Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc lao đao do chịu cảnh ‘áp thuế hai lần’
Các nhà sản xuất nước ngoài tại Trung Quốc đang phải chịu thuế nhập khẩu lên tới 125% đối với linh kiện và thuế xuất khẩu 145% khi bán sản phẩm sang Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào đang gây tổn hại nghiêm trọng tới hoạt động của họ.
Cảng hàng hóa Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo dữ liệu chính thức, các công ty quốc tế và liên doanh chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc, cho thấy mức độ ảnh hưởng lớn của họ trước các “đòn” thuế quan của Washington. Những tập đoàn lớn của Mỹ như Apple, Tesla cùng nhiều nhà sản xuất nhỏ hơn lâu nay dựa vào Trung Quốc như một căn cứ sản xuất. Các doanh nghiệp này thường nhập nguyên liệu hoặc linh kiện từ Mỹ, lắp ráp tại Trung Quốc, rồi xuất khẩu thành phẩm để quay lại Mỹ, khiến họ bị vướng vào cả thuế nhập khẩu của Trung Quốc lẫn thuế xuất khẩu của Mỹ.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Mỹ mạnh tay tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc ở mức 145% và Trung Quốc đáp trả đã khiến nhiều doanh nghiệp chịu cảnh “đánh thuế hai lần” đối với cùng một lô hàng.
Video đang HOT
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc và tính toán của Financial Times, các doanh nghiệp thuộc sở hữu toàn phần hoặc một phần vốn nước ngoài tại Trung Quốc đã đóng góp 980 tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu nước này, tương đương hơn 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024, và 820 tỷ USD cho nhập khẩu, tương đương hơn 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong cùng kỳ. Tính trong cả năm 2024, Trung Quốc ghi nhận mức thặng dư thương mại kỷ lục gần 1.000 tỷ USD.
Cỗ máy xuất khẩu của Trung Quốc được xây dựng dựa trên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm từ Hong Kong (Trung Quốc) và Macau (Trung Quốc), tận dụng lợi thế lao động giá rẻ để sản xuất hàng hóa. Năm 2008, nhóm doanh nghiệp này chiếm tới 55% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm dần khi Trung Quốc đẩy mạnh chiến lược tự chủ công nghiệp. Năm ngoái, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm 29,6% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc, nhưng chỉ đóng góp 16% vào thặng dư thương mại do tỷ trọng nhập khẩu cao.
Trung Quốc hiện cũng có chương trình miễn thuế đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện để chế biến và sau đó tái xuất khẩu (gọi là “thương mại gia công”). Một số nhà sản xuất lớn của Mỹ, bao gồm các hãng điện thoại thông minh và nhà sản xuất điện tử, đã nhận được các miễn trừ thuế tạm thời từ chính quyền Tổng thống Trump.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang, nhiều công ty nước ngoài, đặc biệt là các nhà sản xuất nhỏ, có thể sẽ thấy việc xuất khẩu từ Trung Quốc trở nên kém hiệu quả.
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo chiến tranh thương mại có thể khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc tính theo đồng NDT tiếp tục sụt giảm, sau khi đã giảm 27,1% trong năm 2024 so với năm trước đó.
Nỗi lo hàng đầu của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc
Theo Sách trắng mới được Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc (AmCham China) công bố, mối quan ngại về căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại thị trường tỷ dân này, đán.h dấu năm thứ 5 liên tiếp mối lo ngại này đứng đầu danh sách.
Công nhân làm việc trên dây chuyền lắp ráp xe ô tô tại khu công nghiệp kỹ thuật cao ở thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) ngày 29/6/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, kết quả khảo sát được thực hiện trước các đợt tăng thuế mới nhất cho thấy 63% thành viên AmCham China coi căng thẳng song phương là rào cản kinh doanh nghiêm trọng nhất. Hơn một nửa số doanh nghiệp được hỏi bày tỏ lo ngại về khả năng quan hệ hai nước có thể tiếp tục xấu đi.
Về tình hình kinh doanh, báo cáo chỉ ra rằng trong năm 2024, 46% công ty thành viên có lãi, 36% hòa vốn và 18% thua lỗ. Đáng chú ý, môi trường đầu tư tại Trung Quốc đã có những cải thiện đáng kể, với 33% doanh nghiệp ghi nhận những tiến bộ so với năm trước, tăng 5 điểm phần trăm. Tỷ lệ công ty đán.h giá tiêu cực về môi trường đầu tư đã giảm 7 điểm phần trăm xuống còn 28%.
Tuy nhiên, một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện khi tỷ lệ doanh nghiệp coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính giảm 6 điểm phần trăm so với năm 2023. Đặc biệt, 21% công ty - gấp đôi so với thời điểm trước đại dịch COVID-19 - không còn xem Trung Quốc là điểm đến đầu tư tiềm năng.
Ông Huo Jianguo, Phó chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu Tổ chức thương mại thế giới Trung Quốc, nhận định rằng mặc dù Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc cải thiện môi trường kinh doanh nội địa, nhưng cuộc chiến thuế quan đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Ông nhấn mạnh "không có người chiến thắng trong một cuộc chiến thuế quan như vậy" và cả doanh nghiệp hai bên đều đang phải đối mặt với nhiều bất ổn.
Bất chấp những thách thức hiện tại, niềm tin vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn của thị trường Trung Quốc vẫn được duy trì. Minh chứng là việc Toyota vừa cam kết đầu tư 2 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất xe điện Lexus tại Thượng Hải. Chủ tịch AmCham China Michael Hart cũng thừa nhận sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với các nhà đầu tư toàn cầu nhờ vào sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng gia tăng và năng lực sản xuất tiên tiến.
Trung Quốc dừng áp thuế trả đũa với một số mặt hàng từ Mỹ? Truyền thông Mỹ đưa tin, Trung Quốc dường như đã tạm dừng áp thuế trả đũa mà không công bố công khai với một số mặt hàng nhập từ Mỹ. Nguồn tin nói rằng Trung Quốc dường như đã tạm dừng áp thuế quan trả đũa với mặt hàng vi mạch nhập từ Mỹ (Ảnh: Reuters). Trung Quốc dường như đã tạm dừng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đán.h giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Mexico đưa ra 'nhượng bộ' mới với Mỹ để tránh đối đầu ngoại giao và thuế quan nặng hơn

Mỹ - Ukraine sắp ký thoả thuận khoáng sản lịch sử: Cơ hội hay cạm bẫy?
Có thể bạn quan tâm

Màn kết hợp giữa NSND Thanh Hoa và Hòa Minzy được gọi "tuyệt tác song ca" 2 thế hệ, leo thẳng trending sau 4 ngày
Nhạc việt
20:03:08 29/04/2025
Bắt nhóm bán thuố.c "đàn ông" giả thu lợi hàng chục tỷ đồng
Pháp luật
19:58:00 29/04/2025
Jennie (BLACKPINK) tạo tiề.n lệ mới khi ra mắt album
Nhạc quốc tế
19:57:41 29/04/2025
Tử vi tài chính 3 tháng tới: 2 cung hoàng đạo càng tiêu nhiều càng có lộc, 1 cung càng "run tay" càng rỗng ví
Trắc nghiệm
19:57:22 29/04/2025
Thanh Thủy, Tiến Luật, Thúy Ngân và dàn nghệ sĩ Việt tham gia diễu hành ngày 30/4: "Hòa bình đẹp như nụ cười của người dân khi nhìn thấy từng khối diễu binh, diễu hành!"
Sao việt
19:55:01 29/04/2025
Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người t.ử von.g trong vụ cháy nhà ở Hà Nội
Netizen
19:23:02 29/04/2025
Xung đột Hamas-Israel: Ai Cập thúc đẩy sáng kiến ngừng bắ.n mới tại Gaza

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Chủ tịch nước đặc xá cho 8.055 phạm nhân
Tin nổi bật
18:02:11 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lậ.t mặ.t 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025