Doanh nghiệp mất ăn mất ngủ vì bảo mật di động
Sự bùng nổ cuả các thiết bị di động không chỉ tạo ra một thế giới mở cho người dùng, mà kèm theo đó là cả một “biển cơ hội khổng lồ” cho tội phạm mạng hiện đại, những kẻ có kỹ năng siêu việt, giàu kinh nghiệm và sở hữu nguồn tài chính hùng hậu chống lưng.
Phát biểu tại Hội thảo Security World 2011 vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Steven Scheurman, Phó chủ tịch cấp cao của IBM Châu Á-Thái Bình Dương cho biết, năm 2012, toàn thế giới ước tính có tới 468 triệu thiết bị di động và con số này sẽ tăng lên 5 tỷ vào năm 2015.
Các thiết bị di động như máy tính xách tay, smartphone đã làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta làm việc. Nó cho phép bạn làm việc tại bất kỳ đâu, quán cà phê, trong nhà hàng, tại sân bay, bất cứ khi nào bạn muốn. Nhưng chính sự linh hoạt và cơ động đó lại là cơn ác mộng của các nhà quản lý thông tin. Sự lan tỏa về chiều rộng và cấp độ tăng chóng mặt của số lượng người dùng cuối (endpoint) khiến cho việc quản lý trở thành một thách thức “xương xẩu”. Tại thời điểm này, riêng IBM đã có tới 800.000 endpoint thường xuyên (là laptop, smartphone có thể truy cập vào hệ thống mạng nội bộ).
Con số endpoint khổng lồ đó, theo ông Scheurman, chính là một nguy cơ nhỡn tiền. “Hiểm họa luôn vây quanh người dùng vì họ quá cởi mở trước hacker, nhưng cái khó của nhà quản lý bảo mật là lại không thể bắt người dùng thôi cởi mở được”.
Để giải quyết bài toán khó này, các chuyên gia cho rằng nên dựa vào bí quyết “3C”: đó là đơn giản hóa và tự động hóa sự phức tạp (Mạng lưới khổng lồ, chằng chịt của các kết nối endpoint tạo ra cần được điều phối và tổ chức một cách quy cũ, phân tầng với những quyền hạn ưu tiên trong toàn hệ thống); ý thức tuân thủ từ phía người dùng (đã cài đặt phần mềm diệt virus mới nhất hay chưa? Cài bản vá lỗi mới nhất? có tuân thủ các quy định về bảo mật của doanh nghiệp, tổ chức hay không?) và cuối cùng là làm chủ chi phí (loại bỏ các sự can thiệp bằng tay, xóa bỏ những sự khác biệt không cần thiết về cấu hình để tiện quản lý đồng bộ, tăng cường hiệu quả của các tầng bảo mật sẵn có).
Tuy nhiên, ông Hoàng Lê Minh, Viện trưởng Viện Công nghệ Phần mềm và Nội dung số (Bộ TT-TT) lại cho rằng, yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo an ninh thông tin ở doanh nghiệp/tổ chức chính là con người.
Bảo mật là một quá trình lâu dài, không có điểm kết thúc chừng nào hacker còn chưa dừng tay, vì thế, không có một mô hình bảo mật nào là tối thượng cho mọi hệ thống. Chiến lược bảo mật phải có sự linh hoạt, ứng biến kịp thời trước mọi thay đổi của thực tế và phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn của chính doanh nghiệp về bảo mật.
Trước đó, bản báo cáo về Xu hướng và Rủi ro 2010 của IBM X-Force đã cho biết điện toán đám mây đang là một xu hướng bảo mật mới, được các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế lớn lựa chọn, trong bối cảnh các cuộc tấn công lừa đảo và lừa đảo mũi nhọn (phishing và spear phishing) ngày càng tinh vi hơn.
Theo IBM, doanh nghiệp đang dần chuyển đổi từ các ứng dụng cài đặt sang ảo hóa và điện toán đám mây, bởi như vậy, họ sẽ ít phải lo lắng cho cơ sở hạ tầng thông tin hơn. Doanh nghiệp sẽ có thể tập trung nguồn lực và chất xám cho việc kinh doanh hoặc những nhiệm vụ khác cần sự ưu tiên cao hơn.
Hiện tại, Việt Nam cũng đã bước đầu tiếp cận dịch vụ đám mây thông qua các dự án, thỏa thuận hợp tác với một số tập đoàn CNTT đa quốc gia như Microsoft, IBM, Intel … Các chuyên gia cho rằng đám mây đặc biệt phù hợp với thực tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, vốn thiếu năng lực CNTT và chi phí đầu tư hạn hẹp….
Theo VietNamNet









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Top 4 camera Tapo ngoài trời bền đẹp, chất lượng cao

Ra mắt dòng mô hình AI mạnh nhất dành cho người viết phần mềm

Apple phát triển công nghệ hỗ trợ điều khiển thiết bị bằng tín hiệu não

Các nhà thiên văn Australia phát hiện 5 hành tinh mới

Người dùng điện thoại Android sẽ được nâng cấp tính năng chống lừa đảo

Apple dùng AI cải thiện thời gian sử dụng pin cho iPhone

Hàng triệu máy tính gặp nguy hiểm vì bo mạch chủ Asus

Robot hình người của Trung Quốc 'bắt chước' vươn vai như con người

Ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số:Tăng cạnh tranh, nâng hiệu quả

One UI 7 đến với dòng Galaxy S21

Sắp có ứng dụng 'chuyển nhà' dễ dàng cho Windows 11

One UI 7 là dấu chấm hết cho Galaxy A14
Có thể bạn quan tâm

Tranh cãi mang chim ra quán cafe không giấy tờ sẽ bị phạt, Kiểm lâm Huế nói gì?
Pháp luật
17:30:56 16/05/2025
Thực hư thông tin đánh thuốc mê, bắt cóc nữ sinh 13 tuổi ở Hải Phòng
Tin nổi bật
17:14:17 16/05/2025
APEC dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực chậm lại
Thế giới
17:08:37 16/05/2025
Ý Nhi 'rước vía' Thanh Thủy sang Ấn, loạt động thái lộ tham vọng 'giật crown'
Người đẹp
17:07:34 16/05/2025
Hwang Jung Eum: 'phú bà' giàu sụ của HQ, vẫn biển thủ tiền công trục lợi cá nhân
Sao châu á
16:41:31 16/05/2025
Ngân 98 trần trụi vòng 3 trên biển, náo loạn MXH, sắp "đập mặt xây lại" lần 12
Netizen
16:35:59 16/05/2025
Thông báo nóng của bạn gái cũ Wren Evans về vụ phốt ngoại tình: Nhập viện cấp cứu, hé lộ chuyện đau đớn nhất
Sao việt
16:28:27 16/05/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng chuẩn nữ thần thảm đỏ, nhan sắc 'chặt đẹp' Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền khi chung khung hình
Sao thể thao
16:23:41 16/05/2025
Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đánh bại cả Lý Hải và Victor Vũ, chiếm top 1 phòng vé khiến ai cũng choáng
Hậu trường phim
15:21:32 16/05/2025
Until Dawn - Vòng lặp chết chóc được nâng lên một tầm cao mới
Phim âu mỹ
15:09:48 16/05/2025