interestedBộ TT&TT khẳng định đưa dịch vụ truyền dẫn phát sóng theo cơ chế thị trường cạnh tranh.
Phá thế độc quyền thị trường truyền dẫn phát sóng
Năm 2015, khi thực hiện đề án số hóa truyền hình, đã xuất hiện tình trạng độc quyền trong việc truyền dẫn phát sóng. Thời điểm đó, khi VTV, VTC và AVG chưa sẵn sàng tham gia thị trường thì Công ty CP Truyền dẫn phát sóng truyền hình đồng bằng Sông Hồng (RTB) gần như độc quyền cung cấp dịch vụ ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, còn Công ty TNHH Truyền dẫn kỹ thuật số miền Nam (SDTV) độc quyền ở Nam Bộ.
Tuy nhiên, Bộ TT&TT khẳng định đưa dịch vụ truyền dẫn phát sóng theo cơ chế thị trường cạnh tranh.
Theo Đề án số hóa truyền hình đã được Thủ tướng phê duyệt, sẽ có 8 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất. Trong đó, có 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên toàn quốc là VTV, VTC và AVG. Nhà nước cũng cho phép hình thành tối đa 5 doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất ở 5 khu vực. Theo Luật Viễn thông, các doanh nghiệp muốn tham gia thị trường phải được cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng.
Lúc đó, một số lãnh đạo đài truyền hình địa phương lo ngại sẽ hình thành thế độc quyền. Về mặt lý thuyết, các đài truyền hình địa phương khi thực hiện số hóa truyền hình được quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn để phát sóng quảng bá kênh truyền hình thiết yếu. Song ở khu vực đồng bằng Sông Hồng hiện nay, các đài truyền hình không có sự lựa chọn nào khác ngoài RTB.
Nhưng với chính sách mở cửa, Bộ TT&TT đã hình thành thị trường truyền dẫn phát sóng cạnh tranh.
Thị trường đảo chiều xuất hiện nghịch lý mới
Ông Đoàn Quang Hoan, nguyên Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Tổng thư ký Hội Vô tuyến điện tử cho hay, trước đây các đài truyền hình địa phương có chức năng truyền dẫn phát sóng, nhưng chỉ ở trong địa phương đó. Vì vậy, khi tách riêng truyền dẫn phát sóng các đài sẽ đi thuê đối tác để truyền dẫn phát sóng qua vệ tinh hoặc qua dịch vụ truyền hình số mặt đất.
Tuy nhiên, nhiều đài địa phương muốn phát ra ngoài tỉnh để quảng bá, nên sẽ thuê phát của các doanh nghiệp có hạ tầng và cả những đại lý kinh doanh dịch vụ này. Trên cơ sở nhu cầu của mình mỗi địa phương sẽ lựa chọn đối tác cho phù hợp.
Cho đến thời điểm hiện tại, thị trường truyền dẫn phát sóng dịch vụ số mặt đất (DTT) tại miền Bắc có công ty DTV và miền Nam có SDTV, riêng AVG cung cấp dịch vụ trên toàn quốc. Tuy VTV được cung cấp dịch vụ này khắp các tỉnh thành nhưng lại chưa thành lập doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng nên không thể tham gia đấu thầu của đài truyền hình đại phương.
Đối với dịch vụ DTH - số vệ tinh hiện có AVG, VTC và TMS cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc.
Theo thống kê sơ bộ, thị trường truyền dẫn vệ tinh, VTC hiện chiếm khoảng 45%, TMS chiếm khoảng 35%, còn lại là AVG. Trong đó, một số đại lý như Alpha đang ký hợp đồng bán kênh truyền dẫn cho VTC, TMS và AVG.
Đối với thị trường số mặt đất DTT, SDTV chiếm khoảng 85% thị trường miền Nam. Miếng bánh còn lại thuộc về VTC và VTV (thông qua đại lý trung gian), AVG chỉ chiếm một ít thị phần.
Tại miền Bắc, thị phần truyền dẫn dịch vụ số mặt đất chủ yếu nằm trong tay AVG và DTV. Bên cạnh đó, một số đài truyền hình ký hợp đồng qua các công ty trung gian.
Ông Đàm Mỹ Nghiệp, Thành viên Hội đồng Thành viên của Tổn công ty VTC cho rằng, để thực hiện việc truyền dẫn phát sóng trên phạm vi toàn quốc các doanh nghiệp có hạ tầng đã phải đầu tư rất lớn. Nếu các doanh nghiệp không có thực lực thì không thể tham gia. VTC đang cung cấp số lượng kênh truyền dẫn vệ tinh khá lớn cho các đài truyền hình địa phương, để họ phát quảng bá trên toàn quốc. Tuy nhiên, vẫn có đài địa phương mua kênh truyền dẫn của VTC qua đại lý trung gian.
"Nếu các đài truyền hình mua trực tiếp kênh truyền dẫn từ VTC sẽ được hỗ trợ nhanh và giá thuê cũng tốt hơn. Song đây là thị trường cạnh tranh và các đài có thể chọn đối tác cung cấp dịch vụ cho mình", ông Đàm Mỹ Nghiệp nói.
Đồng tình với quan điểm trên, đại diện AVG cho hay, hiện AVG có thể cung cấp trên phạm vi toàn quốc dịch vụ truyền dẫn vệ tinh và dịch vụ số mặt đất. Tuy nhiên, có thực tế là một số đài truyền hình địa phương ít khi chọn cách mua kênh của các doanh nghiệp truyền dẫn có hạ tầng, mà chọn mua qua đại lý trung gian.
"Việc mua qua các công ty trung gian sẽ ảnh hưởng đến khâu vận hành, khắc phục sự cố sẽ bị chậm vì không trực tiếp nên phải qua bộ phận trung gian kết nối. Bên cạnh đó, do không có tổng đài chăm sóc khách hàng nên có thể gặp rủi ro về bảo hành dịch vụ hay thực hiện hợp đồng. Cụ thể, đài thanh toán cho công ty trung gian, trong khi đơn vị trung gian không thanh toán hoặc có vấn đề về tài chính, pháp lý nào đó không thanh toán được cho đơn vị cung cấp hạ tầng. Như vậy có thể bị hạ sóng trong khi vẫn chi trả tiền hoặc bị cắt trước thời hạn", lãnh đạo một công ty có hạ tầng truyền dẫn phát sóng giấu tên chia sẻ.
Cũng vị lãnh đạo trên phân tích rằng, nếu các đài truyền hình địa phương mua qua đại lý trung gian có thể bị đội giá lên từ 20%. Có nhiều lý do để các đài địa phương sẵn sàng chấp nhận rủi ro để ký hợp đồng với đại lý, chẳng hạn như cơ chế tài chính thông thoáng hơn. Thế nhưng, cho dù là lý do gì, việc đảm bảo chất lượng truyền dẫn và xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra luôn là mục tiêu cao nhất mà các nhà đài phải đặt lên bàn cân cho quyết định của mình.
Mỹ tung bí kíp hòng bắt kịp Trung Quốc trong cuộc đua xe điện Ngày 31/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc trong cuộc đua thống lĩnh thị trường xe điện. Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA) là một biểu tượng của thời chiến tranh Lạnh, cho phép Tổng thống Mỹ tiếp cận...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Microsoft lặng lẽ 'hồi sinh' MS-DOS trên Windows 11

Bigo Live ra mắt chiến dịch Spot On 2025 nhằm tìm kiếm những ngôi sao tương lai của Việt Nam

Google Chrome sẽ tự động thay đổi mật khẩu khi phát hiện xâm phạm

Tin tức giả về One UI 8 tràn lan trên web

Hướng dẫn cách liên kết WhatsApp với Facebook nhanh chóng

Keysight mở rộng hỗ trợ tiêu chuẩn USB

Cách ẩn tin nhắn trên Telegram nhanh chóng, tiện lợi

Hướng dẫn cách ghi âm trên Macbook nhanh chóng và tiện lợi

Google tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm, trình duyệt web Chrome...

Công cụ AI NotebookLM mạnh mẽ đã có trên iOS và Android

Hệ điều hành 'cổ' vẫn âm thầm vận hành bệnh viện và xe lửa toàn cầu

Hai lỗ vuông trên đầu nối USB có tác dụng gì?
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàng
Hậu trường phim
23:36:29 23/05/2025
Cặp đôi ngôn tình đang hot điên đảo: Chemistry tung toé màn hình, nhà gái đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
23:32:09 23/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật
Sao việt
22:58:06 23/05/2025
Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An
Tin nổi bật
22:56:01 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025
Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới
Thế giới
22:48:28 23/05/2025
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong
Pháp luật
22:41:29 23/05/2025
Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát
Nhạc quốc tế
22:39:41 23/05/2025
Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi
Tv show
22:36:24 23/05/2025