‘Độc lạ’ đám cưới 1975: cựu QN định tình bằng dụng cụ làm nông, kết bất ngờ
Trong khu dân cư đoàn kết dân tộc ở huyện Mộc Lũy, đôi vợ chồng già Yêu Bộ Căn (74 tuổ.i) và Triệu Phượng Anh (69 tuổ.i) đã cùng nhau đi qua hơn nửa thế kỷ đầy sóng gió, giữ trọn tình yêu và sự thủy chung son sắt.
Năm 1974, sau khi rời quân ngũ, ông Yêu tình nguyện về định cư và lao động tại đội 11, đại đội Tân Hộ, hương Tân Hộ, huyện Mộc Lũy. Không quản gian khó, ông trở thành một nông dân thực thụ, góp sức xây dựng vùng biên cương Tổ quốc. “Ông ấy là người thật thà, làm việc gì cũng chu toàn, chưa bao giờ trốn tránh trách nhiệm”, bà Triệu chia sẻ.
“Bà ấy giỏi giang, tháo vát, lại còn là đội trưởng phụ nữ trong đội sản xuất”, ông Yêu nhìn vợ đầy trìu mến, như thể vẫn thấy bóng dáng cô gái trẻ ngày nào.
Họ kết hôn vào ngày 26/10/1975. Đám cưới đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa. Tại công trường thủy lợi của đại đội, đội trưởng phát cho mỗi người một chiếc xẻng và tuyên bố họ thành vợ chồng. Không nhẫn cưới, không áo váy, chỉ một tờ giấy chứng nhận hôn nhân và hai chiếc xẻng nhưng lại là khởi đầu cho một cuộc sống bền bỉ, kiên cường.
Những năm tháng tuổ.i trẻ của họ gắn liền với gian khó. Khi ông Yêu được điều chuyển công tác lên Ban vũ trang hương Tân Hộ (năm 1979), toàn bộ công việc trong nhà do một mình bà Triệu gánh vác, từ chăm sóc hai con nhỏ, canh tác ruộng vườn đến làm công tác xã hội. Thương vợ vất vả, mỗi sớm tinh mơ, ông Yêu dậy từ lúc trời còn chưa sáng để làm đồng, rồi mới vội vàng đi làm. Cuối tuần, ăn vội bát cơm rồi lại ra đồng làm việc giữa trưa nắng gắt.
“Có lần nắng nóng đến mức da ông ấy phồng rộp cả lên, nhưng ông vẫn giúp tôi làm ruộng để tôi đỡ nhọc hơn”, bà Triệu nghẹn ngào nhớ lại.
Lương tháng của ông Yêu khi ấy chỉ 42 tệ (150 nghìn đồng) – số tiề.n ít ỏi phải cáng đáng cả gia đình. Nhưng chưa bao giờ bà Triệu than phiền. Ngược lại, bà luôn nhường nhịn chồng con, tự mình tằn tiện, xoay xở từng bữa cơm, cải thiện bữa ăn bằng những món đơn giản nhưng đầy ắp yêu thương. “Tôi mê nhất món mì kéo tay bà ấy nấu. Ngày nào không được ăn là thấy người mất sức”, ông Yêu cười hiền, ánh mắt tràn đầy tự hào.
Gần 50 năm, bà Triệu vẫn ngày nào cũng nấu cho chồng món mì ấy, như một cách giản dị nhưng sâu sắc để gìn giữ yêu thương.
Dù đã nghỉ hưu, ông Yêu vẫn tích cực tham gia công tác cộng đồng. Ông hiện là tổ trưởng dân cư, đảng viên gương mẫu, tham gia hoà giải mâu thuẫn, tổ chức các hoạt động văn hóa – thể thao. Bà Triệu cũng không chịu ngồi yên, vừa chăm sóc gia đình, vừa tham gia câu lạc bộ khiêu vũ, luôn sát cánh cùng chồng trong mọi hoạt động của khu dân cư. Họ là một cặp đôi gắn bó, đồng lòng từ chuyện nhỏ trong nhà đến việc lớn ngoài xã hội. Bà Triệu hài hước chia sẻ: “Anh một chiếc xẻng, em một chiếc xẻng, suốt đời mình chẳng ai bỏ rơi ai”.
Giờ đây, khi tuổ.i đã cao, họ vẫn nắm tay nhau đi dạo, vẫn chuyện trò như thuở mới yêu. Gia đình hạnh phúc, con cháu hiếu thuận, cuộc sống thanh bình là phầ.n thưởn.g lớn nhất cho hơn nửa thế kỷ đồng cam cộng khổ.
Nếu như tình yêu cần một lời khẳng định, thì có lẽ sự đồng hành chính là cách thể hiện sâu sắc nhất. Yêu thương, đôi khi chỉ cần giản dị như một bát mì nóng mỗi sáng, một ánh mắt đầy hiểu thấu, hay một bàn tay luôn sẵn sàng nắm lấy nhau như cách ông Yêu và bà Triệu đã đi cùng nhau suốt đời.
Nối tiếp câu chuyện nên duyên sau độc lập ở Việt Nam, là đám cưới của hai phóng viên chiến trường TTXVN giữa lòng Sài Gòn. Tháng 11 năm 1975, giữa lòng Sài Gòn vừa được giải phóng, một đám cưới đặc biệt được tổ chức tại hội trường cơ quan Thông tấn xã giải phóng – đám cưới của hai phóng viên chiến trường.
Cùng là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam, họ vào chiến trường miền Nam trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Sau ngày giải phóng, giữa bộn bề công việc và khói bụi chiến tranh chưa kịp lắng, họ nên duyên vợ chồng bằng một đám cưới đặc biệt – được xem là đám cưới đầu tiên của lực lượng giải phóng tại Sài Gòn sau ngày 30/4/1975.
Tháng 11 năm 1975, giữa lòng Sài Gòn vừa được giải phóng, một đám cưới đặc biệt được tổ chức tại hội trường cơ quan Thông tấn xã giải phóng. 50 năm qua, khi mái đầu đã bạc, 3 người con đã trưởng thành và thành đạt, với ông bà, đó là bản tin đẹp nhất của cuộc đời mình. Đám cưới của ông bà năm ấy, không chỉ là một sự kiện cá nhân, mà còn là biểu tượng của hy vọng, của sự bắt đầu một thời kỳ mới trong những ngày lịch sử.
Không chỉ chuyện tình của những thế hệ ông bà đi trước khiến người xem hoài niệm, mà giới trẻ hiện nay cũng có xu hướng tái hiện lại đám cưới xưa cũ, điển hình là bộ ảnh có ý tưởng độc đáo 100 năm đám cưới Việt Nam.
Bộ ảnh khiến nhiều người phải xuýt xoa này là của cặp đôi Quỳnh Anh – Thế Trưởng. Quỳnh Anh sinh năm 1992, hiện đang kinh doanh váy cưới ở Hà Nội. Còn Thế Trưởng sinh năm 1989, hiện đang kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Cả 2 đã quen và yêu nhau được hơn 5 năm. 100 năm đám cưới Việt Nam, cặp đôi này đã tái hiện được tất cả các kiểu lễ cưới trong các giai đoạn như giai đoạn trước 1945, giai đoạn 1945-1954, rồi 1975-1986, 1986-2000, 2000-2010… cho đến 2017.
“Vốn ấp ủ làm một đám cưới hay ho thôi, chứ không nghĩ đến cả bộ ảnh cưới cũng phải hay ho, mình còn không có ý định chụp ảnh cưới. Nhưng cả ekip đều hối là nên có. Thế là ra đời ý tưởng về việc tái hiện lại những nét văn hóa cưới xưa kia kết hợp cùng những nét hiện đại của đám cưới ngày nay, tạo ra một bộ ảnh cưới mà ông bà bố mẹ cảm thấy thân thuộc, còn những người trẻ như mình cũng cảm thấy hứng thú.
Nghĩ là làm, bàn với mọi người cùng lên concept ngh.iên cứu kỹ trong gần 3 tuần để tái hiện những đặc trưng về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến phong tục tập quán và hình thái tổ chức đám cưới của người Việt qua 100 năm. Lên xong từng concept thì lại chạy tứ tung đi mượn đồ từ cái xe cub ngày xưa, áo sơ mi hai lúa, cho đến cắt dán phông bạt đám cưới (cứ như cưới thật)” – cô dâu Quỳnh Anh chia sẻ.
Dù không lộng lẫy, hào nhoáng như bây giờ, nhưng những bức ảnh đám cưới thời “ông bà anh” vẫn khiến nhiều người không khỏi bồi hồi, xúc động. Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, đám cưới ở nước ta được thực hiện theo chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái. Đặc biệt là trong thời chiến (1945-1975), quan niệm đám cưới theo “Đời sống mới” đã dần dần thay thế một số phong tục cũ, không còn phù hợp.
Thời bao cấp (1975-1990), lễ cưới đã bắt đầu bớt rườm rà, nghi thức nhẹ nhàng và cởi mở, không khí hồn nhiên, ấm cúng hơn. Đặc biệt ở nông thôn miền Nam, nhiều nơi vẫn thích tổ chức linh đình trong ngày nhóm họ, bà con họ hàng có mặt vui vẻ liên tiếp 2- 3 ngày.
Hành động "10 điểm" của 2 học sinh sau buổi sơ duyệt diễu binh gây sốt
Hai học sinh ở TPHCM "ghi điểm" tuyệt đối sau buổi sơ duyệt diễu binh với hành động nhặt rác, lan tỏa ý thức đẹp về trách nhiệm cộng đồng.
Giữa dòng người hối hả trở về sau nhà sau khi mãn nhãn với buổi sơ duyệt diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) vào tối ngày 25/4, hình ảnh hai học sinh cặm cụi nhặt rác trên đường Lê Lợi (quận 1, TPHCM) đã lay động trái tim nhiều người.
Hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa này đã nhanh chóng lan tỏa trên mạng xã hội, trở thành một điểm sáng đẹp trong những ngày cả nước hướng về sự kiện lịch sử trọng đại.
Hình ảnh nhặt rác của Võ Thụy Du và Lê Đức Trí đang được đăng tải trên nhiều trang mạng xã hội với vô vàn lời khen ngợi (Ảnh: MXH).
Sau khi được người dân chụp lại và đăng lên mạng xã hội, bức ảnh nhanh chóng được lan tỏa với nhiều lời cảm phục và khen ngợi hành động của hai bạn nhỏ.
Hai nhân vật chính trong câu chuyện này là Võ Thụy Du và Lê Đức Trí, cùng học lớp 9A3, Trường THCS Vân Đồn (quận 4, TPHCM).
Chia sẻ về hành động của mình, Võ Thụy Du bộc bạch: "Em thấy trên đường phố có rất nhiều rác, cả những lá cờ còn vương lại. Em nhìn thấy thì xót lắm nên rủ Trí cùng nhau dọn dẹp".
Ngay sau khi hai bạn bắt tay vào công việc, một số người dân xung quanh cũng cảm động trước hành động đẹp này và cùng nhau dọn dẹp.
Bản thân Thụy Du và Đức Trí cũng không ngờ rằng hành động nhỏ của mình lại nhận được sự quan tâm lớn đến vậy.
"Bọn em rất bất ngờ khi hành động của mình lại được nhiều người chú ý, khen ngợi trên mạng xã hội, bởi đó chỉ là một hành động rất nhỏ. Khi làm, bọn em không nghĩ là sẽ được chụp lại và đăng tải ở nhiều nơi như vậy. Ở nhà, ở trường, bọn em cũng thường xuyên tham gia các hoạt động nhặt rác, bảo vệ môi trường nên đó là thói quen", Thụy Du chia sẻ.
Võ Thụy Du và Lê Đức Trí, học sinh lớp 9A3, Trường THCS Vân Đồn, quận 4, TPHCM (Ảnh: NVCC).
Hành động nhỏ của hai bạn không chỉ dừng lại ở việc làm sạch đường phố mà còn lan tỏa những giá trị tích cực về trách nhiệm công dân.
"Qua hành động này, em và Trí càng thấy trách nhiệm của bản thân nhiều hơn trong việc có những hành động thiết thực, tốt đẹp dù là rất nhỏ", Thụy Du nói thêm.
Đồng quan điểm với bạn, Lê Đức Trí chia sẻ: "Mọi người đã có lòng yêu nước nồng nàn, đã đứng đợi rất lâu, di chuyển rất xa để đón xem duyệt binh. Nếu có thêm một hành động nhỏ là không xả rác, dọn dẹp vệ sinh xung quanh nơi mình ngồi xem, thì thật tuyệt vời".
Trí cũng tự rút ra cho bản thân một bài học sâu sắc: "Một hành động nhỏ cũng có thể lan tỏa những giá trị tích cực".
Nói về sự háo hức đối với đại lễ 30/4 năm nay, cả Du và Trí đều không giấu được sự mong đợi. Do trường nằm gần khu vực tổ chức lễ, cả hai đã chứng kiến nhiều hoạt động chuẩn bị và diễn tập. Từ đó, cả 2 em đều học được thêm nhiều bài học về tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào là người dân Việt Nam anh hùng.
"Bác Hồ có dạy tuổ.i nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình, mỗi học sinh đều có thể đóng góp cho xã hội từ những hành động nhỏ. Ví dụ như đi ở nơi công cộng có thể nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định. Hoặc đơn giản, chỉ là đăng tải những hành động đẹp, những câu chuyện ý nghĩa lên mạng xã hội cũng giúp cho bạn bè quốc tế thấy được Việt Nam là một đất nước phát triển, văn minh, hiện đại", Trí bày tỏ.
ThS Lê Thị Thùy, Hiệu trưởng Trường THCS Vân Đồn, bày tỏ niềm vui và tự hào về hành động của học sinh.
"Ở trường, các thầy cô thường dạy các em không xả rác, phải biết bảo vệ môi trường, giữ gìn ý thức nói chung qua những hành động thiết thực như tổ chức cho các em tham gia dọn dẹp vệ sinh ngay trong khuôn viên học tập. Vì thế, khi thấy hình ảnh nhặt rác của hai em học sinh, tôi rất vui vì các em đã có ý thức không chỉ thực hiện trong nhà trường mà còn cả xã hội nữa", cô Thùy chia sẻ.
Cô hiệu trưởng cũng tin tưởng rằng ý thức bảo vệ môi trường không chỉ có ở Du và Trí mà cũng thường trực trong nhiều học sinh khác của trường. Bà nhấn mạnh, bên cạnh việc dạy kiến thức, nhà trường luôn chú trọng giáo dục đạo đức và rèn luyện ý thức cho học sinh.
Học sinh Trường THCS Vân Đồn ngồi xem những thước phim lịch sử được chiếu trong giờ ra chơi (Ảnh: Nhà trường cung cấp).
Trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trường THCS Vân Đồn còn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa khác như chiếu phim lịch sử trong giờ ra chơi và cuộc thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về lịch sử, quê hương, đất nước, góp phần bồi đắp lòng yêu nước và tự hào dân tộc cho các em học sinh.
Hành động nhỏ của Võ Thụy Du và Lê Đức Trí không chỉ là một khoảnh khắc đẹp mà còn là một lời nhắc nhở ý nghĩa về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn môi trường sống và thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước, đặc biệt trong những dịp lễ trọng đại.
Cô gái Lào tại buổi tổng duyệt 30/4: 'Tôi muốn lấy chồng Việt Nam' Maysaa Phanthabouasy dự buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cho biết muốn ở lại Việt Nam sau khi học xong thạc sĩ. Mây xuất hiện trên hàng đầu, theo dõi trọn vẹn buổi tổng duyệt. Ảnh: Phan Nhật. Từ 0h ngày 27/4, Maysaa Phanthabouasy (biệt danh tại Việt Nam...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người t.ử von.g trong vụ cháy nhà ở Hà Nội

Bức ảnh gây ngỡ ngàng chụp vào 2h chiều 29/4: Đã khởi động camping!!!!

Tình tin đồn Quang Linh thức trắng chờ xem diễu binh, "chốt" lấy chồng Việt

Bermuda được mệnh danh là "tam giác quỷ" và những bí ẩn không có lời giải

Vợ Văn Hậu 'đốt tiề.n' phụ chồng, 1 chi tiết lộ tính cách lý tưởng, giàu cỡ nào?

Giữa thời buổi sữa thật giả lẫn lộn, mẹ Hà Nội chọn lối đi riêng, tự tay chuẩn bị sữa hạt mỗi ngày cho con gái

Đi hơn 1000km về quê dịp nghỉ lễ, cô gái nhìn thấy 1 chi tiết trên cánh cổng nhà thì bật khóc nức nở, lập tức quay đầu đi ngay

Lái chiếc xe rẻ nhất trong nhà là Mercedes-Benz C300 đi làm, cô gái bị soi mói đến mức phải thốt ra 1 câu uất ức

MXH xôn xao đoạn video cô gái tặng hoa quân nhân, dân tình phấn khích hết nấc

Cận cảnh "cơm nhà" 5 món của các chiến sĩ tham gia diễu binh, diễu hành 30/4

Hot TikToker Lào dành tiề.n đến TPHCM, chờ xem diễu binh từ 2h sáng

Lê Hoàng Hiệp 'ở hiền gặp phiền', giờ giải lao bị fan girl 'dí', thái độ bất ngờ
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố 13 đối tượng chiếm đoạt tài khoản Facebook để bán, thu lợi hơn 22,7 tỷ đồng
Pháp luật
20:14:43 29/04/2025
Tử vi 3 con giáp may mắn nhất thứ Tư (30/4): Thăng hạng tiề.n tài, cuộc sống sung túc
Trắc nghiệm
20:12:56 29/04/2025
Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua
Thế giới
20:05:13 29/04/2025
Màn kết hợp giữa NSND Thanh Hoa và Hòa Minzy được gọi "tuyệt tác song ca" 2 thế hệ, leo thẳng trending sau 4 ngày
Nhạc việt
20:03:08 29/04/2025
Jennie (BLACKPINK) tạo tiề.n lệ mới khi ra mắt album
Nhạc quốc tế
19:57:41 29/04/2025
Thanh Thủy, Tiến Luật, Thúy Ngân và dàn nghệ sĩ Việt tham gia diễu hành ngày 30/4: "Hòa bình đẹp như nụ cười của người dân khi nhìn thấy từng khối diễu binh, diễu hành!"
Sao việt
19:55:01 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Chủ tịch nước đặc xá cho 8.055 phạm nhân
Tin nổi bật
18:02:11 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lậ.t mặ.t 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025