Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định trong giáo dục đào tạo tinh hoa
Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội tổ chức thi tuyển sinh khoá đầu tiên vào các ngày 12-13/7/2020.
Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Quang Liệu – Hiệu trưởng Nhà trường.
Thưa PGS.TS Nguyễn Quang Liệu, Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh khoá đầu tiên đúng thời điểm dư luận xã hội đang ồn ào về “ trường chuyên”, ông có cảm xúc như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu: Thời gian vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng có một số ý kiến trao đổi về trường chuyên nhưng tôi thật sự không quan tâm lắm. Điều tôi quan tâm nhất lúc này là Trường THPT chuyên KHXH&NV sắp tuyển sinh khóa đầu tiên thì mình phải làm như thế nào để đạt kết quả cao nhất và lựa chọn được những em học sinh giỏi nhất. Tuy nhiên, nếu bàn về trường chuyên thì phải khẳng định rằng không phải ở Việt Nam mới có mà nhiều nước người ta đã tổ chức rồi.
Trước đây và hiện nay, nhiều tỉnh thành có trường chuyên và họ khẳng định rằng trường chuyên là nơi giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thành đó. Được trở thành học sinh chuyên là niềm vinh dự của cả học sinh và phụ huynh. Tôi tự liên hệ với đội ngũ cán bộ của trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng như những em sinh viên học tập xuất sắc của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay đa số đến từ các trường chuyên.
Nói như vậy để thấy chất lượng giáo dục của các trường chuyên cơ bản là tốt. Điều quan trọng là các trường chuyên họ thực hiện quy trình giáo dục để hoàn thành sứ mệnh và đạt được mục tiêu như thế nào mà thôi.
Cá nhân ông và gia đình có một kỷ niệm gì đó với “trường chuyên”?
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu: Các nhân tôi không được học trường chuyên, nhưng tôi được học lớp chọn. Qua 3 năm THPT tôi thấy các bạn trong lớp chọn của tôi đều đậu vào các trường đại học (mà thập niên 80 của thế kỷ XX cả lớp đậu đại học thì hiếm lắm).
Gần đây, tôi có con gái học chuyên Văn, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Lúc đầu tôi cũng có một số băn khoăn là liệu con học chuyên có thích hợp không hay là đào tạo theo kiểu gà nòi?. Tuy nhiên, qua 3 năm học, tôi thấy con trưởng thành rất nhiều trên tất cả các phương diện, nhất là kỹ năng và ngoại ngữ.
Tốt nghiệp THPT, con tôi tham gia chương trình của các tổ chức quốc tế dạy tiếng Anh tại Trung Quốc. Ban đầu gia đình lo lắng lắm vì con gái chưa xa bố mẹ mà đi dạy 8 tuần như vậy thì điều gì sẽ xảy ra. Bằng năng lực chuyên môn, kỹ năng sống và vốn tiếng Anh tốt, con đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch của mình, được các anh chị cùng đoàn nhiều nước như Úc, Hà Lan, Pháp… đánh giá rất cao về năng lực chuyên môn và kỹ năng sống.
Video đang HOT
Qua câu chuyện trên, tôi tự đặt câu hỏi là liệu con mình học một ngôi trường khác thì có thể hoàn thành được công việc đó hay không?
Với tư cách là Hiệu trưởng đầu tiên của Nhà trường, ông muốn giá trị nào sẽ là giá trị cốt lõi của trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn?
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu: Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn được thừa hưởng những tinh hoa của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với bề dày truyền thống và sứ mệnh cao cả là đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu, sáng tạo và truyền bá tri thức về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Từ những giá trị cốt lõi của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ giúp cho Trường THPT chuyên định hướng những giá trị căn bản với mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng nhân tài.
Tôi thiết nghĩ các em học sinh chuyên Văn, chuyên Sử và chuyên Địa sẽ được học tập và định hình phong cách học thuật suốt từ THPT, đại học, sau đại học tại Trường về các môn chuyên như vậy thì sẽ hình thành tư duy xuyên suốt, phong cách học thuật cơ bản, toàn diện của khoa học xã hội và nhân văn. Điều này thì ở các trường chuyên không thuộc trường đại học sẽ khó mà có được. Đây là một ưu điểm lớn của trường THPT chuyên trong lòng trường đại học.
Căn cứ vào đâu mà ông tự tin cho rằng trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ là nơi đào tạo ra những tinh hoa cho xã hội?
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu: Đào tạo tinh hoa đã được rất nhiều nước quan tâm để tạo ra nguồn lực chất lượng cao cho quá trình phát triển đất nước.
Đối với Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chúng tôi tự tin cho rằng Trường sẽ là nơi đào tạo, ươm mầm những tinh hoa cho đất nước vì những lý do sau:
T hứ nhất, muốn đào tạo tinh hoa thì trước hết đội ngũ giáo viên phải là những người tài năng hay còn gọi là đội ngũ trí thức tinh hoa. Đây là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Đội ngũ thầy cô giáo phải là những người giỏi chuyên môn, thành thạo các phương pháp giảng dạy hiện đại, giỏi ngoại ngữ và các kỹ năng tốt, có như vậy thì mới đáp ứng được giáo dục tinh hoa.
Thứ hai, cơ sở vật chất phải đồng bộ và hiện đại như phòng máy tính, phòng thí nghiệm và trang thiết bị dạy học.
Thứ ba, nguồn học liệu phải đầy đủ, nhất là các môn chuyên phải có chương trình nâng cao phù hợp. Điểm này thì Nhà trường rất yên tâm vì có đội ngũ các nhà khoa học uy tín từ trường đại học sẽ chủ biên các bộ sách nâng cao đạt chuẩn quốc gia và Nhà trường sẽ tiên phong trong đổi mới nguồn học liệu chất lương cao.
Thứ tư, học sinh phải được tuyển chọn kỹ lưỡng để có nguồn đầu vào chất lượng nhất. Trong năm đầu tuyển sinh, học sinh đăng ký vào rất đông, chúng tôi tin tưởng sẽ lựa chọn được nguồn học sinh giỏi, chất lượng.
Để tạo ra được những tinh hoa thì những người giảng dạy và làm việc tại trường cũng phải là những tinh hoa. Ông tuyển dụng và đào tạo những người này như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu: Như đã đề cập ở trên, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định trong giáo dục, đào tạo tinh hoa. Muốn có đội ngũ giáo viên giỏi, Nhà trường đã có phương án tuyển dụng và hình thức tuyển dụng khá khắt khe. Vừa qua, Trường đã tuyển chọn được đội ngũ giáo viên xuất phát điểm từ các học sinh chuyên đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, được tuyển thẳng vào các trường đại học sư phạm, tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ xuất sắc, có kinh nghiệm giảng dạy tại các trường chuyên. Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ chuyên gia là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hàng đầu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ giúp trường chuyên trong giáo dục nâng cao, chuyên sâu. Có thể khẳng định đây là nguồn lực quan trọng nhất để đào tạo tinh hoa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hướng đến tính đồng bộ trong tuyển dụng. Không chỉ đội ngũ giáo viên mà đội ngũ chuyên viên cũng phải có trình độ cao. Hiện nay, Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn có một chuyên viên văn phòng đạt trình độ thạc sĩ và nhất là được tài trợ toàn phần đến 11 quốc gia khác nhau thông qua các chương trình trao đổi nghiên cứu và giao lưu thanh niên quốc tế. Đây cũng là nguồn lực quan trọng để giúp các em học sinh trong học tập và sinh hoạt, nhất là trong hoạt động ngoại khóa.
Năm nay là năm 2020, năm 2030 (sau 10 năm nữa) trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ như thế nào trong hình dung của ông?
PGS.TS Nguyễn Quang Liệu: Năm 2020 là một năm đặc biệt kỷ niệm một phần tư thế kỷ thành lập Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tiền thân là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 75 năm truyền thống Đại học Văn khoa, ngôi trường do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập. Điều đặc biệt hơn nữa, năm 2020 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh khóa đầu tiên. Trong hình dung của tôi, với chiến lược phát triển toàn diện, bền vững và lộ trình phù hợp thì sau 3 năm các em sẽ tốt nghiệp THPT, 3-3,5 năm tốt nghiệp cử nhân, 1-1,5 năm tốt nghiệp thạc sĩ và 2-3 năm hoàn thành luận án tiến sĩ. Như vậy, đến năm 2030, sau 10 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường sẽ có những em học sinh khóa đầu tiên đạt trình độ tiến sĩ. Đây sẽ là nguồn lực chất lượng cao về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, góp phần vào quá trình phát triển đất nước, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, từng bước hiện đại.
Trân trọng cảm ơn ông.
Rút ngắn thời gian nghỉ hè, tăng thêm kỳ nghỉ: Liệu có khả thi?
Một số nhà nghiên cứu, giáo viên cho rằng thay vì cho học sinh nghỉ 3 tháng hè như hiện nay, phương án học 2 kỳ với nhiều lần nghỉ trong năm có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, thay vì áp dụng ngay thì cần phải nghiên cứu kĩ.
Nhiều nước trên thế giới đã sắp xếp năm học với 4 kỳ nghỉ.
Tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 chiều 14/2, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Sở GD&ĐT nghiên cứu xây dựng đề án để thời gian tới có ý kiến đề xuất Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ tính toán lại lịch năm học.
Theo ông Chung, nhiều nước trên thế giới đã sắp xếp năm học với 4 kỳ. Họ đã nghiên cứu kỹ, chúng ta cũng nên xem xét để có điều tiết lại việc này không? Nếu có thể, chúng ta cho nghỉ hè từ 35 ngày, nghỉ Tết khoảng 1 tháng, 2 kỳ còn lại mỗi kỳ nghỉ 2 tuần. Cuối cùng, học sinh vẫn được nghỉ 3 tháng.
Chia nhiều kì nghỉ: Có ưu điểm?
Theo TS Vũ Thu Hương, nhà nghiên cứu giáo dục độc lập cho rằng, việc cho học sinh nghỉ hè 3 tháng như ở Việt Nam cũng được nhiều nước áp dụng. Về ý kiến của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, theo TS Hương có thể nói rất nhiều ưu điểm.
Theo TS Hương, các phụ huynh không thể ép con đi học thêm nhiều được nữa vì mỗi kì nghỉ đều quá ngắn. Học thêm hết thì các con không còn thời gian nghỉ ngơi gì. Vì thế, nạn học thêm tràn lan sẽ chấm dứt.
Mặt khác theo bà Hương, các con được cắt ngắn bớt thời gian học. Điều đó giúp các con giảm áp lực học tập, hào hứng và kiên trì học hơn.
Cũng theo bà Hương, các phụ huynh có được kĩ năng giáo dục và chăm sóc khi con nghỉ học ở nhà. Chắc chắn các phụ huynh không phải kêu ca nhiều về chuyện phải lo kiếm người trông con nữa. Mọi việc sẽ phải có kế hoạch cụ thể và chi tiết cho từng gia đình.
"Một ưu điểm của đề xuất này nữa các con sẽ có thêm thời gian trải nghiệm thực tế, phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2020 sắp áp dụng"- TS Hương nhấn mạnh.
Nói về đề xuất thay đổi lịch các kỳ nghỉ trong năm, cô Đỗ Thị Dung, giáo viên trường THCS Dương Liễu, Hà Nội, cho rằng một năm 2 học kỳ và nhiều lần nghỉ nhỏ sẽ hợp lý hơn là nghỉ một lần vào 3 tháng hè.
Với bối cảnh hiện nay, theo cô Dung, chúng ta cần điều chỉnh kỳ nghỉ cho hợp lý. Hiện, nghỉ hè thì quá dài trong khi giữa hai học kỳ không có thời gian nghỉ.
Không thể làm ngay, cần tính toán kĩ
TS Vũ Thu Hương cho rằng, việc này không thể làm ngay mà không tính toán vì có rất nhiều điều liên quan mật thiết đến kì nghỉ của các con. Trong đó có cả chương trình học, kế hoạch dạy học. Và các kì thi chuyển cấp nữa. Theo TS Hương, chúng ta chỉ cần 2 kì nghỉ lớn là đông và hè. Còn xuân, thu thì nghỉ chừng 1 tuần là đủ.
"Có 1 điều nữa là khi trẻ nghỉ quá nhiều, làm sao để các con vẫn giữ được niềm say mê học tập và khám phá cũng là câu hỏi đặt ra cho các thầy cô"- TS Hương băn khoăn.
Cô Đỗ Ngọc Dung cũng cho rằng, việc thay đổi luôn thành 4 kì nghĩ cần tính toán kĩ. Bởi lẽ, theo cô Dung, học sinh vùng ngoại thành Hà Nội nơi cô đang dạy, sau kỳ nghỉ Tết có 8 ngày đã tổ ra uể oải, giáo viên thường mất 1-2 tuần để lập lại nề nếp học cho học sinh.
"Nay thay vì thế, giáo viên và học sinh có thêm 3 kì nghỉ nữa, đặc biệt là kì nghỉ Tết đến 35 ngày thì sức ì của học sinh quá lớn. Trong khi đó, phần lớn học sinh ở nông thôn, ngoại thành của Hà Nội đều chưa có tính tự giác học cao như ở các nước phát triển. Vì thế, thay bằng cho thành 4 kì nghỉ thì chỉ tăng chút một. Chẳng hạn, thêm ở kì nghỉ đông là phù hợp"- cô Dung chia sẻ.
Mặt khác, theo cô Dung, nếu có thêm kì nghỉ, thì các trường cần được phép triển khai các hoạt động trải nghiệm trong thời gian nghỉ, học sinh vẫn có thể đến trường và phụ huynh không cần quá lo đến việc thuê người trông con", cô Dung đề xuất.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM cho rằng, từ trước đến nay chúng ta chỉ quen với kì nghỉ hè dài cho nên việc đề xuất thành nhiều kì nghỉ cần tính toán phải chi tiết và lên kế hoạch kỹ lưỡng.
Ông Phú ý kiến, các bộ ngành cần họp bàn kĩ, phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể vì học sinh cả nước có những kỳ thi chung. Hơn nữa, phải tính nghỉ làm sao để việc chuyển cấp từ tiểu học lên THCS, từ THCS lên THPT rồi kế hoạch tuyển sinh đại học không bị xáo trộn.
Theo Tiền phong
Nhiều nước cho học sinh nghỉ 3 đến 4 kỳ/năm Nhiều nước trên thế giới chia học kỳ theo các ngày lễ lớn trong năm và cân nhắc lợi ích đối với phụ huynh, học sinh. Một năm học có thể gồm 3 đến 4 kỳ nghỉ. Ở một số quốc gia, học sinh có kỳ nghỉ ít nhất hai lần mỗi năm. Thời gian học ở mỗi nước khác nhau, thậm chí...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

HOT 1000 độ: G-Dragon hẹn fan Việt ngày 21/6, siêu concert VPBank K-Star Spark sẽ diễn ra tại SVĐ Mỹ Đình!
Nhạc quốc tế
09:06:26 13/05/2025
Chàng trai đặt hình mẫu giống Song Hye Kyo, chinh phục gái xinh trên show hẹn hò
Tv show
09:04:27 13/05/2025
Quang Lê bị tống khỏi Anh, giam 12 tiếng, Minh Tuyết thoát nạn nhờ khai gian?
Sao việt
09:04:07 13/05/2025
Một hãng xe Nhật chiếm hơn 9% tổng số ôtô đang lăn bánh trên toàn cầu
Ôtô
09:02:13 13/05/2025
Hai việc người dùng Galaxy cần làm ngay sau khi cập nhật One UI 7
Đồ 2-tek
08:58:05 13/05/2025
Đột phá với tấm pin năng lượng mặt trời làm từ vật liệu không ngờ
Thế giới số
08:56:00 13/05/2025
Độc đáo cồn cát hình trái tim, loài chim tung cánh trên dòng sông Trà Khúc
Du lịch
08:40:33 13/05/2025
Rau muống đầy chợ, mua xong vẫn băn khoăn "nấu thế nào mới lạ": Làm ngay theo công thức này, vị cực ngon
Ẩm thực
08:37:34 13/05/2025
Mẹo làm đẹp da từ mướp đắng
Làm đẹp
08:23:20 13/05/2025
Con trai của Đổng Khiết ở tuổi 16: Được ví như "phiên bản nhí" của mỹ nam đẹp nhất Trung Quốc nhưng phải đối diện áp lực cực lớn này
Sao châu á
08:20:05 13/05/2025