Đối mặt với nhiều chỉ trích, Trung Quốc có ngừng xây đảo ở Biển Đông?

Tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị về ngừng xây đảo ở Biển Đông được đón nhận với nhiều hoài nghi.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 (AMM 48) và hàng loạt các hội nghị liên quan diễn ra tuần qua tại Kuala Lumpur, Malaysia, đã ghi nhận nhiều ý kiến quan ngại về nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh khu vực xuất phát từ các hoạt động cải tạo và xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đối mặt với nhiều chỉ trích, Trung Quốc có ngừng xây đảo ở Biển Đông? - Hình 1

Hoạt động cải tạo đảo mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông bị chỉ trích mạnh mẽ. Ảnh: EPA

Trung Quốc tiếp tục hứng chịu nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế

Theo Reuters, trong một tuyên bố được đánh giá là cứng rắn nhất từ trước tới nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cáo buộc Trung Quốc đang hạn chế quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông.

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 5 tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 6/8 – nơi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng tham dự – Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng các hoạt động xây dựng các cơ sở dùng vào “mục đích quân sự” mà Trung Quốc đang tiến hành trên các hòn đảo được nước này cải tạo đã làm tình hình thêm căng thẳng và kéo theo nguy cơ “quân sự hóa” khu vực.

“Tự do hàng hải và hàng không là một trong những trụ cột quan trọng của luật biển quốc tế… Mặc dù đã có sự đảm bảo rằng, những quyền tự do đó sẽ được tôn trọng, nhưng trong những tháng gần đây chúng ta liên tục chứng kiến các hoạt động cảnh báo, cản trở lưu thông và cả mưu toan hạn chế tự do”, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu.

“Tôi muốn nói rõ rằng, Mỹ sẽ không chấp nhận các biện pháp hạn chế tự do hàng hải và hàng không cũng như các hoạt động sử dụng bất hợp pháp vùng biển này.”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.

Cũng phát biểu tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 5, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ V.K.Singh đã cảnh báo rằng “trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau và toàn cầu hóa, không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ các thông lệ và luật pháp quốc tế”.

“Ấn Độ ủng hộ quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế, trong đó có Biển Đông, quyền tự do hàng không, giao thương không bị cản trở và tiếp cận các nguồn tài nguyên, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982″, trang Livemint dẫn lời ông Singh cho biết.

Video đang HOT

Về phần mình, trong Thông cáo chung kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 48 (AMM 48), các Bộ trưởng đã tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với các diễn biến gần đây và đang diễn ra ở Biển Đông.

Thông cáo chung nêu rõ: “Chúng tôi ghi nhận quan ngại sâu sắc của một số Bộ trưởng đối với việc tôn tạo, bồi đắp ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng và có thể gây phương hại tới hoà bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông”.

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Nhấn mạnh sự cần thiết đối với tất cả các bên trong việc bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn bộ các điều khoản của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC): xây dựng, duy trì và tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau; thực hiện kiềm chế đối với các hành động làm phức tạp và gia tăng các tranh chấp; không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; các bên liên quan giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Đối mặt với nhiều chỉ trích, Trung Quốc có ngừng xây đảo ở Biển Đông? - Hình 2

Tuyên bố ngừng cải tạo đảo của Ngoại trưởng Trung Quốc được đón nhận với nhiều nghi ngờ. Ảnh: AP

Trung Quốc có thật sự ngừng các hoạt động cải tạo đảo ở Biển Đông?

Trong một cuộc họp với các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 5/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng, Trung Quốc đã ngừng việc cải tạo đảo ở Biển Đông.

Theo Reuters, khi bị một phóng viên truy vấn rằng, liệu Trung Quốc đã dừng việc cải tạo đảo ở Biển Đông thực sự hay chưa? Ông Vương Nghị khẳng định “Trung Quốc đã dừng lại. Nếu không tin có thể điều máy bay tới kiểm tra”.

Tuy nhiên, tuyên bố trên của Ngoại trưởng Trung Quốc được đánh giá là nhằm mục đích xoa dịu căng thẳng với các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông – nơi có tuyến hàng hải quan trọng của thế giới với khoảng 5.000 tỷ USD giá trị hàng hóa qua lại hàng năm.

Nhiều nước cũng bày tỏ nghi ngờ tuyên bố này của ông Vương Nghị. Người phát ngôn Bộ Ngoai giao Philippines, Charles Jose cho rằng, Trung Quốc tuyên bố ngừng cải tạo chỉ bởi nước này đã hoàn thành việc hình thành các đảo nhân tạo.

“Trung Quốc đang chuyển sang giai đoạn 2 là xây dựng cơ sở vật chất trên các đảo đã cải tạo. Philippines xem những hoạt động này là nhân tố gây bất ổn”,Reuters dẫn lời ông Charles Jose cho biết.

Trong khi đó, hãng tin IANS của Ấn Độ dẫn lời thẩm phán Antonio T. Carpio của Tòa án tối cao của Philippines cho rằng, việc Trung Quốc tuyên bố dừng cải tạo đảo đơn thuần chỉ là dừng lại công việc cải tạo, mở rộng các đảo, đá, bãi cạn mà nước này chiếm đóng trái phép. Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng các công trình trên các đảo này, bao gồm việc xây đường băng dải hạ cánh, các bong ke và những tòa nhà bê tông cao 3-4 tầng.

Tờ Wall Street Journal cho biết, tuyên bố của ông Vương Nghị cũng được đón nhận với một thái độ hoài nghi của các quan chức Mỹ. Theo báo này, Washington tỏ ý nghi ngờ rằng việc cải tạo đảo đã dừng lại. Các quan chức Mỹ cho biết, ngay cả khi trên thực tế việc xây dựng ngừng lại cũng rất khó để xác định đây là ngừng vĩnh viễn hay tạm thời.

Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ, Tiến sĩ Mira Rapp cho rằng, từ nay đến thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Mỹ vào tháng 9 tới, khả năng Trung Quốc sẽ không tiến hành các hoạt động xây cất khẩn trương.

Cũng theo bà Mira Rapp, Trung Quốc có thể sẽ tạm ngưng bất kỳ dự án xây mới nào gây tranh cãi cho tới khi một số cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng ở khu vực như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) hay Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) kết thúc cuối năm nay. Tuy nhiên, bà dự đoán những tháng tiếp sau đó Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động xây dựng và các hoạt động bán quân sự hóa các đảo đó.

Theo Reuters, những chỉ trích thẳng thừng của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) vừa qua đối với hành động cải tạo đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc làm thời gian qua là dấu hiệu cho thấy “hồ sơ Biển Đông” sẽ nổi bật trong chương trình nghị sự Mỹ – Trung nhân chuyến công du Mỹ sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia nhận định rằng, Mỹ đã cứng rắn hơn khi nói về vấn đề Trung Quốc. Theo ông Thayer, lời nói của ông Kerry cần phải được tiếp nối bằng những hành động cụ thể./.

Theo NTD

Sức ép gia tăng với Trung Quốc trên Biển Đông

Trung Quốc đang phải đối mặt với sức ép ngày càng lớn về vấn đề biển Đông khi nhiều nước tham dự Hội nghị Ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn khu vực ARF ở Malaysia hôm 5-8 đồng loạt chỉ trích hành động quân sự hóa vùng biển tranh chấp mà Bắc Kinh đang tiến hành.

Ngoài Philippines là nước trực tiếp tranh chấp với Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản dù không có tranh chấp ở vùng biển này, nhưng vẫn lên án mạnh mẽ Bắc Kinh.

Sự chỉ trích của các nước

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đề cập đến vấn đề này trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề ARF, vốn đang bị chi phối bởi căng thẳng do các hành động của Trung Quốc gây ra. Tiết lộ với báo giới, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: "Ngoại trưởng Kerry đã nhắc lại mối quan ngại của ông về tình hình căng thẳng đang gia tăng do các tranh chấp ở biển Đông, hoạt động cải tạo, xây dựng quy mô lớn của Trung Quốc cũng như việc nước này quân sự hóa các thực thể ở đây. Ông Kerry đã kêu gọi Trung Quốc và những nước liên quan trong cuộc tranh chấp chủ quyền ngừng các hành động gây bất ổn để tạo không gian cho các biện pháp ngoại giao".

Trong khi đó, theo tuyên bố của Chính phủ Nhật Bản, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Minoru Kiuchi ngày 5-8 đã nói với các đại biểu tham dự diễn đàn ASEAN rằng ông "quan ngại sâu sắc về các hành động cải tạo đất quy mô lớn, việc xây dựng các tiền đồn và sử dụng chúng cho mục đích quân sự". Tokyo cũng đang ở trong thế đối đầu với Bắc Kinh do những tranh chấp ở biển Hoa Đông.

Trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ không thảo luận về những tranh cãi ở biển Đông trong các hội nghị của ASEAN. Quan điểm này của phía Trung Quốc đã khiến Philippines, quốc gia cùng với Việt Nam và một số nước khác đang vướng vào các tranh cãi về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, chỉ trích mạnh mẽ. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu trước những người đồng cấp ASEAN trong một cuộc họp chiều 4-8: "Như chúng tôi từng khẳng định, Philippines sẽ không bỏ qua bất kỳ hành động đơn phương và hung hăng nào của người láng giềng phương Bắc trên biển Đông". Ông Rosario cũng mạnh mẽ chỉ trích "các hoạt động cải tạo đất và xây dựng quy mô lớn" của Bắc Kinh tại vùng biển tranh chấp, cho rằng những hành động này đang làm "xói mòn hòa bình, an ninh và ổn định" trong khu vực.

Trung Quốc đã khiến các nước lo ngại bằng việc mở rộng các rạn san hô nhỏ trong vùng biển tranh chấp và xây dựng các tiền đồn quân sự trên đó nhằm cố gắng củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ. Mỹ và các nước Đông Nam Á đã kêu gọi Trung Quốc ngừng các hoạt động này. Trước sự chỉ trích dồn dập, Ngoại trưởng Vương Nghị đã nói với báo giới rằng Trung Quốc và các nước ASEAN chia sẻ mong muốn thúc đẩy Bộ Quy tắc Ứng xử trên biển Đông (COC) và giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại. Ngày 5-8, ông Vương Nghị nói rằng hoạt động cải tạo đất "đã dừng lại". Phát biểu với các PV, ông khẳng định: "Trung Quốc đã ngừng lại (các hoạt động cải tạo)". Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose lại cho rằng sở dĩ Bắc Kinh ngừng các hoạt động cải tạo đất bởi họ đã "chuyển sang giai đoạn hai, đó là xây dựng các cơ sở trên những thực thể đã được bồi đắp."

Trong khi đó, hãng tin AP tường thuật rằng ông Vương Nghị không tỏ dấu hiệu nào cho thấy lập trường của ông đã thay đổi phần nào sau khi nói chuyện với Ngoại trưởng Kerry. Ông Vương Nghị nói với các PV rằng các nước bên ngoài nên ủng hộ kế hoạch của Bắc Kinh và ASEAN đẩy nhanh các cuộc thương thuyết để đạt được COC. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn gửi đi một thông điệp rõ ràng tới cộng đồng quốc tế là Trung Quốc và ASEAN có thừa khả năng và sự khôn ngoan để giải quyết vấn đề đặc biệt này trong nội bộ chúng tôi. Chúng tôi không thể để cho khu vực Biển Đông trở nên bất ổn". Tuy nhiên, các nước thành viên ASEAN phàn nàn rằng mặc dù Trung Quốc đã cam kết khởi động các cuộc đàm phán thực chất với họ về COC ở vùng nước giàu tài nguyên và đồng thời là tuyến đường biển đông đúc này, song hiện vẫn còn khoảng cách giữa cam kết và tình hình thực tế.

Sức ép gia tăng với Trung Quốc trên Biển Đông - Hình 1

Ngoại trưởng John Kerry trong cuộc gặp Ngoại trưởng Vương Nghị ngày 5-8 tại Malaysia. Ảnh: TL

Sự cần thiết phải đẩy nhanh đàm phán COC

Trung Quốc và ASEAN năm 2002 đã ký "Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông" (DOC), cam kết thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán, giải quyết các tranh chấp ở biển Đông thông qua biện pháp hòa bình, đồng thời khởi động các cuộc đàm phán nhằm đạt được COC. Tuy nhiên, quá trình này luôn bị trì hoãn, đến năm 2013, các quan chức cấp cao Trung Quốc và ASEAN mới bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức. Trong hai năm qua, những cuộc thảo luận của các quan chức cấp cao và các nhóm làm việc đạt được tiến triển như thế nào vẫn còn rất mơ hồ. Đến tận Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN với các đối tác, diễn ra tại Kuala Lumpur ngày 5-8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới nói rằng cấp làm việc nhóm gần đây đã đạt những tiến triển hết sức quan trọng. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Singapore Shanmugam lại nói rằng ASEAN không hài lòng với những tiến bộ tính đến thời điểm này. Khoảng hai tháng trước, ông đã công khai bày tỏ rằng tiến triển của các cuộc đàm phán COC thực sự làm "mọi người thất vọng".

Nếu nói tham vấn quan chức cấp cao và nhóm làm việc giữa Trung Quốc và ASEAN đã đạt được triến triển mang tính thực chất, vậy thì các nước cần phải có những đánh giá thống nhất về những tiến triển đạt được này mới đúng. Bất luận là thế nào, đối với công chúng mà nói, những thông tin về lĩnh vực này vẫn thiếu. Đồng thời, tâm lý lo ngại về căng thẳng gia tăng ở biển Đông đang ngày càng trở nên phổ biến. Ngoài Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, vấn đề biển Đông cũng được nêu lên trong các diễn đàn khác, chẳng hạn như tại Đối thoại Shangri-La cách đây hai tháng. Có thể nói, tranh chấp ở biển Đông đã trở thành chủ đề nóng nhất. Mặc dù vấn đề biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự chính thức của các Ngoại trưởng ASEAN, nhưng nó không thể tránh khỏi trở thành một chủ đề của các cuộc họp không chính thức, thậm chí nó thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của dư luận quốc tế và lấn át các chương trình nghị sự quan trọng khác của hội nghị.

Tranh chấp chủ quyền đối với các đảo và vùng lãnh hải ở biển Đông có hai cấp độ: một là quan hệ giữa các nước tuyên bố chủ quyền; hai là liên quan đến vấn đề ổn định khu vực và an ninh tự do hàng hải ở khu vực biển Đông. Do đó, tìm kiếm phương án giải quyết không chỉ tiến hành ở một cấp độ đơn nhất. Chúng ta đều biết rằng đối với bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến chủ quyền, việc giải quyết sẽ vô cùng khó khăn do không bên nào muốn nhượng bộ, vì vậy việc các cuộc đàm phán bị trì hoãn lâu dài là không thể tránh khỏi và cùng với thay đổi tình hình khách quan, nó cũng trở trên không chắc chắn. Bởi vậy, hy vọng Trung Quốc và các nước có tranh chấp trong thời gian ngắn thông qua đàm phán song phương để giải quyết vấn đề là không thực tế. Điều quan trọng là tránh để các vấn đề và mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến lợi ích của toàn thể. Đây chính là điểm mà Trung Quốc và ASEAN phải tập trung giải quyết. Có thể nói rằng hy vọng trong lĩnh vực này đặt hoàn toàn vào việc hoàn thành đàm phán COC. Nếu các cuộc đàm phán về COC mang lại ấn tượng rằng không có những tiến triển thực chất, hoặc trên thực tế không có cách giải quyết, thì nó có thể phá hoại toàn bộ niềm tin giữa Trung Quốc và ASEAN, thậm chí ảnh hưởng đến tiến trình hợp tác quan trọng giữa hai bên. Ví dụ, Trung Quốc trong những năm gần đây đưa ra chiến lược "Một vành đai, một con đường" và Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), đối với ASEAN mà nói đó là cơ hội mới để tăng cường hợp tác với Trung Quốc, song nếu vấn đề biển Đông tiếp tục không được giải quyết ổn thỏa, tiến trình hợp tác giữa hai bên tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng.

Như Ngoại trưởng Shanmugam nhiều lần nhấn mạnh, vấn đề biển Đông chỉ là một trong những chủ đề thảo luận trong mối quan hệ giữa ASEAN-Trung Quốc, "nếu chúng ta để cho nó làm hỏng toàn bộ mối quan hệ thì quả thực đó là việc làm rất ngu ngốc". Người Trung Quốc có câu "đánh chuột chớ để vỡ bình", vấn đề biển Đông hiện nay không ngừng nóng lên cũng có ý nghĩa như vậy. Một trong những yếu tố quan trọng là tiến trình đàm phán COC vẫn không rõ ràng. Theo báo cáo mới nhất, Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc sau cuộc đàm phán ở Kuala Lumpur đã nhất trí thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán liên quan, đây là bước đi đầu tiên đáng mừng. Hy vọng hai bên tiếp tục có những điều chỉnh suy nghĩ, tập trung trí tuệ để tìm ra bước đột phá đưa các cuộc đàm phán đi vào thực chất.

Theo Pháp luật Xã hội

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tượng Bồ tát Quán thế âm bị đánh cắp vừa được trả lại Nhật BảnTượng Bồ tát Quán thế âm bị đánh cắp vừa được trả lại Nhật Bản
13:47:44 12/05/2025
Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông PutinÔng Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin
23:52:37 13/05/2025
Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ QatarÔng Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar
21:33:49 12/05/2025
Mỹ - Trung nhất trí cùng giảm mạnh thuế quan đánh vào hàng hoá của nhauMỹ - Trung nhất trí cùng giảm mạnh thuế quan đánh vào hàng hoá của nhau
20:03:34 12/05/2025
Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5
12:21:50 12/05/2025
Lý do Ukraine kiên quyết hối thúc Nga ngừng bắn 30 ngàyLý do Ukraine kiên quyết hối thúc Nga ngừng bắn 30 ngày
19:14:19 12/05/2025
Quan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý doQuan lại nhà Thanh đi làm không mệt, tan sở mới cực hình, bị tâm thần vì 1 lý do
18:02:42 13/05/2025
Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19Campuchia kêu gọi tăng cường cảnh giác với biến thể mới gây Covid-19
23:20:22 13/05/2025

Tin đang nóng

Danh ca Ngọc Sơn tiễn biệt doanh nhân Hồ Nhân: "Bạn nhắn tôi, kiếp sau mãi là anh em"Danh ca Ngọc Sơn tiễn biệt doanh nhân Hồ Nhân: "Bạn nhắn tôi, kiếp sau mãi là anh em"
06:31:08 14/05/2025
Mẹ chồng lén cầm tờ siêu âm của con dâu đi hỏi giới tính thai nhi, xong xuôi bà gọi thông gia sang làm một việc khiến tôi uất ứcMẹ chồng lén cầm tờ siêu âm của con dâu đi hỏi giới tính thai nhi, xong xuôi bà gọi thông gia sang làm một việc khiến tôi uất ức
07:23:27 14/05/2025
Huỳnh Hiểu Minh 'thưởng' hậu hĩnh cho tình trẻ, sau hơn ba tháng cô sinh conHuỳnh Hiểu Minh 'thưởng' hậu hĩnh cho tình trẻ, sau hơn ba tháng cô sinh con
07:21:02 14/05/2025
9 điểm căng nhất phiên tòa xét xử Diddy: Rùng mình tình tiết thuê đàn ông thác loạn với bạn gái, con gái "ông trùm" phải rời khỏi tòa9 điểm căng nhất phiên tòa xét xử Diddy: Rùng mình tình tiết thuê đàn ông thác loạn với bạn gái, con gái "ông trùm" phải rời khỏi tòa
06:14:13 14/05/2025
Hương Tràm đắt show, nhan sắc thăng hạng, bất chấp bị 1 nữ CEO réo tên ngày đêmHương Tràm đắt show, nhan sắc thăng hạng, bất chấp bị 1 nữ CEO réo tên ngày đêm
07:04:50 14/05/2025
Bác ruột bỗng dưng qua đời để lại khối tài sản khổng lồ cho 2 cháu trai, họ hàng biết chuyện liền nhao nhao đòi chia bớtBác ruột bỗng dưng qua đời để lại khối tài sản khổng lồ cho 2 cháu trai, họ hàng biết chuyện liền nhao nhao đòi chia bớt
07:23:16 14/05/2025
Sao Vbiz lấy vợ Hoa khôi có 4 con nhưng vẫn bị nghi ngờ giới tính, đáp trả sốc khi bị mỉa mai ăn diện như con gáiSao Vbiz lấy vợ Hoa khôi có 4 con nhưng vẫn bị nghi ngờ giới tính, đáp trả sốc khi bị mỉa mai ăn diện như con gái
06:25:52 14/05/2025
Thảm đỏ khai mạc LHP Cannes 2025: Heidi Klum xứng danh "nữ hoàng", "chiến thần mặc hở" Bella Hadid - Irina Shayk kín đáo bất ngờThảm đỏ khai mạc LHP Cannes 2025: Heidi Klum xứng danh "nữ hoàng", "chiến thần mặc hở" Bella Hadid - Irina Shayk kín đáo bất ngờ
06:36:33 14/05/2025

Tin mới nhất

Nga bác bỏ phán quyết trong vụ rơi máy bay MH17 năm 2014

Nga bác bỏ phán quyết trong vụ rơi máy bay MH17 năm 2014

08:30:52 14/05/2025
Điện Kremlin hôm 13.5 bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) thuộc Liên Hiệp Quốc cho rằng Nga có trách nhiệm trong vụ chuyến bay MH17 của Hãng Malaysia Airlines bị bắn rơi trên không phận Ukraine năm 2014.
Ông Trump dỡ bỏ mọi lệnh cấm vận Syria

Ông Trump dỡ bỏ mọi lệnh cấm vận Syria

08:27:15 14/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13.5 thông báo sẽ dỡ bỏ mọi lệnh cấm vận Syria, nói rằng đây là thời điểm để quốc gia Trung Đông này bước về phía trước .
Đài Loan giữa áp lực quân sự mới

Đài Loan giữa áp lực quân sự mới

08:24:10 14/05/2025
Diễn biến cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan vừa qua khiến cho Đài Loan đối mặt áp lực quân sự lớn hơn trước sức mạnh của vũ khí Trung Quốc đại lục.
Trung Quốc đẩy mạnh robot tích hợp AI cho hoạt động sản xuất

Trung Quốc đẩy mạnh robot tích hợp AI cho hoạt động sản xuất

08:15:28 14/05/2025
Trung Quốc đang hướng đến đẩy mạnh các loại robot hình người tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để có thể làm thay các hoạt động của con người.
Lãnh đạo Mỹ - Trung có thể điện đàm tuần này ?

Lãnh đạo Mỹ - Trung có thể điện đàm tuần này ?

08:12:43 14/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiết lộ ông có thể sẽ điện đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này.
Tranh cãi về 'cung điện bay' do Qatar tặng Tổng thống Mỹ

Tranh cãi về 'cung điện bay' do Qatar tặng Tổng thống Mỹ

08:09:05 14/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump định nhận máy bay Boeing 747 do Qatar tặng để làm chuyên cơ đang gây nhiều phản ứng trái chiều trên chính trường Mỹ.
Liệu Đức có thể trở thành 'vị cứu tinh' của châu Âu?

Liệu Đức có thể trở thành 'vị cứu tinh' của châu Âu?

08:01:11 14/05/2025
Với những khó khăn hiện tại, các nhà phân tích dự đoán sẽ phải mất vài năm nữa trước khi Đức có thể xây dựng năng lực quân sự đủ mạnh để không chỉ tự bảo vệ mình mà còn đóng vai trò dẫn dắt an ninh châu Âu một cách hiệu quả.
Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe

Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe

07:44:34 14/05/2025
Trung Quốc cũng đã quyết định áp dụng chính sách miễn thị thực cho 5 quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe và sẽ mở rộng chính sách này sang nhiều quốc gia khác trong khu vực.
Nhiều bất ngờ với kết quả bầu cử Philippines

Nhiều bất ngờ với kết quả bầu cử Philippines

07:21:14 14/05/2025
Bất chấp bị Tòa án Hình sự quốc tế giam tại Hà Lan, cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vẫn giành chiến thắng trong cuộc đua tranh chức Thị trưởng TP.Davao (Philippines), theo kết quả sơ bộ ngày 13.5.
Mỹ và Ả Rập Xê Út ký thỏa thuận vũ khí 'khủng'

Mỹ và Ả Rập Xê Út ký thỏa thuận vũ khí 'khủng'

07:17:47 14/05/2025
Hãng Reuters tối 13.5 dẫn lời Nhà Trắng cho hay Mỹ và Ả Rập Xê Út vừa ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá gần 142 tỉ USD, theo đó Riyadh mua các thiết bị và dịch vụ hiện đại từ các công ty Mỹ.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc lãnh án vì nhận hối lộ

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc lãnh án vì nhận hối lộ

07:08:41 14/05/2025
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) Vương Nghi Lâm lãnh án 13 năm tù giam về hành vi nhận hối lộ tài sản có giá trị lớn liên quan việc đấu thầu các dự án.
Nổ lớn khi quân đội tiêu hủy đạn, 13 người thiệt mạng tại Indonesia

Nổ lớn khi quân đội tiêu hủy đạn, 13 người thiệt mạng tại Indonesia

07:07:02 14/05/2025
Trong số những người thiệt mạng có 9 thường dân, trong khi cơ quan chức năng cho rằng có thể do nhiều người tập trung tìm vỏ đạn dược còn sót lại sau khi quân đội xử lý đạn dược hết hạn.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân khóc đỉnh đến mức nhan sắc cũng thăng hạng, chỉ một giọt lệ mà viral khắp cõi mạng

Mỹ nhân khóc đỉnh đến mức nhan sắc cũng thăng hạng, chỉ một giọt lệ mà viral khắp cõi mạng

Phim châu á

10:22:25 14/05/2025
Ngày 13/5, Sina đưa tin bộ phim cổ trang Khom Lưng (tên khác Chiết Yêu) lên sóng 4 tập đầu tiên trở thành chủ đề hot nhất trên các trang MXH Trung Quốc.
Giới nhà giàu thích ăn gì, chơi gì, ở đâu?

Giới nhà giàu thích ăn gì, chơi gì, ở đâu?

Du lịch

10:03:18 14/05/2025
Những xu hướng du lịch đang thịnh hành trong giới nhà giàu, phản ánh sự chuyển hướng từ những chuyến đi xa xỉ vật chất sang tìm kiếm những trải nghiệm sâu sắc và cá nhân hóa...
Hiền Hồ mất sự nghiệp, khó ngóc đầu, vợ CEO nương tựa "xử" quá cao tay?

Hiền Hồ mất sự nghiệp, khó ngóc đầu, vợ CEO nương tựa "xử" quá cao tay?

Sao việt

10:01:02 14/05/2025
Thông tin doanh nhân Hồ Nhân - cha đẻ của Nanocovax, loại vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên do Việt Nam nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng qua đời vì bệnh hiểm nghèo gây xôn xao những ngày qua.
Yamaha tung xe tay ga cao cấp 562cc, công nghệ hiện đại, giá niêm yết hơn 458 triệu đồng

Yamaha tung xe tay ga cao cấp 562cc, công nghệ hiện đại, giá niêm yết hơn 458 triệu đồng

Xe máy

09:41:30 14/05/2025
Hệ thống kiểm soát lực kéo (Traction Control) tiếp tục là một điểm cộng lớn, hỗ trợ giữ độ bám đường ổn định trên các địa hình trơn trượt hoặc không đồng đều.
Robot hình người của Trung Quốc 'bắt chước' vươn vai như con người

Robot hình người của Trung Quốc 'bắt chước' vươn vai như con người

Thế giới số

09:39:39 14/05/2025
Ngoài ra, nó cũng thực hiện các hành động khác như kéo tay vào ngực và xoay hông sang hai bên. Gần cuối video, CL-3 còn thực hiện các hành động khác như vung tay, cúi người sang bên và gập tay.
Samsung chính thức chốt lịch ra mắt Galaxy S25 Edge, ưu đãi cho người đặt trước

Samsung chính thức chốt lịch ra mắt Galaxy S25 Edge, ưu đãi cho người đặt trước

Đồ 2-tek

09:36:50 14/05/2025
Không chỉ có Samsung, Apple cũng được cho là đang lên kế hoạch cho mẫu iPhone siêu mỏng, ra mắt năm nay và chỉ dùng 1 camera. Một số thương hiệu nhỏ như Tecno cũng mang đến những mẫu điện thoại mỏng bất thường tại MWC 2025.
6 loại quả nhiều vitamin C hơn cam

6 loại quả nhiều vitamin C hơn cam

Sức khỏe

09:23:56 14/05/2025
Chuyên gia dinh dưỡng Carol Johnston (Đại học Bang Arizona, Mỹ) khuyên bạn nên ăn trái cây tươi vì vitamin C sẽ bị phá hủy trong quá trình chế biến hoặc tiếp xúc với nhiệt, ánh sáng, oxy.
Con trai và con dâu của Beckham không đếm xỉa đến nỗi đau gia đình, quẩy tưng bừng cùng nhà vợ và dàn sao Hollywood

Con trai và con dâu của Beckham không đếm xỉa đến nỗi đau gia đình, quẩy tưng bừng cùng nhà vợ và dàn sao Hollywood

Sao thể thao

09:23:47 14/05/2025
Drama nhà Beckham - Peltz vẫn chưa hạ nhiệt! Dù từng là tâm điểm của một cuộc chiến căng thẳng giữa hai gia đình đình đám, Brooklyn Beckham và bà xã Nicola Peltz dường như chẳng mấy bận tâm đến điều đó.
Nhiễu loạn thông tin G-Dragon tổ chức concert tại Việt Nam vào tháng 11, dư luận bùng nổ tranh cãi

Nhiễu loạn thông tin G-Dragon tổ chức concert tại Việt Nam vào tháng 11, dư luận bùng nổ tranh cãi

Nhạc quốc tế

09:15:52 14/05/2025
Chiều 13/5, một fanpage truyền thông cho biết World Tour solo của G-Dragon sẽ tổ chức vào ngày 8/11, tại SVĐ Mỹ Đình
Nữ ca sĩ comeback sau 3 năm ở ẩn bị bóc phốt "đâm sau lưng" đồng nghiệp, loạt sao và netizen sốc toàn tập

Nữ ca sĩ comeback sau 3 năm ở ẩn bị bóc phốt "đâm sau lưng" đồng nghiệp, loạt sao và netizen sốc toàn tập

Nhạc việt

09:12:39 14/05/2025
Tối 12/5, MIN chính thức tung MV Từng Là Boyfriend Girlfriend đánh dấu màn comeback sau hơn 3 năm vắng bóng kể từ album đầu tay 50/50.
Xem lại camera an ninh, phụ huynh kinh ngạc trước hành động của tài xế xe đưa đón học sinh

Xem lại camera an ninh, phụ huynh kinh ngạc trước hành động của tài xế xe đưa đón học sinh

Netizen

09:12:15 14/05/2025
Một bà mẹ hai con đã vô cùng sửng sốt sau khi chứng kiến hành động của tài xế xe buýt đưa đón học sinh, khi đưa con cô về nhà.