Độc đáo cách chính phủ Mỹ tuyển coder: Ẩn đoạn mã bí mật bên trong website, ai phát hiện ra sẽ cơ hội làm việc
Theo đó, những chuyên gia có đủ kĩ năng và giải mã được thông điệp ẩn nói trên sẽ có cơ hội làm việc cho chính phủ Mỹ trong vòng từ 1-2 năm
Ngay khi tổng thống Mỹ Joe Biden thực hiện lễ tuyên thệ nhậm chứ vào thứ Tư tuần trước, một số chuyên gia công nghệ đã phát hiện trang web chính thức của Nhà Trắng đã ‘nhúng’ một thông điệp ẩn bên trong các dòng mã HTML của trang web này để tuyển dụng nhân sự.
“Nếu bạn đang đọc nội dung này, chúng tôi cần sự trợ giúp của bạn để xây dựng mọi thứ trở nên tốt hơn”, đoạn code ẩn trên trang www.whitehouse.gov ghi rõ. Sau đoạn code này là một đường link đến trang web của Dịch vụ Kỹ thuật số Hoa Kỳ. Đây là một cơ quan chuyên trách có nhiệm vụ tuyển dụng những người tài giỏi trong lĩnh vực công nghệ thông tin để trợ giúp chính quyền nước này.
Theo đó, những chuyên gia có đủ kĩ năng và giải mã được thông điệp ẩn nói trên sẽ có cơ hội làm việc cho chính phủ Mỹ trong vòng từ 1-2 năm
Là một phần trong gói giải cứu 1,9 nghìn tỷ USD của Biden, khoảng 10 tỷ USD sẽ được đầu tư vào lĩnh vực an ninh mạng và hiện đại hóa CNTT.
Với riêng Dịch vụ Kỹ thuật số Hoa Kỳ – một “công ty khởi nghiệp tại Nhà Trắng” do cựu tổng thống Obama thành lập vào năm 2014, cơ quan này sẽ nhận được khoản ngân sách 200 triệu USD. Kể từ khi thành lập đến nay, Dịch vụ Kỹ thuật số Hoa Kỳ đã thu hút được rất nhiều nhận sự giỏi của Silicon Valley, bao gồm cả các chuyên gia kỹ thuật và an ninh mạng.
Cơ quan này chịu trách nhiệm đưa chuyên môn của khu vực tư nhân vào khu vực công, đồng thời nâng cao năng lực CNTT và an ninh mạng của chính quyền mới. Sau vụ hack SolarWinds đe dọa an ninh của các công ty lớn, cũng như chính phủ Mỹ, Biden cho biết chính quyền của ông sẽ đặt an ninh mạng trở thành “ưu tiên hàng đầu” ngay từ ngày đầu tiên.
Năm ngoái, đội ngũ tranh cử của ông Joe Biden cũng đã giấu một “quả trứng Phục sinh” trong mã nguồn trang web chiến dịch của họ. Ngay phía trên mã để mua mặt nạ chống COVID được tô điểm bằng “BIDEN” là một thông báo: “Hãy đeo khẩu trang”, được viết bằng chữ cái viền khối lớn.
Tăng cường đảm bảo an ninh mạng cho tương lai làm việc từ xa
Theo báo cáo, nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu chưa chuẩn bị kỹ cho quá trình chuyển đổi đột ngột sang làm việc từ xa một cách an toàn.
Video đang HOT
Mới đây, Cisco đã thực hiện một cuộc nghiên cứu nhằm tìm hiểu cách thức các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, chuẩn bị như thế nào trong việc duy trì vận hành khi buộc phải cho một phần hay toàn bộ cán bộ nhân viên làm việc từ xa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với tốc độ ra quyết định và quy mô chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Nghiên cứu có sự tham gia của gần 3.200 tổ chức trên toàn cầu theo nhiều quy mô như các doanh nghiệp vừa và nhỏ (từ 1 đến 249 nhân viên), doanh nghiệp có từ 250 đến dưới 1.000 nhân viên, cũng như các doanh nghiệp lớn (trên 1.000 nhân viên), tại 21 thị trường trên khắp thế giới bao gồm châu Mỹ, châu Á Thái Bình Dương và châu Âu, tiến hành khảo sát những lãnh đạo công nghệ thông tin (CNTT) của 30 ngành nghề.
Xu hướng làm việc từ xa
Báo cáo mang tên Tương lai làm việc từ xa an toàn (Future of Secure Remote Work Study) chỉ ra rằng, làm việc từ xa đã trở thành xu hướng tất yếu kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát kéo theo những thách thức và bất ổn khiến nhiều quốc gia bắt buộc phải thực hiện cách ly xã hội, đóng cửa biên giới...
Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, 19% số doanh nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có khoảng một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa, con số tại Việt Nam là 20%. Trong đại dịch đã có 56% số doanh nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và 51% số doanh nghiệp Việt Nam có hơn một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa. Dự đoán sau đại dịch, 34% số doanh nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tại Việt Nam có hơn một nửa lực lượng lao động làm việc từ xa.
Nhiều doanh nghiệp không chuẩn bị kỹ đảm bảo an toàn cho làm việc từ xa
Kết quả báo cáo cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn cầu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương chưa chuẩn bị kỹ cho quá trình chuyển đổi đột ngột sang làm việc từ xa một cách an toàn. Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát vào đầu năm 2020, 54% các doanh nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có "phần nào" sự chuẩn bị trong khi 7% chưa hề có sự chuẩn bị cho việc hỗ trợ làm việc từ xa, tại Việt Nam, con số tương ứng là 30% và 3%.
Các doanh nghiệp đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể các mối đe dọa, cảnh báo an ninh mạng do các tác nhân độc hại cố gắng lợi dụng các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn khi nhân viên truy cập vào hệ thống mạng doanh nghiệp và các ứng dụng đám mây từ xa. 69% số doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương nhận thấy các mối đe dọa, cảnh báo bảo mật tăng trên 25% trong đó có 62% doanh nghiệp nhỏ, 75% doanh nghiệp vừa và 69% doanh nghiệp lớn. Tại Việt Nam, từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, 91% số doanh nghiệp chứng kiến số lượng các một đe dọa, cảnh báo bảo mật tăng trên 25%.
Khi làm việc từ xa, thách thức an ninh mạng lớn nhất mà hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt là:
- Truy cập an toàn: 63% doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương, 69% doanh nghiệp Việt Nam
- Quyền riêng tư dữ liệu tác động đến tình hình bảo mật tổng thể: 59% doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương, 66% doanh nghiệp Việt Nam
- Bảo vệ khỏi phần mềm độc hại: 71% doanh nghiệp Việt Nam
- Duy trì các chính sách kiểm soát và thực thi: 53% doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương
Bảo mật điểm cuối đặt ra thách thức cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường từ xa do không thể tin tưởng kết nối điểm cuối với mạng văn phòng cho việc hiển thị và thúc đẩy cập nhật.
Đồng thời, nhân viên kết nối với các nguồn lực doanh nghiệp thông qua nhiều thiết bị cá nhân hơn mà không được quản lý tạo ra điểm mù cho các bộ phận bảo mật. Hơn một nửa số người tham gia khảo sát tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho rằng máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn tại văn phòng (58%) và thiết bị cá nhân (57%) là các điểm cuối cần bảo vệ trong môi trường làm việc từ xa, tiếp theo là các ứng dụng đám mây (52%). Các số liệu tại Việt Nam cho thấy 65% doanh nghiệp cho rằng thiết bị cá nhân đặt ra thách thức cần bảo vệ trong môi trường làm việc từ xa, tiếp theo là thông tin khách hàng (61%), máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn tại văn phòng (60%) và các ứng dụng đám mây (59%).
Xem lại chiến lược bảo mật tổng thể nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường làm việc
Các tổ chức, doanh nghiệp phải đối mặt với các mối đe dọa và cảnh báo an ninh mạng đang ngày càng gia tăng do những thách thức trong quá trình chuyển đổi môi trường làm việc đột ngột và cần tiếp cận các giải pháp an ninh mạng phù hợp để chuẩn bị tốt hơn cho môi trường làm việc linh hoạt và kết hợp trong tương lai.
Việc chuyển sang môi trường làm việc trong tương lai với những kỳ vọng về sự linh hoạt và khả năng làm việc ở mọi nơi từ nhân viên có nghĩa các tổ chức, doanh nghiệp, bộ phận bảo mật CNTT của họ cần phải thích ứng theo và xem xét lại chiến lược bảo mật tổng thể nhằm đảm bảo an ninh mạng.
An ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp với mức độ quan trọng được nâng cao hơn so với thời điểm trước dịch COVID-19. 85% các doanh nghiệp tại Châu Á - Thái Bình Dương và 93% doanh nghiệp tại Việt Nam đồng ý với quan điểm này.
Trong thời kỳ COVID, 97% số doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương và 100% doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi trong chính sách an ninh mạng nhằm hỗ trợ làm việc từ xa.
Những thay đổi hàng đầu trong chính sách an ninh mạng nhằm:
- Tăng cường kiểm soát trang web và chấp nhận chính sách sử dụng: 61% doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương, 76% doanh nghiệp Việt Nam
- Triển khai xác thực đa yếu tố (Multi-factor Authentication - MFA): 59% doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương, 76% doanh nghiệp Việt Nam
- Tăng dung lượng mạng riêng ảo (Virtual Private Network - VPN): 56% doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương, 60% doanh nghiệp Việt Nam
70% doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương và 78% doanh nghiệp Việt Nam tin rằng dịch COVID-19 sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu tư vào an ninh mạng trong tương lai. Kết quả này cho thấy ngành bảo mật có cơ hội thay đổi cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu tại thời điểm này và tăng tính linh hoạt nhằm biến bảo mật thành yếu tố hỗ trợ thúc đẩy thay vì cản trở cộng tác cho lực lượng lao động bị phân tán.
Dù hầu hết các tổ chức đang ưu tiên đặt an ninh mạng là một trong các chương trình nghị sự chính, công tác đào tạo, nâng cao an ninh bảo mật nhưng vẫn đảm bảo tính đơn giản, dễ sử dụng và các giải pháp có thể hoạt động cùng nhau vẫn là điều cần thiết. 61% doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương cho biết việc thiếu đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên là một thách thức lớn khi phải củng cố các giao thức an ninh mạng phục vụ cho làm việc từ xa, tiếp theo là có quá nhiều công cụ, giải pháp cho việc quản lý và chuyển đổi (53%). Còn tại Việt Nam, số liệu lần lượt là 62% và 74%.
Do đó, tầm quan trọng của việc xây dựng nền tảng vững chắc hơn cho an ninh mạng là thực hiện tốt hơn công việc đào tạo và nâng cao nhận thức của nhân viên.
Hơn nữa, an ninh mạng có lịch sử khá phức tạp. Theo truyền thống, các công ty thường tiếp cận các giải pháp an ninh mạng mới mỗi khi họ phát hiện ra một vấn đề mới. Mặc dù một trong số các giải pháp này có thể rất tốt trong việc giải quyết một vấn đề cụ thể, nhưng chúng thường không kết hợp tốt khi hoạt động cùng nhau. Các giải pháp này thường làm tăng độ phức tạp trong việc thiết lập an ninh mạng tổng thể của một doanh nghiệp và có thể tiềm ẩn sự thất bại.
Các tổ chức, vì lẽ đó, cần bảo mật tốt hơn chứ không đơn thuần là 'nhiều hơn'. An ninh phải được thiết kế cho con người, vì để bảo mật hiệu quả thì cần phải dễ sử dụng.
Ngoài ra, các tổ chức, doanh nghiệp đang xem xét lại chiến lược an ninh mạng với trọng tâm là thế trận phòng thủ an ninh mạng tổng thể, bao gồm bảo vệ khỏi mối đe dọa, đánh giá rủi ro, kiểm toán, tuân thủ và quyền riêng tư... là khoản đầu tư được ưu tiên hàng đầu về tầm quan trọng trong việc chuẩn bị môi trường làm việc sau dịch COVID-19. Các khoản đầu tư ưu tiên khác được các tổ chức, doanh nghiệp tham gia khảo sát đề cập đến bao gồm: truy cập mạng, bảo mật đám mây, xác minh người dùng và thiết bị.
Ông Biden tuyển coder bằng một đoạn mã ẩn Tổng thống Biden tuyển chuyên gia công nghệ cho Dịch vụ Kỹ thuật số của chính phủ Mỹ. Theo Reuters, trang web của Nhà Trắng, dưới thời Tổng thống Joe Biden, vừa gửi lời mời tham gia làm việc tại Dịch vụ Kỹ thuật số của chính phủ Mỹ đến các chuyên gia công nghệ bằng một đoạn mã HTML ẩn. Đoạn code...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền

Kế hoạch đầy tham vọng của Apple

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc

Chuẩn USB từng thay đổi cả thế giới công nghệ vừa tròn 25 tuổi

Tính năng tìm kiếm tệ nhất của Google sắp có trên YouTube

Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết

Bot AI Facebook nhập vai người nổi tiếng nói chuyện tình dục với trẻ em

Sau Internet và iPhone, dự đoán của Kurzweil khiến chúng ta phải giật mình

Màn hình Always On là kẻ thù gây hao pin điện thoại?

Android 16 sắp có thể 'chặn đứng' thiết bị USB độc hại

Microsoft đưa tính năng Recall gây tranh cãi trở lại PC Copilot+

Gmail cho iPhone vừa được Google 'lột xác' sau 4 năm
Có thể bạn quan tâm

Lễ 30/4 tôi muốn về chăm mẹ ốm, chồng không hài lòng nói một câu như dao cứa vào tim
Góc tâm tình
07:36:52 01/05/2025
Vận khí khai thông, tài lộc rực rỡ: Top 3 cung hoàng đạo đón thời vận lớn ngày 2/5
Trắc nghiệm
07:25:07 01/05/2025
Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine
Thế giới
07:13:38 01/05/2025
Dàn sao check-in tưng bừng xem pháo hoa dịp lễ 30/4: Tăng Thanh Hà có view xịn, Châu Bùi xuống đường hưởng ứng không khí
Sao việt
07:06:18 01/05/2025
Clip thót tim: Chương Tử Di ngã nhào úp mặt giữa sóng trực tiếp, chấn thương nghiêm trọng hơn công bố?
Sao châu á
07:03:33 01/05/2025
Tổng đạo diễn Ký Ức Vui Vẻ: "Tôi không hiểu mình làm gì sai để anh Tự Long phải lớn tiếng như vậy"
Tv show
06:30:00 01/05/2025
Thiếu niên 16 tuổi đi xe máy tông thiếu tá CSGT bị thương
Tin nổi bật
06:13:18 01/05/2025
Thủ đoạn của 'ông trùm' bán thuốc hỗ trợ sinh lý giả, thu lợi 20 tỷ đồng
Pháp luật
06:10:31 01/05/2025
3 món ăn "nhất định phải có" trên mâm cơm nhà mùa nóng: Vừa giải độc gan, vừa giúp thanh nhiệt lại cực ngon miệng
Ẩm thực
05:35:06 01/05/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025