Dọc thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông
Năm 1973, khi tôi từ chiến trường Nam Lộ Bốn ( Mỹ Tho) trở về lại cơ quan binh vận ở R, tôi rất phấn khởi vì cơ quan tôi đã dời về đất Tây Ninh.
Từ Mỹ Tho, trước khi băng qua Đồng Tháp Mười lên chiến khu, chúng tôi đã vượt qua sông Vàm Cỏ Tây, bây giờ lại được ở Bến Tháp, ngay sát sông Vàm Cỏ Đông, thật thú vị.
Đây là lần đầu tiên tôi được “gặp” sông Vàm Cỏ Đông, còn trước kia chỉ biết qua bài hát đã thuộc nằm lòng – ca khúc “Vàm Cỏ Đông” của Trương Quang Lục, lời thơ của nhà thơ Hoài Vũ.
Sông Vàm Cỏ Đông.
Ngày ấy Vàm Cỏ Đông tuy không rộng lớn như sông Tiền ở Mỹ Tho nhưng đó là dòng sông rất đẹp. Nước trong xanh biêng biếc, những dề lục bình không làm chật dòng sông như bây giờ, chỉ trôi từng khóm nhỏ, nhưng rất thuận tiện cho đám lính chúng tôi bơi trên sông và ngắt ngọn, phục vụ món “lục bình chấm mắm kho quẹt” mỗi bữa cơm trưa.
Có những địa chỉ dọc sông Vàm Cỏ Đông ngày đó rất quen thuộc với chúng tôi, đó là Bến Tháp ngay sát cạnh căn cứ, là Xóm Giữa, Lò Gò chỉ cách “cứ” dăm ba cây số, xa hơn là Xa Mát, cách chúng tôi mấy tiếng đồng hồ đi xe đạp. Ngày ấy, đường trong rừng tuy nhỏ hẹp nhưng dùng xe đạp hay xe honda đều được. So với anh chị em ở chiến trường miền Trung, thì ở chiến khu R (Nam Bộ) vẫn thuận lợi hơn về giao thông.
Có một địa chỉ gần căn cứ chúng tôi mà… chạy bộ cũng tới, cụ thể là tôi và Hùng Nam đã không ít lần chạy bộ từ “cứ” ra đây để… mua rượu. Đó là Trảng Còng, một địa danh rất nổi tiếng trong âm nhạc Việt. Ai đã từng nghe bài hát “Lên ngàn” của nhạc sĩ Hoàng Việt, hẳn đều nhớ câu ca “Em chèo thuyền đi lên rẫy Trảng Còng…”. Hóa ra, căn cứ của chúng tôi ở cách Trảng Còng nổi tiếng không bao xa, vậy mà nếu không gặp được nhạc sĩ Xuân Hồng, chắc tôi vẫn không biết mình hay mua rượu ở một nơi đã vào “bài hát đi cùng năm tháng”.
Năm nay, 2023, kỷ niệm 95 năm ngày sinh của nhạc sĩ – anh hùng Hoàng Việt, xin nhớ một chút về địa danh Trảng Còng.
Video đang HOT
Nhớ một lần, Mao Trạch Phách (tức Cao Xuân Phách, bạn tôi, gọi như thế vì mặt hắn trông hơi giống mặt Mao chủ tịch bên Trung Quốc) cùng nhạc sĩ Xuân Hồng đi công tác đâu đó qua Trảng Còng, và tình cờ gặp tôi. Chính anh Xuân Hồng đã kể chuyện về Hoàng Việt và Trảng Còng – một trảng rẫy nằm ven sông Vàm Cỏ Đông cho tôi nghe.
Hồi kháng chiến chống Pháp, người dân từ “dưới ruộng” lên trảng này tăng gia sản xuất, trồng lúa rẫy, gặp mùa bão lụt năm 1952, cực khổ quá, có phải vì thế mà có bài ca “Lên ngàn” bất tử của Hoàng Việt. Về tên gọi “Trảng Còng”, dường như trảng rẫy này mùa nước ngập có rất nhiều con còng. Biết đâu chính từ đây đã sản sinh ra câu hò ngọt ngào: “Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng/ Về sông ăn cá/ Về đồng ăn cua” mà người Nam Bộ nào cũng thuộc nằm lòng. Rẫy Còng – Trảng Còng, sông Vàm Cỏ, còn đồng thì chắc là đồng Tây Ninh hay Long An rồi!
Nhạc sĩ Xuân Hồng trông tướng rất nông dân Nam Bộ, thật thà và cởi mở. Chính câu chuyện về Trảng Còng của Xuân Hồng đã giúp tôi sau này khi viết trường ca “Những người đi tới biển” có được một đoạn thơ cảm động về nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát “Lên ngàn”: “bây giờ không còn anh/ mỗi chúng tôi còn một cuộc đời/ trên bàn tay mở ra cân nhắc/ tôi chưa hề tin phép lạ/ nhưng tôi tin kỳ diệu những lời cất lên từ trái tim/ ngôi sao hát lúc tối trời/ dòng sông miên man chảy/ hai mươi năm vợ anh vẫn chèo xuồng ngược nước/ lặng lẽ cứu từng bông lúa/ đưa ta qua mắt nhìn thẳng những vực sâu/ con người không thể thiếu bài ca/ dù chỉ một lần một lần thôi đã hát” (“Những người đi tới biển”).
Nhân nói về bài hát “Lên ngàn” và nhạc sĩ Hoàng Việt, lại thêm một lần ngạc nhiên: Sao thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chúng ta có quá nhiều nhạc sĩ tài năng và tâm huyết như thế nhỉ? Nếu tính, văn học nghệ thuật đã góp phần vào cuộc kháng chiến như thế nào, thì công đầu phải thuộc về âm nhạc. Thơ ca chỉ đứng thứ hai. Nếu không có “nhạc Đỏ”, làm sao chúng tôi vượt qua được Trường Sơn? Chỉ nghe lại một giai điệu của Vũ Trọng Hối thôi: “Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn/ Đá mòn mà đôi gót không mòn” là đã thấy hiện trước mắt mình cả Trường Sơn của một thời mãnh liệt, khổ đau, hùng vĩ.
Quay lại với sông Vàm Cỏ Đông. Những địa danh ngày xưa ấy với Bến Tháp, Trảng Còng, Xóm Giữa, Lò Gò, Xa Mát – những cái tên nhắc về một thời kháng chiến gian khổ nhưng đầy cảm xúc – bây giờ thành những điểm du lịch về rừng nguyên sinh, về chiến khu R.
Tôi sắp vào Sài Gòn thăm anh Ba Khanh (tên thật của anh là Nguyễn Khắc Vỹ). Thời còn ở chiến khu, anh Ba Khanh ở bên căn cứ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Anh Ba là trợ lý của bác Huỳnh Tấn Phát, Thủ tướng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lại là bạn chúng tôi, mấy anh em bên binh vận, nên anh Ba hay qua chơi, uống trà trò chuyện bên sông Vàm Cỏ Đông. Thực ra, chúng tôi ở sát sông là may mắn, không phải căn cứ nào cũng được chỗ ở quá dễ thương như vậy. Vì thế, khi ông Sáu Dân (bí danh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) về làm Trưởng ban Binh vận R, lính của ông đã dựng cho thủ trưởng của mình một ngôi nhà gỗ ngay sát sông Vàm Cỏ. Dù chỉ thỉnh thoảng ông Sáu mới về ngôi nhà gỗ lợp lá trung quân, nhưng có cảm giác đó mới là “Nhà Đỏ” mà sau này người ta hay gọi. Nhóm anh em tuyên truyền binh vận chúng tôi đã ở bên sông Vàm Cỏ Đông đúng hai năm trời, trước khi “nhổ lều trại” về thẳng Sài Gòn.
Bây giờ, mỗi khi nghe lại những cái tên như Bến Tháp, Trảng Còng, Xóm Giữa, Lò Gò, Xa Mát… lại nhớ da diết căn cứ nơi mình từng ở bên sông Vàm Cỏ Đông. “Ở tận sông Hồng anh có biết/ Quê hương em cũng có dòng sông”… Là dòng sông Vàm Cỏ Đông đấy ạ!
Cù lao Thới Sơn Du lịch Sông nước
Cù Lao Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, là một trong 4 vùng đất tứ linh Long - Lân - Quy - Phụng trên dòng sông Tiền, thuộc ấp Thới Hòa, xã Thới Sơn, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Đây là một trong những địa điểm du lịch Tiền Giang hấp dẫn nhất được nhiều du khách ghé thăm trong các dịp cuối tuần.
Cù lao Thới Sơn hàng năm được bồi đắp từ dòng sông Tiền đỏ nặng phù sa nên nơi đây được phủ một màu xanh ngắt của những vườn cây trái sum suê bốn mùa và những con rạch với đầy tôm cá. Trước đây, người dân cồn Thới Sơn chủ yếu chỉ sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn trái,... Sau đó, nhờ sự ưu ái từ thiên nhiên và các giá trị văn hóa lâu đời vốn có, người dân Cù Lao Thới Sơn đã tự phát triển du lịch theo hướng sinh thái, cộng đồng rất thành công.
Đến du lịch cồn Thới Sơn, bạn sẽ được thỏa sức thưởng thức ẩm thực và các loại cây trái ngọt lành đặc trưng của xứ miền Tây sông nước như: nhãn, chôm chôm, sapoche, sầu riêng, mít, xoài,... Ngoài ra, bạn còn được trải nghiệm các hoạt động đời sống thường ngày của người dân nơi đây như: tát mương bắt cá, làm bánh phồng, bánh tráng, kẹo dừa, nghe đờn ca tài tử, ngồi xuồng ba lá....
Chơi gì ở cù lao Thới Sơn?
1. Ngồi xuồng ba lá
Đến du lịch Thới Sơn thì bạn nhất định phải thử ngồi xuồng ba lá, một đặc sản của miền sông nước. Mái chèo rẽ nước đưa bạn đi tham quan cồn Thới Sơn qua những con rạch nhỏ rợp bóng dừa. Ngồi trên thuyền, bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh thanh bình, xanh mát của làng quê Nam Bộ qua từng mái nhà, từng con rạch, từng khu vườn,...
Trên hành trình khám phá khu du lịch Thới Sơn, bạn sẽ được nghe các câu chuyện dân gian, truyền thuyết gắn liền với cù lao và hiểu được cuộc sống giản dị và mộc mạc của người dân miền Tây Nam Bộ. Trong lúc ngồi xuồng, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc nón lạ để làm phụ kiện check - in siêu ảo nhé!
2 . Tham quan Thới Sơn bằng xe ngựa, xe đạp
Ngoài ngồi xuồng ba lá thì bạn còn thể tham quan cồn Thới Sơn bằng xe ngựa hoặc xe đạp. Cỗ xe ngựa sẽ đưa bạn dạo một vòng cồn Thới Sơn khám phá thiên nhiên và ghé qua những địa điểm tham quan, chụp hình nổi tiếng nhất trên cồn. Xe ngựa sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị cho bạn đấy.
3. Tham quan vườn trái cây
Nhắc đến du lịch miền Tây thì không thể không kể đến các vườn cây ăn trái trĩu quả. Là một trong những khu vực trồng cây ăn trái nhiều nhất Tiền Giang, cồn Thới Sơn là nơi cung cấp trái cây cho nhiều chợ đầu mối lớn. Vì thế, nhà vườn nơi đây có đa dạng các loại trái cây để du khách thưởng thức và mua về làm quà.
4. Tát mương bắt cá
Một trong những hoạt động thú vị nhất tại khu du lịch cồn Thới Sơn chính là tự tay tát mương bắt cá, trải nghiệm làm nông dân thứ thiệt. Xắn quần và lội xuống ao bắt cá để trải nghiệm sự "khổ cực" của người nông dân và tận hưởng niềm vui chỉ có ở miền quê sông nước.
Đối với những người chưa từng bắt cá, đặc biệt là các bạn sống ở thành thị thì trải nghiệm tát mương bắt cá sẽ vô cùng mới mẻ và thú vị. Con cá lóc trơn trượt luồn lách "khó nhằn" sẽ mang lại cảm giác hồi hộp, gây cấn và nhiều tiếng cười cho bạn và gia đình khi đến du lịch Thới Sơn.
5. Thăm các làng nghề truyền thống
Cuộc sống của người dân Thới Sơn gắn liền với các làng nghề truyền thống lâu đời được lưu giữ qua nhiều thế hệ con cháu. Đến du lịch Thới Sơn, bạn sẽ tham quan các làng nghề làm kẹo dừa, làm bánh tráng, cơ sở nuôi mật ong, làng thủ công mỹ nghệ từ dừa,... Các sản phẩm tưởng như đơn giản này lại đòi hỏi một quá trình thủ công tỉ mỉ của người thợ nơi đây.
Ngoài cù lao Thới Sơn thì bạn cũng có thể ghé đến một số địa điểm du lịch gần đó để có thêm nhiều trải nghiệm cho chuyến đi như: Cồn Phụng, Cồn Quy,... Đây là những điểm đến được rất nhiều du khách kết hợp ghé thăm khi đến Tiền Giang - Bến Tre. Du lịch Thới Sơn Cồn Phụng, bạn có thể trải nghiệm đời sống của người dân tại xứ dừa miền Tây. Khu du lịch Thới Sơn Cồn Phụng sẽ là lựa chọn lý tưởng cho chuyến đi cuối tuần để tìm về sự bình yên và thư thái nơi thôn quê cho bạn và gia đình đấy.
'Về Tân Thuận Tây dỡ chà đãi bạn, tham quan mô hình hội quán' Sáng ngày 2/11, UBND TP Cao Lãnh tổ chức tour du lịch trải nghiệm cộng đồng để lắng nghe ý kiến đóng góp của đại biểu, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức những tour trải nghiệm tiếp theo. Du khách chụp ảnh lưu niệm tại tượng đài sự kiện tập kết năm 1954 Tàu chở du khách ngắm cảnh sông Tiền Tour...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quyến rũ vẻ đẹp hoang sơ suối Lang Bá

Mái nhà rêu xanh đẹp như tranh ở Hà Giang

Khám phá vẻ đẹp lạ của những hòn đá kỳ vĩ trên dãy Chư Pao

Khám phá Hang Múa, nơi mệnh danh "tiên cảnh" Ninh Bình

Dòng suối lạ cứ 15 phút lại ngừng chảy một lần

Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của 22 hang động mới phát hiện tại Quảng Bình

Phát hiện thêm hệ thống hang động nguyên sơ với thạch nhũ độc đáo ở Quảng Bình

6 hang động ở Phong Nha Kẻ Bàng được CNN vinh danh xứng tầm thế giới

Điểm đến hấp dẫn cho du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa độc đáo

Bình Sơn - Điểm đến thân thiện, mến khách

Việt Nam đứng thứ 7 trong số những điểm đến được yêu thích nhất thế giới

Ngắm hoàng hôn, thưởng thức trà chiều ở hồ Lục Nhạc
Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon
Thế giới
13:19:21 19/05/2025
Bộ Công an bắt hàng chục gã xăm trổ, triệt phá ổ tội phạm ở Tiền Giang
Pháp luật
13:15:49 19/05/2025
Haaland còn kém xa Ronaldo, Messi
Sao thể thao
13:02:40 19/05/2025
2 tảng đá lớn từ trên núi lăn xuyên nhà dân
Tin nổi bật
13:02:35 19/05/2025
Ái nữ của "ông trùm truyền thông" nghìn tỷ đầu tiên ở Việt Nam: Tốt nghiệp ĐH Oxford danh giá, 17 tuổi sáng lập quỹ từ thiện xây cầu khắp mọi miền Tổ quốc
Netizen
13:01:30 19/05/2025
Thu Quỳnh nói gì khi bị chê "lên đồng" như My Sói, gây ức chế ở phim VTV?
Sao việt
12:56:04 19/05/2025
Báo Hồng Kông "mách nước" du khách những trải nghiệm phải thử tại Sa Pa

Làm sườn xào chua ngọt mãi cũng chán, đem cháy tỏi được món vừa ngon lại đánh bay nồi cơm
Ẩm thực
12:28:44 19/05/2025
Đậu đen làm đẹp da như thế nào?
Làm đẹp
12:10:15 19/05/2025
6 nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng khách
Sáng tạo
11:26:20 19/05/2025