Đối diện với sự thay đổi ở giảng đường Đại học
Môi trường học tập mới, teen thường không tránh khỏi những cảm giác mất phương hướng, lạc lõng…
Hầu hết các sinh viên đều là những teen đến từ các vùng miền khác nhau chứ không phải ở thành phố là chủ yếu. Chính vì thế, khi đặt chân tới một môi trường hoàn toàn khác xa với quê nhà, teen không tránh khỏi những cảm giác mất phương hướng, lạc lõng trước cuộc sống.
Sự thất vọng hình thành rõ rệt
Trước khi nhận giấy báo nhập học, teen nên chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng, nên tham khảo những ý kiến từ các anh chị đi trước để tránh tình trạng “lạ nước lạ cái”. Sự khác biệt lớn nhất của sinh viên đó chính là sự thay đổi môi trường sống. Có thể teen đã quen với không khí trong lành, cuộc sống bình yên ở quê nhà nên cảm thấy thất vọng khi phải sống trong một môi trường hiện đại đầy khói bụi.
Ngoài ra sự thất vọng của teen còn thể hiện ở khía cạnh học tập. Vấn đề học tập của sinh viên chủ yếu dựa trên tinh thần tự giác, tự học là chủ yếu. Thế nên teen sẽ tự rèn luyện cho mình những thói quen tự lập.
Mối quan hệ sinh viên thường rất phức tạp nên ta không thể nhận ra được đâu là người tốt người xấu, người thật thà ngây thơ giữa lòng thành phố đông đúc, nếu không có tinh thần cảnh giác cao teen sẽ dễ rơi vào cạm bẫy. Nếu trong một trường hợp nào đó teen bị lợi dụng thì chắc chắn teen sẽ thất vọng rất nhiều nhưng rồi teen cũng phải đứng lên để vươn tới những điều tươi sáng hơn.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Lo lắng trước cuộc sống
Video đang HOT
Cuộc sống xa nhà chắc chắn sẽ có vô vàn khó khăn từ chuyện học hành, nhà cửa, đi lại…Với những sinh viên năm nhất, khi còn được sự phụ cấp nhiều từ phía gia đình sẽ chỉ nghĩ rằng vào đại học thật lớn lao, teen thấy mình thật quan trọng. Thế nhưng khi vào trường rồi thì mọi thứ đều thay đổi, nếu không nổi bật chẳng hạn về khoản học hành thì teen vẫn chỉ là một người bình thường, mơ hồ, lạc lõng trong giảng đường. Có nhiều teen khi còn ở phổ thông thì ai nấy đều biết nhưng khi vào đại học thì không nổi trội nên chẳng ai quan tâm.
Lúc còn học phổ thông teen thường nghĩ là học là để cho bố mẹ, để được mọi người quan tâm, đến khi đăng kí học ngành nào thì cũng theo ý của ba mẹ nên khi vào ĐH rồi mới nhận ra ngành đó không phù hợp với khả năng của mình. Lúc này teen mới suy nghĩ: “Học để cho ai, học vì cái gì”
H.T (Sinh viên năm 2 ĐH Ngoại Ngữ) có nói: “Vào ĐH rồi mình mới thấy vô vàn khó khăn, những cạm bẫy, những ngã rẽ bất ngờ, những mối quan hệ lợi dụng… mình thấy rất nhiều. Mặc dù đã xác định đúng ngành nhưng đôi khi mình cảm thấy lạc lõng, bơ vơ lắm. Vào ĐH là một thách thức và là một thay đổi rất lớn đối với mình”.
Sinh viên thường có nhiều thời gian rảnh hơn, những năm nhất sinh viên sẽ chưa có gánh nặng nhiều về kinh tế, nhưng sang năm 2, năm 3 rồi teen sẽ nhận ra sự thiếu thốn, nhu cầu càng ngày càng tăng mà giá ở thành phố thì rất đắt đỏ. Teen sẽ chủ động kiếm việc làm thêm. Có nhiều teen vì ham kiếm tiền mà quên đi việc học của mình. Đó là một hành động sai lầm.
Cần trang bị cho mình những thứ cần thiết
Để trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết về chuyên môn thì teen nên chú trọng việc học thêm các môn phụ trợ như ngoại ngữ, tin học và một số kinh nhiệm thực tế. Những thứ đó sẽ rất tốt cho công việc sau này.
Hòa nhập với môi trường mới nhưng đừng nhiễm những thói xấu là điều mà teen cần phải luôn ghi nhớ. Chủ động trong cách học và tự giác trong cuộc sống hằng ngày sẽ giúp teen phần nào tránh được cảm giác lạc lõng.
Theo PLXH
Cô bạn mồ côi nhà nghèo khó theo học ĐH
Mất mẹ từ năm lên bốn, bốn chị em Loan dường như mất hết niềm tin trong cuộc sống. Một thời gian sau, người cha cũng qua đời trong một tai nạn lao động. Bốn chị em nghẹn ngào vì nỗi mất mát quá lớn.
Chúng tớ tìm về nhà bạn Trịnh Thị Loan, thôn Duyên Hy, xã Định Hưng, huyện Yên Định (Thanh Hóa). Trong căn nhà đơn sơ tuềnh toàng, chị em Loan nương tựa vào nhau mà sống. Tài sản đáng giá nhất là chiếc tivi ông bà ngoại cho mượn để thỉnh thoảng hai chị em giải trí.
Nỗi bất hạnh của bốn chị em gái
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo,chú Trịnh Văn Đăng lập gia đình với cô Bùi Thị Tài và sinh được bốn người con gái. Cuộc sống của gia đình đang êm ấm và hạnh phúc thì vào một ngày mùa hè năm 1996, nỗi bất hạnh bỗng đổ ập xuống gia đình Loan. Nghe tin mẹ bị sét đánh, bốn chị em Loan không tin nên chạy ra đồng xem thì thấy mẹ nằm gục ra đồng bên người cha đang kêu gào thảm thiết.
Nhờ bà con thân thích động viên, an ủi bố con, chị em Loan nương tựa vào nhau và bắt đầu lại cuộc sống. Bốn chị em Loan buổi sáng đi đi học, buổi còn lại giúp đỡ bố làm đồng và dọn dẹp nhà cửa.
Tháng 5/2008 trong một lần kéo xe mạ ra đồng cấy, chú Đăng đã bị tai nạn. Thời gian sau, các vết thương đã tụ máu quá lâu, gây sốt cao. Nhưng rồi chú Đăng đã qua đời khi đang trên đường đi cấp cứu.
Con đường đến với giảng đường đại học
Khi bố mẹ còn sống, bốn chị em Loan luôn tự hào về gia đình. Nghèo nhưng cuộc sống luôn tràn ngập tình yêu thương của ông bà, cha mẹ và người thân. Từ ngày bố mất, cuộc sống của chị em Loan vốn đã khó khăn vất vả lại càng éo le hơn. Cả 4 chị em suy sụp tình thần và trở thành những đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ. Bốn chị em Loan chỉ còn biết trông cậy, nương tựa vào ông ngoại năm nay gần 70 tuổi.
Trong bốn chị em gái, Loan là người sáng dạ hơn cả. Thiếu thốn về vật chất, thiệt thòi về tình cảm, ý thức được nỗi đau và sự mất mát quá lớn nên trong học tập Loan luôn cố gắng để không thua kém các bạn trong lớp.
Suốt 12 năm học, Loan đều là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Trong lớp Loan là một học sinh chăm ngoan và năng động trong các phong trào, hoạt động ngoại khóa. Năm 2009 bạn ấy được nhận học bổng của hội khuyến học huyện Yên Định dành cho học sinh nghèo vượt khó.
Suốt những năm theo học, chưa năm nào Loan có tiền mua đủ sách giáo khoa để học, mỗi lần cần bạn ấy phải mượn của các bạn đọc vội vàng rồi trả ngay. Loan tranh thủ học mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi nấu cơm cũng cố gắng học bài. Nhiều lần phải từ chối các hoạt động của lớp, trường hay cuộc đi chơi của bạn bè vì không có tiền đóng góp. Niềm vui được khoác bộ áo mới đến trường với Loan thật ít ỏi.
Về nhà, Loan là người chị rất thương em và chăm lo cho em. Cuộc sống mồ côi, khó khăn đủ đường nên Loan chỉ nghĩ đến việc bỏ học đi làm thêm để kiếm tiền nuôi em ăn học. Nhưng nhờ có ông bà động viên, an ủi nên em mới tiếp tục đi học.
Vượt qua mọi thiếu thốn về vật chất và tinh thần. Không phụ lòng mong mỏi của ông bà và em gái, Loan thi và đậu vào trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội với 18 điểm.
Hiện tại, em gái Loan đang học lớp 10 và hai chị em đang trông cậy tất cả vào ông bà ngoại. Ngoài thời gian dành cho học hành, Loan lại giúp anh chị gặt mùa, giúp ông bà nấu cơm. Thỉnh thoảng đi cấy thuê kiếm tiền đóng học phó cho em. Niềm vui đậu đại học chưa nguôi thì nỗi lo lại đến.
Loan nghẹn ngào: "Sau khi bố mẹ mất mình rất buồn. Hai chị giờ đã đi lấy chồng, ông bà tuổi đã cao. Nghĩ đến kinh tế gia đình, đến em gái mà mình không muốn đi học nữa, Loan muốn dành thời gian đó đi kiếm tiền nuôi ông bà, em gái ăn học. Lúc nào có điều kiện mình sẽ đi học lại".
Theo Dân trí
Tân sinh viên và nỗi lo lên thành phố học Niềm vui chưa được bao lâu thì nhiều teen đang phải đối mặt với nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền... khi bước vào giảng đường Đại học. Thời điểm nhập học của các tân sinh viên đang đến gần cũng là lúc nhiều teen đang đối diện với nỗi lo về cuộc sống xa nhà. Chưa tính đến tiền học phí và các...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bruno Fernandes lên kế hoạch chia tay MU trước cuộc họp của Al Hilal
Sao thể thao
23:01:53 11/05/2025
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
23:00:13 11/05/2025
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng
Hậu trường phim
22:56:28 11/05/2025
Hoa hậu Quý bà Kim Hồng: Mẹ dạy tôi sống nhân hậu, trí tuệ
Sao việt
22:53:30 11/05/2025
Châu Nhuận Phát 'tỏ thái độ' khi người hâm mộ xin chụp ảnh
Sao châu á
22:46:22 11/05/2025
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
22:41:21 11/05/2025
Bị nói đánh bản quyền VTV, nhạc sĩ Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình phản pháo
Nhạc việt
22:29:41 11/05/2025
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18
Nhạc quốc tế
22:23:36 11/05/2025
Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m
Tin nổi bật
22:02:32 11/05/2025
Thấy nhà tôi mới mua được ô tô, mấy bà hàng xóm hết bịa chuyện đỗ xe lấn chiếm rồi lại đồn thổi con gái tôi cặp kè đại gia mới lắm tiền thế
Góc tâm tình
21:59:42 11/05/2025