Doanh nhân Trung Quốc vung tấn tiền mua ghế trong quốc hội
Các doanh nhân tỉnh Liêu Ninh sẵn sàng chi từ hàng trăm đến hàng triệu nhân dân tệ để chen chân vào quốc hội Trung Quốc.
Một phiên họp quốc hội Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Trung Quốc tháng trước phanh phui bê bối gian lận bầu cử lớn nhất tại nước này, 45 trong 102 đại biểu quốc hội của tỉnh Liêu Ninh và 454 trong 612 thành viên của hội đồng nhân dân tỉnh này bị bãi nhiệm vì đã dùng tiền để mua ghế.
Vụ bê bối làm dấy lên lo ngại rằng những giao dịch ngầm có thể xảy ra ở những nơi khác trên khắp Trung Quốc, khi các cơ quan lập pháp địa phương chuẩn bị bầu cử vào đầu năm tới.
Video đang HOT
Theo SCMP, những người muốn có chân trong cơ quan lập pháp thường dùng tiền để mua chuộc cử tri hoặc chi hàng chục triệu NDT cho người môi giới.
“Mong muốn giành ghế trong cơ quan lập pháp, một số người có thể tổ chức tiệc chiêu đãi và tặng cho các cử tri phong bao đỏ chứa tiền mặt từ 500 – 5.000 NDT (75 – 750 USD)”, một quan chức cấp trung tại Thẩm Dương, thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh, nói. “Những người khác có thể biếu xén rất nhiều tiền, dao động đến hàng chục triệu NDT cho người môi giới, thường là những quan to như người đứng đầu cơ quan lập pháp khu vực, để chờ đợi “tin tốt”.
Một quan chức giấu tên nắm rõ bê bối gian lận bầu cử ở Liêu Ninh, cho biết những người môi giới thường sẽ hoàn lại toàn bộ số tiền nếu “khách hàng” không mua được ghế. Tuy nhiên, một nhà báo kỳ cựu ở Liêu Ninh cho biết một doanh nhân đã cay đắng phàn nàn vì không được hoàn tiền sau thất bại tranh cử năm 2013.
Các nguồn tin cho biết nạn tham nhũng đã trở nên quá phổ biến khiến các nhà lập pháp khó có thể từ chối tiền hối lộ. Quan chức giấu tên nói rằng một trong số 454 đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Liêu Ninh bị bãi nhiệm là một cô gái nhận hơn 100.000 NDT (15.000 USD) từ rất nhiều phong bao đỏ được dúi vào tay trong các bữa tiệc chiêu đãi trước cuộc bầu cử năm 2013. Tuy nhiên, chiếc ghế mà cô ấy có được là kết quả từ nỗ lực của bản thân, chứ không phải đi hối lộ người khác.
Ông cho biết nạn hối lộ trước các cuộc bầu cử vào cơ quan lập pháp đã trở thành “chuyện thường tình” ở Liêu Ninh.
“Nếu từ chối nhận quà, như phong bao đỏ hoặc trà hay vật có giá trị khác, thì anh trở thành người phá vỡ quy tắc ngầm, vì những người khác đều nhận cả”, ông nói.
Ngoài ra, một số ứng viên “đành” phải hối lộ để cạnh tranh với rất nhiều đối thủ đã làm vậy.
Một cựu đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Liêu Ninh cho biết việc trả tiền để mua ghế từ lâu đã phổ biến trong các cuộc bầu cử địa phương. “Người ta phải ‘qua nhiều cửa ải’ trước khi ngồi được xuống chiếc ghế trong cơ quan lập pháp”, ông nói.
Theo Phương Vũ (Vnexpress)
Rò rỉ thông tin của doanh nhân, quan chức Trung Quốc
Thông tin cá nhân của hàng chục doanh nhân, quan chức cấp cao của Trung Quốc đã bị tung lên mạng, gây ra một trong những vụ rò rỉ dữ liệu nhạy cảm lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
Người giàu nhất Trung Quốc Vương Kiện Lâm là nạn nhân của vụ rò rỉ. DAILY PAKISTAN
Theo South China Morning Post ngày 13.5, tài khoản mang tên "Shenfenzheng" đã đưa tên trang Twitter từ số chứng minh nhân dân, địa chỉ cư trú tới thông tin về con cái của nhiều quan chức chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như những nhà tài phiệt vào hàng giàu nhất nước này, bao gồm các tỉ phú Mã Vân, Vương Kiện Lâm và Lôi Quân.
Chủ tài khoản "Shenfenzheng" viết mục đích của hành động rò rỉ dữ liệu là "nhằm chứng minh ăn cắp thông tin cá nhân ở Trung Quốc dễ dàng như thế nào". Twitter đã nhanh chóng phong tỏa tài khoản này nhưng theo kiểm chứng của Bloomberg, ít nhất 2 số chứng minh nhân dân bị tung ra là thật.
Nếu những thông tin rò rỉ là chính xác, chúng có thể bị bọn tội phạm sử dụng để tấn công tài khoản mạng xã hội hoặc tài khoản ngân hàng. Đến nay, Bộ Công an Trung Quốc và những nhân vật có liên quan chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc, theo Bloomberg.
Trọng Kha
Theo Thanhnien
Một người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp thông tin quân sự Mỹ Một doanh nhân Trung Quốc đã nhận tội tấn công mạng máy tính của nhiều công ty quốc phòng lớn tại Mỹ để đánh cắp thông tin. Ông Su Bin được cho là từng gửi email chứa thông tin về máy bay C-17 cho một người tại Trung Quốc - Ảnh: Reuters Bộ Tư pháp Mỹ cho hay ông Su Bin (50 tuổi)...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cạn kiệt tên lửa đánh chặn, Ukraine tìm biện pháp ứng phó

Ấn Độ tuyên bố bắn hạ một số máy bay Pakistan

Anh, Đức cấp tên lửa, vũ khí mồi nhử cho Ukraine

Nghị sĩ Anh kêu gọi đẩy mạnh "đón sóng" nhân tài khoa học từ Mỹ

Đặc phái viên của ông Trump gây tranh cãi về việc sử dụng người phiên dịch

Kỹ năng bí mật của nhân viên CIA trong tình huống khó khăn

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Quân đội Trung Quốc phản hồi thông tin Y-20 chuyển hàng tiếp tế đến Pakistan

Phản ứng quốc tế khi Nga đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine

Bảo tàng Ben Gurion và cuộc gặp tình cờ giữa hai nhà tư tưởng lớn của thế kỷ 20

Vì sao Gruzia bất ngờ quay lại mua khí đốt Nga sau 18 năm?

Thế khó của Trung Quốc giữa căng thẳng Ấn Độ - Pakistan
Có thể bạn quan tâm

Quá khứ như bị "tra tấn" của Trấn Thành, căng đến mức phải ghét mẹ vì 1 chuyện
Sao việt
17:19:25 12/05/2025
Tâm Tít khoe vóc dáng căng tràn, chỉ 1 bức ảnh lộ cuộc sống hôn nhân với chồng
Netizen
17:18:47 12/05/2025
HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?
Sao châu á
17:15:25 12/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều mát lành với 5 món tươi ngon
Ẩm thực
16:59:09 12/05/2025
Hai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hình
Pháp luật
16:55:29 12/05/2025
Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh
Tin nổi bật
16:42:46 12/05/2025
Lê Tuấn Khang từ "chăn vịt" lột xác ngoạn mục nhờ Lý Hải, cú bẻ lái khó tin!
Hậu trường phim
16:25:56 12/05/2025
Uống nước lá tía tô có công dụng gì với sức khỏe?
Sức khỏe
16:13:02 12/05/2025
Thấy cô hàng xóm bị đánh ghen, chồng tôi bỗng có một hành động không ngờ
Góc tâm tình
15:58:04 12/05/2025
Tình thế đảo ngược với Casemiro
Sao thể thao
15:57:13 12/05/2025