‘Đổi mới giáo dục để dân yên tâm’
“Đổi mới căn bản, toàn diện có trọng tâm là đổi mới giáo dục phổ thông. Khâu đột phá là đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử…..để người dân, xã hội có thể yên tâm hơn về giáo dục”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói.
Kiểm tra đánh giá là đột phá
- Trong các khâu cần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, Bộ GD-ĐT xác định khâu nào tạo nên sự đột phá, thưa Thứ trưởng?
- Đột phá được xác định là khâu kiểm tra, thi, đánh giá chất lượng giáo dục. Sở dĩ coi đó là đột phá vì làm ít tốn kém, không cần đầu tư nhiều, khi thay đổi cách thi thì sẽ tác động quay lại thay đổi nội dung dạy học, phương pháp dạy học. Đó cũng là nội dung chính trong lần đổi mới này.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.
- Có đề xuất nên dành ra hẳn một chương để thảo luận về đổi mới và đánh giá thi cử trong giáo dục phổ thông hiện nay, quan điểm của Thứ trưởng?
- Hiện nay đổi mới thi, kiểm tra đánh giá cũng đang đổi mới rồi. Thời gian qua, việc ra đề mở, xây dựng một ma trận đề trong kiểm tra để đánh giá kiến thức một cách toàn diện, tránh học tủ chúng ta đã làm. Còn kiểm tra hướng tới phát triển năng lực người học thì hiện nay đang làm.
Nhưng muốn đổi mới thi cử một cách toàn diện hơn, đúng với ý nghĩa của nó thì những yếu tố khác của chương trình phổ thông cũng phải đổi mới theo. Cụ thể là thiết kế nội dung dạy học, đảm bảo được nghiệm thu trong quá trình, học đến đâu thi, kiểm tra đến đó, sử dụng kết quả đó trong đánh giá cuối cùng.
Với phương pháp dạy học tốt hơn thì mới có thể yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, phát huy tính sáng tạo của học sinh được, lúc bấy giờ mới có cái để kiểm tra.
- Đổi mới chương trình, SGK sau 2015 được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Vậy theo Thứ trưởng, một trong những bức xúc của xã hội hiện nay là tính trung thực, khách quan của kỳ thi tốt nghiệp THPT thời quan qua có được giải quyết dứt điểm không?
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ hướng tới đơn giản hơn, hiệu quả hơn. Việc tốt nghiệp phổ thông không chỉ phụ thuộc vào kết quả thi cuối cùng mà còn căn cứ vào đánh giá trong quá trình học của học sinh trong cấp THPT. Khi kiểm tra cuối cùng yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng một cách tổng hợp chứ không chỉ kiểm tra kiến thức như hiện nay.
Cách thức công nhận tốt nghiệp trong cả quá trình học và thi cuối cùng cũng tạo ra cơ sở cho tuyển sinh ĐH, CĐ có thể vận dụng vào đó. Các trường ĐH, CĐ cũng có thể dựa vào kết quả quá trình học, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp của học sinh để chọn học sinh, cũng tùy theo từng trường có thể họ sẽ yêu cầu thêm và thi thêm cho phù hợp.
Video đang HOT
Như vậy thi tốt nghiệp cũng nhẹ nhàng hơn. Kỳ thi ĐH cũng nhẹ nhàng hơn, đáp ứng được đúng yêu cầu của quá trình đào tạo sau này.
Phải hướng tới đổi mới toàn diện để dân yên tâm hơn.
Tích hợp sâu, phân hóa mạnh
- Trong đổi mới hệ thống môn học, hoạt động giáo dục phổ thông sau 2015 Thứ trưởng tâm đắc nhất điều gì?
Học sinh Trường THPT Lê Qúy Đôn (Hà Nội) trong lễ khai giảng năm học mới.
- Đó là hướng tới một cách đồng bộ tất cả các chương trình, không phải chỉ đổi mới yếu tố này mà không đổi mới yếu tố khác.
Chương trình sắp tới sẽ theo hướng tích hợp mạnh lớp dưới và phân hóa mạnh ở lớp trên…
- Lâu nay chúng ta thường có lộ trình 5-10 năm là đổi mới chương trình và SGK. Liệu đổi mới có bền vững không, thưa Thứ trưởng?
- Bản chất của kiến thức phổ thông có tính bền vững, chỉ điều mình tiếp cận nội dung đó như thế nào cho hiệu quả, lần này cố gắng làm việc đó. Bây giờ chúng ta cũng nên quan niệm, mặc dù kiến thức bền vững là thế nhưng việc điều chỉnh đổi mới chương trình phổ thông là chuyện bình thường, vừa ổn định nhưng lại vừa phát triển. Cái đó là xu hướng chung của thế giới.
Bây giờ chúng ta cũng đã có những bộ SGK mới. Sắp tới nhà nước sẽ đảm bảo những bộ SGK cơ bản nhất, còn Bộ sẽ có những cách thức, hướng dẫn, thực hiện chương trình đó phù hợp với những địa phương khác nhau, phù hợp với những giai đoạn khác nhau.
- Nhiều người cũng lo ngại rằng chúng ta đổi mới nhưng cơ sở vật chất chưa tương xứng, Thứ trưởng có lo ngại điều này không?
- Cơ sở vật chất và đầu tư cho đội ngũ giáo viên vẫn là những thứ khó khăn, khó khăn còn lâu dài bởi vì mình còn xác định nước mình vẫn còn khó khăn.
Nhưng chúng ta vẫn phải cố gắng đổi mới theo cách. Thứ nhất, sử dụng hiệu quả kinh phí, hiệu quả là ngân sách nhà nước tập trung sử dụng những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm như giáo dục phổ cập, giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó, các đối tượng chính sách, một số ngành nghề khó xã hội hóa như: tàu ngầm, điện nguyên tử.
Còn những chỗ khác phải huy động cao nhất nguồn lực xã hội đầu tư, phải sử dụng tiết kiệm những cái đang có, không sử dụng bình quân, dàn trải.
Giáo viên là then chốt của đổi mới
- Chúng ta đã nói tới nhiều về đổi mới chương trình SGK sau 2015, nhưng có vẻ về con người-tức giáo viên chúng ta chưa nói tới nhiều, thưa Thứ trưởng?
- Đổi mới quản lí, phát triển đội ngũ nhà giáo là then chốt của đổi mới nên sẽ là công việc nặng nề, lâu dài, bền bỉ, có nhiều giải pháp căn cơ.
Các trường sư phạm ngay từ bây giờ cũng phải đổi mới. Nhưng khi ban hành chương trình giáo dục phổ thông thì phải tiếp tục phù hợp hơn, những đổi mới chung như hiện nay cần phải đổi mới gì là đổi mới ngay, khi có chương trình phổ thông ra các trường sư phạm chỉ việc lắp vào cho cụ thể hơn.
- Như vậy là đổi mới giáo viên chạy theo chương trình, thưa Thứ trưởng?
- Hoàn toàn không phải vậy. Có những cái cần làm trước, có việc cần làm sau. Phải phối hợp cho nhịp nhàng.
- Vậy lộ trình thực hiện đổi mới như thế nào, thưa Thứ trưởng?
- Kế hoạch chi tiết hiện nay chưa có, vì sau khi Đề án ra sẽ có những chương trình kế hoạch cụ thể. Hiện nay vẫn chưa có Đề án đổi mới chương trình SGK nhưng với tinh thần chủ động thì những hội thảo góp ý kiến như này là chủ động đi trước để tránh dồn việc gây bị động.
Theo Vietnamnet
Cốt yếu vẫn là đổi mới chương trình
"Chuyển từ quá trình giao duc chủ yếu truyền thụ kiến thức sang quá trình phát triển năng lực, phẩm chất của người học" là mục tiêu PGS Đỗ Ngọc Thống, thường trực ban soạn thảo đổi mới chương trình - sach giao khoa sau năm 2015, cho rằng mang tính cốt yếu.
Ông Đỗ Ngọc Thống - Ảnh: V.H
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS Đỗ Ngọc Thống cho biết: "Việc chuyển từ quá trình chủ yếu truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất người học chi phối tất cả các khâu từ biên soạn nội dung chương trình tới tổ chức dạy học, áp dụng phương pháp dạy học mới, đổi mới kiểm tra, đánh giá, cách thức ra đề thi, cách thức tổ chức các kỳ thi lớn...
* Từ mục tiêu của đề án là "chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất", tới đây những công việc tiếp theo để hiện thực hóa mục tiêu này sẽ thế nào?
- Với hướng chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất, nội dung chương trình - sách giáo khoa (SGK) sẽ không thể hàn lâm, cao siêu, xa rời thực tế đời sống. Nói như thế không có nghĩa chương trình - SGK sau năm 2015 sẽ dễ hơn, dẫn tới việc "hạ cấp trình độ phổ thông" so với hiện nay mà nội dung chương trình - SGK sẽ chỉ chọn lọc những kiến thức cơ bản nhất, tinh túy, gần gũi nhất với người học, với những gì diễn ra trong đời sống. Nhưng những kiến thức cơ bản, gần gũi đó phải đóng vai trò hình thành năng lực cho người học như năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề... Sẽ hạn chế tối đa việc đưa vào chương trình - SGK những kiến thức chưa cần thiết đối với người học ở bậc phổ thông.
Thay đổi kế tiếp là phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học. Trước đây, giáo viên phổ biến việc dạy theo kiểu truyền giảng, đọc - chép, nhưng với chương trình mới giáo viên buộc phải thay đổi cách dạy học. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh tự tìm hiểu, tự giải quyết vấn đề để có được kiến thức... Quá trình đó sẽ hình thành năng lực cho người học như khả năng tư duy, khả năng tìm hiểu, thu thập tài liệu, khả năng phân tích, tổng hợp dữ liệu đã có, cách làm việc nhóm, cách trình bày hiểu biết của mình... Quá trình tự học, suy nghĩ, thảo luận, bày tỏ chính kiến cũng giúp học sinh có được những hiểu biết, tình cảm nhân văn, nhất là ở những bài học thuộc lĩnh vực xã hội. Bộ Giáo dục - đào tạo cũng đã nghiên cứu, triển khai thử nghiệm nhiều cách thức dạy học và sẽ áp dụng một cách linh hoạt, đa dạng ở chương trình mới.
Đề thi, cách thức kiểm tra, thi cử cũng sẽ thay đổi. Việc đánh giá học sinh sẽ diễn ra trong cả quá trình, tới thi hết môn, thi cuối cấp. Căn cứ đánh giá sẽ không chỉ là kết quả điểm thi, kiểm tra mà qua thái độ, ứng xử của học sinh trong quá trình học, làm việc nhóm, làm bài kiểm tra theo chuyên đề, làm thí nghiệm, thực hành trong hoạt động của tập thể. Thay đổi đánh giá, thi cử cũng thể hiện ở nội dung đề thi, đề kiểm tra không còn những câu học thuộc lòng thuần túy. Đề thi, kiểm tra sẽ không đòi hỏi học sinh nhớ được gì mà vận dụng được gì, làm được gì với những kiến thức đã có.
* Trong phần mục tiêu của đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT có đưa ra mục tiêu "thực học, thực nghiệp", việc đẩy mạnh dạy học phân hóa ở bậc THPT có phải nhằm vào mục tiêu này không, thưa ông?
- Theo dự thảo thì lớp 11, 12 sẽ chỉ còn ba môn bắt buộc và ba môn tự chọn bắt buộc. Có nghĩa ngoài ba môn được quy định cứng, học sinh sẽ bắt buộc phải chọn ba môn trong số các môn học khác. Ngoài sáu môn học này, tùy theo nhu cầu, học sinh có thể chọn học thêm những chủ đề nâng cao khác nhau. Những chủ đề này học sinh có thể chọn học, có thể không chọn, có thể chọn nhiều chủ đề, có thể chỉ chọn một chủ đề. Những chủ đề nâng cao này được xây dựng trên cơ sở tham khảo yêu cầu đào tạo của các ngành, nghề hiện nay.
Ban soạn thảo đã đề nghị một số cơ sở đào tạo nghề nghiệp, các trường ĐH-CĐ gửi yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với các ngành nghề đào tạo của họ để chúng tôi xây dựng chuyên đề nâng cao. Đây chính là cụ thể hóa mục tiêu "thực học, thực nghiệp". Người học ngoài kiến thức, kỹ năng cơ bản, sẽ chủ động chọn cho mình những chủ đề cần cho định hướng nghề nghiệp tương lai. Các trường ĐH-CĐ, dạy nghề sau này có thể tùy theo yêu cầu đặc thù của mình để đưa ra yêu cầu xét tuyển. Ví dụ lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét hồ sơ của học sinh ở bậc THPT (trong đó có kết quả đánh giá quá trình) hoặc có thể xét thêm kết quả học tập các chuyên đề nâng cao. Việc học các chuyên đề nâng cao cũng giúp học sinh có đủ năng lực để dự thi thêm kỳ tuyển sinh riêng của mỗi trường tự tổ chức sau này. Với hướng này, học sinh THPT sẽ không phải học quá chuyên sâu những kiến thức không cần cho nghề nghiệp của mình.
* Hiện nay theo phản ảnh của giáo giới, có quá nhiều quy định lạc hậu, cứng nhắc đang kìm hãm tính sáng tạo, chủ động và tâm huyết của nhà giáo. Cụ thể có nơi đưa ra tới 24 loại sổ sách nhà giáo phải chấp hành. Theo ông, để mục tiêu của đề án được đội ngũ nhà giáo thực hiện triệt để, cần phải làm gì để tháo gỡ cản trở nói trên?
- Đúng là hiện nay có những quy định lạc hậu, cứng nhắc, trong đó có cả những quy định của ngành và quy định do các địa phương tự đặt ra. Vì thế tới đây sẽ phải rà soát toàn bộ những quy định đã có, bỏ đi những gì lạc hậu, mang tính cản trở đổi mới. Tuy nhiên, nói tới việc này cũng phải nói thêm là trong giáo giới có một bộ phận thụ động, ngại đổi mới, thích "cầm tay chỉ việc" nên khi được áp dụng cơ chế tự do, sáng tạo hơn thì lúng túng, không biết làm thế nào. Vì thế thay đổi bất cập trên không chỉ từ các cấp quản lý mà còn cần từ chính giáo viên.
Không đợi đề án thông qua, ngay trong năm học này Bộ Giáo dục - đào tạo đã có những chỉ đạo nhằm khuyến khích sự sáng tạo, chủ động của thầy, cô giáo. Ví dụ cho phép các nhà trường tự xây dựng kế hoạch dạy học, cho phép thầy, cô giáo chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và kết hợp các phương pháp dạy học của mình.
Theo Tuoitre
Bắt đầu từ những cái gần gũi nhất Ngay sau khi Tuôi Tre mơ diên đan "Chân hưng giao duc", đông đao ban đoc, chuyên gia, nha quan lý, thầy cô giáo... gưi y kiên, gop y đê nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đi vao cuôc sông. TS Nguyễn Tùng Lâm - Ảnh: Nguyễn Khánh - Tâm lý con người nói chung...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ukraine tìm "điểm mù" trên phòng tuyến Nga để tái xuất mặt trận Kursk
Thế giới
09:04:09 19/05/2025
Lý giải sức hút "Thám tử Kiên", không ngôi sao phòng vé vẫn vượt mặt Lý Hải
Hậu trường phim
09:02:18 19/05/2025
Ngày qua ngày nơm nớp sợ con trai không phải con ruột, ông bố quyết định đưa bé đi xét nghiệm ADN và cái kết sững sờ
Netizen
09:00:56 19/05/2025
Nhờ một bài hát trên Instagram, tôi phát hiện sự thật gây sốc về bạn trai
Góc tâm tình
08:56:41 19/05/2025
EVNSPC cảnh báo xuất hiện thêm trang web giả mạo ngành điện
Pháp luật
08:53:37 19/05/2025
Con gái Choi Jin Sil: Trải qua tuổi thơ cô đơn, không thừa kế tài sản lớn
Sao châu á
08:48:12 19/05/2025
AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"
Sức khỏe
08:46:52 19/05/2025
Trái Đất từng mưa không ngừng trong 2 triệu năm, dẫn tới điều này
Lạ vui
08:35:46 19/05/2025
Hòa Minzy xúc động hát trong đêm nhạc "Người là Hồ Chí Minh"
Nhạc việt
08:31:00 19/05/2025
Sinh nhật 78 tuổi đầy bất ngờ của nhạc sĩ Trần Tiến trong Cuộc hẹn cuối tuần
Tv show
08:26:53 19/05/2025