Đổi mới dạy học môn Lịch sử: Bắt đầu từ đâu?

Theo dõi VGT trên

Năm học 2022-2023 chỉ còn khoảng thời gian ngắn nữa sẽ bắt đầu. Học sinh, phụ huynh, đội ngũ giáo viên và cả dư luận xã hội đang dành sự quan tâm đặc biệt tới môn Lịch sử cũng như kỳ vọng vào luồng gió mới từ sự đổi mới chương trình.

Phóng viên Báo Đại Đoàn Kết có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GDĐT xung quanh những nội dung về việc dạy và học môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

PV: Bộ GDĐT đã thành lập Ban phát triển Chương trình giáo dục phổ thông, Ban phát triển Chương trình môn Lịch sử, Hội đồng thẩm định nội dung điều chỉnh chương trình tổng thể ra sao, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành: Trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ “Phát triển chương trình giáo dục phổ thông là hoạt động thường xuyên, bao gồm các khâu đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình trong quá trình thực hiện”.

Đổi mới dạy học môn Lịch sử: Bắt đầu từ đâu? - Hình 1

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GDĐT.

Thực hiện Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông, Bộ GDĐT đã mời tất cả các thành viên đã tham gia Ban phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông trước đây (xây dựng Chương trình tổng thể) tham gia Ban phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời, Bộ GDĐT cũng mời một số thành viên đã tham gia Hội đồng thẩm định Chương trình tổng thể trước đây tham gia Hội đồng thẩm định nội dung điều chỉnh Chương trình GDPT 2018, trong đó giữ nguyên thành viên là Chủ tịch Hội đồng và Thư kí Hội đồng.

Bộ GDĐT đã thành lập Ban phát triển chương trình môn học Lịch sử cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Ban phát triển Chương trình đã đề xuất giữ nguyên phần lựa chọn là phần chuyên đề học tập Lịch sử 35 tiết/lớp/năm học của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; lựa chọn từ các chủ đề, các nội dung cốt lõi của chương trình môn Lịch sử 2018, môn Lịch sử trong nhóm khoa học xã hội thành phần Lịch sử bắt buộc với thời lượng từ 70 tiết xuống 52 tiết/lớp/năm học.

Theo đề xuất của Ban phát triển Chương trình môn học Lịch sử cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GDĐT đã thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình môn học Lịch sử cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018[1]. Căn cứ vào kết quả thẩm định, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT.

Ông hãy cho biết, Ban Phát triển chương trình tiến hành nghiên cứu, xây dựng cẩn thận, cụ thể, xin ý kiến các nhà khoa học, giáo viên ở 63 tỉnh, thành như thế nào nhằm bảo đảm sự phù hợp?

- Việc tổ chức xây dựng, xin ý kiến, thẩm định nội dung điều chỉnh Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình môn Lịch sử được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 6/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.

Video đang HOT

Bộ GDĐT đã gửi công văn xin ý kiến góp ý của tất cả các sở GDĐT là đối tượng chịu tác động trực tiếp tác động của thông tư; tổ chức các hội thảo ở khu vực miền Bắc và miền Nam để xin ý kiến của các nhà khoa học, cán bộ quản lý và giáo viên, bảo đảm yêu cầu tại Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT và xây dựng thông tư theo trình tự rút gọn.

Đổi mới dạy học môn Lịch sử: Bắt đầu từ đâu? - Hình 2

Một tiết dạy và học môn Lịch sử cô và trò TP Hà Nội.

Thực tế cho thấy, vẫn có giáo viên lúng túng trước những thay đổi của chương trình môn học. Về đội ngũ giáo viên, Bộ GDĐT có giải pháp, kế hoạch tập huấn và hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT 2018 ở cấp THPT ra sao để giáo viên, nhà trường nắm chắc hơn về chương trình đã được điều chỉnh?

- Trước một sự thay đổi Chương trình GDPT trong một thời gian ngắn theo yêu cầu của Quốc hội thì không thể tránh được tình trạng băn khoăn, lo lắng ban đầu của đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chương trình môn Lịch sử chỉ là sự tinh giản một số chủ đề, nội dung mang tính chuyên sâu về Lịch sử đã xây dựng trước đây dành cho học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp để bảo đảm sự phù hợp với đối tượng học sinh đại trà.

Bộ GDĐT đã làm rõ những điều chỉnh Chương trình tổng thể và chương trình môn Lịch sử trong Hội nghị tổng kết nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 cho lãnh đạo các sở GDĐT và đại diện lãnh đạo phòng Giáo dục trung học, cán bộ quản lý trường THPT trong toàn quốc. Đồng thời, Bộ GDĐT đã triển khai tổ chức tập huấn cho giáo viên cốt cán của các địa phương để triển khai tập huấn đại trà về việc thực hiện chương trình môn Lịch sử đã điều chỉnh, bảo đảm kịp thời triển khai năm học 2022-2023.

Bên cạnh đó, Bộ GDĐT đã ban hành các văn bản và tài liệu hướng dẫn gửi cho các địa phương, bảo đảm cho giáo viên hiểu rõ việc điều chỉnh để chủ động triển khai bắt đầu từ năm học 2022-2023.

Tìm hiểu tâm tư giáo viên, nhiều người bày tỏ mong muốn Bộ GDĐT sớm ban hành những quy định liên quan đến thi cử, kiểm tra, đánh giá với môn Lịch sử. Vậy theo kế hoạch của Bộ, tới đây việc thi cử, kiểm tra, đánh giá với môn Lịch sử sẽ được triển khai như thế nào, thưa ông?

- Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh trung học là căn cứ để giáo viên tổ chức kiểm tra đánh giá môn học Lịch sử. Mặt khác, việc kiểm tra đánh giá môn Lịch sử là một nội dung quan trọng của đợt tập huấn việc điều chỉnh chương trình môn Lịch sử, qua đó giúp giáo viên biết cách vận dụng những đổi mới kiểm tra đánh giá trong tổ chức dạy học, từ kiểm tra đánh giá thường xuyên đến đánh giá định kì.

Thực hiện Kế hoạch 72/KH-BGDĐT ngày 25/1/2022 của Bộ GDĐT về việc tổ chức Hội thảo đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá cấp trung học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngày 15/8/2022, Bộ GDĐT đã tổ chức Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Lịch sử ở trường phổ thông nhằm đánh giá thực trạng dạy học các môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông; đề xuất những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra đánh giá đối với môn học Lịch sử ở trường phổ thông.

Thời gian tới, Bộ GDĐT tiếp tục tăng cường chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Chú trọng đổi mới việc ra câu hỏi kiểm tra đánh giá nhằm khai khai thác các nguồn sử liệu, tranh ảnh, lược đồ, câu hỏi mở tạo điều kiện cho học sinh tự biểu đạt chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử, hướng tới đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh, khắc phục tình trạng ghi nhớ sự kiện một cách máy móc.

Ngoài đổi mới chương trình, nhiều ý kiến cho rằng, để học sinh yêu thích Lịch sử, việc cần làm là khắc phục những tồn tại, hạn chế trong dạy và học môn Lịch sử. Bộ có lưu ý gì với các trường, giáo viên về đổi mới cách dạy khi năm học mới sắp bắt đầu?

- Để thực hiện có hiệu quả chương trình môn Lịch sử đã điều chỉnh, nhất thiết giáo viên phải đổi mới phương pháp, hình thức dạy học.

Với mục tiêu phát triển năng lực học sinh, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử không chỉ tập trung vào trang bị kiến thức cho học sinh mà đặt trọng tâm rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống, tăng cường khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu, sử liệu gắn với nội dung bài học để phục dựng nội dung, sự kiện lịch sử một cách trân thực, khoa học; đa dạng hóa các hình thức dạy học trên lớp học, bảo tàng, di tích lịch sử, nhà văn hóa… Đồng thời, gắn với hoạt động thực hành, thực tiễn nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

Trân trọng cảm ơn ông!

Để học sinh phát huy năng lực, sở trường

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT (ngày 3-8-2022) sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26-12-2018.

Trong đó, điều chỉnh đáng chú ý nhất là môn lịch sử trở thành môn học bắt buộc. Trước quy định mới, các nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động hướng dẫn học sinh chọn môn học để các em phát huy được năng lực, sở trường; chuẩn bị điều kiện sẵn sàng bước vào năm học 2022-2023.

Để học sinh phát huy năng lực, sở trường - Hình 1

Một tiết học của học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên). Ảnh: Đỗ Tâm

Học sinh cần lưu ý những điểm mới

Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên học sinh lớp 10 trên cả nước thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo ghi nhận thực tế, thời điểm này, các nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các điều kiện (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên...) để triển khai.

So với quy định trước đó, điểm mới đáng chú ý nhất tại Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành là không còn quy định học sinh phải lựa chọn nhóm môn học (nhóm môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật...). Số môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng có sự điều chỉnh.

Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn, gồm: Địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật; vật lý, hóa học; sinh học; công nghệ; tin học; âm nhạc; mỹ thuật.

Theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trương Định (quận Hoàng Mai) Lê Việt Dương, nhà trường lưu ý với học sinh lớp 10, môn lịch sử trước được quy định là môn học lựa chọn thuộc nhóm môn khoa học xã hội nay trở thành môn học bắt buộc. Như vậy, học sinh có 8 môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; toán; ngoại ngữ 1; lịch sử; giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng và an ninh; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục của địa phương.

Em Lê Mạnh Tùng, học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân (quận Thanh Xuân) chia sẻ: "Chúng em được thầy, cô lưu ý là có thể chọn 4 môn bất kỳ trong 9 môn học lựa chọn có trong chương trình. Việc được lựa chọn môn học giúp chúng em phát huy năng lực, sở trường, có cơ hội chia sẻ, học hỏi với bạn cùng sở thích".

Vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh là nếu chọn môn học chưa phù hợp, các em có được chọn lại trong quá trình học không. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, trường hợp học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, nhà trường xem xét quyết định và báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo. Theo ghi nhận thực tế, các thầy giáo, cô giáo đều lưu ý học sinh và gia đình cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định, bởi nếu thay đổi sau một học kỳ hoặc một năm học, các em sẽ phải dành nhiều thời gian học bù nội dung kiến thức còn thiếu.

Để học sinh phát huy năng lực, sở trường - Hình 2

Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 cấp trung học phổ thông do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức thống nhất quyết tâm thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 10. Ảnh: Minh Đức

Chủ động, tích cực hỗ trợ

Các trường học đã linh hoạt đón nhận sự điều chỉnh, giúp học sinh lựa chọn môn học phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình mới và phù hợp với năng lực, nguyện vọng của học sinh; đồng thời, chủ động giải quyết tình trạng thiếu giáo viên.

Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Tùng Thiện (thị xã Sơn Tây) Lê Anh Tuấn cho biết, trước khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT, nhà trường đã chủ động đưa lịch sử là môn học lựa chọn trong tất cả các nhóm môn ở các lớp. Nhà trường còn tổ chức cho học sinh chọn chuyên đề lịch sử nâng cao (35 tiết/năm học). Nếu số học sinh chọn chuyên đề lịch sử nâng cao nằm rải rác ở các lớp, nhà trường sẽ ghép học sinh lại. Để giải quyết việc thiếu giáo viên lịch sử, nhà trường bố trí 1 tiết lịch sử với tất cả học sinh trong học kỳ I và chuẩn bị nguồn giáo viên nhằm tăng số tiết lịch sử từ học kỳ II.

Còn theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) Lê Trung Kiên, đáp ứng nguyện vọng học tập của học sinh với hai môn học mới là âm nhạc, mỹ thuật, nhà trường đã có phương án ký hợp đồng với giáo viên và bảo đảm các điều kiện cần thiết, sẵn sàng tổ chức lớp khi có học sinh lựa chọn.

Trong khi đó, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Tân Dân (huyện Phú Xuyên) Trịnh Xuân Tình cho biết, nhà trường phân công giáo viên tư vấn, hỗ trợ học sinh về việc lựa chọn môn học và các chuyên đề nâng cao, đáp ứng tốt nhất nguyện vọng của học sinh cũng như hài hòa với điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.

Về giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo Quyết định số 72-QĐ/TƯ ngày 18-7-2022 của Ban Chấp hành Trung ương về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở trung ương, các tỉnh, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026, có 65.980 biên chế giáo viên được bổ sung cho các địa phương. Trong đó, thành phố Hà Nội được giao bổ sung 2.800 biên chế. Bộ đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương tổ chức tuyển dụng để bổ sung biên chế giáo viên cho các nhà trường ngay trong năm học 2022-2023, bảo đảm chất lượng dạy và học.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam Hoàng lộ tình hình Quang Linh trong tù, oan ức thay em, liên quan Mr Pips?Nam Hoàng lộ tình hình Quang Linh trong tù, oan ức thay em, liên quan Mr Pips?
10:24:43 09/05/2025
Võ Tấn Phát đến viếng mẹ ruột Đại Nghĩa, nam MC tỏ thái độ sốcVõ Tấn Phát đến viếng mẹ ruột Đại Nghĩa, nam MC tỏ thái độ sốc
10:12:42 09/05/2025
Đại học Văn Lang đưa ra quyết định cuối cùng với nam sinh vô lễ với Cựu chiến binhĐại học Văn Lang đưa ra quyết định cuối cùng với nam sinh vô lễ với Cựu chiến binh
11:47:22 09/05/2025
"Thuyền" ChyChy và chiến sĩ khối Đặc nhiệm dù Thanh Hiếu diễn biến khác lạ"Thuyền" ChyChy và chiến sĩ khối Đặc nhiệm dù Thanh Hiếu diễn biến khác lạ
09:19:27 09/05/2025
Người tố Kim Soo Hyun bị "xử", gia đình Kim Sae Ron sống trong lo sợ?Người tố Kim Soo Hyun bị "xử", gia đình Kim Sae Ron sống trong lo sợ?
11:28:03 09/05/2025
MC Đại Nghĩa chia sẻ nghẹn ngào sau lễ tang mẹ, xúc động vì hành động của 1 nhân vật đặc biệtMC Đại Nghĩa chia sẻ nghẹn ngào sau lễ tang mẹ, xúc động vì hành động của 1 nhân vật đặc biệt
09:06:41 09/05/2025
Nữ ca sĩ nổi tiếng quê Thanh Hóa: 41 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổiNữ ca sĩ nổi tiếng quê Thanh Hóa: 41 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi
10:15:18 09/05/2025
Toàn cảnh căn phòng đặt 'trái tim bất diệt' của Bồ tát Thích Quảng ĐứcToàn cảnh căn phòng đặt 'trái tim bất diệt' của Bồ tát Thích Quảng Đức
09:17:39 09/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Thương mại Mỹ đề cập tới việc công bố hàng loạt thỏa thuận thương mại

Bộ trưởng Thương mại Mỹ đề cập tới việc công bố hàng loạt thỏa thuận thương mại

Thế giới

14:20:35 09/05/2025
Theo ông Lutnick, mức thuế 10% sẽ áp dụng cho những quốc gia có cán cân thương mại cân bằng với Mỹ. Trong khi đó, các nước có thâm hụt thương mại với Mỹ có thể phải đối mặt với mức thuế cao hơn.
Viettel IDC nhận cú đúp giải thưởng an ninh mạng - phát triển bền vững

Viettel IDC nhận cú đúp giải thưởng an ninh mạng - phát triển bền vững

Thế giới số

14:18:28 09/05/2025
Thành công này đã giúp công ty đạt giải vàng hạng mục Dịch vụ trung tâm điều hành an ninh (SOC) tại Globee Awards for Cybersecurity 2025 lần thứ 21. Đây là một trong những giải thưởng quốc tế uy tín nhất trong lĩnh vực an ninh mạng.
Triệu Lệ Dĩnh lộ biểu cảm bất thường tại sự kiện, nghi vấn về tình trạng tâm lý

Triệu Lệ Dĩnh lộ biểu cảm bất thường tại sự kiện, nghi vấn về tình trạng tâm lý

Sao châu á

13:46:40 09/05/2025
Giữa đám đông tại sân bay Thượng Hải, Triệu Lệ Dĩnh bất ngờ trở thành tâm điểm khi lộ diện với mái tóc hồng rực rỡ. Hình ảnh khác lạ của nữ diễn viên nhanh chóng gây bão trên mạng xã hội, dấy lên nhiều suy đoán.
Đi theo thanh niên 19 tuổi, người phụ nữ bị hiếp dâm trong rừng keo

Đi theo thanh niên 19 tuổi, người phụ nữ bị hiếp dâm trong rừng keo

Pháp luật

13:45:50 09/05/2025
Ngày 8/5, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thế Bảo (SN 2006, trú thôn Tân Hà xã Tân Bình, huyện Đầm Hà) về tội Hiếp dâm .
Jollibee VN bị kẻ xấu giả danh đi quậy đục nước cõi mạng, 'hàng thật' cảnh báo

Jollibee VN bị kẻ xấu giả danh đi quậy đục nước cõi mạng, 'hàng thật' cảnh báo

Netizen

13:32:16 09/05/2025
Những ngày qua mxh xôn xao một trang chủ có tên Jollibee đi khắp nơi bình luận trêu ghẹo các tài khoản của người dùng khác. Tưởng chừng hành động vô hại nhưng tìm ẩn phía sau là những hệ lụy không lường ảnh hưởng nặng nề đến thương hiệu...
3 năm hôn nhân của Ngô Thanh Vân: Được chồng kém 11 tuổi chăm hơn em bé, ngoại hình gây ngạc nhiên khi mang thai lần đầu ở tuổi 46

3 năm hôn nhân của Ngô Thanh Vân: Được chồng kém 11 tuổi chăm hơn em bé, ngoại hình gây ngạc nhiên khi mang thai lần đầu ở tuổi 46

Sao việt

13:14:07 09/05/2025
Ba năm sau ngày về chung một nhà, chuyện tình giữa Ngô Thanh Vân và chồng trẻ Huy Trần vẫn khiến công chúng ngưỡng mộ.
Brad Pitt có "cảnh nóng" trong MV mới của Rosé: Nhan sắc "tuyệt đối điện ảnh" hóa ra là thế này!

Brad Pitt có "cảnh nóng" trong MV mới của Rosé: Nhan sắc "tuyệt đối điện ảnh" hóa ra là thế này!

Nhạc quốc tế

13:02:49 09/05/2025
Tối 8/5 (giờ Việt Nam), Rosé (BLACKPINK) đã cho ra mắt MV Messy - một sản phẩm nằm trong đĩa đơn thứ 2 từ album F1.
Tay đua "sát gái" Met Gala: lộ thái độ sốc khi bị ghép đôi với Rosé, chê ổng eo?

Tay đua "sát gái" Met Gala: lộ thái độ sốc khi bị ghép đôi với Rosé, chê ổng eo?

Sao âu mỹ

11:54:15 09/05/2025
Rosé (BLACKPINK) vừa có màn xuất hiện ấn tượng tại Oscar thời trang Met Gala 2025. Không chỉ tỏa sáng trong sự kiện chính, cô còn gây ấn tượng trong bữa tiệc mừng after party.
Antony chói sáng ở Conference League: MU bỏ rơi thành viên ngọc Betis

Antony chói sáng ở Conference League: MU bỏ rơi thành viên ngọc Betis

Sao thể thao

11:42:12 09/05/2025
Antony trở thành viên ngọc đưa Betis vào chung kết Conference League. Anh tìm thấy niềm hạnh phúc trên sân cỏ và cuộc sống khi rời MU.
Top 3 chòm sao may mắn, tài vận hanh thông ngày 10/5: Lộc đến bất ngờ, tiền vào như nước

Top 3 chòm sao may mắn, tài vận hanh thông ngày 10/5: Lộc đến bất ngờ, tiền vào như nước

Trắc nghiệm

11:41:00 09/05/2025
Tử vi ngày mới tiết lộ 3 chòm sao này gặt hái được nhiều thành công. 2026 là năm đổi vận của 4 con giáp này: Sự nghiệp thăng hoa, tiền tài vượng phát, cuộc sống lên hương ngoạn mục Chậm mà chắc,
Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức

Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức

Tin nổi bật

11:31:15 09/05/2025
Nhấn mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là trong trường học có nhiều rủi ro, Sở An toàn thực phẩm Thành phố đề nghị có sự chung tay, phối hợp của các đơn vị.