Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT bước đầu đạt hiệu quả
Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo và nội dung này cũng nhận được sự quan tâm, góp ý của nhiều chuyên gia, nhà khoa học.
GD-ĐT tiếp tục được đổi mới và có bước phát triển. Ảnh minh họa/INT
Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: GD-ĐT tiếp tục được đổi mới và có bước phát triển. Chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT được tích cực triển khai, bước đầu có hiệu quả.
Góp ý về nội dung này, GS Phạm Tất Dong- Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho biết, báo cáo đã có những đánh giá toàn diện, khá rõ về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, chỉ ra những nguyên nhân thành công hay chưa thành công và rút ra những kinh nghiệm cần lưu ý cho nhiệm kỳ sắp tới.
Liên quan đến vấn đề học tập suốt đời, GS Dong đề xuất xây dựng một hệ thống giáo dục kết nối và chia sẻ trên cơ sở xây dựng hệ sinh thái giáo dục kỹ thuật số, thực hiện sự chuyển đổi số trong trường học các cấp, trong các ngành học và bậc học, xây dựng những công dân học tập với đầy đủ những năng lực cốt lõi, bao gồm những kỹ năng cơ bản, những phẩm chất mong muốn của thế kỷ XXI.
Cần gắn kết giáo dục ban đầu với giáo dục tiếp tục, giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy và phi chính quy, giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Xây dựng nhà trường và các cơ sở giáo dục thông minh, hình thành tư duy phản biện, tư duy toàn cầu.
Video đang HOT
Đầu tư ưu tiên cho phát triển giáo dục đại học và giáo dục người lớn trên cơ sở giáo dục phổ thông được phổ cập vững chắc. Dựa vào các trường đại học, cao đẳng nghề và doanh nghiệp để tạo ra nguồn tài nguyên giáo dục mở với khối lượng học liệu đủ lớn đáp ứng mọi nhu cầu học vấn của nhân dân.
Cũng đề cập đến lĩnh vực giáo dục, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ- nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cần phải thêm tiêu chí “đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế”. Bởi nguồn nhân lực phải tiến đến tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ- nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, khắc phục sớm các hạn chế về phẩm chất, năng lực, coi đây là khâu đột phá.
Việc chuẩn hóa trình độ đào tạo nhà giáo phải đi đôi với nâng cao đạo đức nghề nghiệp như: gương mẫu về đạo đức, nhân cách, yêu mến trẻ, thường xuyên học tập để cập nhật tri thức, kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao tay nghề.
Cần nâng cao trình độ tay nghề thực tế, khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp nhưng không tương xứng với tay nghề và đạo đức nghề nghiệp, uy tín đối với người học và cộng đồng.
Về sắp xếp lại hệ thống trường học, cần triển khai khung trình độ giáo dục nghề nghiệp gắn với khung trình độ quốc tế và liên thông với giáo dục đại học để nâng cao chất lượng đào tạo; sắp xếp, kiện toàn lại hệ thống cơ sở dạy nghề và cơ sở giáo dục đại học sao cho thật hợp lý.
PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ cho rằng nên có một ý cụ thể nói về hệ thống trường Sư phạm, nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là các khoa, các trường sư phạm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Điều này cũng gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên là khâu đột phá trong 5 năm tới.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện: Xóa bỏ có phù hợp?
Việc bỏ các Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp huyện đã cho thấy cần phải thay đổi.
Thực tế đã minh chứng, nếu các trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) là cánh tay nối dài việc xây dựng xã hội học tập thì trung tâm GDTX cấp huyện là nền tảng tạo dựng và phát triển các trung tâm HTCĐ này.
Vai trò quan trọng
Giáo dục thường xuyên (GDTX) luôn là bộ phận hữu cơ của mọi hệ thống giáo dục. Thời gian qua, hình thức đào tạo từ xa ở một số cơ sở đào tạo chưa thực sự bảo đảm về chất lượng, dẫn tới đã có những phản ứng tiêu cực như không tuyển dụng những người có văn bằng tại chức, thậm chí đề nghị xóa bỏ các trung tâm GDTX cấp huyện, trung tâm HTCĐ cấp xã. Tuy nhiên, đây chỉ là cá biệt không phản ánh hết những đóng góp của hệ thống các trung tâm GDTX cấp huyện. Đặc biệt trong việc thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập (XHHT)...
Còn nhớ năm 2018, trước chủ trương của Thành ủy, UBND thành phố Móng Cái giải thể, sáp nhập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) vào Phân hiệu Trường cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam, Báo GD&TĐ đã có bài phân tích về việc sáp nhập trên là thiếu cơ sở và không phù hợp vì Phân hiệu Trường cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam tại Móng Cái không có chức năng, nhiệm vụ GDTX. Sau đó, chủ trương này đã phải dừng lại, đến nay Trung tâm GDTX TP Móng Cái tiếp tục hoạt động, cho thấy việc duy trì hoạt động của trung tâm là cần thiết và phù hợp.
Một tin vui mới, tỉnh Sơn La, sau gần 3 năm giải thể hệ thống Trung tâm GDNN-GDTX đã phải tái thành lập 11 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện trực thuộc sự quản lý của sở GD&ĐT. Theo PGS.TS Vũ Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ GDTX, Bộ GD&ĐT, việc tái lập các trung tâm GDTX ở Sơn La cho thấy vai trò quan trọng của các trung tâm này. Việc tổ chức các hoạt động GDTX ở các cấp học đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi người dân, cũng như hỗ trợ hoạt động cho các trung tâm HTCĐ cấp xã.
Đáp ứng nhu cầu học tập
Theo PGS.TS Lê Văn Thanh - nguyên Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội, thực tế đã minh chứng hiệu quả của mạng lưới cơ sở GDTX là rộng khắp bao gồm từ các trung tâm HTCĐ ở cấp xã đến trung tâm GDTX cấp huyện và cấp tỉnh. Khi xã hội phát triển với yêu cầu học tập liên tục suốt đời ngày càng cao của người dân, việc đẩy mạnh hơn nữa GDTX trong một hệ thống giáo dục mở là cần thiết.
Đặc biệt mạng lưới các trung tâm GDTX cấp huyện với vai trò là cầu nối, bệ đỡ cho xây dựng cả nước thành một XHHT cần được duy trì và phát triển. Cần nhớ rằng các trung tâm GDTX, trung tâm HTCĐ đã và đang là tế bào của xã hội học tập. Có được mạng lưới trung tâm GDTX và trung tâm HTCĐ ngày nay là kết quả của hơn 30 năm phát triển GDTX, thành quả của nỗ lực xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là một trong những địa chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân học tập liên tục và suốt đời. Năm 2020, Văn Yên đã mở mới 12 lớp xóa mù chữ mức độ 1 và 5 lớp bổ túc THCS cho 495 học viên học tập trung tại xã Quang Minh, Châu Quế Hạ, Phong Dụ Thượng, Xuân Tâm... Như ở xã Quang Minh, ông Triệu Quý Đức - Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Quang Minh là một xã vùng II, có 2 thôn đặc biệt khó khăn.
Toàn xã có 643 hộ, chủ yếu là dân tộc Dao và Tày sinh sống. Nắm được nhu cầu học tập của người dân, xã đã chỉ đạo các thôn rà soát và tuyên truyền vận động những người chưa biết chữ đăng ký học xóa mù nên đến thời điểm này trên địa bàn xã cơ bản đã xóa mù chữ cho các đối tượng không biết chữ.
Khẳng định vai trò quan trọng của Trung tâm GDTX cấp huyện trong việc tạo điều kiện học tập liên tục, suốt đời cho người dân, nhà giáo Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở GD&ĐT Yên Bái cho rằng: Trung tâm GDTX cấp huyện đã và đang hỗ trợ đắc lực nhu cầu học tập của người dân ở cấp cơ sở.
Ngoài việc người dân được bổ túc, nâng trình độ văn hóa, còn là nơi để cán bộ cấp xã, huyện bổ sung kiến thức chuyên môn, nâng cao dân trí...
Đặc biệt là việc duy trì phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, chống tái mù và tăng cường thời gian thực hành nói tiếng phổ thông cho người dân tộc thiểu số ở các khu vực có đông đồng bào dân tộc. Hệ thống trung tâm GDTX và trung tâm HTCĐ thật sự trở thành địa chỉ tin cậy cho người dân đến học tập thường xuyên, góp phần thực hiện các mục tiêu về giáo dục, văn hóa, xã hội địa phương.
Chọn sách giáo khoa năm học 2021-2022: Chuẩn bị sớm để tránh sai sót Ở năm thứ hai triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, một điểm khác biệt lớn so với năm học này là UBND cấp tỉnh sẽ quyết định việc chọn SGK thay vì các trường chọn. Vẫn khó khi chọn sách giáo khoa. Ảnh: Phạm Quang Vinh. Việc chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông của năm học 2021-2022...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
Thế giới
22:04:08 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025