Đổi mới đào tạo giáo viên Giáo dục công dân
Ngày 22/12, tại Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới đào tạo giáo viên Giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới”.
Hội thảo quốc gia do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức. Ảnh: VA
Giáo dục cho học sinh trở thành công dân có trách nhiệm trước khi thành nhà chuyên môn giỏi
Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ: Trong thế giới hội nhập, việc giáo dục để có những công dân hiện đại ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ở đó cần hai thành tố, đó là: Trách nhiệm của công dân đối với đất nước và công dân trong môi trường toàn cầu hoá. Những chuẩn mực, giá trị và định chế phải được giáo dục từ nhà trường, phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập. Điều đó không chỉ yêu cầu cao với chương trình giáo dục phổ thông nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng, mà còn yêu cầu cao hơn đối với người triển khai, thực hiện – đó là đội ngũ thầy cô dạy môn học này.
Cần giáo dục để mỗi học sinh trở thành một công dân có tình yêu gia đình, quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và Tổ quốc trước khi họ trở thành những nhà chuyên môn giỏi. Vì rằng, mỗi người Việt Nam hay bất kì người của dân tộc nào, để đi đến văn minh và tương lai đều cần có hai thứ: tâm hồn của nơi họ được sinh ra và trí tuệ của nhân loại.
GS.TS. Nguyễn Văn Minh cho hay, Khoa Lí luận chính trị – Giáo dục công dân của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đào tạo cho hệ thống giáo dục của đất nước đội ngũ giáo viên môn Giáo dục công dân có phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn vững vàng, đặc biệt là năng lực vận dụng các nguyên lí của nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào thực tiễn đời sống để nâng cao chất lượng dạy, học và luôn sáng tạo trong phương pháp dạy học tích cực.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều trường sư phạm mở thêm mã ngành đào tạo giáo viên môn Giáo dục công dân nên nguồn cung giáo viên dồi dào hơn, tỷ lệ giáo viên môn học được đào tạo đúng chuyên ngành tăng lên, giúp môn học ngày càng đáp ứng tốt hơn mục tiêu giáo dục.
“Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng đứng trước yêu cầu của việc thực hiện chương trình mới, việc đào tạo giáo viên môn Giáo dục công dân hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi phải đổi mới ở tất cả các khâu của quá trình đào tạo, đặc biệt là mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức, mô hình đào tạo. Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo cần có một sự đổi mới nhiều mặt”- GS.TS Nguyễn Văn Minh bày tỏ.
Lược bỏ các kiến thức triết học, đạo đức học trừu tượng
Video đang HOT
Tại Hội thảo, GS. Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới chia sẻ về những điểm mới về mục tiêu giáo dục. Theo đó, Chương trình môn Giáo dục công dân xác định 4 mạch nội dung và triển khai mỗi mạch nội dung đó thành các chủ đề học tập ở từng lớp học và chuyên đề học tập ở cấp THPT. 4 mạch nội dung xuyên suốt 3 cấp học là: Giáo dục đạo đức, Giáo dục kĩ năng sống, Giáo dục kinh tế, Giáo dục pháp luật.
Bên cạnh kế thừa những ưu điểm của chương trình hiện hành, chương trình mới môn Giáo dục công dân có sự phát triển so với chương trình hiện hành. GS. Nguyễn Minh Thuyết dẫn chứng cụ thể, đó là: Chú trọng giáo dục những kĩ năng sống thiết thực đối với học sinh. Ví dụ: Phòng tránh tai nạn, thương tích; phòng chống xâm hại; phòng chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực học đường; ứng phó với tình huống nguy hiểm; thích ứng với thay đổi…; Thay thế những kiến thức chính trị, hàn lâm bằng những kiến thức thiết thực với học sinh. Ví dụ: hoạt động tiêu dùng (tiết kiệm, quản lý tiền, tiêu dùng thông minh…); Hoạt động của nền kinh tế (thị trường và cơ chế thị trường, cạnh tranh, lạm phát, thất nghiệp…); Hoạt động của nền kinh tế nhà nước (ngân sách và thuế, thị trường lao động – việc làm, bảo hiểm và an sinh xã hội); hoạt động sản xuất, kinh doanh (sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…); Lược bỏ các kiến thức triết học, đạo đức học trừu tượng, bổ sung những kiến thức thiết thực về pháp luật lao động, dân sự, hình sự, sản xuất, kinh doanh… bên cạnh các kiến thức về hệ thống nhà nước, quyền và nghĩa vụ công dân đã có trong chương trình hiện hành.
“Hiện nay, chương trình đạo tạo giáo viên ở các khoa Giáo dục chính trị (hoặc Giáo dục công dân) của một số trường sư phạm đã có nội dung giáo dục kinh tế và pháp luật ở mức độ khác nhau. Để thực hiện có hiệu quả Chương trình môn Giáo dục công dân mới, các trường sư phạm cần mở rộng và nâng cao nội dung này, đồng thời bổ sung nội dung giáo dục tài chính, giáo dục kĩ năng sống”- GS. Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh./.
Mỹ Anh
Theo cpv
Đề xuất quy hoạch trường sư phạm, giải thể đại học vùng
Quá nhiều đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên dẫn đến dư thừa, chất lượng nhân lực kém kéo theo cả hệ thống giáo dục kém.
Tại Hội thảo giáo dục năm 2018 với chủ đề "Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế", nhiều đại biểu cho rằng cần quy hoạch lại mạng lưới đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm và cân nhắc việc giải thể đại học vùng.
Cần cấp bách quy hoạch mạng lưới trường sư phạm
Ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, thông tin đến hết năm học 2016-2017, Việt Nam có 235 đại học, học viện. Đối với nhóm trường sư phạm và đào tạo giáo viên, hiện có 58 đại học, 57 cao đẳng, 40 trung cấp, trong đó có 14 đại học, 33 cao đẳng và 2 trung cấp sư phạm.
Với số lượng này, việc tuyển sinh nhiều chỉ tiêu cho nhóm ngành sư phạm trong điều kiện thiếu kiểm soát sẽ làm dư thừa nhân lực. "Việc đào tạo không gắn bó chặt chẽ với nhu cầu sử dụng đã gây ra những hậu quả đáng lo ngại cho toàn xã hội", ông Minh nói và cho biết thêm năm 2017, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã thống kê cho thấy nhu cầu đội ngũ nhà giáo đến năm 2020 và các năm tiếp theo không còn cao như cách đây hai thập kỷ.
Ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Dương Tâm
Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ hầu hết trường đào tạo giáo viên thuộc hệ thống công lập. Trong điều kiện khó khăn, nền kinh tế không thể đầu tư đồng bộ cho hệ thống trường sư phạm cồng kềnh như hiện nay. Ngược lại, nếu cứ đầu tư dàn trải, các cơ sở đào tạo sư phạm sẽ không thể bứt phá.
Hơn thế nữa, theo ông Minh, việc tổ chức và chất lượng đào tạo của các trường đang không đồng nhất. "Điều này tác động không tích cực đến sự phát triển giáo dục vì muốn đổi mới thành công phải bắt đầu từ người thầy và không thể phát triển giáo dục nếu không có người thầy giỏi", ông Minh khẳng định.
Ở các nước, mạng lưới trường sư phạm rất gọn nhẹ. Các nước có xu hướng phát triển mô hình đào tạo giáo viên truyền thống thành trường đa ngành/khoa trong trường đại học đa ngành với chương trình đào tạo linh hoạt cho phép người học có nhiều lựa chọn đầu ra. Ví dụ Sigapore chỉ có một đơn vị đào tạo giáo viên trực thuộc Đại học Nanyang. Nhật Bản có 56 cơ sở đào tạo đều thuộc các trường.
Từ thực tế trên, ông Minh cho rằng cần cấp bách quy hoạch lại mạng lưới trường sư phạm nhằm hình thành cơ sở đủ mạnh, đào tạo có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục.
Ông Minh đề xuất xây dựng hệ thống trường sư phạm gồm khu vực phía Bắc 3 cơ sở, miền Trung 2, miền Nam 2 và Tây Nguyên một cơ sở. Nguồn lực của các cơ sở này có thể đào tạo từ 15.000 đến 20.000 nhân lực giáo dục mỗi năm.
"Các cơ sở khác, trường cao đẳng sư phạm có thể quy hoạch thành phân hiệu, cơ sở thực hành, bồi dưỡng, trở thành nhân tố tác động tích cực và trực tiếp để phát triển giáo dục địa phương", ông Minh nói.
Trước thực tế nhiều đại học, cao đẳng sư phạm không tuyển sinh được, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định Bộ đang quy hoạch lại hệ thống giáo dục đại học nói chung và hệ thống đào tạo giáo viên nói riêng.
Trao đổi bên lề hội thảo, bà Phụng thông tin việc quy hoạch đang được làm theo hướng sẽ có chuẩn chất lượng theo từng trường. Trên cơ sở đó, trường nào đảm bảo chất lượng thì tiếp tục được tuyển sinh và đào tạo. Trường nào không đảm bảo, cơ quan chủ quản phải xác định nếu cần thiết thì đầu tư để đảm bảo chất lượng, còn nếu không thì phải có thay đổi chức năng nhiệm vụ hoặc cho giải thể, sáp nhập nhằm làm lành mạnh cho cả hệ thống.
Đề xuất giải thể hoặc thay đổi mô hình đại học vùng
Từng là hiệu trưởng đại học thành viên đồng thời là giám đốc đại học vùng, GS Từ Quang Hiển, nguyên Giám đốc Đại học Thái Nguyên, thẳng thắn đề xuất giải thể các đại học vùng. Việt Nam đã thử nghiệm mô hình đại học vùng được 24 năm. Thực tế cho thấy mô hình này không phù hợp, làm kìm hãm sự phát triển của các trường thành viên.
"Vô tình chúng ta đang tạo ra cấp trung gian trong quản lý giáo dục đại học. Nó như cấp tổng cục vậy", ông Hiển nói và đề nghị lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu kỹ mô hình này.
Theo ông Hiển, giải thể được là tốt nhất. Nếu không, Quốc hội, Chính phủ nên nghiên cứu cơ chế quản lý nào đó để trao quyền tự chủ cho các trường thành viên. Cơ chế quản lý đại học vùng, đại học quốc gia cần được đổi mới để phát huy tác dụng cao nhất của trường thành viên.
Không nói cần giải thể đại học vùng nhưng GS Lâm Quang Thiệp (Đại học Thăng Long) nhận định mô hình hiện tại của cả đại học quốc gia và đại học vùng cần thay đổi vì đang làm các cơ sở giáo dục đại học không phát triển mạnh mẽ như mong muốn.
GS Lâm Quang Thiệp. Ảnh: Dương Tâm
Theo dõi việc xây dựng các đại học quốc gia và đại học vùng, ông Thiệp cho rằng các mô hình này có nhiều nhược điểm. Các trường thành viên quan hệ lỏng lẻo và hầu như độc lập với nhau về đào tạo nên ưu thế nâng cao chất lượng không thể hiện được, hiệu quả trong lĩnh vực nghiên cứu, phục vụ xã hội và đáp ứng thị trường lao động thấp.
"Với đại học hai cấp, các trường thành viên là trường đơn lĩnh vực, đơn ngành. Mô hình này không hiệu quả, làm nảy sinh nhiều vấn đề", ông Thiệp nói và cho rằng các cơ sở giáo dục đại học quan trọng của Việt Nam nên được xây dựng theo mô hình đại học đa lĩnh vực (university) thực sự chứ không nên sử dụng mô hình đại học hai cấp như hiện nay.
Ông Thiệp đề xuất hai giải pháp xử lý. Thứ nhất là cho phép trường thành viên đơn ngành, đơn lĩnh vực phát triển thành đại học đa lĩnh vực (university) và đại học hai cấp biến thành tập đoàn "university". Thứ hai là đại học hai cấp chuyển thành một "university" đơn nhất thực sự, thay đổi bộ phận điều phối trung gian thành cấp điều hành trực tiếp. Toàn bộ "university" có một chương trình đào tạo chung như kiểu Đại học Cần Thơ và một số đại học đa lĩnh vực ở Việt Nam.
Dương Tâm
Theo Vnexpress
Quảng Ngãi tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29, chất lượng giáo dục đào tạo tại tỉnh Quảng Ngãi từng bước được củng cố và có bước phát triển vững chắc, toàn diện hơn. Ngày 21/12/2018, tại Khách sạn Cẩm Thành (Thành phố Quảng Ngãi), Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi sẽ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông
Thế giới
23:07:13 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Thất bại đầu tiên của Hoa hậu Ý Nhi ở Miss World 2025
Sao việt
23:00:35 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025
Nhận hối lộ, 3 cựu cán bộ công an ở TPHCM bị truy tố
Pháp luật
21:36:56 17/05/2025